K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 4 2018

Bạn kt trắc nghiệm hay tự luận
-Đây là Trắc nghiệm nhé:

Câu 1. Những ngày hanh khô, khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra vì:Lược nhựa chuyển động thẳng kéo sợi tóc thẳng ra

  1. Các sợi tóc trơn hơn và bị cuốn thẳng ra
  2. Tóc đang rối, bị chải thì thẳng ra
  3. Khi cọ xát với tóc lược nhựa bị nhiễm điện nên khó hút và kéo làm cho sợ tóc thẳng ra

Câu 2. Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công?

  1. Trời nắng
  2. Hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí
  3. Gió mạnh
  4. Không mưa, không nắng

Câu 3. Hai mảnh pôliêtilen nhiễm điện đẩy nhau. Thanh thủy tinh nhiễm điện và mảnh pôliêtilen nhiễm điện hút nhau. Hiện tượng trên đưa đến kết luận như sau. Chỉ ra kết luận sai?

  1. Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm
  2. Điện tích cùng loại thì đẩy nhau, điện tích khác loại thì hút nhau
  3. Các vật nhiễm điện thì hút hoặc đẩy nhau
  4. Các vật nhiễm điện hút hoặc đẩy nhau dù ở rất xa nhau

Câu 4. Chọn câu đúng:

  1. Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện âm thì A và B đẩy nhau
  2. Nếu vật A tích điện âm, vật B tích điện dương thì A và B đẩy nhau
  3. Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện âm thì A và B hút nhau
  4. Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện dương thì A và B hút nhau

Câu 5. Dùng mảnh vải khô cọ xát, thì có thể làm cho vật nào sau đây mang điện tích?

A. Một ống bằng nhôm B. Một ống bằng gỗ

C. Một ống bằng giấy D. Một ống bằng nhựa

Câu 6. Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?

A. Quạt máy B. Acquy

C. Bếp lửa D. Đèn pin

Câu 7. Chọn câu trả lời đúng

Ba kim loại thường dùng để làm vật dẫn điện là:

  1. Đồng, nhôm, sắt
  2. Chì, vônfram, kẽm
  3. Thiếc, vàng, nhôm
  4. Đồng, vônfram, thép

Câu 8. M là vật nhiễm điện nhưng chưa biết rõ nhiễm điện tích (+) hay nhiễm điện tích (-). Khi đưa vật M tới gần vật N thì thấy hai vật đẩy nhau. Hỏi vật N đang ở trong trạng thái nào dưới đây?

  1. Nhiễm điện tích (+)
  2. Nhiễm điện tích (-)
  3. Nhiễm điện tích (+) hoặc (-)
  4. Không nhiễm điện

Câu 9. Phát biểu nào dưới đây là sai?

  1. Mạch điện kín là mạch gồm các thiết bị điện nối kín hai đầu với nhau
  2. Mạch điện kín là mạch nối liền các thiết bị với hai cực của nguồn điện
  3. Muốn mắc một mạch điện kín thì phải có nguồn điện và các thiết bị dùng điện có dây nối
  4. Mỗi nguồn điện đều có hai cực, dòng điện chạy trong mạch kín nối liền các thiết bị điện với hai cực nguồn điện

Câu 10. Phát biểu nào dưới đây là sai?

  1. Mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương, quay xung quanh các electron mang điện tích âm
  2. Bình thường nguyên tử trung hòa về điện
  3. Trong kim loại không có êlectron tự do
  4. Trong kim loại có êlectron tự do

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1. Chọn D

Nguyên nhân sợi tóc bị lược nhưa hút kéo thẳng ra là vì khi cọ xát với tóc, lược nhựa bị nhiễm điện nên nó hút và kéo làm cho sợi tóc thẳng ra

Câu 2. Chọn B

Vào những ngày hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí thì các thí nghiệm vầ sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công hơn

Câu 3. Chọn D

Hiện tượng đã nêu không thể đưa đến kết luận là các vật nhiễm điện hút hoặc đẩy nhau dù ở xa nhau. Vậy câu D là sai

