Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Suy nghĩ của tác giả về số phận con người:
+ Mỗi người trong cuộc đời sẽ có những số phận khác nhau, có thể gặp nhiều bất hạnh, mất mát nhưng tác gỉa không làm mất đi hi vọng vào niềm tin, hạnh phúc con người.
+ Nhà văn tin tưởng sâu sắc khi con người dựa vào, chia sẻ, đồng hành với nhau con người xứng đáng được hạnh phúc
Gợi ý tên truyện nguyên văn bằng tiếng Nga là Sutba delveka có nghĩa là "số phận một con người". Vậy đề tài của truyện là phản ánh số phận một con người cụ thể: cậu bé Va-ni-a hoặc Xô-cô-lốp chứ không phải số phận con người nói chung. Tuy nhiên, đây là tác phẩm viết về thời hậu chiến, nên những nỗi đau mất mát quá lớn của con người sau chiến tranh cũng là chủ đề cửa truyện ngắn này. Sô-lô-khốp đã trăn trở về vấn đề cuộc sống, sinh mạng con người, cũng như vấn đề hạnh phúc của những người sống sót sau chiến tranh.
- Sô-lô-khốp suy nghĩ sâu sắc về số phận con người, tin tưởng vào nghị lực phi thường của cách mạng có thể vượt qua số phận.
Trong cuộc sống hiện đại hóa, công nghiệp hóa hôm nay, đất nước Việt Nam ta đã có những đổi mới tích cự trong việc giáo dục. Nhưng song song với những mặt tích cực đó, còn có những cái xấu, cái chưa tốt nhìn thấy rõ, mà ví dụ điển hình là việc học đối phó của phần lớn học sinh ngày nay.
Vậy học đối phó là gì và do đâu? Ai trong chúng ta dám thừa nhận mình chưa bao giờ như thế? Việc học, quan trọng là lòng yêu thích, sự say mê tìm tòi, tạo cho mình một cái nhìn mới mẻ trong việc tiếp nhận và tích lũy kiến thức. Từ đó, ta mới có thêm niềm tin, những hứng thú để tiếp tục chặng đường học tập. Hãy nhìn những đứa trẻ, học tập đối với chúng luôn là sự tự do, là những bí ẩn chúng mong muốn được giải mã. Nhưng học sinh ngày nay thì lại khác. Học tập, xem như một nghĩa vụ bắt buộc, áp đặt và nặng nề. Thầy cô giảng, ta cứ dỏng tai lên nghe, nhưng chữ có vô đầu không thì không quan trọng. Nói điều này ra, một số người bảo ta bày vẽ, họ nói rằng: "Dào, chép bài mỏi tay chết còn học này học nọ!". Vậy là việc học cũng hờ hễnh, cũng nhàm chán như một nỗi khổ. Người ta dần dần nghĩ ra những "quái chiêu" để đối phó với việc học, để qua mặt thầy cô.
Phao, copy, chép sách giải, hỏi bài bạn, đến "lò" luyện mong vớ lấy vài con chữ,... Học mà không biết mình học vì cái gì, vì một mục đích cao đẹp nào, để đạt được thành công ra sao trên đường đời. Học như học vẹt, miệng đọc qua loa, bài tập không chyên sâu, mồm miệng cố la cho lớn để ra vẻ ta đây với thiên hạ. Không những học sinh yếu kém mà các bạn có năng lực tốt cũng "đối phó". Thầy dạy cho có và trò học đối phó, một khung cảnh dễ nhận thấy ở các lò luyện thi, trường chuyên, lớp giỏi,.. Việc đối phó như một tấm khiêng chống đỡ sự thất vọng của thầy cô, cha mẹ và những lời bàn tán của bạn bè. Chúng ta dần đánh mất những truyền thống học tập của người học sinh, để đổi lấy những con điểm cao chót vót, những nguyện vọng để bằng bạn bè.
Học đối phó là vấn nạn lớn, nó ăn mòn và hủy diệt sự tự chủ trong mỗi con người, gặm nhắm những đức tính tốt đẹp trong mỗi học sinh chúng ta. Cần có biện pháp, không thể nói suông ngày một ngày hai. Mỗi khi học tập, hãy tìm tòi những câu hỏi, đi sâu và những kiến thức, dành nhiều thời gian cho những mục tiêu mình cần vươn đến. Và hãy nhớ rằng: Chúng ta là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ học sinh mới, không thể đi lên mà không có kiến thức, trí tuệ và lòng hăng say yêu thích.
