Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Còn non, còn nước, còn người
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!
- Bác Hồ là vị Cha chung
Là sao Bắc Đẩu, là vầng Thái dương.
- Tự hào biết mấy Bác ơi
Bác cho con cả cuộc đời tự do
Hay:
Con đang đi giữa đêm trường
Nhờ Cha soi đuốc dẫn đường cho con
Công Cha như nước, như non
Như gương Hồ Thủy, như hòn Thái Sơn.
- Đố ai đếm hết vì sao
Đố ai đếm được công lao Bác Hồ.
Hoặc:
Cụ Hồ như cột trụ đồng
Muốn lay chẳng ngã, muốn rung chẳng rời ...
- Hồ Chí Minh - Người là con sông lớn
Người là mặt trời, Người là mặt trăng.
Mùa lạnh nhắc tên Hồ Chí Minh: Cái bụng ấm,
Mùa nắng nhắc tên Hồ Chí Minh: Mây thêu mặt trời hồng,
Mùa Thu nhắc tên Hồ Chí Minh: Mây lắng trời trong,
Mùa Xuân nhắc tên Hồ Chí Minh: Cây cỏ đâm nhựa trổ bông.
Đồng bào Ê đê, Gia lai, Ba na cũng thường hát:
Lên rừng nhắc tên Hồ Chí Minh/ quên cả chân chồn, leo dốc nhanh
Xuống đồng nhắc tên Hồ Chí Minh/ cấy lúa suốt ngày không thấy mệt.
Bữa ăn nhắc tên Hồ Chí Minh/ đôi đũa và cơm như và ngọc
Nằm ngủ nhắc tên Hồ Chí Minh/ trời tan bóng tối, ấm năm canh.
- Đất nước ta có Cụ Hồ
Cụ Hồ thương dân đất Mường ta, sông bể không bằng.
Hoặc:
Cụ Hồ cái bụng tốt thay
Đưa đến chòm này người cán bộ giỏi giang.
- Đất nước ta có Cụ Hồ
Cụ Hồ thương dân đất Mường ta, sông bể không bằng.
Hoặc:
Cụ Hồ cái bụng tốt thay
Đưa đến chòm này người cán bộ giỏi giang.
- Ngọn Tây Phong Lĩnh Bác trèo
Để giờ có núi, có đèo con qua.
Trường Sơn mây phủ, mưa sa
Chồn chân càng nhớ bước Cha mở đường.
- Tháp Mười đẹp nhứt bông sen
Nước Nam đẹp nhứt có tên Cụ Hồ
Bông sen thì để lễ chùa
Cụ Hồ thì để tôn thờ trong tâm.
- Cụ Hồ ở giữa lòng dân
Tuy xa, xa lắm, nhưng gần, gần ghê,
Mỗi khi thư Cụ gửi về
Rộn ràng khắp chợ cùng quê đón mừng,
Ai ngoài muôn dặm trùng dương
Cũng thường nhận được tình thương Cụ Hồ.
Nội dung câu tục ngữ này khẳng định trong trồng trọt, quan trọng nhất là thời vụ (thời tiết), thứ hai là đất canh tác.
Kinh nghiệm này đã đi sâu vào thực tế sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Nghề trồng lúa nhất thiết phải gieo cấy đúng thời vụ và sau mỗi vụ thu hoạch phải tập trung cải tạo đất để chuẩn bị tốt cho vụ sau. Có như vậy thì công sức lao động vất vả của người nông dân mới được đền bù xứng đáng bằng những mùa lúa bội thu.
Những kinh nghiệm đúc kết từ các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất cho thấy từ ngàn xưa, nông dân ta đã có khả năng trồng trọt và chăn nuôi giỏi. Dựa trên cơ sở thực tế, họ đã đưa ra những nhận xét chính xác về một số hiện tượng thiên nhiên có liên quan trực tiếp đến lao động sản xuất . Từ đó, chủ động trong sắp xếp công việc của mình. Những kinh nghiệm quý báu nêu trên có ý nghĩa thực tiễn lâu dài trong nghề nông. Ngày nay, kinh nghiệm thực tế kết hợp với những thành quả khoa học, kĩ thuật tiên tiến đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho nông dân và góp phần đưa nước ta vào danh sách một trong những nước hàng đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới
hok tốt!!
