Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
vì những nơi đó được bảo tồn hoặc có sự quản lí của cơ quan chức năng ( mik ko bít đúng ko nha):>
Bằng chứng khiến thiên nhiên nước ta được công nhân đa dạng sinh học cao :
Tự hào về thiên nhiên nước ta là được thiên nhiên ưu đãi, có đa dạng sinh học cao.Tình đọ phát triển kinh tế cao. Sự gắn bó với thiên nhiên và sinh học lắn kết chặt chẽ. Thiên nhiên và Đa dạng sinh học. Kêu con người phải bảo vệ thiên nhiên và đa dạng sinh học
~ Chúc cậu học tốt ~
Tick cko tớ nhé ...!!
- Vì những nơi đó được bảo tồn hoặc có sự quản lí của cơ quan chức năng nên => đa dạng sinh học cao .
tham khảo*******Bằng chứng khiến thiên nhiên nước ta được công nhân đa dạng sinh học cao :
Tự hào về thiên nhiên nước ta là được thiên nhiên ưu đãi, có đa dạng sinh học cao.Tình đọ phát triển kinh tế cao. Sự gắn bó với thiên nhiên và sinh học lắn kết chặt chẽ. Thiên nhiên và Đa dạng sinh học. Kêu con người phải bảo vệ thiên nhiên và đa dạng sinh học
Đáp án
- Để thể giới động vật mãi đa dạng phong phú, chúng ta cần phải bảo vệ môi trường sống của động vật như: rừng, biển, sông, hồ, ao, môi trường đất,…
- Khai thác hợp lí các loài động vật đề phục vụ cho con người.
- Đảm bảo cân bằng sinh thái.
- Tạo điều kiện tốt cho động vật sinh sản và phát triển.
- Xây dựng các khu bảo tồn, rừng bảo tồn động vật.
- Tuyên truyền cho mọi người dân cùng bảo vệ động vật.
- Trông cây xanh để tạo nguồn thức ăn và môi trường sống cho động vật.
- Không ăn thị và không sử dụng những sản phẩm từ động vật quý hiếm.
- Điều tra và xử lí các đối tượng buôn bán trái phép động vật, đặc biệt là động vật quý hiếm.
- Trước mắt là học tập tốt phần động vật trong chương trình Sinh học 7 để có được kiến thức cơ bản bản về thế giới động vật.
* Các biện pháp bảo vệ thế giới động vật mãi mãi phong phú :
- Xây dựng các vườn quốc gia và khu bảo tồnVÍ DỤ: 2007 có 30 vườn quốc gia, 65 khu bảo tồn- Ban hành sách đỏ Việt Nam- Đưa ra các quy định khai thác (....)- tăng cường trồng rừng- Nâng cao nhận thức chung của toàn dân về đa dạng sinh học và bảo tồn nó- Tăng cường hợp tác đa ngành, hợp tác quốc tế trong bảo vệ tính đa dạng sinh học.....................
câu 2:a) Việt Nam được Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã (WWF) công nhận có 3 trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu; Tổ chức bảo tồn chim quốc tế (Birdlife) công nhận là một trong 5 vùng chim đặc hữu; Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) công nhận có 6 trung tâm đa dạng về thực vật.
Việt Nam còn là một trong 8 "trung tâm giống gốc" của nhiều loại cây trồng, vật nuôi, trong đó có hàng chục giống gia súc và gia cầm. Đặc biệt các nguồn lúa và khoai, những loài được coi là có nguồn gốc từ Việt Nam, đang là cơ sở cho việc cải tiến các giống lúa và cây lương thực trên thế giới.
Hệ sinh thái của Việt Nam rất phong phú, bao gồm 11.458 loài động vật, hơn 21.000 loài thực vật và khoảng 3.000 loài vi sinh vật, trong đó có rất nhiều loài được sử dụng để cung cấp vật liệu di truyền.
Trong 30 năm qua, nhiều loài động thực vật được bổ sung vào danh sách các loài của Việt Nam như 5 loài thú mới là sao la, mang lớn, mang Trường Sơn, chà vá chân xám và thỏ vằn Trường Sơn, 3 loài chim mới là khướu vằn đầu đen, khướu Ngọc Linh và khướu Kon Ka Kinh, khoảng 420 loài cá biển và 7 loài thú biển. Nhiều loài mới khác thuộc các lớp bò sát, lưỡng cư và động vật không xương sống cũng đã được mô tả.
Về thực vật, tính từ năm 1993 đến năm 2002, các nhà khoa học đã ghi nhận thêm 2 họ, 19 chi và trên 70 loài mới. Tỷ lệ phát hiện loài mới đặc biệt cao ở họ Lan.