Học đối phó - cần phải loại bỏ ngay từ hôm nay.
Mình từng ngồi thẩn thờ để suy nghĩ về việc mình tồn tại trên thế giới này. Khi đó mình mới nhận ra rằng thời gian đã "đóng góp" rất nhiều cho việc mình lớn lên và trưởng thành đến bây giờ. Từ những cú ngã khi bập bẹ, lần đầu tập đi xe hay những khoảnh khắc mình bên những người mình yêu thương và cả những lúc mình lủi thủi một mình, chìm đắm trong những suy tư, thế giới mơ mộng mà chính mình dựng nên. Tất cả đều có mặt của "thời gian". Khi mọi người ai cũng tất bật trong sự hối hả của cuộc sống, chỉ số ít chọn dừng lại và ngoảnh lại xem chuyện gì đang xảy ra. Thì mình là người đó. Mình đã từng cảm thấy thời gian trôi qua chỉ là những tháng ngày vô nghĩa. Và dường như chính nó đang dần dần giết chết cái tôi bên trong bằng những sự dằn vặt và hối tiếc trong sự hoài niệm. Khi ngày và đêm mình chẳng thể nào phân biệt được, sự lạnh lẽo của con người cứ thế mà "vả" vào mặt mình từng hồi. Ngày từng ngày cứ lặp đi lặp lại trong sự tẻ nhạt và chán chường. Hẳn thời gian là thuốc độc. Bởi nó đang từ từ hủy hoại mình, làm cho cảm giác như sẽ không bao giờ có ngày mai nữa. Thế nhưng, trong giai đoạn cách ly tại nhà - năm 2021 ấy, mình đã quyết định lấy độc trị độc. Và có lẽ thời gian đó chính là thuốc giải cho những bế tắt của mình trước đây. Mình đã dành nhiều thời gian để nhìn sâu vào bên trong bản thân hơn, yêu chính mình hơn và hơn hết mở rộng cái nhìn về những ý kiến cá nhân hơn. Khi đó mình nhìn thấy được chính mình trong những câu chuyện của người khác, mình được đồng điệu, thấu hiểu và đôi khi là được an ủi trong những "chiếc" bình luận "cảm ơn vì đã ở lại" hay đơn giản là "ôm cậu một cái". Người ta bảo "thời gian sẽ chữa lành mọi vết thương" nhưng liệu bạn có dũng cảm để đối mặt với sự đau đớn mà thời gian gây ra không? Chả có khi nào trị thương mà không đau cả, vết thương này lành đi cũng chính là minh chứng cho việc chữa lành đã thành công và chúc mừng bạn đã vượt qua nó. Thời gian là chính thuốc nhưng là thuốc gì thì còn tùy vào cách nhìn nhận của mỗi người. Tất cả mọi thứ như vỡ lẽ ra, mình đã bước chân ra khỏi chai thuốc độc mang tên thời gian, thay vào đó mình bước chân sang một nơi mới - đó là sự giải thoát của chính thời gian dành cho mình.
"thời gian là phép chữa lành, nhưng cũng là thứ độc dược. thời gian khiến ta nghĩ mình đã hồi phục, nhưng thật ra vết thương vẫn rỉ máu không ngừng."