1.- Ðất Quảng Nam, chưa mưa đà thấm,Rươụ hồng đào chưa nhấm đà say, Ðối vớI ai ơn trọng, nghĩa dày ,Một hột cơm cũng nhớ ,Một gáo nước đầy vẫn chưa quên ..Câu nầy diễn tả rõ tánh tình người dân đất Quảng,bộc trực , bén nhạy, nhớ ơn,trọng nghĩa đối vơí các ân nhân của mình.2.- Học trò trong Quảng ra thi,Thấy cô gái Huế, bỏ đi không đànhCâu nầy nói lên tinh thần trọng mỹ thuật, về kinh đô đi thi, nhưng thấy các cô gái Huế thướt tha yểu điệu,đều đứng ngắm , không muốn rời bước.3.- Chiều chiều mây phủ Hải VânChim kêu gành đá, gẫm thân lại buồn .Gái Quảng Nam lấy chồng ra Ðà nẵng, chiều ngó lên Ðèo Hải Vân thấy mây phủ trên Ðèo ,lại nghe chim kêu trên gành đá , cảm thấy buồn thêm.4.- Ngó lên Hòn Kẽm, Ðá DừngThương cha, nhớ mẹ, quá chừng bạn ơi,Chiêù chiều, ra đứng ngõ sau,Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều,Hòn Kẽm ,Ðá Dừng là 2 trái núi đâù nguồn sông Thu Bồn ,ở giữa 2 huyện Quế Sơn và Ðại lộc,làm cho những cô gái lấy chồng xa nhà , mỗi khi ngó lên rất nhớ nhà.5.- Ai đi cách trở sơn khê,Nhớ tô mì Quảng,tình quê mặn nồng .Mì Quảng là món ăn chủ lực, bình dân của đất Quảng,nên đi đâu ở đâu , mà dân Quảng ăn được tô mì Quảng thì khoái khẩu, mặn mà nhất.6.- Hội An đất hẹp, người đông ,Nhân tình thuần hậu là bông đủ màu .Phố Hội an nhỏ hẹp ,nhưng ai đã ở Hội An một thời gian rồi ,khi rời Hội an không làm sao quên được tình cảm nồng hậu của cư dân ở đây.7.- Hội An bán gấm, bán điêùKim Bồng bán cải, Trà Nhiêu bán hành .Hội An, là thương cảng nên buôn bán hàng hoá sang đẹp , còn Kim Bồng,Trà Nhiêu là vùng ngoaị ô , chuyên sản xuất rau cải đem qua bán ở Hội An.8.- Ai đi phố Hội , Chùa Cầu.,Ðể thương, để nhớ, để sầu cho ai,Ðể sầu cho khách vãng lai,Ðể thương, để nhớ cho ai chịu sầu.Những người dân Hội an ,vì sinh kế phải đi làm ăn xa, tuy nhiên vẫn thương và nhớ phố Hội.9.- Ðưa tay hốt nhắm dăm bào,Hỏi thăm chú thợ bữa nào hồi công,Không mai thì mốt, hồi công,Hội An em ở, Kim Bồng anh dời chânKim Bồng là một xã bên kia sông, đôí diện với Hội.An,sản xuất nhiều nghệ nhân đồ mộc,hằng ngày qua phố Hôị làm việc, nên những cô gái đến hốt dăm bào về nấu bếp,bèn hát những câu trữ tình để ghẹo chú thợ mộc.10.- Năm hòn nằm đó không sai,Hòn Khô, Hòn Dài, lố nhố thêm vui,Ngó về Cửa Ðại, than ôi,Hòn Nồm nằm dưới mồ côi một mình.Cù Lao Chàm, nằm ngoài khơi tỉnh,gồm năm hòn đảo, hòn Nồm là đảo nằm riêng một mình ,không chen vơí các hòn đảo khác .11.- Sáng trăng, trải chiếu hai hàng,Cho anh đọc sách, cho nàng quay tơ. Quay tơ vẫn giữ mối tơ,Dù năm bảy mối vẫn chờ mối anh .Cảnh sinh hoạt ở thôn quê, dưới ánh trăng, chàng đọc sách, nàng quay tơ, chàng nhắn với nàng giữ tình chung thủy chờ chàng.L2.- Ai về nhắn với ngọn nguồn,Mít non gởi xuống, cá chuồn gởi lên.Người miền biển có cá chuồn làm mắm , nguời miền núi có mít non gởi xuống để trao đổi lương thực giữa 2 miền,trong muà mưa gió .L3.- Lụt nguồn trôi trái lòn bon ,Cha thác, mẹ còn ,con chịu mồ côi .Mồ côi ba thứ mồ côi.Mồ côi có kẽ trâu đôi, nhà rườngLòn bon là môt loại trái cây,ngọt, sản xuất tại vùng núi huyện Ðại lộc, muà mưa lụt, nước lụt kéo trôi trái lón bon, mồ côi cha không quan trọng bằng mồ côi mẹ, vì bà mẹ biết lo cho gia đình, tuy mồ côi cha,nhưng nhờ mẹ mà nhà có trâu và nhà gỗ.14.