Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trên đất nước Việt Nam ta có vô vàn cảnh đẹp và một trong số đó phải kể đến Đà Lạt, nơi được mệnh danh là “thành phố của mùa xuân vĩnh cửu”.
Đà Lạt nằm ở tỉnh Lâm Đồng với khí hậu mát mẻ và những dòng thác nổi tiếng. Những du khách đặt chân đến Đà Lạt sẽ bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp mộng mơ và rực rỡ của thành phố này. Nơi đây có thời tiết ấm áp vào buổi sáng nhưng lại se lạnh vào buổi tối nên nó được mới được gọi với cái tên mỹ miều là “thành phố của mùa xuân vĩnh cửu”. Ở Đà Lạt có rất nhiều thác, hồ nước đẹp cùng với những khu vườn bạt ngàn hoa. Những du khách đến đây rất thích được cưỡi ngựa vòng quanh hồ Xuân Hương hay thưởng thức những bó hoa tươi được người bán hàng gói cẩn thận. Những thác nước cao vút tuôn trắng xóa mang vẻ đẹp kì ảo cũng là một điểm thu hút khách du lịch ở nơi đây. Ngoài ra tại Đà Lạt, khách du lịch trong và ngoài nước có thể tham quan những làng dân tộc, cùng người dân bản địa giao lưu và thưởng thức những món ăn truyền thống như thịt lợn rừng hoặc rượu cần…
Em rất yêu thích vẻ đẹp của Đà Lạt. Em rất mong muốn được trở lại để thăm cảnh Đà Lạt thêm lần nữa.
Học tốt nha !
mình giỏi văn nhưng mình lười tả lém . bẹn thông cảm mình dới nha
Với em, mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm. Gió nhè nhẹ thổi mang theo khí xuân ấm áp. Mưa xuân như rắc bụi, cỏ cây hoa lá hân hoan rạo rực đón mừng, cỏ non ven đồi tua tủa mọc lên, chồi non trong vườn hé mắt khoe màu xanh nõn. Nước dâng đầy dòng sông, dòng kênh, lòng máng như cùng mùa xuân đem phù sa tưới tắm cho những cánh đồng. Lúa ngô khoai xanh biếc một màu trải dài, trải rộng đến chân trời xa. Từng đàn chim én bay lượn như dệt nắng xuân hồng. Cuối chân trời xa, những ngọn núi xanh thẫm nhô lên như những bức trường thành ngắm mãi không chán. Núi Thiên Nhẫn, núi Hùng Lĩnh,... nhô lên, hiện lên, hiện lên trập trùng, tím biếc…
Đêm trăng biển đẹp lắm. Sóng biển lao xao tràn lên bãi cát. Sóng biển rì rầm vỗ vào chân đảo. Gió êm biển lặng như một tấm gương trong xanh óng ánh muôn ngàn trăng sao. Phía xa kia là đảo Cát Bà mờ xanh, là đảo Hòn Dấu lập lòe ngọn hải đăng, là đồi thông xanh biếc ở bãi biển Đồ Sơn. Từ một làng, chài em say mê ngắm trăng ngắm biển. Gió mát quá. Một tiếng chim từ trời cao vọng đến... Con chim lạc đàn hốt hoảng kêu lên trong màn sương đêm. Càng về khuya, biển càng ru êm đềm, biển ca hát.