just remind me of this =))
Tình bạn là tình cảm thiêng liêng của con người trong xã hội. Ngoài tình cảm gia đình thì tình bạn là thứ tình cảm quan trọng, có sức ảnh hưởng và nâng đỡ mỗi chúng ta trên đường đời. Trong cuộc sống, không ai là không có bạn cả. Người nào càng có nhiều bạn bè thì người đó càng hạnh phúc và có cơ hội thành đạt cao. Các cụ có câu:”Giàu vì bạn, sang vì vợ” là ở lẽ đó.Người bạn hèn nhát là người sẽ đến bên ta khi ta thành công và bỏ mặc ta khi ta lâm vào nguy khó (khi ta thành công, có quá nhiều"bạn" chúng ta ko thể phân biệt rõ ràng được)
- Kẻ thù là người mà chúng ta luôn phòng bị và sẵn sàng chiến đấu với
=> Chúng ta luôn đề phòng kẻ thù vì trước mặt chúng ta, họ đã thể hiện rõ bản chất còn với những người bạn hèn nhát thì ko. Chúng ta ko những ko đề phòng mà luôn tin tưởng ở họ => Chúng ta dễ dàng gặp thất bại một khi những người bạn hèn nhát kia bán đứng chúng ta
Tình bạn là tình cảm thiêng liêng của con người trong xã hội. Ngoài tình cảm gia đình thì tình bạn là thứ tình cảm quan trọng, có sức ảnh hưởng và nâng đỡ mỗi chúng ta trên đường đời. Trong cuộc sống, không ai là không có bạn cả. Người nào càng có nhiều bạn bè thì người đó càng hạnh phúc và có cơ hội thành đạt cao. Các cụ có câu:”Giàu vì bạn, sang vì vợ” là ở lẽ đó.Tình bạn là cái cần thiết nhất đối với cuộc sống, vì không ai lại mong muốn cuộc sống không có bạn bè, dù cho người đó có hạnh phúc khác chăng nữa.Hãy mang lại hạnh phúc cho người khác, bạn sẽ hưởng hạnh phúc. Hãy mang lại sự bình an cho người khác bạn sẽ hưởng sự bình an. Mang lại sự đau khổ cho người khác, bạn sẽ nhận lại sự đau khổ.Đừng bao giờ thổ lộ hết với bạn bè vì có ngày họ có thể biến thành thù nên nhân đó sẽ hại anh. Cũng đừng bao giờ đối xử tàn tệ với kẻ thù đến độ họ không thể trở thành bạn anh vào một ngày nào đó.
"Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở; Khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn". Ba năm Trung học phổ thông. Ba năm – một khoảng thời gian quá ngắn, song ba năm ấy là một đoạn đời đẹp nhất trong cuộc đời một con người. Bởi, cái hồn nhiên trong trẻo của thời áo trắng mới đẹp làm sao; "Lơ đễnh nhìn ai qua cửa lớp; Vô tư nhặt ép cánh hoa xinh"!
Ngoài kia phượng rơi chưa? Mà sao nắng nồng nàn trên lá; mà sao nụ cười vẫn tươi, nhưng sao mềm đến lạ? Hạ đến rồi ư?! Những năm tháng ấy chất chứa bao nhiêu kỉ niệm, những lúc không làm vừa ý thấy, cô để rồi bị rầy la; những lúc cùng nhau chụm đầu giải bài toán khó; những lúc nô đùa giành nhau cánh phượng rơi xuống sân trường. Thế rồi: ve, nắng, phượng, và thi,... nghĩa là hạ đến!
Hạ đến rồi ư?! Những sắc màu của hạ rạng rỡ, lung linh.
Hạ đỏ là hạ của chia xa: những cái bắt tay hẹn tương lai rạng rỡ. Hạ tím là hạ của bâng khuâng, cổng trường khép – những lời chưa kịp ngỏ. Hạ vàng là hạ của mùa gặt hái những thành công qua bao tháng ngày gian khó. Hạ xanh là hạ của những bước chân lên rừng xuống bể: tay đắp đất, tay dựng nhà, tay chắp bút cho em thơ từng con chữ — hạ của những sẻ chia, đồng cảm với mọi người. Nước da có thể đen thêm, nhưng đen đẹp, đen duyên. Bàn tay có thể chai thêm mà tự hào cứng cáp. Thử thách có thể cao thêm mà chẳng hề chùn bước. Cuộc đời có thể rộng thêm, nhưng ta đã trưởng thành.
Ba năm chắt chiu, gom góp hành trang được trao từ thầy cô, giờ chúng ta đã lên đường bước vào cuộc sống mới. Cái quy luật khắc nghiệt của cuộc sống là vậy, làm sao ta cưỡng lại được. Lá xa cành đâu phải vì cơn gió kia cuốn đi, cũng đâu phảỉ là lá chẳng cần cây, mà đơn giản chỉ là đến lúc lá phải bay đi – bay đi đến những nơi xa, với những điều mới lạ: với mộng tưởng nên thơ về tương lai phía trước. Giờ chia tay đã đến! Những buồn vui hiện lên trong ánh mắt trìu mến của thầy cô, những nụ cười của bạn bè sẽ đi vào kỉ niệm. Góc sân, ghế đá, chiếc bàn của thầy cô và cái bảng đen sao hôm nay dội vào mình ta những điều thật lạ: bâng khuâng, bùi ngùi, xao xác cả nỗi lòng! Chợt nhớ câu thơ của Pháp "Đi là chết trong lòng một ít". Chết! Bởi khi ta đi, ta đã gởi lại nơi ấy một phần hồn. Ve sầu gọi, nắng vàng rơi, phượng rơi, tiếng ai gọi rơi thầm trong tâm tưởng, cổng trường khép — những lời chưa kịp ngỏ. Ánh mắt ai xa vắng u buồn,... nghĩa là hạ đến' — nghĩa là xa thầy xa cô!