Để bảo vệ và duy trì hệ sinh thái này, trong những năm qua, Việt Nam đã tăng cường đầu tư cho các chương trình, dự án bảo tồn sinh học. Theo báo cáo môi trường Việt Nam 2005, tổng kinh phí đầu tư cho bảo tồn đa dạng sinh học năm 2005 đạt xấp xỉ 51,8 triệu USD, gấp 10 lần so với một thập kỷ trước.
câu 2 :c) Các nguồn tài nguyên sinh vật bị thoái hoá và suy giảm do các hoạt động như chặt phá và đốt rừng trên phạm vi lớn, thu hoạch quá mức các loài động vật và thực vật, sử dụng bừa bãi thuốc trừ sâu, dẫn và tiêu nước ở các vùng đất ngập nước, các hoạt động đánh cá huỷ diệt, ô nhiễm không khí và chuyển các vùng đất hoang thành các vùng đất đô thị và nông nghiệp.
Khi vấn đề suy giảm đa dạng sinh học được xác định các nguyên nhân trực tiếp, để đối phó lại thường có các hành động phòng vệ và ngăn cản, chẳng hạn như việc ban hành luật, chấm dứt việc khai thác các nguồn tài nguyên, công bố các khu bảo tồn bổ sung. Những phản ứng này là cần thiết trong những trường hợp quá tràn lan việc khai thác quá mức. Nhưng hiếm khi những hành động này đủ để thay đổi những nguyên nhân kinh tế, xã hội đang đe doạ đa dạng sinh học.
Sự hình thành sự khai thác quá mức bao gồm các nhu cầu về hàng hoá như gỗ, động vật hoang dã, sợi, nông sản. Dân số loài người tăng, thậm chí không đi cùng với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển, đã đưa đến sự gia tăng các nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên và các quá trình của hệ sinh thái . Các chính sách định cư khuyến khích việc di chuyển những lao động hiện đang thất nghiệp lên vùng biên giới . Các khoản nợ đã buộc chính phủ khuyến khích việc sản xuất các hành hoá có thể trao đổi ở nước ngoài . Tại nhiều quốc gia, chính sách năng lượng đã đưa đến nhiều việc làm không hiệu quả, thêm vào đó là ảnh hưởng của ô nhiễm không khí và những nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu . Sự phân chia sở hữu đất không hợp lý đã không khuyến khích người nông dân đầu tư vào việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên sinh vật có giá trị.
1)Số loài động vật ở môi trường nhiệt đới cao hơn hẳn so với tất cả những môi trường địa lí khác trên Trái Đất, là do môi trường nhiệt đới có khí hậu nóng, ẩm, tương đối ổn định, thích hợp với sự sông của mọi loài sinh vật. Điều này đã tạo diều kiện cho các loài động vật ô nhiệt đới gió mùa thích nghi và chuyên hóa cao đối với những diều kiện sống rất đa dạng của môi trường.
Ví dụ, về sự chuyên hóa tập tính dinh dưỡng của các loài rắn trên đồng ruộng, ở đồng bằng Bắc Bộ: có những loài chuyên ăn rắn, có những loài chủ yếu ăn chuột, hoặc chủ yếu ăn ếch nhái hay ăn sâu bọ. Có loài bắt chuột về ban ngày (bắt trong hang), có loài về ban đêm (bắt ở ngoài hang)... Do vậy, trên cùng một nơi có thể có nhiều loài cùng sống bên cạnh nhau, tận dụng được nguồn sống của môi trường mà không cạnh tranh với nhau, làm cho số lượng loài động vật ở nơi đó tăng lên rõ rệt.
*Nguyên nhân,liên hệ tự biết
2)Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về những mặt sau: thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu,... đồng thời nó phải là động vật hiện đang có số lượng giảm sút trong tự nhiên
*Nguyên nhân+liên hệ:Câu hỏi của Trần Nguyễn Thái Hà - Sinh học lớp 7 | Học trực tuyến
Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về : thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học. xuất khẩu... và là những động vật sống trong thiên nhiên trong vòng 10 năm trờ lại đây đang có số lượng giảm sút.
Để bảo vệ động vật quý hiếm cần đầy mạnh việc bảo vệ môi trường sông của chủng, cấm săn bắt, buôn bán trái phép, đầy mạnh việc chăn nuôi và xây dựng các khu dự trữ thiên nhiên.
- Để bảo vệ các loài thú quý hiếm bản thân em cần phải:
+ Không săn bắt các loài động vật hoang dã.
+ Báo cho cơ quan chức năng những hành động như săn bắt, buôn bán trái phép…động vật quý hiếm.
+ Tuyên truyền cho mọi người biết về vai trò và nguy cơ tuyệt chủng của động vật quý hiếm để mọi người cùng tham gia bảo vệ.
Câu hỏi:
Nơi nào ở nước ta có độ đa dạng sinh học cao?
Trả lời:
Ở những nơi bảo tồn hặc có sự quản lí của cơ quan chức năng.
câu này mink chả loi rồi