Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dựa vào kiến thức sau và những hiểu biết của em hãy viết bài giới thiệu về lăng chủ tịch hồ chí minh
Chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỉ nhưng nỗi xót thương và niềm yêu kính của mỗi người dân Việt Nam dành cho Bác Hồ – vị Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam – chưa bao giờ nguôi cạn. Nhớ đến người, những dòng người hướng về lăng Bác tưởng như không bao giờ dừng lại.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và quần thể lăng gồm quảng trường Ba Đình, khu nhà sàn, vườn cây,... sau hai năm xây dựng, ngày 19/8/1975 đã được khánh thành.
Mặt chính của lăng nhìn ra hướng đông là Quảng trường Ba Đình. Lăng gồm ba lớp với chiều cao 21,6 mét. Lớp dưới kết cấu bậc nhiều cấp, có lễ đài dành cho đoàn chủ tịch khi mít tinh. Phần giữa là kết cấu trung tâm của lăng, gồm phòng thi hài, hành lang, cầu thang lên xuống. Phần trên là mái lăng được tạo dáng cách điệu bông sen nở. Mặt chính lăng có dòng chữ "Chủ tịch Hồ Chí Minh" bằng đá hồng ngọc màu mận chín.
Lăng là nơi lưu giữ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, người Cha già dân tộc, người đã được UNESCO tặng danh hiệu Danh nhân Văn hóa thế giới và Anh hùng giải phóng dân tộc nhân kỷ niệm 100 ngày sinh (1890 – 1990).
Công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là kết quả lao động sáng tạo của nhiều nhà khoa học và công nhân hai nước Việt Nam – Liên Xô tỏ lòng tôn kính Chủ tịch Hồ Chí Minh và là sản phẩm của tình hữu nghị Việt – Xô.
Lăng Bác quay về hướng Đông để đón ánh mặt trời, trước cửa lăng là quảng trường Ba Đình lịch sử, nơi đây, ngày 2 tháng 9 năm 1945 đã chứng kiến những giờ phút thiêng liêng nhất của dân tộc khi Hồ Chí Minh đứng trước quốc dân đồng bào đọc "Tuyên ngôn Độc lập" công bố với thế giới nền độc lập lâu bền của dân tộc Việt Nam ta. Quảng trường Ba Đình dài 320m, rộng 100m, chia thành 240 ô cỏ xanh tươi là hình tượng những chiếc chiếu trải trên sân đình ở các làng quê Việt Nam xưa, là nơi nhân dân đến dự các buổi lễ trọng thể. Phía tây của Quảng trường là khu lưu niệm Hồ Chủ tịch. Tại đây còn có Bảo tàng Hồ Chí Minh, ngôi nhà sàn là nơi ở của Người, hồ cá, vườn cày, rặng dừa, những hàng rào dâm bụt. Tất cả đã đi vào thơ ca Việt Nam:
"Anh dẫn em vào cõi Bác xưa
Vườn xoài hoa trắng nắng đu đưa
Có hồ nước lặng sôi tôm cá
Có bưởi cam thơm mát bóng dừa".
(Tố Hữu)
Trong khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch, có một con đường hẹp trải sỏi, hai bên trồng xoài dẫn tới một ngôi nhà sàn nhỏ nhắn bình dị, nằm giữa những vòm cây. Hàng rào dâm bụt bao quanh nhà, cổng vào kết bằng cành cây đan xen nhau. Đó là ngôi nhà Bác Hồ ở và làm việc từ ngày 17-5-1958 cho tới khi Người qua đời. Tầng dưới nhà sàn là nơi Bác thường họp với Bộ Chính trị. Tầng trên là hai phòng nhỏ, nơi Bác làm việc và phòng ngủ với những vật dụng đơn sơ giản dị. Trước nhà là ao cá Bác nuôi, bên bờ ao là các loài hoa phong lan nở quanh năm.