Hạ đến rồi ư! Chợt hiểu, đời là những chuyến đi dài trong vô tận. Không muốn thầy là người chèo đò lam lũ trong quạnh quẽ u buồn, cũ kĩ thầy phải là một dải phù sa. Bởi lẽ, phù sa âm thầm bồi đắp cho những bãi bờ, những châu thổ, bến sông ngày một tốt tươi, xanh cành trĩu quả. Phù sa tự ngàn đời vẫn lặng lẽ chảy trôi mà chẳng đợi được vinh danh. Nhưng, phù sa đã hoá thân vào những mùa màng bội thu, đã nhuận sắc cho biết bao ngọt ngào hoa trái...!
-> Có những khoảnh khắc trôi đi không trở lại, có những điều dù níu giữ lại cũng chỉ ở trong tim. Có những mùa hè xa rồi còn gặp lại nhau khi năm học mới đến. Nhưng có một mùa hè, mùa hè cuối cùng của thời áo trắng mãi mãi đứng đó, không trở lại. Mùa hè năm học lớp 12 khép lại, mỗi đứa mỗi nơi, một con đường đi mới, nhiều khó khăn và thử thách hơn. Nhưng mùa hè đó còn neo giữ lại bao nhiêu kỉ niệm bao nhiêu buồn vui lẫn lộn. Mùa hạ cuối, mùa hạ chia li và mùa hạ hội ngộ ở những chặng đường mới.
Chắc hẳn rằng tâm trạng của cô cậu học trò nào học lớp 12 cũng sẽ bồi hồi, xúc động khi nghĩ đến mùa hè năm nay. Đây là giai đoạn nước rút để chuẩn bị cho hai kì thi căng thẳng là tốt nghiệp và đại học. Mùa hạ vẫn cứ trôi qua, những tiếng cười, tiếng nói vẫn còn văng vẳng đâu đây nhưng cảm xúc trong mỗi người dừng như đang nghẹn lại.
Suốt 12 năm ngồi trên ghế nhà trường, vô tư, hồn nhiên, không phải lo lắng, băn khoăn hay nghĩ ngợi quá nhiều ngoài chuyện học tập. Nhưng sau mùa hè này, các bạn sẽ phải định hướng con đường đi trong tương lai cho mình. Con đường đi đó sẽ được quyết định ở năm 12 này một phần, sự nỗ lực và cố gắng sẽ được đền đáp xứng đáng.
Mỗi lần tiếng ve kêu lên râm ran trên những tán hoa phượng nở đỏ rực một góc sân, lũ học trò lại nhao nhao lên vì vui sướng. Có lẽ vui vì được nghỉ hè, được thư giãn, không phải bận rộn với sách vở, với trang viết, với phép tính. Nhưng mùa hè năm học lớp 12 có lẽ là mùa hè chưa bao giờ được mong đợi. Bởi rằng sau mùa hè này, mỗi một thành viên sẽ có một con đường đi riêng, có sự chia li, có nước mắt, có những lời hẹn áo trắng.
Mùa hè đang đến gần thì thời gian cho hai kì thi cũng không còn xa nữa. Lo âu, hồi hôp hiện hữu trên từng gương mặt. Không ai mong mình phải trải qua mùa hè của năm học lớp 12, bởi rằng đó là mùa hè cuối cùng của thời áo trắng mộng mơ.
Chúng ta ai rồi cũng sẽ trưởng thành, sẽ phải đối mặt với chia li, đối mặt với rất nhiều thử thách, đối mặt với không ít chông gai đang chờ phía trước.
Có những cô bạn trong buổi lễ tổng kết năm học ở lớp 12 đã ôm mặt khóc rưng rức vì nghĩ đến chặng đường 3 năm học cùng với nhau, chơi đùa cùng nhau, tâm sự cùng nhau. Ấy vậy mà sau mùa hè này, liệu rằng có được học chung dưới một mái trường nữa hay không? Câu hỏi ấy cứa vào trái tim mong manh và dễ vỡ, để rồi những tiếng nấc cứ thế, cứ thế vang lên nghe chua xót.
Vẫn biết rằng chia tay nhau, mai này mình còn gặp lại ở một con đường mới, môi trường mới nhưng kỉ niệm còn vương mùi thời gian, vừa mới xảy ra hôm qua sao nỡ bỏ.