- Trà My sông núi đượm tình,Nơi đây là chỗ Thượng Kinh chan hoà.Trà My là một huyện miền Thượng tỉnh Quảng Nam,có cả Thượng Kinh chung sống.15.- Quế Trà My thứ cay, thứ ngọt ,Nhờ tay thợ rừng mới lọt tay anh,Phân du, bạch chỉ rành rành ,Cân tiểu ly mới xứng, ngọc liên thành mới cân.Trà My là huyện chuyên sản xuất quế rừng, được các tay thợ rừng lột vỏ, cắt đoạn, và sắp xếp theo các hạng để định giá xuất khẩu.16.- Gập ghềnh Giảm thọ , Ðèo Le .Cu ngói cõng mè, cà cưỡng cõng khoai.Dốc Giảm thọ và Ðèo Le là 2 cao độ đi lên huyện lỵ Quế Sơn, trèo qua 2 đèo nầy thì chắc giảm thọ và mệt le lươĩ.17.-Ðứng bên ni sông, ngó qua bên kia sông.Thấy nước xanh như tàu lá,Ðứng bên ni Hà Thân, ngó qua Hàn ,Thấy phố xá nghinh ngangKể từ ngày Tây lại đất Hàn ,Ðào sông Câu Nhí, tìm vàng Bông Miêu ,Dặn tấm lòng, ai dỗ cũng đừng xiêu,Ở nuôi Thầy, Mẹ, sớm chiều cũng có Anh .Hàn tức là tên cũ cuả Ðà nẵng, Hà Thân là xã ở bên kia sông, Tây tức là người Pháp, sông Câu Nhí là sông do người Pháp lúc mới cai trị Ðànẵng cho đào chạy qua cầu Cẩm Lệ, chàng dặn dò người yêu cố gắng ở với cha mẹ,chờ chàng về.18.- Kể từ đồn Nhứt kể vô,Liên Chiêủ, Thuỹ Tú, Nam Ô , xuống Hàn,Hà Thân, Quán Cái, Mân Quang .Miếu Bông, Cẩm Lệ là đàng vô ra.Ngó lên chợ Tổng bao xa,Bước qua Phú Thượng, Ðai la, Cồn DầøuCẩm Sa, Chơ Vãi, Câu Lâu.Ngó lên đường cái, thấy cầu Giáp Năm.Bây chừ, thiếp viếng, chàng thăm ,Ở cho trọn nghĩa, cắn tăm nằm chờ .Ðồn Nhứt là đồn gác số 1 đóng trên đèo Hải Vân và từ đó kể vào toàn là những địa danh cho đến huyện Ðiện Bàn.19.- Kể cầu Ông Bộ kể ra,Cây Trâm ,Trà Lý, bước qua Bàu Bàu,Tam kỳ, Chợ Vạn bao lâu,Ngó qua đường cái, thấy lầu Ông Tây,Chiên Ðàn , Chợ Mới là đây,Kế Xuyên mua bán, đông, tây rộn ràngHà Lam gần sát Phủ Ðàng,Phiá ngoài bãi cát , Hương An nằm dài ,Cầu cho gái sắc, trai tài .Ðồng tâm xây dựng, tương lai huy hòangCác địa danh trên đây, kể từ trong kể ra, Lầu ông Tây tức là nhà lầu của Viên Ðại lý Hành Chánh Pháp đóng ở Tam Kỳ, còn Chợ Mới, Chợ Vạn, Kế Xuyên, Chiên Ðàn là những tụ điểm thương mãi quanh Tam kỳ.20.- Thương nhau chớ quá e dè,Hẹn nhau gặp lại bến Cầu Rô Be .Thiếp nói thì chàng phải nghe,Thức khuya, dậy sớm, làm che l ngày 12 xu,Mãn mùa chè, nệm cuốn sàn treo ,Ta về, bỏ bạn, cheo leo một mình,Bạn ơi, bạn chớ phiền tình,Mùa ni không gặp, xin hẹn cùng mùa sau,Lạy trời, mưa xuống cho mau.Chè kia ra đọt, trước sau cũng gặp chàng
Ok chưa
Cần Thơ gạo trắng nước trong,
Ai đi đến đó lòng không muốn về.
Cà Mau hãy đến mà coi,
Muỗi kêu như sáo thổi,
Đỉa lội lềnh tựa bánh canh.
Cần Thơ là tỉnh,
Cao Lãnh là quê,
Anh đi lục tỉnh bốn bề,
Mải đi buôn bán chẳng về thăm em.
Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No,
Anh có thương em, xin sắm một con đò,
Để em qua lại mua cò gởi thơ.
Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền,
Anh có thương em, cho bạc cho tiền,
Đừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê.
Con trai trong Quảng ra thi,
Thấy con gái Huế chân đi không đành.
Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy,
Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa.
Viết thư thăm hết mọi nhà,
Trước thăm phụ mẫu sau là thăm em.
Chỉ điều xe tám, đậu tư,
Anh đi Gia Định thư từ cho em.
Chị Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.
Chợ Sài Gòn cẩn đá
Chợ Rạch Giá cẩn xi măng
Giã em xứ sở vuông tròn
Anh về xứ sở không còn ra vô.