Câu 4. Chọn C

Hai điện tích trái dấu thì hút nhau. Trong các đáp án đã có chỉ có C là đúng: Nếu vật A tích điện dương và vật B tích điện âm thì A và B hút nhau

Câu 5. Chọn D

Dùng mảnh vải khô cọ xát, thì có thể làm cho một ống bằng nhựa nhiễm điện

Câu 6. Chọn B

Trong các thiết bị đã có chỉ có acquy là nguồn điện

Câu 7. Chọn A

Ba kim loại thường dùng để làm vật dẫn điện là đồng, nhôm, sắt vì chúng dẫn điện tốt, rẻ và thông dụng

Câu 8. Chọn C

Vật N có thể đang nhiễm điện tích (+) hoặc (-) đều được

Câu 9. Chọn A

Mạch gồm các thiết bị điện nối kín hai đầu với nhau nếu chưa có nguồn điện thì chưa trở hành mạch điện. Vậy câu A là sai

Câu 10. Chọn C

Trong kim loại có rất nhiều electron tự do. Câu C là sai

Đề kiểm tra 15 phút Vật Lý 7 học kì 2 - Đề 2

Câu 1. Trong các thí nghiệm về sự nhiếm điện do cọ xát, vai trò (tác đụng) của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bút thử điện là:

  1. Xác định xem các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp có bị hút hoặc đẩy không
  2. Xác định xem bóng đèn bút thử điện có sáng lên hay không
  3. Những vật “thử”, qua biểu hiện của chúng mà ta xác định được một vật có nhiếm điện hay không
  4. Tạo ra hiện tượng hút hoặc đẩy, sáng hay không sáng

Câu 2. Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì:

  1. Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi
  2. Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi
  3. Một số chất nhờn trong không khí đọng lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi
  4. Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt

Câu 3. Mảnh len sau khi cọ xát vào pôliêtilen và mảnh lụa sau khi cọ xát vào thủy tinh thì chúng hút nhau vì:

  1. Chúng đều nhiễm điện
  2. Chúng nhiễm điện khác loại
  3. Mảnh lụa nhiễm điện dương, len nhiễm điện âm
  4. Mảnh len nhiễm điện tích dương, mảnh lụa nhiễm điện tích âm

Câu 4. Vật chất được cấu tạo bởi các nguyên tử. Nguyên tử gồm:

  1. Hạt nhân ở giữa mang điện tích âm, các điện tích dương chuyển động quanh hạt nhân
  2. Hạt nhân không mang điện tích, các điện tích âm và dương quay xung quanh hạt nhân
  3. Hạt nhân mang diện tích dương, các electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân
  4. Hạt nhân mang diện tích dương, các electron mang điện tích dương quay xung quanh hạt nhân

Câu 5. Cách nào sau đây có thể làm thước nhựa nhiễm điện?

  1. Đưa thước nhựa chạm vào cực dương của nguồn điện
  2. Hơ nóng thước nhựa
  3. Cọ xát thước nhựa vào vải khô
  4. Phơi thước nhựa ở ngoài nắng

Câu 6. Khi xem xét một nguồn điện như pin hay acquy, điều mà ta cần quan tâm nhất là:

  1. Kích thước lớn hay nhỏ, hình thức có đẹp không
  2. Giá tiền là bao nhiêu
  3. Mới hay cũ
  4. Khả năng cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện một dòng điện mạnh hay yếu và trong thời gian bao lâu

Câu 7. Trong nguyên tử hạ có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác là:

A. Hạt nhân B. Hạt nhân và êlectron

C. Êlectron D. Không có loại hạt nào

Câu 8. Vật nào dưới đây là vật cách điện?