Ai dù mạnh mẽ nhưng cũng sẽ có lúc yếu lòng. Có không ít cậu con trai đã đứng sau gốc cây phượng thân quen, nhìn lần lượt từng chỗ ngồi từng đến, những đứa bạn từng cốc đầu nhau mỗi giờ ra chơi cũng bật khóc ngon lành. Bởi ai cũng biết rằng mùa hè không trở lại, thời gian không trở lại để chúng ta có thể vô tư như thế này nữa. Chúng ta ai rồi cũng sẽ phải lớn, phải trưởng thành...
Có lẽ những kỉ niệm suốt 3 năm học trên ghế trung học phổ thông sẽ là những điều tươi đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi người về sau. Vì đó là bước ngoặc, là những suy nghĩ của một người sắp phải lớn.
Lớp học, thầy cô và bạn bè là tất cả những gì mà chúng ta có được, còn lưu giữ cho đến khi không còn học ở đây nữa. Dù buồn, dù nuối tiếc nhưng cuộc đời là vậy. Trân trọng những gì đã qua, để đón nhận những điều chắc sẽ tốt đẹp ở phía trước. Những gì mà bản thân có được khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông sẽ là hành trang đáng quý nhất trong cuộc đời về sau.
Những lần không học bài cũ bị cô giáo phạt, những lần trốn học đi chơi, những lần nói dối cô vì đến muộn và rất nhiều lần khác nữa... Tất cả, tất cả là một miền kí ức tươi đẹp nhất ở tháng năm tươi đẹp nhất.
Mùa hạ năm 12 đến rồi, chúng ta sẽ trân trọng những điều đã qua. Để mỗi khi nhớ về mỉm cười hạnh phúc vì những điều đã có với nhau.
Thế ày được chưa zậy???
Tui làm ko hay cho lém
Nạn đói khủng khiếp và dữ dội năm 1945 đã hằn in trong tâm trí Kim Lân - một nhà văn hiện thực, có thể xem là con đẻ của đồng ruộng, một con người một lòng đi về với "thuần hậu phong thủy" ấy. Ngay sau Cách mạng, ông đã bắt tay viết ngay tiểu thuyết "Xóm ngụ cư". Khi hòa bình lặp lại (1954), nỗi trăn trở tiếp tục thôi thúc ông viết tiếp thiên truyện ấy. Và cuối cùng, truyện ngắn "Vợ nhặt" đã ra đời.
Trong lần này, Kim Lân đã thật sự đem vào thiên truyện của mình một khám phá mới, một điểm sáng soi chiếu toàn tác phẩm. Đó là vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống của những người nông dân nghèo tiêu biểu như Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ. Thiên truyện thể hiện rất thành công khả năng dựng truyện, dẫn truyện và đặc sắc nhất là Kim Lân đã khám phá ra diễn biến tâm lý thật bất ngờ.
Trong một lần phát biểu, Kim Lân từng nói: "Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người".
Và điểm sáng mà nhà văn muốn đem vào tác phẩm chính là ở chỗ đó. Đó chính là tình người và niềm hi vọng về cuộc sống, về tương lai của những con người đang kề cận với cái chết. Bằng cách dẫn truyện, xây dựng lên tình huống "nhặt vợ" tài tình kết hợp với khả năng phân tích diễn biến tâm lý nhân vật thật tinh tế và sử dụng thành công ngôn ngữ nông dân, ngôn ngữ dung dị, đời thường nhưng có sự chọn lọc kĩ lưỡng ấy, nhà văn đã tái hiện lại trước mắt ta một không gian nạn đói thật thảm hại, thê lương. Trong đó ngổn ngang những kẻ sống, người chết, những bóng ma vật vờ, lặng lẽ giữa tiếng hờ khóc và tiếng gào thét kinh hoàng của đám quạ.
Bằng tấm lòng đôn hậu chân thành, nhà văn đã gửi gắm vào trong không gian tối đen như mực ấy những mầm sống đang cố vươn đến tương lai, những tình cảm chân thành, yêu thương bình dị nhưng rất đỗi cao quý ấy và nhà văn đã để những số phận như anh Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ được thăng hoa trước ngọn cờ đỏ phất phới cùng đám người đói phá kho thóc Nhật ở cuối thiên truyện.
