K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 8 2020

1.3

Người nào dưới đây có thể coi chiếc máy bay là một chất điểm ?

A. Một hành khách trong máy bay.

B. Người phi công đang lái máy bay đó.

C. Người đứng dưới đất quan sát chiếc máy bay đang bay trên trời.

D. Người lái ô tô dẫn đường máy bay vào chỗ đỗ.

=> C

Người đứng dưới đất quan sát chiếc máy bay đang bay trên trời có thể coi chiếc máy bay là một chất điểm

Vì kích thước của người đó so với khoảng cách đến máy bay rất nhỏ

1.4

"Lúc 15 giờ 30 phút hôm qua, xe chúng tôi đang chạy trên quốc lộ 5, cách Hải Dương 10 km". Việc xác định vị trí của ô tô như trên còn thiếu yếu tố gì ?

A. Vật làm mốc.

B. Mốc thời gian.

C. Thước đo và đồng hồ.

D. Chiều dương trên đường đi.

=> D

Vì trong việc xác định vị trí của ô tô trên đã biết quĩ đạo chuyển động của ô tô, đã chọn được vật mốc và gốc thời gian nên còn thiếu chiều dương trên quĩ đạo.

17 tháng 1 2021

undefined

Mong là sẽ có nhiều bạn trả lời đúng!

19 tháng 5 2016

nói gì thì nói qua tin nhắn, nói qua đây để khoe à!ucche Lại tự lập ních rồi tự trả lời đúng ko?bucqua

19 tháng 5 2016

Tớ thấy mấy bài vật lý có gì nâng cao đâu !

6 tháng 11 2017

Đáp án: B

Nguyên lý I của nhiệt động lực học: Độ biến thiên nội năng của hệ bằng tổng công và nhiệt lượng mà hệ nhận được: DU = Q + A

Q là nhiệt lượng trao đổi giữa hệ và môi trường: Q > 0 khi hệ nhận nhiệt, Q < 0 khi hệ tỏa nhiệt.

A là công do hệ thực hiện, A > 0 khi hệ nhận công, A < 0 khi hệ sinh công

Như vậy khi chất khí bị nén nhanh thì chất khí nhận công:

A > 0 → Q < 0 → chất khí nóng lên nhanh.

8 tháng 11 2017

Áp dụng công thức tính lực hấp dẫn: \(F=G.\dfrac{m_1m_2}{r^2}\)

Thay \(F=125,25.10^{-9}\); \(G=6,67.10^{-11}\) ; \(r=8cm=0,08m\)

Vào phương trình trên ta được:

\(125,25.10^{-9}=6,67.10^{-11}.\dfrac{m_1m_2}{(0,08)^2}\)

\(\Rightarrow m_1.m_2\approx 12\) (*)

a) Hai vật có khối lượng bằng nhau

Suy ra \(m_1=m_2=\sqrt{12}=2\sqrt 3(kg)\)

b) \(m_1=3m_2\)

Thay vào phương trình (*) ta được: \(3m_2^2=12\Rightarrow m_2=2(kg)\)

\(m_1=3m_2=3.2=6(kg)\)

c) Tổng khối lượng hai vật: \(m_1+m_2=8\)

Suy ra: \(m_2=8-m_1\)

Thay vào (*) ta được: \(m_1.(8-m_1)=12\)

\(\Rightarrow m_1^2-8m_1+12=0\)

\(\Rightarrow m_1=2(kg)\) hoặc \(m_1=6(kg)\)

Tương ứng với \(m_2=6 (kg)\) hoặc \(m_2=2(kg)\)

8 tháng 11 2017

a, Có 8cm=0,08m

Fhd=G.\(\dfrac{m1.m2}{0,08^2}\)=6,68.10-11.\(\dfrac{2m}{0,08^2}\)=125,25.10-9

=>m=m1=m2=6kg

b, Fhd=G.\(\dfrac{m1.m2}{0,08^2}\)=6,68.10-11.\(\dfrac{3.m1^2}{0,08^2}\)=125,25.10-9

=>m1=2kg=>m2=6kg

c, m1+m2=8=>m2=8-m1

Fhd=G.\(\dfrac{m1.m2}{0,08^2}\)=6,68.10-11.\(\dfrac{m1.(8-m1)}{0,08^2}\)=125,25.10-9

=>m1=2kg=>m2=6kg

25 tháng 1 2023

Khi bàn chân tác dụng 1 lực lên mặt đường, lực này là hợp lực của:

- Lực ma sát nghỉ do chân tác dụng lên mặt đường có phương song song với mặt đường, điểm đặt trên mặt đường, chiều hướng về phía sau.

- Áp lực của chân lên mặt đường, có điểm đặt trên mặt đường, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.

Theo định luật III Newton thì sẽ xuất hiện phản lực của đường tác dụng lên chân, lực này là hợp lực của:

- Lực ma sát nghỉ của mặt đường tác dụng lên chân, có điểm đặt tại chân, phương song song mặt đường, chiều từ phía sau hướng về phía trước

- Áp lực của mặt đường tác dụng lên chân, có điểm đặt tại chân, phương vuông góc, chiều từ dưới lên.

Các phản lực này thúc đẩy sự chuyển động của người tiến về phía trước. 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
12 tháng 12 2023

Khi chân người bước đi, áp lực của mặt đường lên chân và áp lực của chân lên mặt đường cùng phương, ngược chiều và có cùng độ lớn nên hai lực này triệt tiêu. Lực ma sát nghỉ do chân tác dụng lên mặt đường và lực ma sát nghỉ do mặt đường tác dụng lên chân cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn nên chúng cũng triệt tiêu. Lực do mặt đường tác dụng lên chân không bị triệt tiêu, vì vậy mà con người có thể bước đi được.