  1. Một đoạn dây thép
  2. Một đoạn dây nhôm
  3. Một đoạn dây nhựa
  4. Một đoạn ruột bút chì

Câu 9. Chọn câu trả lời đúng

Trong kim loại, êlectron tự do là các êlectron

  1. Quay xung quanh hạt nhân
  2. Chuyển động được từ vị trí này đến vị trí khác
  3. Thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại
  4. Chuyển động có hướng

Câu 10. Những chất nào sau đây là chất dẫn điện

  1. Không khí ở điều kiện bình thường
  2. Dây đồng
  3. Nước cất
  4. Cao su xốp

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1. Chọn C

Vai trò (tác dụng) của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bú thử điện là những vật “thử”, qua biểu hiện của chúng mà ta xác định được một vật có nhiễm điện hay không

Câu 2. Chọn A

Sau một thời gian hoạt động, cánh quạ dính nhiều bụi vì nó cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hú nhiều bụi

Câu 3. Chọn D

Mảnh len sau khi cọ xát vào pôliêtilen và mảnh lụa sau khi cọ xát vào mảnh thủy tinh hút nhau vì chúng nhiễm điện trái dấu. Mảnh len nhiễm điện tích dương, mảnh lụa nhiễm điện tích âm

Câu 4. Chọn C

Nguyên tử gồm: Hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân

Câu 5. Chọn C

Có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách cọ xát thước nhựa vào vải khô

Câu 6. Chọn D

Khi xem xét một nguồn điện ta cần quan tâm nhất là khả năng cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện một dòng điện mạnh hay yếu và trong thời gian bao lâu

Câu 7. Chọn C

Hạt có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác là electron

Câu 8. Chọn C

Mộ đoạn dây nhựa là vật cách điện

Câu 9. Chọn C

Trong kim loại, electron tự do là những electron thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại

Câu 10. Chọn B

Dây đồng là chất dẫn điện

Đề kiểm tra 15 phút Vật Lý 7 học kì 2 - Đề 3

Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Electron tự do là electron thoát ra khỏi nguyên tử và có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác
  2. Trong kim loại các hạt nhân cũng có thể dịch chuyển tự do
  3. Vật nhiễm điện dương là vật thừa electron
  4. Vật nhiễm điện âm là vật thiếu electron

Câu 2. Cọ xát mảnh pôliêtilen bằng miếng len rồi đưa miếng len này lại gần mảnh pôliêtilen thì chúng hút nhau

Phát biểu nào dưới đây sai?

  1. Điện tích trong hai mảnh nói trên là khác loại
  2. Mảnh pôliêtilen nhiễm điện âm, mảnh len nhiễm điện dương
  3. Một số electron đã từ mảnh len dịch chuyển sang mảnh pôliêtilen
  4. Mảnh pôliêtilen nhiễm điện, còn mảnh len không nhiễm điện

Câu 3. Câu phát biểu nào dưới đây sai?

  1. Dòng điện là dòng các điện tích chuyển dời có hướng
  2. Dòng điện trong kim loại là dòng các electron chuyển dời có hướng
  3. Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện
  4. Dòng điện là dòng điện tích âm chuyển động tự do

Câu 4. Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe, sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Nguyên nhân là do:

  1. Bộ phận điện của xe bị hư hỏng
  2. Thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện
  3. Do một số vật dụng bằng điện gần đó đang hoạt động
  4. Do ngoài trời sắp có cơn dông

Câu 5. Tại sao khi ta cầm một thanh kim loại vào tay, rồi cọ xát nó vào len dạ thì không thấy nó nhiễm điện? Chọn câu giải thích có lí

  1. Trong kim loại đã có sẵn các electron tự do
  2. Điện tích xuất hiện đã chạy qua người ta xuống đất
  3. Kim loại là vật dẫn điện nên không nhiễm điện khi cọ xát
  4. Kim loại là vật trung hòa về điện

Câu 6. Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?