D[sửa]
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười
Đ[sửa]
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
G[sửa]
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ
K[sửa]
Khen ai khéo họa dư đồ,
Trước sông Nhị Thủy, sau hồ Hoàn gươm
L[sửa]
Lục tỉnh có hạt Ba Xuyên,
Bạc Liêu chữ đặt, bình yên dân rày.
Mậu Thìn vốn thiệt năm nay,
Một ngàn hai tám, tiếng rày nổi vang.
Phong Thạnh vốn thiệt tên làng,
Giá Rai là quận, chợ làng kêu chung.
Anh em Mười Chức công khùng,
Bị tranh điền thổ, rùng rùng thác oan...
Lênh đênh ba mũi thuyền kề,
Thuyền ra Kẻ Chợ, thuyền về sông Dâu.
Làng tôi có lũy tre xanh,
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.
Bên bờ vải nhãn hai hàng,
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
M[sửa]
Mẹ bồng con ra ngồi ái Tử
Gái trông chồng đứng núi Vọng Phu
Bao giờ nguyệt xế, trăng lu
Nghe con chim kêu mùa hạ, biết mấy thu gặp chàng.
Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi...
Muối khô ở Gảnh mặn nồng
Giồng Trôm, Phong Nẫm dưa đồng giăng giăng
N[sửa]
Nam Kì sáu tỉnh em ơi
Cửu Long chín ngọn cùng khơi một nguồn,
Sông Hương nước chảy trong luôn,
Núi Ngự danh tiếng cả muôn dặm ngoài.
Nhà Bè nước chảy chia hai,
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.
Ngày xuân cái én xôn xao
Con công cái bán ra vào chùa Hương
Chim đón lối, vượn đưa đường
Nam mô đức Phật bốn phương chùa này.
Ngọ Môn năm cửa chín lầu
Cột cờ ba bậc, Phú Văn Lâu hai tầng.
- Những người mà xấu như ma
Uống nước chùa hà lại đẹp như tiên
O - Ô - Ơ[sửa]
Ở đâu năm cửa, nàng ơi !
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng ?
Sông nào bên đục bên trong ?
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh ?
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh ?
Ở đâu mà lại có thành tiên xây?
Ở đâu là chín tầng mây ?
Ở đâu lắm nước, ở đâu nhiều vàng ?
Chùa nào mà lại có hang ?
Ở đâu lắm gỗ thời nàng biết không ?
Ai mà xin lấy túi đồng ?
Ở đâu lại có con sông Ngân-Hà ?
Nước nào dệt gấm thêu hoa ?
Ai mà sinh ra cửa, sinh nhà, nàng ơi ?
Kìa ai đội đá vá trời ?
Kìa ai trị thủy cho đời bình yên
Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời ?
Xin em giảng rõ từng nơi từng người.
- Thành Hà nội năm cửa, chàng ơi !
Sông Lục-đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.
Nước sông Thương bên đục bên trong,
Núi đức thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh.
Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh,
Ở trên tỉnh Lạng, có thành tiên xây.
Trên trời có chín từng mây,
Dưới sông lắm nước, núi nay lắm vàng.
Chùa Hương-tích mà lại ở hang;
Trên rừng lắm gỗ thời chàng biết không ?
Ông Nguyễn Minh-Không xin được túi đồng,
Trên trời lại có con sông Ngân-hà.
Nước Tàu dệt gấm thêu hoa;
Ông Hữu-Sào sinh ra cửa, ra nhà, chồng ơi !
Bà Nữ-Oa đội đá vá trời;
Vua Đại-Vũ trị thủy cho đời bình yên
Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời,
Em xin giảng rõ từng nơi nhiều người
== p ==
Q[sửa]
Quảng Nam có núi Ngũ Hành,
Có sông Chợ Củi, có thành Đồng Dương.
Quảng Nam nổi tiếng bòn bon
Chả viên Bình Định vừa ngon vừa lành
Chín mùi da vẫn còn tươi
Mùi thơm cơm nếp, vị thanh đường phèn.
R[sửa]
Rau đắng nấu với cá trê
Ai đến đất Mũi thì "mê" không về!
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiêng, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
S[sửa]
Sông Tô nước chảy quanh co,
Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya.
Buồn tình vừa lúc phân chia,
Tiếng ai như đã bên kia hẹn hò.
Sông Đồng Nai nước trong lại mát
Đường Hiệp Hòa lắm cát dễ đi
Gái Hiệp Hòa xinh như hoa thiên lý
Trai Hiệp Hòa chí khí hiên ngang.
T[sửa]
Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.
Tiếng đồn chợ xổm nhiều khoai
Đất đỏ nhiều bắp, La Hai nhiều đường.
Trầu Bà Điểm xẻ ra nửa lá
Thuốc Gò Vấp hút đã một hơi
Buồn tình gá nghĩa mà chơi
Hay là anh quyết ở đời với em?
em nào có dối lòng em họa chi vô đới em chăng được nhờ ?