Có thể nói rằng, Kim Lân đã thật xuất sắc khi dựng lên tình huống "nhặt vợ" của anh cu Tràng. Tình huống ấy là cánh cửa khép mở để nhân vật bộc lộ nét đẹp trong tâm hồn mình. Dường như trong đói khổ người ta dễ đối xử tàn nhẫn với nhau khi miếng ăn của một người chưa đủ thì làm sao có thể đèo bòng thêm người này người kia. Trong tình huống ấy, người dễ cấu xé nhau, dễ ích kỷ hơn là vị tha và người ta rất dễ đối xử tàn nhẫn, làm cho nhau đau khổ.
Nhưng nhà văn Kim Lân lại khám phá ra một điều ngược lại như ở các nhân vật như anh cu Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ. Chúng ta từng kinh hãi trước "xác người chết đói ngập đầy đồng", "người lớn xanh xám như những bóng ma", trước "không khí vẩn lên mùi hôi của rác rưởi và mùi ngây của xác người", từng ớn lạnh trước "tiếng quạ kêu từng hồi thê thiết" ấy nhưng lạ thay chúng ta thật không thể cầm lòng xúc động trước nghĩa cử cao đẹp mà bình thường, dung dị ấy của Tràng, bà cụ Tứ và cả người vợ của Tràng nữa.
Một anh thanh niên của cái xóm ngụ cư ấy như Tràng, một con người - một thân xác vạm vỡ lực lưỡng mà dường như ngờ nghệch, thô kệch và xấu xí ấy lại chứa đựng biết bao nghĩa tình cao đẹp. "Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào", vậy mà Tràng vẫn đèo bòng thêm một cô vợ trong khi anh không biết cuộc đời mình phía trước ra sao. Tràng thật là liều lĩnh. Và ngay cô vợ Tràng cũng thế. Hai cái liều ấy gặp nhau kết tụ lại thành một gia đình. Điều ấy thật éo le và xót thương vô cùng.
Và dường như lúc ấy trong con người của Tràng kia đã bật lên niềm sống, một khát vọng yêu thương chân thành. Và dường như hắn đang ngầm chứa đựng một ao ước thiết thực về sự đầm ấm của tình cảm vợ chồng, của hạnh phúc lứa đôi. Hành động của Tràng dù vô tình, không có chủ đích, chỉ tầm phờ tầm phào cho vui nhưng điều ấy cũng hé mở cho ta thấy tình cảm của một con người biết yêu thương, cưu mang, đùm bọc những người đồng cảnh ngộ.
Như một lẽ đương nhiên, Tràng đã rất ngỡ ngàng, hắn đã "sờ sợ", "ngờ ngợ", "ngỡ ngàng" như không phải nhưng chính tình cảm vợ chồng ấy lại củng cố và nhen nhóm ngọn lửa yêu thương và sống có trách nhiệm với gia đình trong hắn. Tình nghĩa vợ chồng ấm áp ấy dường như làm cho Tràng thay đổi hẳn tâm tính.
Từ một anh chàng ngờ nghệch, thô lỗ, cộc cằn, Tràng đã sớm trở thành một người chồng thật sự khi đón nhận hạnh phúc của gia đình. Hạnh phúc ấy như một cái gì đó cứ "ấm áp, mơn man khắp da thịt Tràng tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ sống lưng". Tình yêu, hạnh phúc ấy khiến "Trong một lúc Tràng dường như quên đi tất cả, quên cả đói rét đang đeo đuổi, quên cả những tháng ngày đã qua".
Và Tràng đã ước ao hạnh phúc. Mạch sống của một người đàn ông trong Tràng đã trở dậy. Hắn có những thay đổi rất bất ngờ nhưng rất hợp lôgich. Những thay đổi ấy không gì khác ngoài tâm hồn đôn hậu, chất phác và giàu tình yêu thương hay sao?
Trong con người của Tràng khi trở dậy sau khi chào đón hạnh phúc ấy thật khác lạ. Tràng không phải là anh Tràng ngày trước nữa mà giờ đây đã là một con người có hiếu, một người chồng đầy trách nhiệm dù chỉ trong ý nghĩ. Thấy mẹ chồng nàng dâu quét tước nhà cửa, hắn đã bừng bừng thèm muốn một cảnh gia đình hạnh phúc, "Hắn thấy hắn yêu thương căn nhà của hắn đến lạ lùng", "Hắn thấy mình có trách nhiệm hơn với vợ con sau này". Hắn cũng xăm xắn ra sân dọn dẹp nhà cửa.