Sau nhà là vườn quả với hàng trăm loài cây quý do các địa phương đưa về trồng, như cây vú sữa của đồng bào miền Nam gửi biếu Bác nàm 1954, bưởi Phúc Trạch, Biên Hòa, Mê Linh; cam Hải Hưng, Xuân Mai, Vần Du, Xã Đoài; quýt Hương Cần, Lý Nhân; táo Thiện Phiến, Ngọc Hồ, song mai Đông Mỹ; hồng Tiên Điền (quê hương nhà thơ Nguyễn Du). Trong vườn còn có cả những loại cây từ nước ngoài như ngàn hoa, cây bụt mọc quanh ao, cây cau vua gốc từ Caribê...
Nhân dân từ mọi miền đất nước cũng như du khách quốc tế đến thủ đô Hà Nội, ai cũng muốn đến viếng lăng, thăm nhà ở của Bác và đi dạo quanh Quảng trường Ba Đình lịch sử. Nhắc đến lăng Bác, lòng người lại rưng rưng trong niềm thương nhớ:
"Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dăng bảy mươi chín mùa xuân"
(Viếng lăng Bác" — Viễn Phương)
1. Mở bài: Giới thiệu chung về lăng Bác.
2. Thân bài: Sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả, biện pháp so sánh...
Bài viết cần nêu được các ý cơ bản sau:
* Ý định xây dựng lăng Bác của Đảng và Nhà nước là để Bác mãi còn với nhân dân Việt Nam.
* Quá trình khởi công và xây dựng.
- Khởi công ngày 2/9/1973.
- Địa điểm: Ngay quảng trường Ba Đình nơi Người đọc Tuyên ngôn độc lập.
- Các kiến trúc sư hàng đầu của Liên Xô (cũ) và bạn bè quốc tế đã giúp đỡ nhiệt tình.
- Nhân dân trong cả nước đều hết lòng đóng góp xây dựng lăng.
- Ngày khánh thành: 21 - 8 -1976.
* Cấu tạo và kiến trúc lăng.
- Gồm 3 lớp, chiều cao 21,6 mét. Lớp dưới được tạo dáng bậc thềm tam cấp. Tiếp theo là hàng cột vuông bằng đá hoa cương. Lớp giữa có phòng đặt thi hài Bác và cầu thang lên xuống.
- Mặt chính có dòng chữ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng đá hồng ngọc màu mận chín.
- Đường vào lăng có 3 lối: Đường Hùng Vương, đường Ngọc Hà, đường Đội Cấn.
- Cây và hoa quanh lăng Bác được đem về từ khắp các vùng miền trên cả nước.
- Lăng Bác trong tình cảm của người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế: Người dân Việt Nam có dịp về Hà Nội đều cố gắng đến viếng lăng Bác; đã có nhiều bài thơ hay, bài hát hay viết về lăng Bác; bạn bè quốc tế đến Việt Nam vào viếng lăng Bác với lòng ngưỡng mộ.
3. Kết bài: Khẳng định tình cảm và ý thức giữ gìn lăng Bác.
Vị trí: Hồ Núi Cốc thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 15km về hướng tây nam.
Đặc điểm: Nơi đây nổi tiếng bởi nét đẹp thiên tạo tự bao năm nay và bởi cả sắc màu huyền thoại của truyền thuyết nàng Công - chàng Cốc.
Ði theo tỉnh lộ Ðán - Núi Cốc trải nhựa phẳng phiu, uốn lượn qua những cánh rừng bạt ngàn, tít tắp là tới khu du lịch Núi Cốc. Hồ nằm giữa một khung cảnh thiên nhiên kì thú sơn thuỷ hữu tình.
Nơi đây đã nổi tiếng bởi nét đẹp thiên tạo tự bao năm. Núi Cốc tên gọi một vùng đất, vùng hồ nên thơ, lung linh sắc màu huyền thoại của câu chuyện tình thuỷ chung trong truyền thuyết Nàng Công - Chàng Cốc.
Hồ Núi Cốc là hồ nhân tạo, chắn ngang dòng sông Công, nằm trên địa phận huyện Ðại Từ, ở trên cao lưng chừng núi. Hồ được khởi công xây dựng năm 1993, hoàn thành cơ bản năm 1994. Hồ gồm một đập chính dài 480m và 6 đập phụ. Diện tích mặt hồ khoảng 25km2. Trên mặt hồ rộng mênh mông có tới hơn 89 hòn đảo, có đảo là rừng cây xanh, có đảo là nơi trú ngụ của đàn cò, có đảo là quê hương của loài dê, có đảo có đền Bà chúa Thượng Ngàn, lòng hồ sâu trung bình 35m, dung tích nước hồ khoảng 175 triệu m3. Hồ có khả năng khai thác từ 600 - 800 tấn cá/năm.
