Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Người đi xe đạp chảy máu ít sau đó tự khỏi là vì khi bị thương sẽ làm các tế bào máu:hồng cầu,bạch cầu,tiểu cầu,bị vỡ và tạo ra enzim.enzim này làm chất sinh tơ máu biens đổi dưới dạng ca2+ biến thành tơ máu tạo thành khối máu đông bịt kính vết thương.
=> quá trình đó gọi là sự đông máu.
Đông máu là một cơ chế bảo vệ cơ thể để chống mất máu. sự đông máu liên quan đến hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu,để hình thành một búi tơ máu ôm giữ các tế bào máu thành một khối máu đông.
2.còn đối với người đi xe máy thì bị thương nặng nên sự đông máu diễn ra chậm và không thể tự đông máu trong thời gian ngắn được mà phải đưa đến cơ sở y tế cầm máu và truyền máu.
Khi truyền máu cần tuân theo những quy tắc:
+Phải truyền máu cho phù hợp sao cho hồng cầu của người cho không bị ngưng kết trong máu của người nhận.
+Phải kiểm tra máu và truyền máu không có mầm bệnh.
+Phải truyền máu từ từ ở cơ sở y tế.
a.
Dự đoán bệnh sỏi thận
b.
Nguyên nhân gây bệnh:
+ Uống nước không đủ dẫn đến tình trạng nước tiểu bị cô đặc, nồng độ các tinh thể bão hòa trong nước tiểu.
+ Dị dạng bẩm sinh hoặc do nước tiểu không thể thoát ra bị tích trữ lại lâu dần tạo thành sỏi.
+ Bệnh nhân bị phì đại tiền liệt tuyến, u xơ, túi thừa trong bàng quang làm cho nước tiểu bị đọng lại ở khe kẽ.
+ Nằm một chỗ một thời gian dài.
+ Nhiễm trùng vùng sinh dục tái đi tái lại.
+ Chế độ ăn uống chưa khoa học, sử dụng nhiều oxalate, canxi, dùng lâu dài một số loại thuốc như acetazolamide, thuốc lợi tiểu quai, thiazide, glucocorticoids, theophyline, vitamin D, vitamin C...
c.
Hậu quả:
Khi bị sỏi thận có thể gây ra những ảnh hưởng tới đường tiêu hóa và khiến bạn bị buồn nôn và thậm chí là nôn. Bệnh sỏi thận rất dễ dẫn tới nhiễm trùng đường tiết niệu. Bởi, khi sỏi di chuyển gây ra những tổn thương hoặc sỏi gây tắc, nước tiểu không thể tống được ra ngoài.
3. Thiếu hoocmon trioxin sẽ gây bệnh bướu cổ.
nguyên nhân - Bệnh bướu cổ do thiếu I-ốt : tuyến giáp hoạt động yếu do thiếu I-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày, hooc-môn tirôxin không tiết ra, sự trao đổi chất giảm, tuyến yên sẽ tiết hoóc-môn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động làm phì đại tuyến gây bệnh bướu cổ. Trẻ bị bệnh chậm lớn, trí óc kém phát triển, người lớn trí nhớ kém
Cách phòng chống :
-Ăn muối I-ốt và một số thức ăn có nhiều I-ốt như hải sản, trứng, sữa,…; Không dùng kéo dài các thuốc, thức ăn ức chế hấp thu I - ốt, sản xuất hoóc-môn đã nêu trên.
Vì vậy phương pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh bướu cổ vẫn là: Bổ sung I-ốt vào thức ăn hàng ngày thông qua sử dụng muối I- ốt.
- Chức năng của tuyến tụy:
+ Chức năng ngoại tiết: Tiết dịch tụy theo ống dẫn đổ vào tá tràng, giúp biến đổi thức ăn trong ruột non .
+ Chức năng nội tiết: Tế bào tập hợp lại thành đảo tụy để tiết các hoocmon điều hòa lượng đường trong máu .
- Ở người mắc bệnh tiểu đường lượng đường trong máu có thể lên đến 4% - 5% là:
Tham khảo:
+ Do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin của bạn trong tuyến tụy
+ Lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong nhiều máu
- Cách phòng tránh bệnh tiểu đường ở người:
+ Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều đường
+ Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo
+ Tăng cường ăn cá
+ Tăng cường ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ
+ Uống đủ nước mỗi ngày
+ Tập thể dục rèn luyện sức khỏe
+ Bổ sung vitamin D
+ Bổ sung thêm ngũ cốc
+ Duy trì cân nặng hợp lí
+ Hạn chế các thực phẩm ăn nhanh
+ Hạn chế các thực phẩm nhiều tinh bột
Nguyên nhân
- Do hàm lượng đường (glucoxo) trong máu cao mà không được chuyển hóa.
- Do sự đình trệ trong việc sản suất insulin của tuyến tụy khiến thiếu insulin để chuyển đổi đường thành năng lượng. Điều này dẫn đến việc đường không được hấp thu và lưu trữ trong các tế bào cơ và mỡ, mà thay vào đó ngập trong máu và khiến nồng độ đường trong máu tăng lên.
Để phòng tránh bệnh tiểu đường ta cần:
- Cần tuân thủ các nguyên tắc sống lành mạnh như ăn uống cân bằng, tập thể dục đều đặn, giảm stress và không sử dụng các chất kích thích có hại.
- Tăng cường việc kiểm tra sức khỏe định kỳ và xét nghiệm đường huyết để phát hiện và điều trị bệnh sớm nếu có.
- Thói quen ăn uống ấy có thể gây nên các bệnh về thận và cả dạ dày ví dụ như: sỏi thận, viêm loét dạ dày.
- Lời khuyên: Bạn Tâm cần có thói quen ăn uống lành mạnh uống nhiều nước và ăn vừa phải đồ mặn hơn hết cần đi tiểu thường xuyên.
- Ăn nhiều đồ mặn ta có thể dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa còn việc uống ít nước khiến thận khó mà lọc máu, đào thải các chất không cần thiết ra khỏi cơ thể qua hệ bài tiết. Cộng thêm việc lười đi tiểu sẽ khiến lượng canxi và các chất tích tụ lâu ngày gây sỏi thận.
- Bệnh đó là bệnh đau mắt hột
- Nguyên nhân: do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis
- Cách phòng tránh:
+ Không dùng chung khăn mặt, chậu rửa mặt với người bị bệnh
+ Vệ sinh mắt. Không tắm ao, hồ tránh để nước bẩn vào mắt
+ Vệ sinh chân tay thường xuyên bằng xà phòng, không dụi tay bẩn vào mắt
+ Đeo kính bảo vệ mắt
a) Các tác nhân : vi khuẩn, virus, dị ứng với thời tiết, với các loại dị nguyên khác nhau (kháng nguyên) có trong không khí, trong bụi, dị ứng hoặc tác động của hóa chất, khói thuốc lá (hoặc hút hoặc hít phải khói thuốc lá). (Tham khảo)
b) Cần : + nâng cao sức đề kháng của cơ thể
+ giữ ấm cơ thể
+ giữ giấc ngủ yên trong đêm (cx nhằm tăng đề kháng)
+ tập thể dục đều đặn
+ vệ sinh họng, miệng sạch sẽ thường xuyên hằng ngày
+ đi khám bệnh định kỳ, nhất là mỗi khi nghi bản thân mình có bệnh
Mai có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm khuẩn thận.
Cách phòng tránh bệnh này: ăn uống khoa học không ăn quá mặn, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, uống đủ 2 lít nước/ ngày,...