Hành động, cử chỉ ấy ở Tràng đâu chỉ là câu chuyện bình thường mà đó là sự biến chuyển lớn. Chính tình yêu của người vợ, tình mẹ con hòa thuận ấy đã nhen nhóm trong hắn ước vọng hạnh phúc, niềm tin vào cuộc sống sẽ đổi thay khi hắn nghĩ đến đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới. Rồi số phận, cuộc đời của hắn, của vợ hắn và cả người mẹ của hắn nữa sẽ thay đổi. Hắn tin thế.
Nạn đói ấy không thể ngăn cản được ánh sáng của tình người. Đêm tối ấy rồi sẽ qua đi để đón chờ ánh sáng của cuộc sống tự do đang ở phía trước, trước sức mạnh của cách mạng. Một lần nữa, Kim Lân không ngần ngại gieo rắc hạnh phúc, niềm tin ấy trong các nhân vật của mình. Người vợ nhặt không phải ngẫu nhiên xuất hiện trong thiên truyện. Thị xuất hiện đã làm thay đổi cuộc sống của xóm ngụ cư nghèo nàn, tăm tối ấy, đã làm cho những khuôn mặt hốc hác u tối của mọi người rạng rỡ hẳn lên.
Từ con người chao chát chỏng lỏn đến cô vợ hiền thục, đảm đang là cả một quá trình biến đổi. Điều gì làm thị biến đổi như thế? Đó chính là tình người, là tình thương yêu. Thị tuy theo không Tràng về chỉ qua bốn bát bánh đúc và hai câu nói tầm phơ tầm phào của Tràng nhưng chúng ta không khinh miệt thị. Nếu có trách thì chỉ có thể hướng vào xã hội thực dân phong kiến kia bóp nghẹt quyền sống con người.
Thị xuất hiện không tên tuổi, quê quán, trong tư thế "vân vê tà áo đã rách bợt", điệu bộ trông thật thảm hại nhưng chính con người lại gieo mầm sống cho Tràng, làm biến đổi tất cả, từ không khí xóm ngụ cư đến không khí gia đình. Thị đã đem đến một luồng sinh khí mới, nguồn sinh khí ấy chỉ có được khi trong con người thị dung chứa một niềm tin, một ước vọng cao cả vào sự sống, vào tương lai. Thị được miêu tả khá ít, song đó lại là nhân vật không thể thiếu đi trong tác phẩm. Thiếu thị, Tràng vẫn chỉ là anh Tràng của ngày xưa, bà cụ Tứ vẫn lặng thầm trong đau khổ cùng cực.
Kim Lân cũng thật thành công khi xây dựng nhân vật này để góp thêm tiếng lòng ca ngợi sức sống của vẻ đẹp tình người, niềm tin ở cuộc đời phía trước trong những con người đói khổ ấy. Và thật ngạc nhiên, khi nói về ước vọng tương lai, niềm tin vào hạnh phúc, vào cuộc đời, người ta dễ nghĩ đến tuổi trẻ như Tràng và người vợ. Nhưng Kim Lân lại khám phá ra một nét độc đáo vô cùng, tình cảm, ước vọng ở cuộc đời ấy lại được tập trung miêu tả khá kĩ ở nhân vật bà cụ Tứ. Đến nhân vật này, Kim Lân tỏ rõ ngòi bút vững vàng, già dặn của mình trong bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật.
Bà cụ Tứ đến giữa câu chuyện mới xuất hiện nhưng nếu thiếu đi nhân vật này, tác phẩm sẽ không có chiều sâu nhân bản. Đặt nhân vật bà cụ Tứ vào trong tác phẩm, Kim Lân đã cho chúng ta thấy rõ hơn ánh sáng của tình người trong nạn đói. Bao giờ cũng thế, các nhà văn muốn nhân vật nổi bật cá tính của mình thường đặt nhân vật vào một tình thế thật căng thẳng. Ở đó dĩ nhiên phải có sự đấu tranh không ngừng không những giữa các nhân vật mà độc đáo hơn là ngay chính trong nội tâm của nhân vật ấy. Bà cụ Tứ là một điển hình.
Việc Tràng lấy vợ đã gây một chấn động lớn trong tâm thức người mẹ nghèo vốn thương con ấy. Bà ngạc nhiên ngỡ ngàng trước sự xuất hiện của một người đàn bà trong nhà mình mà lâu nay và có lẽ chưa bao giờ bà nghĩ đến. Hết ngỡ ngàng, ngạc nhiên bà cụ đã "cúi đầu nín lặng". Cử chỉ, hành động ấy chất chứa bao tâm trạng. Đó là sự đan xen lẫn lộn giữa nỗi tủi cực, nỗi lo và niềm vui nỗi buồn cứ hòa lẫn vào nhau khiến bà thật căng thẳng.