Hồ Núi Cốc là danh thắng và là nơi nghỉ mát đẹp. Hiện nay hệ thống nhà nghỉ và bến tắm đã được quy hoạch và xây dựng tương đối tốt, phục vụ khách du lịch đến thăm quan nghỉ ngơi, vui chơi giải trí./.
Bài viết cung cấp cho người đọc:
+ Lịch sử hình thành của hồ Hoàn Kiếm (ban đầu là một nhánh sông Hồng)
+ Hồ với nhiều tên gọi khác nhau trải qua chiều dài lịch sử.
+ Lịch sử và kiến trúc của đền Ngọc Sơn
+ Bên cạnh đó là những danh lam thắng cảnh như Đài Nghiên, Tháp Rùa, Tháp Bút.
Hà Nội nằm ở Trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng. Đây là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn của Việt Nam. Khi đặt chân đến đây, bạn sẽ bị bất ngờ bởi nhịp sống trẻ trung, năng động. Cơ sở hạ tầng ở đây rất điện đại và tráng lệ. Dọc theo đại lộ mọc lên biết bao nhiêu những tòa cao ốc, những khu trung tâm thương mại, những cơ quan hành chính. Đây cũng là nơi tập trung nhiều trường đại học uy tín và nổi tiếng trong nước như Ngoại thương, Bách khoa, Kinh tế quốc dân,... Ban ngày, các con đường không ngớt xe đi lại, hay bị tắc nghẽn giao thông, đặc biệt là vào những giờ cao điểm, khi các em học sinh đến trường và người lớn đi làm. Tuy nhiên, về đêm, Hà Nội nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Tất cả các con đường, mái nhà chìm ngập trong ánh sáng rực rỡ sắc màu, những quán ăn dọn hàng. Lúc này, hầu như mọi người đã trở về nhà từ cơ quan, quây quần bên mâm cơm gia đình. Sau đó, họ dẫn nhau đi đến những khu vui chơi giải trí, công viên để thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng. Với mình, Hà Nội là một một nơi tuyệt vời để sống và làm việc. Về đêm đi lang thang giữa lòng đường Hà Nội, mùi hoa sữa tràn ngập dọc con đường khiến tâm hồn trở nên bình yên đến lạ kì. Trong tương lai sắp tới, mình sẽ xây một căn nhà xinh đẹp cho riêng mình ở đây.
DÀN Ý:
1) Mở bài: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh mà em dự định sẽ thuyết minh.
2) Thân bài.
- Giới thiệu nguồn gốc của khu di tích: Có từ bao giờ, ai phát hiện ra? đã kiến tạo lại bao giờ chưa?
- Giới thiệu vị trí địa lí, đặc điểm bên ngoài (nhìn từ xa hoặc nhìn từ trên).
- Trình bày về đặc điểm của từng bộ phận của khu di tích: Kiến trúc, ý nghĩa, các đặc điểm tự nhiên khác thú vị, độc đáo,...
- Danh lam thắng cảnh của quê hương bạn đã đóng góp như thế nào cho nền văn hoá của dân tộc và cho sự phát triển nói chung của đất nước trong hiện tại cũng như trong tương lai (làm đẹp cảnh quan đất nước, mang lại ý nghĩa về giáo dục, ý nghĩa tinh thần, mang lại giá trị vật chất,...).
3) Kết bài: Khẳng định lại vẻ đẹp nhiều mặt của danh lam thắng cảnh đó.
DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)
Ví dụ:
Đất nước ta được biết đến với những bức tranh thiên nhiên đẹp và cứ ngỡ như là tranh vẽ, một trong những vẻ đẹp ấy là Vịnh Hạ Long. Vịnh Hạ Long được biết đến với vẻ đẹp được vẽ từ bàn tay của mẹ thiên nhiên. Người mẹ ấy đã cho đất nước ta một kiệt tác thiên nhiên hết sức tuyệt vời và cô cùng hùng vĩ, xinh đẹp.