Trước cổng nhà, ba em trồng hai cây cau cảnh rất đẹp. Là cây cảnh nên nó không cao lắm, chỉ tầm 3 mét. Cau mọc thẳng tắp, thân cau tròn, gốc cây to và nhỏ dần lên đến ngọn. Da cau khá mịn màng, màu trắng bạc, có các khoanh tròn nhỏ trên thân như diện những chiếc lắc tay xinh đẹp. Các tàu lá cau xanh rì, tựa lá dừa nhưng ngắn và bé hơn, phất phơ trước gió như đang thì thầm trò chuyện. Cau nở thành từng buồng, ra hoa, hoa có màu trăng trắng, hương hoa dịu nhẹ, thoảng bay trong gió chiều khiến lòng ta ngào ngạt. Quả cau tròn, nho nhỏ, ra thành từng buồng, mỗi buồng có khi vài trăm trái, da láng mịn và xanh bóng. Khi về già, quả chín và đổi màu vàng đậm. Bà em thường chọn những quả cau tròn và căng nhất để bổ dọn cùng với trầu trên ban thờ mỗi dịp có giỗ hay ngày lễ Tết như tấm lòng thành kính gửi đến ông bà
đề bài :Em hãy tả 1 đoạn văn từ 4 đến 8 câu tả về một mùa mà em thích trong năm
Mùa đông là mùa cuối cùng của một năm. Khi mùa đông về, cây cối khắp nơi đều trở nên khẳng khiu, xơ xác. Bầu trời xám xịt không một gợn mây xanh. Ông mặt trời cũng lười biếng không chịu tỏa nắng xuống trần gian. Từng cơn gió lạnh buốt thổi khiến những người đi ngoài đường phải rùng mình. Đôi khi, những cơn mưa ghé qua làm tăng thêm cái lạnh lẽo. Thời gian cũng trôi đi nhanh hơn. Nhưng khi mùa đông đến cũng là lúc một năm sắp kết thúc. Một năm mới sắp đến, Tết sắp về. Vậy nên, em rất thích mùa đông.
Trong gia đình em, bố và em rất yêu thích động vật. Đặc biệt là bố em, bố rất thích chăm sóc và nuôi những con vật nhỏ xinh. Em còn nhớ, cách đây 2 năm, sau chuyến đi công tác dài ngày, bố em đã mang về một chú chó con màu đen tuyền còn bé rất đẹp. Từ ngày ấy, chú chó trở thành người bạn thân thiết với gia đình em đến tận bây giờ.
Ngày hôm ấy, em vẫn còn nhớ em là người xung phong đòi đặt tên cho nó. Bất kỳ cái tên nào của bố hay mẹ đều bị em gạt đi và đòi đặt bằng cái tên của mình nghĩ. Bố mẹ em khi ấy cũng chỉ cười rồi đồng ý. Từ đó, chú chó nhỏ có tên là Cún – một cái tên vô cùng dễ thương.
Cún khoác lên mình một bộ lông màu đen tuyền, óng mượt và rất dày. Em rất thích xoa đầu và vuốt ve bộ lông mềm mượt ấy mỗi khi chơi đùa cùng Cún. Mỗi lần đến mùa rụng lông, ba mẹ em đều dành thời gian để cùng nhau tắm cho nó. Bố em nói làm vậy không chỉ là làm sạch bộ lông mà còn tránh để bị đám rận làm tổ trên người nó nữa. Mỗi lần tắm, Cún đều rất ngoan ngoãn hưởng thụ chứ chẳng hề bỏ chạy như con chó hàng xóm đâu.
Cún nhà em có một đôi mắt sáng có hai cái đốm trắng xinh xinh ở bên trên. Bà nội em mỗi lần lên chơi, nhìn thấy nó lại khen là Cún có mắt khôn, giữ nhà được. Mỗi lần như vậy, Cún lại nhảy lên rồi chạy vài vòng quanh sân như đang bày tỏ niềm vui vì được khen của mình vậy. Đúng như lời bà nói, Cún trông nhà giỏi lắm. Chỉ cần thấy người lạ tới gần cổng là nó kêu lên liên tục. Nhưng nếu là khách của bố hay mẹ thì lại ngoan ngoãn nằm im trong căn nhà nhỏ của mình.
Không chỉ vậy, Cún chạy nhanh và khỏe lắm. Đôi chân trông ngắn thế mà nhanh lắm. Mới về vài ngày thôi mà nó đã sớm quen thân với mấy con chó hàng xóm. Mỗi lần cuộc thi chạy của chúng diễn ra, Cún đều là người chạy nhanh nhất, bỏ xa những con chó còn lại.
Mỗi lần em đi học về, đứng từ xa đã thấy Cún đứng chờ ở ngoài cồng rồi. Chỉ cần nghe thấy tiếng em gọi thôi là ngay lập tức nó vẫy đuôi mừng rối rít rồi. Cún rất thích được em vuốt ve và nựng má. Mỗi lần như vậy, nó lại lim dim mắt nằm ngoan ngoãn, cái đuôi vểnh lên vẫy rối rít.