Trai nào khôn bằng trai Long Mỹ
Gái nào mũ mỹ bằng gái Hà Tiên.
- Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Hà Nội Nam Định dọn đường rước dâu
Thanh Hóa cung đốn trầu cau
Hà Nam thời phải thui trâu mổ bò
Ninh Bình đục đá nung vôi
Bắc Ninh thời phải thổi xôi nấu chè
Hà Giang chuyển gỗ làm nhà
...Cho Anh lấy nàng
U[sửa]
U Minh, Rạch Giá thị hóa Sơn Trường
Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua.
Ước gì anh lấy được nàng,
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
V[sửa]
Vịt nằm bờ mía rỉa lông
Thấy cảnh thương chồng đi núi Hà Tiên
X[sửa]
Xem kìa Yên Thái như kia,
Giếng sâu chín trượng, nước thì trong xanh.
Đầu chợ Bưởi điếm cầm canh,
Người đi kẻ lại như tranh họa đồ.
Cổng chợ có miếu vua cha
Đường cái chính xứ lên chùa Thiên Niên...
Y[sửa]
Yên Bình với bóng tre xanh
Tre tỏa bóng mát cho em vui đùa.
mình chỉ biết ca dao nói về tỉnh Quảng Ninh thôi chứ ko biết cao dao nói về vùng đất ' Tràng An '
Chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.
Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả "một nắng hai sương" của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng... Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại... mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù... để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.
Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiêm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là "người ăn quả" của hôm nay, vừa là "người trồng cây" cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.
Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô... với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quí báu và câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta.
1.Đã là bạn thì mãi mãi là bạn
Đừng như sông lúc cạn lúc đầy
Ý muốn nói hãy luôn là bạn của nhau, mặc dù sau này có những người bạn mới cũng đừng quên bạn năm xưa.
2Bạn bè là nghĩa tương tri
Sao cho sau trước một bờ mới nên
Đã là bạn bè thì trước sau như một, luôn bên cạnh nhau lúc cần.
3.Ai ơi nhớ lấy câu này
Tình bạn là mối duyên thừa trời cho
Ý muốn nhắc nhở tình bạn là duyên trời cho, cho nên đừng đánh mất tình bạn.
4.Bắt con cá lóc nướng trui
Làm mâm rượu tắng đãi người phương xa
Tức là 2 người bạn sau khi gặp lại thì người kia đón tiếp bạn 1 cách nồng hậu, thể hiện tình bạn cao đẹp.
5.Cho tôi tôi chọn hoa hồng
Cho tôi chọn bạn tấm lòng thủy chung
Luôn đề cao tình bạn, không quên tình nghĩa khi xưa.
6.Mực xanh giấy trắng viết ngắn còn dài
Mong rằng tình bạn nhớ hoài ngàn năm
Một so sánh rất hay giữa “mực xanh giấy trắng” và tình bạn. ý muốn nói hãy luôn tôn trọng và giữ gìn tình bạn.
7.Sống trong bể ngọc kim cương
Không bằng sống giữa tình thương bạn bè
Câu này khá thâm thúy, cho dù có giàu sang mấy đi nữa, thì không có tình bạn cuộc đời thật nhàm chán/
8.Tình bạn tươi thắm như hoa
Tình bạn là bản tình ca tuyệt vời
Tình bạn luôn tươi đẹp như hoa thể hiện 1 tình bạn luôn vui vẻ, tình bạn như bản tình ca thể hiện sau này vẫn mãi mãi bên nhau.
9.Bạn bè là nghĩa tương thân
Khó khăn thuận lợi ân cần bên nhau.
Ý muốn nói bạn bè thì bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào hãy luôn giúp đỡ nhau.
10.Bạn bè là nghĩa trước sau
Tuổi thơ cho đến bạc đầu không phai.
Ý muốn nhắc nhở hãy luôn giữ tình bạn trường tồn theo thời gian cho dù sau này có già nua đi chăng nữa.
11.Khi nào trái đất còn quay
Trái tim còn đập vẫn là bạn nhau.
Câu này dễ: trọn đời bên nhau ^^
12.Mùa hoa phượng là mùa thi cử
Chúc bạn hiền hai chữ thành công
- Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn.
- Ăn cùng mâm, nằm cùng chiếu.
- Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
- Thêm bạn bớt thù.
- Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở.
- Lắm kẻ yêu hơn nhiều người ghét.
- Thêm bạn bớt thù.
- Trong hoạn nạn mới biết ai là người bạn tốt.
- Thua trời một vạn không bằng thua bạn một ly.
- Học thầy không tày học bạn.
- Làm ơn nên oán, làm bạn thiệt mình.Giàu đổi bạn sang đổi vợ.
- Tứ hải giai huynh đệ.
- Tin bợm mất bò, tin bạn mất vợ nằm co một mình.