Câu 7. Chất dẫn điện là gì? Cho ví dụ. Chất cách điện là gì? Cho ví dụ

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1. Chọn A

Electron tự do là electron thóa ra khỏi nguyên tử và có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác

Câu 2. Chọn D

Mảnh len sau khi cọ xát vào pôliêtilen sau đó ta thấy chúng hút nhau vì chúng nhiễm điện trái dấu. Mảnh len nhiễm điện tích dương, mảnh pôliêtilen nhiễm điện tích âm. Vậy câu sai là D

Câu 3. Chọn D

Dòng điện là dòng tích chuyển động có hướng. Vậy nói dòng điện là dòng tích âm chuyển động tự do là sai

Câu 4. Chọn B

Xe chạy một thời gian dài do thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện, sờ vào thành xe , đôi lúc a thấy như bị điện giật

Câu 5. Chọn B

Nếu cầm một thanh kim loại vào tay, rồi cọ xát nó vào len dạ thì không thấy nó nhiễm điện là vì điện tích xuất hiện đã chạy qua người ta xuống đất

Câu 6. – Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương và các electron mang điện âm chuyển động xung quanh hạt nhân

Câu 7. – Vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua. Ví dụ: kim loại, nước muối…

- Vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua. Ví dụ: gỗ, nhựa, sứ…

Đề kiểm tra 15 phút Vật Lý 7 học kì 2 - Đề 4

Câu 1. Biết thanh thủy tinh tích điện dương sau khi cọ xát vào lụa. Lấy mảnh vải khô cọ xát vào thước nhựa thì thước nhựa tích điện âm. Đưa mảnh lụa và mảnh vải lại gần nhau thì chúng đẩy hay hút nhau, vì sao?

  1. Đẩy nhau vì mảnh lụa tích điện âm, mảnh vải tích điện dương
  2. Hút nhau vì mảnh lụa tích điện âm, mảnh vải tích điện dương
  3. Đẩy nhau vì chúng đều tích điện âm
  4. Hút nhau vì chúng tích điện trái dấu

Câu 2. Khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì lược nhựa nhiếm điện âm, tóc nhiễm điện dương vì:

  1. Chúng hút lẫn nhau
  2. Electron dịch chuyển từ lược nhựa sang tóc
  3. Một số electron đã dịch chuyển từ tóc sang lược nhựa. Lược nhựa thừa electron nên tích điện âm, còn tóc thiếu electron nên tích điện dương
  4. Lược nhựa thiếu electron, còn tóc thừa electron

Câu 3. Vật bị nhiễm điện không có khả năng hút các vật nào dưới đây?

  1. ống nhôm treo bằng sợi chỉ
  2. ống giấy treo bằng sợi chỉ
  3. vật nhiễm điện trái dấu với nó
  4. vật nhiễm điện cùng dấu với nó.

Câu 4. Năm dụng cụ hay thiết bị điện sử dụng nguồn điện là:

  1. Đèn pin, radio, đồng hồ chạy bằng pin, máy tính bỏ túi, điện thoại di động
  2. Tivi, radio, máy rung, quạt điện, bánh xe nước
  3. Bóng đèn, bếp điện, máy bơm, máy điện thoại, đèn pin
  4. Bút thử điện, máy chụp hình, xay trái cây, radio

Câu 5. Tia chớp là do các điện tích chuyển động rất nhanh qua không khí tạo ra. Trong trường hợp này không khí tại đó

  1. Tạo thành dòng điện
  2. Phát sáng
  3. Trở thành vật liệu dẫn điện
  4. Nóng lên

Câu 6. Khi nào một vật mang điện tích âm, mang điện tích dương?

Câu 7. Tại sao ở các xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường?

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1. Chọn B

Lụa nhiễm điện âm, vải nhiễm điện dương. Đưa chúng lại gần nhau thì chúng hút nhau

Câu 2. Chọn C

Khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì lược nhựa nhiễm điện âm, tóc nhiễm điện dương vì một số electron đã dịch chuyển từ tóc sang lược nhựa

Câu 3. Chọn D

Vật bị nhiễm điện không có khả năng hút vật nhiễm điện cùng dấu với nó

Câu 4. Chọn A

Đèn pin, radio, đồng hồ chạy bằng pin, máy tính bỏ túi, điện thoại di động có sử dụng nguồn điện

Câu 5. Chọn C

Tia chớp là do các điện tích chuyển động rất nhanh qua không khí tạo ra. Trong trường hợp này không khí tại đó trở thành vật liệu dẫn điện

Câu 6. – Một vật mang điện tích âm nếu thừa electron, mang điện tích dương nếu thiếu electron

Câu 7. Khi xe chạy, do thành xe ma sát với không khí, bánh xe ma sất với mặt đường nên xe được tích điện. Điều này rất nguy hiểm với các loại xe chở xăng dầu. Vì vậy, người ta thả sợi xích xuống mặt đường để các điện tích truyền xuống đường, xe không còn bị nhiễm điện nữa

Đề kiểm tra 15 phút Vật Lý 7 học kì 2 - Đề 5

Câu 1. Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe, sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Vì sao?