Mỗi lần đến giờ ăn cơm, mẹ chỉ cần gọi tên là nó ngoe nguẩy cái đuôi, chạy thật nhanh đến bên bát cơm mẹ mang đến như kiểu ai đó sẽ giành mất khẩu phần của nó vậy. Nó ăn rất ngoan, rất khéo không để rơi bất cứ một hạt cơm nào ra ngoài đất. Vì thế mà mẹ rất thích cho nó ăn bởi không cần phải quét dọn cơm thừa.
Em rất yêu quý Cún. Nhờ có Cún mà nhà em luôn an tâm không lo bị trộm cắp. Em mỗi ngày sẽ chăm sóc nó cẩn thận để nó khỏe mạnh và chóng lớn.
Trường em có trồng rất nhiều loài cây bóng râm nhưng em yêu thích nhất là cây bàng ở giữa sân trường. Cây bàng trường em được trồng đã lâu, độ khoảng hơn chục năm rồi, vậy nên cây cao, to, sừng sững như chiếc ô khổng lồ che kín cả một góc sân trường. Rễ cây to, đâm sâu xuống lòng đất, hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Thân cây xù xì, màu nâu sẫm, hai, ba vòng tay chúng em ôm không xuể. Cành cây tỏa ra tứ phía , chĩa ngang, chĩa dọc, cành nào cành nấy um tùm những chiếc lá cây. Lá bàng dày, to, mùa xuân, lá bàng xanh non, đâm chồi nảy lộc, mùa hè, lá xanh thẫm một màu, lá ngả vàng vào mùa thu và đỏ và mùa đông. Mỗi khi có cơn gió nhẹ thoảng qua, lá bàng lại xào xạc như đang thì thầm, trò chuyện. Khi đến mùa kết quả, những chùm quả bàng vàng ươm, đung đưa trong gió, rụng kín cả góc sân. Vào mỗi giờ ra chơi, chúng em lại rủ nhau ngồi dưới gốc bàng, hóng mát, đọc sách, chơi trò chơi,...Mỗi khi có chuyện gì không vui, đứng dưới tán bàng, ngắm nhìn những chiếc lá rụng cũng khiến tâm hồn ta trở nên thoải mái, dễ chịu hơn. Cây bàng đã gắn bó với em một khoảng thời gian rất lâu rồi, em rất yêu quý cây bàng trường em. Dù đi đâu xa, có lẽ, em cũng không bao giờ quên được hình ảnh cây bàng sừng sững che kín cả một khoảng sân trong tâm trí em.
Tả cây bàng
Trường tôi có trồng nhiều cây, mỗi cây có vẻ đẹp và biểu lộ những nét đẹp riêng. Cây phượng nở hoa đỏ rực báo hiệu mùa hè về. Cây thông, cây phi lao vươn cao thẳng tắp được trang trí thêm những bóng đèn điện để chào đón mùa Noel về. Chậu hoa mai ở ngay cổng trường có sắc hoa vàng rực rỡ chào đón mùa xuân, nhưng em thích cây bàng hơn, Bàng là những cái dù khổng lồ ở sân trường che nắng cho chúng mình nô đùa đặc biệt che cái nắng chang chang vào buổi chào cờ mỗi thứ hai.
Từ cổng vào bạn sẽ thấy hàng cây sao đứng xếp hàng như đội quân tập nghi thức Đội. Những cây Bàng trông như những bà mẹ với dáng đứng thẳng và xòe ra những tán lá xanh mát. Đến gần, nổi bật trước ta là thân cây cao to, những tán lá dày đặc, xanh ngắt che rợp cả một khoảng đất rộng.
Gốc cây to màu nâu xỉn, nhô lên những cái mắt to như gáo dừa. Mấy rễ lớn trồi lên như cái ghế tự nhiên mời gọi chúng tôi ngồi lên đề nghỉ chân.
Thân cây to gần một vòng tay ôm, vỏ màu xám, nham nhám, nhiều vết trầy xước. Trên cao có nhiều cành lớn chìa ngang hoặc chênh chếch tạo thành nhiều tầng tán lá.
