K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 4 2019

ANOTHER ANIME VI NO KINH DI

K NHA

20 tháng 4 2019

KO

ĐĂNG 

CÂU 

HỎI

LINH

TINH

LÊN

DIỄN

ĐÀN

5 tháng 4 2018

Bắt đầu kì nghi hè, bố tôi cho tôi một số tiền nhỏ, bảo ra quán sách, chọn mua ít quyến sách về mà đọc. Trước những quầy sách hàng nối hàng, tôi thực sự phân vân. Sách quá nhiều, quyển nào trông cũng thật hấp dẫn, đủ cách trình bày, đủ loại, từ truvện dài đến truyện vừa, truyện ngắn, từ truyện trinh thám, truyện vụ án đến truyện cười, truyện tranh... Nhưng rồi cuối cùng tôi cũng chọn mua được mấy quyển sách hợp với ý thích của em, phù hợp với ý nghĩ của tôi về việc đọc sách. Nói cho cùng thì không ai đo cho được nhừng lợi ích cua sách vở, bởi tác động của nó không chỉ đến ngay một lúc, và hiệu quả của nó có khi trải suốt cả đời người. Sách mang đến cho con người ta sự hiếu biết vô tận về cuộc sống, về đất nước, về thế giới, về con người, không chi của ngày hôm nay, mà cả trong quá khứ, vài chục nàm, vài trăm năm, có khi cả mấy ngàn năm trước. Đọc sách, ta có thế biết được những phong tục, tập quán, tâm lí, nguyện vọng của những người sống rất xa ta cả về không gian và thời gian, hoặc chính cuộc sống và con người trước mắt ta, bên cạnh ta mà ta không nhận ra. Những quyến sách hay bao giờ cũng dạy ta cách sống đẹp, cách nghĩ, cách làm, cách nói năng, đối xử đẹp trong đời sống, ơ những quyển sách ấy luôn luôn chứa đựng những tình cảm cao thượng, những lời khuyên, những nguồn động viên khích lệ... Điều kì diệu là sách ít khi trực tiếp đưa ra những lời khuyên dạy khô khan, mà thường là bằng những câu văn đẹp, những câu chuyện thú vị hay nhừng nhân vật có sức thu hút, sách đế cho người đọc tự mình rút ra những bài học, những lời khuyên... Sách chia sẻ với con người trong cả những lúc buồn đau hay thất vọng. Riêng đối với lứa tuổi học sinh, sách còn là người thầy dạy môn tiếng Việt tuyệt vời. Đọc sách, ta không cố tình học tập, thế mà rồi ngày qua ngày, từ quyển sách này sang quyển sách khác, ta cứ tự nhiên thu nhận cách nói cách viết rõ ràng, lưu loát, phù hợp với các quy tắc luật tệ mà khi ở trên lớp, ta cứ trầy trật mãi cũng không sao nhét hết vào đầu. Sách là người thầy, sách là người bạn là thế. Sách vừa thú vị vừa bố ích là thế. Tuy nhiên, cách đọc sách không ai giống ai, chọn sách đế đọc cũng không ai giống ai. Riêng tôi, tôi thích những quyển sách viết về lứa tuổi của mình, truyện trong nước cũng như những truyện dịch từ tác phẩm nước ngoài, đặc biệt là truyện về những người trải qua cuộc sống gian nan nhưng nhờ có lòng tốt, có nghị lực, có niềm tin vào cuộc sống, niềm tin vào chính mình, cuối cùng đã trưởng thành. Theo tôi, một quyển sách hay phải làm cho người đọc thêm yêu thương con người, yêu thương đất nước và nhân dân mình, biết đau khổ trước nỗi bất hạnh và vui sướng vì hạnh phúc của con người lương thiện. Đọc những quyển sách như thế, tôi cảm thấy giữa sách với mình thật gần gũi. Tôi như cùng được sống với người trong sách, chia sẻ cách nghĩ, cách sống và cả những ước mong của nhân vật. Rất nhiều khi tôi như được nhập thân vào nhân vật, cùng buồn vui, lo lắng, hồi hộp. Từ cuộc đời nhân vật trong truyện, tôi có thể rút ra cho mình những bài học. Chỉ riêng với một tác phẩm như hai tập Không gia đình của nhà văn Pháp Hecto Malô (Hector Malot) mà tôi đọc trong dịp hè vừa qua, tôi cũng đã nhận được bao điều thú vị và bổ ích. Tác phẩm vừa giúp tôi hiểu biết thêm đôi chút về nước Pháp, vừa