Câu 2. Tại sao khi ta cầm một thanh kim loại vào tay, rồi cọ xát nó vào len dạ thì không thấy nó nhiễm điện?

Câu 3. Trong các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát, vai trò (tác dụng) của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bút thử điện là gì?

Câu 4. Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì sao?

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1. Khi chuyển động thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện, lúc này sờ vào thành xe ta thấy như bị diện giật

Câu 2. Khi ta cầm một thanh kim loại vào tay, rồi cọ xát nó vào len dạ thì không thấy nó nhiễm điện vì điện tích xuất hiện đã chạy qua người ta xuống đất

Câu 3. Vai trò (tác dụng) của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bút thử điện là những vật “thử”, qua biểu hiện của chúng bị hút hay lóe sáng mà ta xác định được một vật có nhiễm điện hay không

Câu 4. Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi

Đề 6

Câu 1: Cho 3 vật nhiễm điện A, B, C. Nếu A hút B, B hút C và biết rằng chỉ một trong ba điện tích là dương thì dấu của các điện tích như thế nào?

Câu 2: Vì sao kim loại là vật liệu dẫn điện?

Câu 3: Cho sơ đồ mạch điện như ở hình 24 các bóng đèn sẽ như thế nào nếu các khóa K như sau:

Bộ đề kiểm tra 15 phút Vật Lý 7 học kì 2

  1. Cả 3 công tắc đều đóng
  2. K1, K2 đóng, K3 mở
  3. K1, K3 đóng, K2 mở
  4. K1 đóng, K2 và K3 mở

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1. Nếu A hút B, B hút C hì rõ rang A và C có điện tích cùng dấu, như vậy chúng mang điện trái dấu với B. Vậy B mang điện dương (+), A và C mang điện âm (-)

Câu 2. Kim loại là vật liệu dẫn điện vì trong kim loại có sẵn các electron tự do có thể dịch chuyển có hướng

Câu 3. A. Nếu cả ba công tắc đều đóng: Cả 3 đèn đều sáng

  1. K1, K2 đóng, K3 mở: chỉ có đèn Đ1, Đ2 sáng, đèn Đ3 tắt
  2. K1, K3 đóng, K2 mở: chỉ có đèn Đ1, Đ3 sáng, đèn Đ2 tắt
  3. K1 đóng, K2 và K3 mở: Cả ba đèn đều tắt
16 tháng 4 2018

Đề tự luận:
Câu 1: a)Hãy vẽ Sđmđ gồm nguồn điện 2 pin, 1 công tắc đóng, 1 bóng đèn và dây dẫn
b) Chỉ ra chiều dòng điện. Khi đổi chỗ các thiết bị điện thì mạch điện có hoạt động không? Vì sao?
c) Nêú bóng đèn không sáng tì hãy nêu 5 nguyên nhân có thể xảy ra.
Câu 2: Em hãy giải thích vì sao trên các cánh quạt thường có bụi bám nhất là ở mép cánh quạt.
(Đây là đề tham khảo thôi bn nhé)
-CHÚC BN HỌC TỐT!