Lá bàng mọc từng chùm từng năm chiếc một, lá to bằng bàn tay, hình bầu dục, gân lá giống như khung xương con cá. Tán lá từng tầng từng tầng xếp đều che bóng mát tựa như mái ngói vảy cá.
Mùa thu là từ màu xanh thẫm chuyển sang màu đỏ pha nâu. Khi gió thổi mạnh, những chiếc lá lìa cành chao đảo rơi xuống. Mùa đông lá bàng cong cong như những chiếc bánh đa nướng cháy.
Khi xuân sang, chồi non lộc mới nhú lên, những lá non xòe khắp các cành trông như một bày chim.
Tôi không thể quên ơn cây bàng đã cho tôi giấc ngủ tuổi thơ những ngày tôi còn học bán trú, mỗi trưa tiếng lá kêu xào xạc, lá bàng phe phẩy như như có ai quạt cho chúng tôi ngủ trọn giấc trưa.
Ngồi từ lớp học, đôi khi tôi hay mơ màng nhìn qua ngọn, những cây bàng về phía xa xăm một nóc nhà thờ Dòng Mân Côi đẹp nguy nga và lộng lẫy. Ở đấy, có các cô giáo dạy dỗ tôi những ngày chập chững bước vào đời. Nhớ về những buổi tôi, bạn bè và các cô trong trường dâng hoa cho Đức mẹ. Những buổi tập vất vả với đoàn dâng hoa lên đến cả ngàn người.
Cảnh đẹp hùng vĩ ngay giữa thành phố Hồ Chí Minh này làm sao tôi tả hết được bằng lời văn trong khi lòng tôi tràn ngập những kỷ niệm trên và dưới tán cây bàng trường tôi.
Mùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây.
Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua. Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.
Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.
Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đóa hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đă thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.
Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt của mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm bóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.
Giữa khoảng trời mênh mông, những đóa hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau những trận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lai trở về với cây phượng già, xóa đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Nó đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.
Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.
Dàn ý miêu tả câu đa:
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Cây đa lớn hay nhỏ? (Cây đa cổ thụ.)
- Được/trồng ở đâu? (Đầu làng em.)
2. Thân bài:
*Tả cây đa:
+ Hình dáng:
- Thân cây lớn, rễ mọc ngoằn ngoèo trên mặt đất.
- Xung quanh thân chính có rất nhiều thân phụ.
- Ngọn đa cao vượt khỏi luỹ tre làng.
- Bóng đa toả mát một khoảng đất rộng.
- Trong tán cây, nhiều loại chim làm tổ.
- Dưới bóng đa là quán nước cho khách nghĩ chân, là chỗ vui chơi của đám trẻ...
+ Cây đa với cuộc sống của dân làng:
- Cây đa chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của làng.
- Dân làng thường gặp gõ trao dổi công việc làm ăn, trò chuyện tâm tình dưới gốc đa.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Cây đa là hình ảnh quen thuộc, gần gũi.
- Cây đa là nhân chứng lịch sử của làng.
Bài văn miêu tả cây đa:
Quê hương! Hai tiếng gọi đó thật thân thương biết nhường nào! Quê hương đối với mỗi người có thể là cánh đồng rộng lớn thẳng cánh cò bay hoặc là dòng sông hiền hòa ôm ấp xóm làng trù phú... Còn đối với em quê hương chính là cây đa cổ thụ ở đầu làng.
Cây đa này không biết đã có ở đây từ bao giờ, chỉ biết rằng khi em mới chỉ là một đứa bé, cây đã đứng sừng sững ở đây như một minh chứng lịch sử. Thân cây rất to, ba người bọn em nắm tay nhau ôm cũng không xuể. Cây cao với những cành cây tỏa ra tứ phía trông giống hệt như hàng chục cánh tay của những người khổng lồ.
Rễ cây lan rộng trên mặt đất, ngoằn ngoèo như những chú rắn hổ mang. Phần lớn rễ cây đã cắm sâu vào trong lòng đất để vừa làm bệ đỡ vừa hút chất dinh dưỡng nuôi cây.