khiến tôi xúc động vô cùng về cuộc đời và tâm hồn của chú bé Rêmi mới tám tuổi đã lưu lạc giang hồ, từng gặp không ít những kẻ độc ác xấu xa nhưng cũng đã gặp bao nhiêu con người cao thượng, ngay thẳng, đầy lòng vị tha. Tôi theo dõi từng bước chân của Rêmi, và cứ nghĩ, nếu mình là chú bé ấy, mình cũng sẽ cố gắng sống như thế, ngay thật, can đảm, trọng danh dự, biết quý trọng tình bạn, yêu thương và sống tình nghĩa với mọi người. Chắc chắn những cuốn sách như thế sẽ sống mãi với tôi đến suốt đời và sẽ còn có ích cho tôi rất nhiều. Rồi cũng trong dịp hè này, nghe lời khuyên của các anh chị, tôi tìm đọc hai tập nhật kí của hai liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thuỳ Trâm. Hai quyển sách với những trang văn được viết không phải để “làm văn” mà sao hay và đẹp đến lạ lùng. Những tâm hồn đẹp quá! Đất nước mình thiêng liêng quá, mình phải sống thê nào cho xứng đáng với đất nước, với những con người ấy đây! Đọc sách có rất nhiều lợi ích, điều đó ai cũng thấy, song không phải bất cứ cách đọc sách nào cũng mang lại lợi ích. Trước hết, phải biết chọn sách mà đọc. Phải đọc những quyển sách thực sự giúp ta hiểu biết cuộc sông, thiết thực bồi bổ tình cảm và tâm hồn ta. Nhân vật trong sách phải là những con người dù sống trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không ngừng vươn lên, trơ nên trong sáng, tốt đẹp hơn. Một quyển sách tốt là một quyến sách tốt từ nội dung đến hình thức, từ câu chuyện sinh động, thú vị, đến lời văn giản dị, trong sáng, gãy gọn. Một quyển sách như thế thật đáng bỏ tiền để mua, đáng mất công đế đọc. Trong khi đó, tôi biết có không ít bạn cũng thích đọc nhiều sách nhưng bạ sách gì, cũng đọc, cả những quyến tuy cũng được gọi là “sách” nhưng nội dung thì nhảm nhí, văn chương thì thô kệch, rườm rà. Những quyển sách như thế, càng đọc nhiều thì tác hại càng nhiều. Có sách hay đế đọc, lại phải biết nên đọc vào lúc nào, giờ nào. Thú vị nhất là đọc sách vào những ngày giờ rảnh rỗi, được ngồi trước hiên nhà thoáng mát, hay trên chiếc võng vườn sau rợp bóng cây trong ngày hè, tha hồ cho trí tưởng tượng và cảm xúc bay bổng... Mê sách mà đến nỗi đọc trong cả giờ ăn, giờ học bài, thậm chí để sách vào dưới hộc bàn để đọc lén trong lúc thầy giáo đang giảng bài, thì lợi đâu chưa thấy, đã thấy ngay cái hại. Đọc sách chính là “học bằng sách”. Bởi vậy, phải biết suy nghĩ, chọn ra điều để học. Trong đời, mỗi người có một hoàn cảnh riêng không ai giống ai, mỗi thời đại, mỗi đất nước lại có những hoàn cảnh riêng biệt. Học theo sách tức là chọn được những giá trị cốt lõi rồi vận dụng cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình. Đọc sách để rồi chỉ được tiếng là “con mọt sách” hay “cái giá đựng sách”, hoặc bắt chước sách một cách nô lệ, thì tốt hơn, đừng nên đọc sách. Thử tưởng tượng: đọc xong một quyển sách rồi bắt chước chàng Đôn Kihôtê thời xưa, mặc giáp, cầm gươm, lên ngựa ruổi rong... sẽ thế nào. Cho nên, từ việc thấy được cái lợi của việc đọc sách, đến việc đọc sách cho thực sự có lợi, từ việc đọc sách, đến việc học bằng sách còn biết bao điều phải suy nghĩ. Trong những phát minh của loài người từ xưa đến nay, sách là một phát minh kì diệu vô cùng. Có sách, con người đã bước từ thời tiền sử sang thời có lịch sử. Sách làm cho con người lớn lên, làm cho con người xích lại gần nhau, sách dạy dỗ, an ủi con người. Nếu mai sau lớn lên, ta trở thành người có ích cho đời, một phần lớn nhờ công của sách, ỏi, nhừng quyổn sách kì diệu!