20 tháng 12 2016

phát biểu định luật phản xạ ánh sáng

tính chất của 3 loại gương

vẽ ảnh

đề của mỗi trương dêu khcs nhau nên chi kham khảo thui nha

21 tháng 12 2016

uk ^^ thanks ^^

đây là đề cương ôn thi để KT giữa kì I Lí của trường mình, ai cần thì lấy nha <3ỦY BAN NHÂN DÂN TP.VŨNG TÀUTRƯỜNG THCS THẮNG NHẤT        ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1          MÔN VẬT LÝ 7- NĂM HỌC 2021 - 2022A. LÝ THUYẾT: CHỦ ĐỀ 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG  -  ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG  1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng – Vật sáng :- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.- Ta nhìn...
Đọc tiếp

đây là đề cương ôn thi để KT giữa kì I Lí của trường mình, ai cần thì lấy nha <3

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.VŨNG TÀU

TRƯỜNG THCS THẮNG NHẤT

 

       ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1

         MÔN VẬT LÝ 7- NĂM HỌC 2021 - 2022

A. LÝ THUYẾT:

CHỦ ĐỀ 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG  -  ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG

 1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng – Vật sáng :

- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.

- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. 

2. Sự truyền ánh sáng :  

- Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

- Đường truyền của tia sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng. (Hình vẽ)

- Chùm sáng: Gồm rất nhiều tia sáng hợp thành.                      Hình 1.

Ba loại chùm sáng:

+ Chùm sáng song song ( Hình vẽ - 1.a )

+ Chùm sáng hội tụ   ( Hình vẽ 1.b )

+ Chùm sáng phân kì  ( Hình vẽ 1.c )

 

 

 

                   

                            Hình 1.a                                 Hình 1.b                                Hình 1.c

3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh  sáng :

 a) Bóng tối nằm ở phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

  b) Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.

 c) Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của mặt trăng trên mặt đất.

d) Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng bị Trái đất che khuất không được mặt trời chiếu sáng.

 

CHỦ ĐỀ 2 :  ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG - ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG - GƯƠNG CẦU

1. Gương phẳng :

- Gương phẳng là một phần của mặt phẳng, nhẵn bóng có thể soi ảnh của các vật.

- Hình ảnh cuả một vật soi được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương.

2. Sự phản xạ ánh sáng trên gương phẳng

- Khi tia sáng truyền tới gương bị hắt lại theo một hướng xác định. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng  phản xạ ánh sáng.

- Tia sáng truyền tới gương gọi là tia tới .

- Tia sáng bị gương hắt lại gọi là tia phản xạ .

3. Định luật phản xạ ánh sáng.

- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường  pháp tuyến với gương tại điểm tới  .

- Góc phản xạ bằng góc tới (i’ = i)

4.  Ảnh của một vật qua gương phẳng.

- Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật .

- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.

- Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.

5. Gương cầu lồi:

- Gương có mặt phản xạ là mặt ngoài của một phần mặt cầu gọi là gương cầu lồi

- Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn, luôn nhỏ hơn vật.

-Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

6. Gương cầu lõm :

-  Gương gương cầu lõm là gương có mặt phản xạ là mặt trong của một phần mặt cầu .

-  Đặt một vật gần sát gương cầu lõm nhìn vào gương ta thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn  và nhỏ hơn vật .

- Chiếu một chùm tia tới song song lên gương cầu lõm ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương .

- Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm, ở một vị trí thích hợp tạo ra chùm sáng phân kì đến gương cho chùm tia phản xạ là chùm sáng song song .

   B. BÀI TẬP VẬN  DỤNG :

     I.   BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1. Trong lớp học người ta thương lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không lắp một bóng đèn lớn ở ngay giữa lớp. Câu giải thích nào sau đây là đúng?

A. Để cho lớp học đẹp hơn.                                                      B. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học.

C. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài.     D. Để học sinh không bị chói mắt.

2.  Khi góc tới tăng thì góc phản xạ sẽ:

A.Giảm               B. Tăng                C. Không đổi            D.Vừa tăng,vừa giảm

3.  Một vật đặt trên mặt phẳng nằm ngang . Đặt một gương phẳng chếch 45so với mặt bàn.

Hỏi ảnh của vật nằm theo phương nào ?