Lá đa to hơn bàn tay người lớn một tẹo với những vân lá chạy từ cuống rồi lan ra toàn bộ bề mặt chiếc lá. Từ xa nhìn lại cây đa này trông chẳng khác gì một chiếc ô xanh khổng lồ tỏa bóng che rợp cả một khoảng đất rộng. Đây cũng là nơi nghỉ mát của dân làng sau những buổi làm đồng mệt mỏi đồng thời cũng là nơi tụi trẻ con chúng em luôn chọn làm nơi đùa nghịch. Trưa hè oi bức mà được ngồi dưới gốc cây xanh hóng gió thì tuyệt biết mấy.
Những buổi chiều trước khi mặt trời bắt đầu ngả sang màu vàng cam tuyệt đẹp thì đây chính là địa điểm cho mọi trò chơi của tụi chúng em diễn ra. Nào là ô ăn quan, nhảy dây, đá bóng và rất nhiều trò chơi khác. Chẳng biết từ lúc nào mà hình ảnh cây đa đã on sâu vào tâm trí mỗi người dân quê em. Ai đi xa trở về làng việc đầu tiên họ làm chính là đưa mắt tìm kiếm hình ảnh cây đa quen thuộc.
Em rất yêu quý cây đa này. Cây vừa là người bạn vừa là người em chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống.
Em là một trong số những bạn học không tốt lắm môn Toán trong lớp. Những bài kiểm tra trước, em thường chỉ đạt điểm bảy hoặc tám, mặc dù em đã cố gắng hết sức. Nhưng bài kiểm tra lần này, em đã cố gắng luyện tập hết sức chăm chỉ. Hôm nay là ngày trả bài kiểm tra nên em vô cùng hồi hộp. Cô giáo bước vào lớp, đưa tập kiểm tra cho lớp trưởng để phát cho các bạn. Đến lượt em, khi nhìn vào khung điểm, ôi là con 10 đỏ chói. Tim em đập thình thịch lên vì hạnh phúc. Ôi thật sung sướng biết chừng nào ! Lòng bồn chồn, xốn xang, em chỉ muốn chạy thật nhanh về nhà để khoe với mẹ, chắc hẳn mẹ em sẽ vui và tự hào về em lắm. Sau điểm 10 này, em hứa sẽ luôn cố gắng để đạt điểm tốt trong học tập để bố mẹ luôn được tự hào về em như hôm nay.
Cây bàng có lẽ là loài cây đặc biệt nhất mà tôi biết bởi 4 mùa, cây bàng đều mang một vẻ đẹp khác nhau. Đối với tôi, cây bàng lúc nào cũng đẹp nhưng đẹp nhất có lẽ là vào mùa hè.
Cây bàng có lẽ chính là một cô gái điệu đà nhất trong tất cả các loại cây trên sân trường bởi vì mỗi mùa cô gái ấy lại tự thay cho mình những diện mạo hay những chiếc áo mới cho riêng mình vậy. Nó không giống như cây hoa sữa lúc nào cũng xanh um mà cứ mỗi mùa nó lại mang cho mình một màu sắc lá thật khác và cũng thật đẹp nữa. Nhưng có lẽ cây bàng dường như đẹp nhất, tươi tốt nhất vào mùa hè.
Nếu như mùa thu đến những sắc lá bàng đã ngả sang màu vàng, cuối thu thì lại đỏ hoe, cây bàng lúc này lại trông như một cây lá đỏ vậy. Có thể ví von rằng cây bàng vào mùa thu lại tự thay cho mình một chiếc áo đỏ như thật nổi bật và giúp cho mùa thu đỡ lạnh lẽo hơn nhưng vẫn có một chút gì đó cũng sâu lắng thật khó có thể tả được hết thành lời. Bỗng cón gió như lạnh hơn, mạnh hơn của mùa đông tràn về đã cuốn đi tất cả những chiếc lá bàng đỏ kia, làm cho nó rơi rụng khô cong lại bay xào xạc dưới mặt đất. Cây bàng mùa đông trơ ra chỉ còn những cái cành thật khẳng khiu buồn bã. Mùa xuân về thì cây bàng như bừng tỉnh ra biết bao chồi non. Nhưng có lẽ cây bàng đẹp và xanh nhất chính là vào mùa hè.