5 tháng 4 2018

Mk giúp đc cái dàn bài thôi nha

A. Mở bài :  
- Nhận xét khái quát về vai trò quan trọng của sách trong đời sống của con người  
- Trích dẫn câu nói “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. 
B. Thân bài :  
a) Giải thích ý nghĩa câu nói :  
Sách là gì ? 
+ Là kho tàng tri thức : 
- Về thế giới tự nhiên  
- Về đời sống con người  
- Về kinh nghiệm sản xuất  
+ Là sản phẩm tinh thần :  
- Sản phẩm của nền văn minh nhân loại  
- Kết quả của quá trình lao động trí tuệ lâu dài 
- Hàng hóa có giá trị đặc biệt  
+ Là người bạn tâm tình gần gũi : 
- Giúp ta hiểu điều hay lẽ phải trong đời  
- Làm cho cuộc sống tinh thần thêm phong phú  
Tại sao sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người :  
+ Sách giúp ta hiểu biết về mọi lĩnh vực :  
- Khoa học tự nhiên  
- Khoa học xã hội  
+ Sách giúp ta vượt khoảng cách của không gian , thời gian : 
- Hiểu quá khứ, hiện tại, tương lai 
- Hiểu tình hình trong nước, ngoài nước  
b) Bình luận về tác dụng của sách  
+ Sách tốt : 
- Mở mang trí óc, nâng cao tầm hiểu biết  
- Giúp con người khám phá giá trị của bản thân  
- Chắp cánh cho ước mơ và khát vọng sáng tạo  
+ Sách xấu : 
- Tuyên truyền lối sống ích kỷ , thực dụng  
- Gieo rắc những tư tưởng , tình cảm tiêu cực,ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách  
c) Thái độ đối với việc đọc sách : 
- Tạo thói quen và duy trì hứng thú đọc sách lâu dài  
- Cần chọn sách tốt để đọc  
- Phê phán và lên án sách có nội dung xấu  
C. Kết bài : 
- Khẳng định lại tác dụng to lớn của sách  
- Nêu phương hướng hành động của cá nhân mình. 
*KB: Câu nói ấy vẫn còn nguyên giá trị đối với mọi thời đại. Giờ đây, tuy đời sống đã nâng cao, trình độ khoa học kĩ thuật đã phát triển, con người có nhiều điều kiện để mở rộng tri thức, nhưng sách mãi mãi vẫn là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người, mãi mãi là người bạn thân thiết của chúng ta. Chúng ta phải biết yêu mến sách, giữ gìn sách thật tốt.