II. Thân bài: thuyết minh về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)
1. Khái quát về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)
- Vịnh Hạ Long nằm tại thành phố Hạ Long
- Là nơi du lịch nổi tiếng của nước ta và các du khách quốc tế
- Là nơi có vẻ đẹp hùng vĩ, một kiệt tác của thiên nhiên
- Được công nhận là di sản văn hóa thế giới
2. Chi tiết về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)
- Lịch sử danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)
- Theo truyền thuyết cho rằng, nước Việt bị giặc ngoại xâm xâm lược, Ngọc Hoàng cho Rồng mẹ mang theo rồng con giúp nước Việt
- Có truyền thuyết nói rằng khi nước ta bị xâm lược thì có một con rồng cuộn mình tạo nên bức tường thành vững chắc ngăn giặc ngoại xâm
- Nhưng theo địa lí học thi đây là do kiến tạo địa chất
- Các điểm tham quan lại Vịnh Hạ Long:
- Hòn Gà Chọi
- Hòn Con Cóc
- Đảo Ngọc Vừng
- Đảo Ti Tốp
- Đảo Tuần Châu
- Động Thiên Cung
- Hang Đầu Gỗ
- Ý nghĩa của danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)
- Là di sản văn hóa của thế giới, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam
- Là nơi du khách đến thăm quan du lịch
III. Kết bài : nêu cảm nghĩ của em về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)
Ví dụ :
Vịnh Hạ Long là một danh lam thắng cảnh rất đẹp. vịnh Hạ Long là niềm tự hào của con người Việt Nam.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Thuyết minh về danh lam thắng cảnh” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.
Bài làm
Hiện nay, dịch Virus Corona đang bùng phát, xung quanh khu chỗ em, mọi người đã đảm bảo và phòng chống Virus đúng cách. Họ đã ở yên trong nhà khi không có việc cần thiết, ít đi ra ngoài đường và không tụ họp ở chỗ từ 5 người trở lên.
~ mik chịu...... ~
Là một trong những hoạt động định kì hằng năm, ngày .. tháng .. năm ... vừa qua, Ban giám hiệu trường THCS Cầu Giấy đã tổ chức thành công chuyến tham quan ngoại khóa tại Hồ Núi Cốc – Thái Nguyên.
6h30 phút, đoàn xe bắt đầu khởi hành. Sau gần 3 tiếng đồng hồ ngược theo quốc lộ 3, những chiếc xe đã lần lượt có mặt tại điểm tham quan. Tạm biệt những âm thanh náo nhiệt và những hình ảnh tấp nập của Hà Thành, đến Hồ Núi Cốc, thầy và trò Cầu Giấy được hòa mình vào bầu không gian yên bình, trong lành và dịu mát của thiên nhiên giữa tiết trời cuối xuân.
Chuyến đi được tổ chức trọn vẹn trong một ngày. Buổi sáng, các hoạt động vui chơi được tổ chức theo đơn vị lớp. Theo bước chân nhiệt tình của các hướng dẫn viên du lịch, học sinh các lớp được đi thăm nhiều địa điểm và có nhiều trải nghiệm thú vị. Các em được đi thăm Huyền Thoại Cung, được lắng mình trong những giây phút xúc động khi nghe kể về chuyện tình thủy chung của nàng Công, chàng Cốc; được tham gia những trò chơi tại khu vui chơi giải trí; được hòa mình vào thế giới cổ xưa trong Công Viên Cổ Tích; được lí lắc đùa nghịch cùng những chú khỉ trong vườn thú hay được thử thách bản lĩnh của mình khi thăm Động Âm Phủ với những hình ảnh đáng sợ nhưng mang tính giáo dục sâu sắc… Thấm mệt với những khám phá buổi sáng, thầy cô và các em học sinh có khoảng 2 tiếng ăn trưa và nghỉ ngơi. Đến buổi chiều, học sinh toàn trường tập trung tại sân khách sạn để tham gia các hoạt động chung. Với sự chuẩn bị chu đáo, ban tổ chức đã thực sự tạo được một không gian vui chơi hấp dẫn với màn múa lân đặc sắc cùng các trò chơi vô cùng ngộ nghĩnh như thi thiết kế kiểu tóc cho các người mẫu nam, trò đập bóng… Lực hút của những hoạt động này được thể hiện qua những tràng cười giòn giã và sự tham gia nhiệt tình của tất cả các em học sinh.