A.   Nằm theo phương chếch 450                      B. Nằm theo phương chếch 750

C. Nằm theo phương chếch 1350                                 D. Nằm theo phương thẳng đứng .

4 . Hai gương phẳng đặt song song với nhau, hướng mặt phản xạ vào nhau và cách nhau một khoảng

 l =  1m  . Đặt một vật AB song song ,nằm giữa  hai gương và cách gương G1 một khoảng 0,4m Khoảng cách giữa hai ảnh thứ nhất của AB qua hai gương G1G2 l à :

A.     2 m                              B.1,6m                             C.1,4m                           D. 1,2m .

5 . Chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lồi ,ta thu được một chùm sáng phản xạ có tính chất :

A. Song song             B. Hội tụ                  C. Phân kì              D. Không truyền theo đường thẳng .

6. Trên xe ô tô , người ta gắn gương cầu lồi để cho người lái xe quan sát các vật ở phía sau xe có lợi gì hơn là gắn gương phẳng .

A. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng

B. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn gương phẳng

C.Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng

D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước

7 .Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi không có pha đèn ?

A. Vì pha đèn phản xạ được ánh sáng             B. Vì pha đèn có thể hội tụ ánh sáng ở một điểm rất xa.

C.Vì pha đèn làm cho ánh sáng mạnh thêm     D. Vì pha đèn có thể tạo ra một chùm phản xạ song song

8 .Khi khám răng bác sĩ nha khoa dùng loại gương nào sử dụng loại gương nào để quan sát tốt hơn ?

A.Gương phẳng         B. Gương cầu lõm        C. Gương cầu lồi      D. Gương cầu lồi và gương cầu lõm

9 . Ban đầu chiếu một tia sáng SI tới mặt một gương phẳng sao cho góc tới bằng 300 thì góc phản xạ bằng 300 .Giữ nguyên tia tới, quay gương một góc 300 ngược chiều kim đồng hồ thí góc phản xạ là bao nhiêu?

A.     900                          B. 600                          C. 300                      D. 00   

10. Chiếu một tia sáng vuông góc với mặt một gương phẳng. Góc phản xạ i’ có giá trị nào sau đây?

A. i’ = 0°                 B. i’ = 45°                   C. i’ = 90°                             D. i’= 180°

II. BÀI TẬP TỰ LUẬN :

Bài 1:Trên hình vẽ bên ,SI là tia tới, IR là tia phản xạ. Biết rằng hai tia SI và IR vuông góc với nhau.

Hãy cho biết góc giữa tia tới và pháp tuyến tại điểm tới là bao nhiêu?

       

 (ĐS:  i = 45)                                                                                               S                             R                                                                   

 

 

                                                                                                                               I

 

 

 Bài 2:   Vẽ tia phản xạ và tính góc phản xạ trong các trường hợp sau :

                                                                                                                    

 

 

                                                                                                          

                                                                                          S

1200

                                        I                                                                                                          

 

 

 

                                                                                                                             

 

450

                                                                                                                                                    M

 

 

 

                 S             G                                                                              I                                                                                                    

                                            H. a                                                             H .b 

                            

( ĐS:   H.a  i’=i= 450  ;          Hb  :    i’ = i= 300   )    

Bài 3 :Cho một gương phẳng M và một tia tới SI hợp với gương một góc 450. Chứng minh rằng tia tới và tia phản xạ sẽ vuông góc nhau .(vẽ hình minh họa )

M

N

Bài 4:Một cây cau ( MN) cao 1,8m được trồng bên cạnh                                                   

 

một hồ nước phẳng lặng .

    a/ Hãy vẽ ảnh MN’ của cây cau MN in bóng dưới mặt hồ.              

     b/ Tính độ cao của ảnh MN’.

   c/ Biết bờ hồ cách mặt nước 50cm. Tính  MM.

 

 

Bài 5 : Một người cao 1m7 đứng trước một gương phẳng, cách gương 2m

a)                 Xác định vị trí và tính chất ảnh của người đó .

b)                 Nếu người đó giơ tay phải lên chào bạn ,thì ảnh trong gương giơ tay gì ?

c)                 Nếu thay gương phẳng bằng gương cầu lồi thì tính chất ảnh sẽ thay đổi ra sao ?