1,Nước sông pha lẫn nước đồng
Con gái Phú Thọ đánh chồng cả đêm
2,Ai ơi mua dó khó lòng,
Không đi lên Ẻn thì mong nỗi gì.
3,Ai về Phú Thọ cùng ta,
Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.
Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.
3,Gắng công kén hộ cốm Vòng,
Kén chồng Bạch Hạc cho lòng ai vui.
4,Làng Ẻn cất ma,
Sơn Nga chống gậy.
5,Mưa từ Ba Dội mưa ra,
Mưa khắp thiên hạ, mưa qua Đồn Vàng.
Gió đưa quanh đưa về Hùng Nhĩ,
Bây giờ đây anh nghĩ làm sao?
Trận này rồng cá kết giao.
5,Mưa từ Hùng Nhĩ mưa ra,
Mưa khắp thiên hạ, mưa ra bến Tuần.
Nước sông Rân chảy về dồi dội,
Lòng em bối rối chờ đợi lấy anh.
Trận này nức tiếng thơm danh.
6,Sông Thao nước đục người đen,
Ai lên phố Ẻn cũng quên đường về.
7, Chợ trâu Hoàng Xá, chợ cá La Phù
8, Trâu chợ Bù Nọ, cọ chợ Trúc Phê
9, Sông Thao nước đỏ như son,
Người đi có nhớ nước non quê mình?
10,Ai làm cái nón có thao
Để cho anh thấy cô nào cũng xinh !
11, Chạp đốn đau, giêng mau hái.
12,Nhất sòng Cao xá
Nhất rá Kẻ Rền
Nhất đền Hùng Vương
13,Bưới Chí Đám Quýt Đan Hà
Cà phê Phú Hộ, đồi trà Thái Ninh
14,Tháng Ba nô nức hội Đền
Là ngày giỗ Tổ bốn nghìn năm nay
15, Dong Mơ, Cọ Khống
16,Lau Tạ Xá, lá Phú Khê
17,Cơm đồng Á, cá Đồng Vầy
có môt số câu hơi ... =>
1. Dù ai đi ngược về xuôi
Váy ngắn quá gối là người Văn Lang
2. Văn Lang có một con lươn
Thịt thì nướng chả còn xương đẽo cày.
3. Em lên rừng
Em bứt quả bứa chua
Em xuống khe
Em bắt cái ốc lặn, cùng cái ốc lội
Em tra vào giỏ
Em bỏ vào thời
Em “vê nó màng”
Em mang nó về
Em thả vào nồi
Em bẵng nó lên
Nó sôi sùng sục
Nó sủi sình sịch
Em đổ nó ra
Em xóc chí cha
Là cha chí chát
Em xơi lên bát
Em múc lên loa
Em mút chí cha
Là cha chí chút
Chì chà là chà chì chụt
Canh ốc thì ngọt
Canh bứa chua loè.
Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".
Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.
Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể "che chở" cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".
Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình "Vì người nghèo", "Lục lạc vàng", "Vượt lên chính mình" với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.
Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.
Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.
nghĩa là người giàu giúp đỡ người nghèo để họ có cuộc sống đc ăn no mặc ấm
Câu 3:
Trong ăn mặc, sinh hoạt thường ngày, Bác Hồ giản dị thế nào ta hằng biết và truyền tụng. Ăn thì vẫn cà pháo, tép đồng kho, rau muống luộc; hạt cơm vô ý rơi vãi thì nhặt bỏ vào mâm... Mặc thì, đại lễ có bộ ka-ki, ngày thường bộ bà ba mầu nâu lụa Hà Ðông, đi guốc gỗ hay dép cao-su. Tiện nghi thì rất ít, đơn sơ: giường gỗ, màn cá nhân, chiếc quạt nan, ở trong ngôi nhà gỗ cất khiêm nhường tại một góc vườn. Trên bàn làm việc, Bác không bày biện nhiều đồ, chỉ là tiện nghi tối thiểu để đọc, viết. Kể sao hết những chuyện như thế trong đời sống phong phú nhưng rất giản dị của Bác. Mỗi lần được nghe, được thấy những chuyện, những cảnh ấy, lòng chúng ta xiết bao cảm động, bởi rất tự nhiên, ta so sánh, tự vấn với cuộc sống trong xã hội, trong đó có bản thân ta.
Khi Bác nói về đường lối, chính sách, chủ trương với quần chúng cũng hết sức giản dị, dễ hiểu. Ðầu những năm 40 của thế kỷ 20, nước ta mới gây dựng phong trào cách mạng, một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ kiểu mới chưa có tiền lệ ở Ðông - Nam Á, nên bao khó khăn, phải có cách đi từ đầu, Bác nói ra đường lối, chủ trương cách mạng đó trong bài "Nhóm lửa" (01-8-1942) đoạn đầu như sau:
Lúc leo lét bắt đầu nhóm lửa,
Biết bao nhiêu là sự khó khăn?