Kết thúc sân chơi chung cũng là lúc cả thầy và trò Cầu Giấy phải tạm biệt Hồ Núi Cốc để ra về mang theo những dấu ấn sâu đậm và chút luyến lưu về cảnh vật nơi đây.
Chuyến dã ngoại lần này một lần nữa mang đến cho học sinh Cầu Giấy những trải nghiệm thực tế thú vị, có dịp hòa mình với thiên nhiên, được tìm hiểu về những trang huyền thoại từ xa xưa… nhưng điều đặc biệt hơn cả là qua chuyến đi này, một lần nữa học sinh toàn trường lại có dịp được gặp gỡ, giao lưu để hiểu và gắn kết với nhau hơn.
Là một trong những hoạt động định kì hằng năm, ngày ... tháng ... năm ... vừa qua, Ban giám hiệu trường THCS Cầu Giấy đã tổ chức thành công chuyến tham quan ngoại khóa tại Hồ Núi Cốc – Thái Nguyên.
6h30 phút, đoàn xe bắt đầu khởi hành. Sau gần 3 tiếng đồng hồ ngược theo quốc lộ 3, những chiếc xe đã lần lượt có mặt tại điểm tham quan. Tạm biệt những âm thanh náo nhiệt và những hình ảnh tấp nập của Hà Thành, đến Hồ Núi Cốc, thầy và trò Cầu Giấy được hòa mình vào bầu không gian yên bình, trong lành và dịu mát của thiên nhiên giữa tiết trời cuối xuân.
Chuyến đi được tổ chức trọn vẹn trong một ngày. Buổi sáng, các hoạt động vui chơi được tổ chức theo đơn vị lớp. Theo bước chân nhiệt tình của các hướng dẫn viên du lịch, học sinh các lớp được đi thăm nhiều địa điểm và có nhiều trải nghiệm thú vị. Các em được đi thăm Huyền Thoại Cung, được lắng mình trong những giây phút xúc động khi nghe kể về chuyện tình thủy chung của nàng Công, chàng Cốc; được tham gia những trò chơi tại khu vui chơi giải trí; được hòa mình vào thế giới cổ xưa trong Công Viên Cổ Tích; được lí lắc đùa nghịch cùng những chú khỉ trong vườn thú hay được thử thách bản lĩnh của mình khi thăm Động Âm Phủ với những hình ảnh đáng sợ nhưng mang tính giáo dục sâu sắc… Thấm mệt với những khám phá buổi sáng, thầy cô và các em học sinh có khoảng 2 tiếng ăn trưa và nghỉ ngơi. Đến buổi chiều, học sinh toàn trường tập trung tại sân khách sạn để tham gia các hoạt động chung. Với sự chuẩn bị chu đáo, ban tổ chức đã thực sự tạo được một không gian vui chơi hấp dẫn với màn múa lân đặc sắc cùng các trò chơi vô cùng ngộ nghĩnh như thi thiết kế kiểu tóc cho các người mẫu nam, trò đập bóng… Lực hút của những hoạt động này được thể hiện qua những tràng cười giòn giã và sự tham gia nhiệt tình của tất cả các em học sinh.
Kết thúc sân chơi chung cũng là lúc cả thầy và trò Cầu Giấy phải tạm biệt Hồ Núi Cốc để ra về mang theo những dấu ấn sâu đậm và chút luyến lưu về cảnh vật nơi đây.
Chuyến dã ngoại lần này một lần nữa mang đến cho học sinh Cầu Giấy những trải nghiệm thực tế thú vị, có dịp hòa mình với thiên nhiên, được tìm hiểu về những trang huyền thoại từ xa xưa… nhưng điều đặc biệt hơn cả là qua chuyến đi này, một lần nữa học sinh toàn trường lại có dịp được gặp gỡ, giao lưu để hiểu và gắn kết với nhau hơn.