Mùa hè đến nhìn cây bàng thật vững chãi, nó dường như không còn ở cái sự non tơ quá của những chồi non vào mùa xuân, cũng không già cỗi như màu thu và càng không buồn tủi như mùa đông. Mà cây bàng mùa hè thật đẹp, xanh tốt biết bao nhiêu. Những cái lá như một chiếc quạt Ba Tiêu vậy cũng có thể phe phẩy mang lại làn gió mát. Từ trong những tán lá xanh thẫm đó lại mọc lên những chùm hoa trắng ngà ngà có hình sao nhìn cũng thật đẹp. Hoa bàng có sắc trắng ngà và nhỏ xinh xinh đang e ấp. Chẳng bao lâu những chùm hoa đó lại có thể nở ra rồi rơi rụng xuống kín gốc cây. Chúng em rất thích thú khi được vui đùa ở gốc cây bàng và nhặt những bông hoa nhỏ xíu đó chơi đùa với nhau.
Chẳng mấy chốc từ những chùm hoa đó dường như cũng đã ra những quả bàng xanh non có hình thoi xanh lấp ló sau tán lá. Quả bàng lớn rất nhanh chỉ mấy hôm thôi mà em nhìn thấy cây bàng cành nào cành đó là sai trĩu quả. Khi mùa hè về thì cây bàng trên sân trường em cũng chính với tán bàng rộng khắp trải bóng mát. Trong cái xanh mát của cây bàng vào mùa hè thì gốc cây vẫn cứ thật to, thật xù xì chúng em phải hai người ôm mới hết được. Tôi còn nhìn thấy trên thân của cây bàng thì lại có được những ụ thật to như nói lên cây bàng đã rất lâu năm rồi. Nhìn xuống phía bên dưới thì những cái rễ bàng dường như cũng thật to biết bao nhiêu, trông xa như bao con rắn hiền lành cứ bò trên mặt đất vậy. Có lẽ chính vì nhờ có bộ rễ này mà cây bàng mới có thể chịu được những trận gió bão to mà tất cả các cây trong sân trường đều bị đổ xuống còn mình cây bàng chỉ bị nát lá do gió quật còn cây cứ vẫn hiên ngang sừng sững vậy thôi.
Lũ nhóc chúng tôi yêu cây bàng này lắm bởi nó đã gắn bó với ngôi trường. Nó còn là nơi chứng kiến bao kỉ niệm vui buồn của chúng tôi. Dù mai này có phải xa mái trường, xa cây bàng yêu dấu này thì hình ảnh về cây bàng mãi mãi in đậm trong tâm trí tôi.
Mỗi lần về quê, từ xa em đã được nhìn thấy hình dáng hàng dừa xanh ngát, đung đưa trong gió. Nhìn hình ảnh ấy, em luôn thấy xúc động vô ngần.
Hàng dừa được người dân nơi đây trồng dọc theo bờ sông, dẫn lối đi vào trong làng. Cây dừa rất cao, vượt qua mọi tầng lá xanh của cây cối trong làng. Tàu dừa to, gồm nhiều nhánh lá nhỏ dài, như mái tóc đương xanh của người thiếu nữ xuân thì. Từng trái dừa lủng lẳng dưới tán lá, chứa bao dòng nước ngọt thanh - thứ nước mà những đứa trẻ luôn khao khát hơn bất kì loại nước ngọt nào.
Cây dừa gắn bó, cống hiến vô tư cho cuộc sống của người dân quê em. Người dân cũng vì thế mà tỉ mẩn, không để phí hoài dù chỉ một nhánh lá. Nước dừa, cùi dừa để ăn, uống trực tiếp, rồi con làm thành đủ thứ món ngon như mứt dừa, kẹo dừa hay đem kho với thịt. Lá dừa để tạo màu cho bánh kẹo, để gói bánh, hay phơi khô cả tàu lá lợp mái nhà. Rồi thân, vỏ, lá dừa khô có thể dùng để đun bếp. Những đứa trẻ ngày ngày chơi đùa dưới bóng mát của cây dừa, thi nhau leo lên đến ngọn cây, sung sướng ngắm nhìn thế giới bên ngoài làng quê.
Em rất yêu quý cây dừa. Đối với em cây dừa cũng như một người bạn thân thiết. Dù đi xa nơi đâu, em vẫn luôn nhớ về hình dáng cao lớn, trầm lặng ấy.