Chỉ đìu hiu một mảy gió xuân,
Cũng lo sợ lửa khi tắt mất.
Nghi ngút khói, mặc dầu thổi quạt,
Che một bên lại tạt một bên;
Khi lửa đà chắc chắn bén lên,
Thì mưa gió, chi chi cũng cháy.
Mưa lún phún, lửa càng nóng nảy.
Gió càng cao, ngọn lửa càng cao.
Núi rừng đều bén, cháy ào ào,
Lửa nung đỏ cả giời sáng tóe.
Năm 1954, khi hòa bình được lập lại trên miền Bắc, có lần nói chuyện với bà con công giáo ở Phát Diệm, Bác nói: "Từ nay, với sự cố gắng của đồng bào, sản xuất sẽ ngày càng phát triển, phần xác ta được ấm no thì phần hồn cũng được yên vui". Những lời nói của người thể hiện quan điểm tư tưởng rất vững chắc, lập trường chính trị rất rõ ràng, song vẫn dễ đi vào lòng người, thúc đẩy mọi người hành động. Bác nói được với mọi người, hơn thế, nói được với mỗi người, bởi đó là tiếng nói chân thực, giản dị; giản dị vì trước hết là tiếng của một tấm lòng. Một lần đến thăm Indonesia, thời Tổng thống Sukarno, Chính phủ bạn dành phòng đại lễ để Bác gặp kiều bào ta. Nhưng thật bất ngờ, phòng trở nên chật vì già, trẻ, gái, trai. Việt kiều đến quá đông. Không chút do dự, Bác bước ra bãi cỏ rộng phía trước, rút dép cao-su, ngồi bệt xuống, kiều bào ta quây quần quanh Bác. Một nhà thơ Indonesia chứng kiến cảnh đó đã viết bài thơ có tựa đề (dịch) "Vẻ đẹp bên trong của viên ngọc", trong đó có những câu:
Người không thích ngồi ghế danh dự, suy tôn
Ngồi vào đó, với Người, không có nghĩa.
Về lĩnh vực văn nghệ, Bác rất giản dị ở sự nhìn nhận, đánh giá bản thân. "Ngâm thơ ta vốn không ham", ấy là lời Bác nói rõ rằng mình không lấy sáng tác văn chương làm lẽ sống, mặc dầu chúng ta biết Bác rất yêu quý nghệ thuật, quý trọng người làm nghệ thuật. Người là nhà thơ, nhà văn lớn. Bác chưa một lần nhận mình là nhà thơ, nhà văn. Có thể do Bác khiêm tốn, tự thấy mình chỉ là "người học trò nhỏ của nhà văn vĩ đại Tolstoi" (lời Bác), chưa xứng đáng danh hiệu cao quý nhà văn, nhà thơ. "Ngục trung nhật ký" gồm những bài thơ chữ Hán sáng tác trong nhà tù Tưởng Giới Thạch từ tháng 8-1942 - 9-1943, Bác viết cho Bác đọc. Ông Vũ Kỳ kể: Ðọc bản dịch thơ Bác cho Bác nghe, Bác không nói gì chỉ tủm tỉm cười. Ðánh bạo hỏi Bác, Bác nói: "Các chú quý thơ, yêu thơ Bác nên dịch thơ Bác. Nhưng dịch thế nào được thơ Bác. Chính Bác cũng không dịch được thơ Bác, giây phút đó qua rồi. Thôi thì các chú cùng Bác sáng tác vậy". Có cái hóm hỉnh, đùa vui nhưng ngẫm kỹ thì vẫn là thái độ, cách nhìn nhận mình và người rất giản dị.
Viết thơ, văn, Bác không câu nệ về đề tài, những gì có trong cuộc đời, đến như mất cái gậy, rụng chiếc răng... Người đều đưa vào thơ. Bởi cũng như C.Mác và các bậc hiền triết xưa nay, không có gì liên quan đến con người mà xa lạ với Bác. Bác cũng rất giản dị về việc lựa chọn thể loại, không nhất thiết là truyện, ký, kịch hay thơ...; thơ thì thơ luật hay thơ tự do, làm thơ luật nhưng đâu có bị khuôn vào niêm luật, dùng cả văn ngôn lẫn bạch thoại, thơ tứ tuyệt mà vẫn viết quá bốn câu... (tập “Nhật ký trong tù”). Trong truyện, kết hợp nhiều yếu tố, đưa vào cả huyền thoại, viễn tưởng chính trị (“Lời than vãn của bà Trưng Trắc”, “Con người biết mùi hun khói”...). Có thể nói, Bác viết văn, làm thơ một cách giản dị, làm chủ nghệ thuật như đã làm chủ thời gian, sinh hoạt, tiện nghi, tình thế, lịch sử... Người phá bỏ các quy phạm nghệ thuật gò bó mà chỉ giữ lại quy luật chung nhất của nghệ thuật mà thôi. Giọng điệu văn thơ cũng giản dị, chẳng thấy Bác cao đạo, đại ngôn, khẩu khí "vĩ nhân" bao giờ.