Bài 6 : Với một gương cầu lõm và một gương phẳng cùng kích thước, cùng vị trí đặt mắt

a)  Gương nào cho bề rộng vùng nhìn thấy lớn hơn ?

b) Vùng nhìn thấy trên mỗi gương tùy thuộc vào những yếu tố nào ?

 

1
24 tháng 10 2021

cậu nên tách từng phần ra 

hihi

24 tháng 10 2021

tách v tốn thời gian ;-;

ok tutu để mk chụp lại

                          ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÝ 7  CUỐI  KÌ I  NĂM HỌC: 2021 – 2022 I. Lí thuyết:  Câu 1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật? Câu 2: Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? Cho 4 ví dụ mỗi loại. Câu 3: Nhật thực là gì? Nguyệt thực xảy ra khi nào? Câu 4: Phát biểu định luật phản xạ ánh...
Đọc tiếp

                          ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÝ 7  CUỐI  KÌ I  

NĂM HỌC: 2021 – 2022 

I. Lí thuyết:  

Câu 1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật? 

Câu 2: Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? Cho 4 ví dụ mỗi loại. 

Câu 3: Nhật thực là gì? Nguyệt thực xảy ra khi nào? 

Câu 4: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? 

Câu 5: Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng? 

Câu 6: Nêu  những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi, gương cầu lõ

Câu 7:  Nêu  ứng dụng chính của gương cầu lồi, gương cầu lõm? 

Câu 8:  Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản

xạ ánh sáng bởi gương phẳng. 

Câu 9:Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng và ngược lại, theo hai cách

là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng đặc điểm của ảnh ảo tạo bởi gương

phẳng và tính được góc tới, góc phản xạ. 

Câu 10:   Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng. 

Câu 11: Nguồn âm là gì? Các nguồn âm có chung đặc điểm gì? 

Câu 12: Tần số dao động là gì? Đơn vị tần số là gì? Khi nào vật phát ra âm phát ra cao

(âm bổng)? Khi nào vật phát ra âm thấp (âm trầm)? 

Câu 13: Khi nào âm phát ra to? Khi nào âm phát ra nhỏ? Độ to của âm được đo bằng đơn vị

gì? 

Câu 14: Âm thanh có thể truyền được trong những môi trường nào? Âm thanh không truyền

được trong môi trường nào? 

Câu 15: Trong 3 môi trường rắn, lỏng, khí. Vận tốc truyền âm trong môi trường nào lớn

nhất, môi trường nào nhỏ nhất? 

Câu 16: Âm phản xạ là gì? Khi nào ta nghe được tiếng vang? 

Câu 17: Các vật như thế nào thì phản xạ âm tốt? Các vật như thế nào thì phản xạ âm kém?

Câu18: Kể được tên một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn

Câu 19. Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp 

cụ thể. 
ai làm hộ mình với gấp lắm ạ

5
16 tháng 12 2021

chịu

16 tháng 12 2021

Lý thuyết thì ở trong SGK ak :vvvv

29 tháng 10 2016

Câu 1: Phát biểu nội dung định luật phản xạ của ánh sáng.

29 tháng 10 2016

3 . Một người lái xe ô tô muốn đặt một cái gương ở trước mặt để quan sát hành khách ở phía sau lưng. Tại sao người đó dùng gương cầu lồi mà không dùng gương cầu lõm hay gương phẳng có cùng kích thước

26 tháng 12 2016

đề mk dài cực, thi xong kiến thức mọc cánh bay đi mất rùi, mọi thứ liên quan đến lý cx theo đó mà bay.... bay...

đề 25 câu trắc nghiệm 7 câu tự luận đó T^T

26 tháng 12 2016

đề của mình cũng dễ, nhưng mà bây giờ mình ngại gõ với lại mình cũng bận nên để tối mình gõ lên cho bạn tham khảo nha

9 tháng 5 2017

CHỮ XẤU QUỚ

BN GÕ RA ĐI

9 tháng 5 2017

Xin lỗi bạn nha, chữ thì mình nhìn ra chứ mình không biết làm vì mình chỉ mới có học lớp 6 thôi hàeoeo

tick giùm mình nhaeoeo