17 tháng 2 2019

Văn bản “Mẹ tôi” là một câu chuyện xúc động, đã thức tỉnh những tình cảm yêu thương trong trái tim mỗi người về mẹ. Chi tiết để lại nhiều cảm xúc nhất trong em là lời nói của người bố: “Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó”. Đó là lời nhắc nhở với mỗi chúng ta cần luôn giữ tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ. Tình cảm ấy thiêng liêng và bất tử, bởi cha mẹ đã sinh ra ta, vất vả nuôi dưỡng ta nên người. Từng bước đi đầu tiên, từng miếng cơm mẹ bón, từng cái ôm ấm áp khi trời đông lạnh… đều luôn có mẹ cha dõi mắt theo. Vậy khi ta khôn lớn ắt phải có trách nhiệm báo đáp công ơn sinh thành dưỡng dục. Đó cũng chính là truyền thống đạo lí uống nước nhớ nguồn cao đẹp của dân tộc. Kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó, đối xử thiếu lễ độ, coi thường mẹ cha thật đáng xấu hổ và nhục nhã. Thái độ ấy là sự vô ơn, bất hiếu và ngược đãi với đấng sinh thành, cần đáng lên án và phê phán. Vì vậy, cần luôn kính trọng và yêu thương cha mẹ bằng những hành động, lời nói đúng mực, lễ phép. Hãy luôn trân trọng từng phút giây khi được cùng cha mẹ sống trong cuộc đời này!

10 tháng 5 2018

- câu hỏi kiểu rì vậy em???

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

Em thích nhất hình ảnh “cha dắt con đi dưới ánh mai hồng” trong bài thơ này.

Lí do: Hình ảnh “cha dắt con đi dưới ánh mai hồng” thể hiện tình yêu con rất riêng của người cha. Hình ảnh đó cũng thể hiện niềm tin tưởng của người cha vào tương lai ngời sáng của con.

2 tháng 11 2023

Em ấn tượng nhất về hình ảnh ng mẹ vì hình ảnh ng mẹ hiền từ, đảm đang thương con, có hành động nhặt lá về đun bếp để thổi nồi xôi thơm và cho con ăn. Ng mẹ còn là nguồn mạch sự sống cho con.

31 tháng 1

Mẹ ở đâu chiều nay nhặt lá về đun bếp 

20 tháng 11 2016

em thích nhất hình ảnh này có trong bài thơ này làundefined

em thích nó vì nó gợi lên điều gì đó về người bà thân thương cúa em

- em thích nhất câu thơ : "Cục ....cục tác cục ta"

vì chỉ từ 4 tiếng có trong tiếng kêu của con gà mà tác giả có thể hình dung ra nhiều thứ khác nhau

-em thích nhất khổ thơ đầu của bài

vì mở đầu bài thơ giản dị tự nhiên câu chuyện kể hết sức bình dị. Tiếng gà là âm thanh của thực tại nhưng nó lại vọng về tận kí ức đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà con người tưởng đã lãng quên

21 tháng 11 2016

. Em thích nhất là khổ thơ cuối cùng:
"Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ".
- Vì khổ thơ cho em thấy tình yêu bao la của người cháu đối với bà và đối với tổ quốc. Người cháu yêu say tiếng gà vì tiếng gà mang đến bao nhiêu là hạnh phúc, cháu ra đi chiến đấu cũng vì thương nước, thương xóm làng và hơn hết là thương người bà của mình.
 

21 tháng 8 2023

Nhân vật mà em yêu thích nhất trong tác phẩm Buổi học cuối cùng chính là thầy giáo Ha-men bởi đây là nhân vật đã để lại cho em ấn tượng rất sâu sắc về một người thầy giáo có lòng yêu nghề mãnh liệt, cũng như yêu nước vô cùng sâu sắc, chân thành. Trong buổi học cuối cùng, thầy đã ăn mặc thật trang trọng, lịch sử : chiếc áo rơ-đanh-gốt, màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu. Buổi học cuối cùng diễn ra với những lời giảng đầy bổ ích, những lời tâm sự của thầy với học trò đã cho thấy một trái tim giàu yêu thương, trách nhiệm và tình yêu với đất nước. Thầy giáo Ha-men chính là người thầy mẫu mực và vĩ đại, là một tấm gương về tình yêu dành cho ngôn ngữ dân tộc, cho đất nước.