Có những bài thơ của Bác ngay cả người giàu trí tuệ, am hiểu văn hóa, văn học, vẫn chưa hiểu hết. Ðể dịch "Ngục trung nhật ký" của Bác, Viện Văn học đã tập trung những nhà Hán học uyên thâm, những nhà thơ xuất sắc do ông Nam Trân đứng đầu, thế mà dù đã cố gắng, nhưng không ít bài dịch vẫn lạc giọng nguyên tác. Không phải là nhà nghiên cứu phê bình, dịch thuật thiếu tài năng, càng không phải thiếu tình với thơ Bác, mà chỉ do thơ Bác giản dị quá, tự nhiên đến mức không ngờ; thơ là, "văn tức là người" là thế.
Còn có thể chỉ ra sự giản dị trong thơ, văn Bác ở lời, ở chữ, ở câu và nhiều chỗ khác nữa như sự giản dị có ở muôn nơi trong đời sống phong phú của Bác. Nhưng nói đến cùng giản dị, đơn giản trong cuộc sống, trong văn nghệ ... ở Bác là do cội nguồn: giản dị của cách cảm, cách nghĩ.
Nghệ sĩ Ưu tú Kim Liên, người vinh dự được nhiều lần gặp Bác, kể lại trong bữa cơm Bác mời ngày 17-7-1969, thấy Bác ăn ít quá, chị cố nài, Bác nói: "Khi Bác ăn được thì không có cái để mà ăn. Khi có cái ăn thì ăn không được". Có lẽ không cần nói gì thêm về sự trung thực, giản dị của ý nghĩ, lời nói của Bác. Một đoạn khác, khi theo Bác lên nhà sàn - chị kể: "Tôi không ngờ Bác Hồ, vị Chủ tịch nước kính yêu và vĩ đại của dân tộc, lại ở trong một gian phòng nhỏ, tiện nghi quá giản đơn, của cải chẳng có gì! Như hiểu được ý nghĩ của tôi, Bác nói giọng trầm buồn:
- Bác chẳng có gì cho cháu cả! Bác chỉ có cái thước mà lúc còn trẻ bôn ba qua các nước, Bác có nhặt được mảnh gỗ, tự tay đẽo thành một cái thước kẻ để dùng, nay Bác cho cháu để làm kỷ niệm.
Tôi cầm cái thước mà rơm rớm nước mắt vì không ngờ Bác lại sống giản dị đến thế. Tôi phát hiện trên cái thước có ghi ba chữ cái: S - N - K (Suy nghĩ kỹ). Ðến uyên thâm và vĩ đại như Bác mà khi viết và nói gì cũng phải: "Suy nghĩ kỹ" (bài “Ðóa sen hồng”, báo Văn nghệ số 16, 17 ra ngày 28-4-1990).
Tại sao Bác giản dị đến nhường ấy? Bởi con người Bác là sự kết tinh của nhiều nền văn hóa. Bác làm chủ hoàn toàn được mình về trí tuệ, tình cảm, bởi Bác sống "như trời đất của ta", hiểu được lẽ Trời Ðất, thiên mệnh, sống hòa nhịp với con người, với thời gian hiện tại nhưng lại hướng về tương lai, nghĩa là Người là biểu tượng của nhân loại ở thời kỳ "từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của Tự do
Câu 1 : "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối"
- Nội dung: do sự vận động của Trái Đất, tháng 5 do vị trí nước ta nhận lượng ánh sáng lâu hơn nên ta có cảm giác ngày dài hơn, ngược lại.
Câu 2 :
- Luận điểm chính : là cái tựa đề " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"
- Luận điểm1: "dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước"
- Lí lẽ: đó chính là truyền thống quí bau của nhân dân ta .
- Dẫn chứng: "Từ xa xưa đến nay................cướp nước"
- Luận điểm chính : là cái tựa đề " bài "Đức tính giản dị của Bác Hồ""
- Luận điểm : "lịch sử ta....... nhân dân ta"
- Dẫn chứng : Bà Trưng , Bà Triệu.....
- Luận điểm :" đồng bào ta ngày ......... ngày trước"
- Dẫn chứng được sắp xếp theo mô hình "từ........ đến"
\(\Rightarrow\) Bố cục mạch lạc
Nêu vấn đề ngắn gọn, rõ ràng, sinh động.
- Cách luận chứng: phong phú, toàn diện, liên tục, rành mạch, vừa khái quát vừa cụ thể.
- Cách kết thúc vấn đề: tự nhiê, hợp lý, chặt chẽ, đầy sức thuyết phục.
- Lời văn giọng điệu rõ ràng, dứt khoát.
Câu 3 : Bài làm
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.
Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.
Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.