Sau khi thấu hiểu mọi điều, bà nhìn cô con dâu đang "vân vê tà áo đã rách bợt" mà lòng đầy thương xót. Bà thiết nghĩ "người ta có gặp bước khó khăn này, người ta mới lấy đến con mình, mà con mình mới có được vợ". Và thật xúc động bà cụ đã nói, chỉ một câu thôi nhưng sâu xa và có ý nghĩa vô cùng: "Thôi, chúng mày phải duyên phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng".
Đói khổ đang vây lấy gia đình bà, cuộc sống của bà sẽ ra sao khi mình đang ngấp nghé trước vực thẳm của cái chết. Nhưng trong tâm thức người mẹ nghèo ấy, đói khổ không phải là vật cản lớn nữa. Đói rét thật nhưng trong lòng mà cụ vẫn sáng lên tấm lòng yêu thương chân thành. Bà thương con, thương dâu và thương cho chính bản thân mình.
Bà cụ Tứ từ những nỗi lo, nỗi tủi cực về gia cảnh vẫn không ngừng bùng cháy lên ngọn lửa của tình người. Bà đã giang tay đón nhận đứa con dâu lòng đầy thương xót, trong tủi cực nhưng vẫn ngầm chứa một sức sống thật mãnh liệt. Chính ở người mẹ nghèo khó ấy, ngọn lửa của tình người, tình thương yêu nhân loại ấy bùng cháy mạnh mẽ nhất. Trong bóng tối của đói nghèo đang hùng hổ vây quanh, bà lão vẫn gieo vào lòng những con mình niềm tin về cuộc sống. Bà nhắc đến việc Tràng nên chuẩn bị một cái phên nuôi gà, rồi việc sinh con đẻ cái, bà lão nói toàn truyện vui trong bữa cơm ngày đói thật thảm hại. Bà đã đón nhận hạnh phúc của các con để tự sưởi ấm lòng mình.
Đặc biệt chi tiết nồi cám ở cuối thiên truyện thể hiện khá rõ ánh sáng của tình người. Nồi chè cám nghẹn bứ cổ và đắng chát ấy lại là món quà của một tấm lòng đôn hậu chất chứa yêu thương. Bà lão "lễ mễ" bưng nồi chè và vui vẻ giới thiệu: "Chè khoán đây. Ngon đáo để cơ". Ở đây nụ cười đã xen lẫn nước mắt. Bữa cơm gia đình ngày đói ở cuối thiên truyện không khỏi làm chạnh lòng chúng ta, một nỗi xót thương cay đắng cho số phận của họ song cũng dung chứa một sự cảm phục lớn ở những con người bình thường và đáng quý ấy.
Kim Lân bằng nghệ thuật viết văn già dặn, vững vàng đã đem đến một chủ đề mới trong đề tài về nạn đói. Nhà văn đã khẳng định ánh sáng của tình người thật thành công ở ba nhân vật. Điều làm chúng ta trân trọng nhất chính là vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống một cách mạnh mẽ nhất ở những thân phận nghèo đói, thảm hại kia.
Ba nhân vật: Tràng, vợ Tràng và bà cụ Tứ cùng những tình cảm, lẽ sống cao đẹp của họ chính là những điểm sáng mà Kim Lân từng trăn trở trong thời gian dài để thể hiện sao cho độc đáo một đề tài không mới. Tác phẩm đã thể hiện thành công nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, khả năng dựng truyện và dẫn truyện của Kim Lân - một nhà văn được đánh giá là viết ít nhưng tác phẩm nào cũng có giá trị là vì lẽ đó.
"Cái đẹp cứu vớt con người" (Đôxtôiepki). Vâng, "vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân thể hiện rõ sức mạnh kì diệu ấy. Ánh sáng của tình người, lòng tin yêu vào cuộc sống là con nguồn mạch giúp Kim Lân hoàn thành tác phẩm. Ông đã đóng góp cho văn học Việt Nam nói chung, về đề tài nạn đói nói riêng một quan niệm mới về lòng người và tình người. Đọc xong thiên truyện, dấu nhấn mạnh mẽ nhất trong tâm hồn bạn đọc chính là ở điểm sáng tuyệt vời ấy.
* * *
Chúc bạn hok tốt!!!
:vv
BC