Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Các bạn trong tranh bảo quản đồ dùng cá nhân bằng cách:
+ Tranh 1: Ghi tên của mình vào cặp sách để tránh trường hợp nhầm lẫn với bạn khác
+ Tranh 2: Khi chơi đồ chơi xong cất vào tủ ngay ngắn, gọn gàng
+ Tranh 3: Lau giày để bảo quản giày luôn sạch sẽ
- Những việc làm bảo quản đồ dùng cá nhân:
+ Sắp xếp ngay ngắn, gọn gàng
+ Không vứt lung tung
- Đồ dùng cá nhân của em là: bút, thước, sách vở, túi xách, cặp sách,...
- Bảo quản đồ dùng cá nhân bằng cách:
+ Bút dùng xong đậy nắp lại cẩn thận, bỏ vào hộp bút
+ Sách vở được bao bìa, dán nhãn cẩn thận
+ Sử dụng đồ dùng cá nhân xong để lại vị trị cũ ngay ngắn, gọn gàng
a. Việc bảo quản đồ dùng cá nhân mang đến những lợi ích như: đảm bảo sức khỏe; tiết kiệm thời gian, tiền bạc; bản thân và mọi người thấy vui vẻ; đồ dùng được bảo quản cẩn thận sẽ có giá trị sử dụng lâu dài; rèn tính ngăn nắp cho bản thân.
b. Việc không bảo quản đồ dùng cá nhân sẽ dẫn đến các hậu quả như: gây hại cho sức khỏe; gây hư hỏng đồ đạc; tốn thời gian, tiền bạc; bản thân trở nên cẩu thả.
Học sinh vận dụng những lí thuyết đã học để đưa ra lời nhắc nhở đến bạn bè, người thân trong việc bảo quản đồ dùng cá nhân:
- Nêu ra tầm quan trọng của việc bảo quản đồ dùng cá nhân.
- Nêu ra những hậu quả nếu không bảo quản đồ dùng cá nhân.
- Đưa ra lời nhắc nhở bạn bè, người thân cần bảo quản đồ dùng cá nhân
Em có thể ủng hộ, khen bạn khi bạn có việc làm thể hiện việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân hoặc nhắc nhở khi thấy bạn hoặc người thân đang không làm tốt việc đó.
Ví dụ như thấy em trai vất chiếc điều khiển dưới đất thì em cần nhắc em để gọn lên trên bàn kẻo ai đó dẫm chân phải sẽ bị hỏng.
Hình 1:
Na đã được mẹ mua cho một chiếc áo khoác mới mà na rất thích và được mẹ dặn rằng phải giữ gìn chiếc áo cẩn thận.
Hình 2:
Khi tan học, Na đã cởi áo khoác ra để chơi cùng các bạn nhưng không cất chiếc áo cẩn thận mà vứt dưới gốc cây.
Hình 3:
Quá mải chơi, lúc về, Na đã quên không cầm theo áo khoác. Thấy Na không mặc áo khoác, mẹ đã hỏi: “Con để áo khoác ở đâu?” nhưng bạn ấy không nhớ.
Hình 4:
Vì không mặc áo khoác khi trời lạnh nên bạn Na đã bị ốm.
a. Do mải chơi, không chú ý cẩn thận trong việc giữ gìn đồ dùng cá nhân, bạn Na đã vứt chiếc áo khoác mẹ mua cho dưới gốc cây, khi được mẹ hỏi thì bạn không nhớ để chiếc áo khoác đó ở đâu và nó đã bị mất.
b. Việc bạn Na để mất chiếc áo khoác dẫn đến nhiều tác hại: bạn Na bị cảm lạnh, bố mẹ lo lắng, buồn bã, có thể sẽ mất thêm tiền để mua chiếc áo khoác mới cho Na.
c. Câu chuyện trên giúp em rút ra một bài học là cần phải biết giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân, cất giữ cẩn thận khi không dùng đến, không để tùy tiện mọi nơi, mọi chỗ.
Một số cách bảo quản đồ dùng cá nhân:
- Đồ dùng học tập: bọc sách, vở và ghi nhãn cẩn thận; không vẽ bậy vào sách vở; không xé sách vở; đóng nắp bút cẩn thận khi không dùng đến; cất đồ dùng học tập ngăn nắp, đúng chỗ khi dùng xong.
- Đồ chơi: không ném đồ chơi; lau chùi sạch sẽ; cất cẩn thận, đúng chỗ khi dùng xong; sử dụng đúng cách.
- Quần áo, giày dép: gấp gọn gàng quần áo; những bộ đồ dễ nhăn dùng móc treo; cất vào tủ gọn gàng khi không dùng đến; lau chùi giày dép sạch sẽ
- Bảo quản đồ dùng cá nhân là việc làm cần thiết của mỗi người.
- Khi biết bảo quản đồ dùng cá nhân, đồ dùng của chúng ta sẽ bền đẹp hơn, đồng thời tiết kiệm thời gian tìm kiếm và chi phí sửa chữa.
- Nếu không biết bảo quản đồ dùng cá nhân, chúng ta sẽ mất nhiều thời gian tìm đồ hoặc bị mất đồ, tốn nhiều tiền để đi sửa chữa hoặc mua mới.
Bạn trong tranh 2, tranh 4 và tranh 5 biết bảo quản đồ dùng cá nhân