Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Để trở thành người có ích cho xã hội, chúng ta cần phải có những phẩm chất nào? Có trí tuệ siêu việt hay là phải có đạo đức tuyệt vời cao cả? Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, những người đang ra sức rèn luyện để trở thành công dân có ích cho xã hội, Hổ Chủ tịch đã nói: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Cô đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
giai thich cau noi co tai ma khong co duc la nguoi vo dung
Cậu nói của HỒ Chủ tịch đã khẳng định giá trị cơ bản của một con người là tài và đức. Trong ý kiến của Bác, tài chính là tài năng, là kiến thức, là hiểu biết, là kĩ năng kĩ xảo, là kinh nghiệm sống để con người có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất, đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn, những tình huống phức tạp.
Đức chính là đạo đức, là tư cách tác phong, là lòng nhiệt tình, là những khát vọng chân thiện, mĩ… Người có đức biết tôn trọng và bảo vệ chân lí, dám đấu tranh với sai lầm, sẵn sàng hi sinh quyển lợi cá nhân cho quyền lợi của tập thể.
Tài và đức là những phạm trù khác nhau nhưng gắn bó chặt chẽ không thể tách rời. Có tài mà không có đức là người vô dụng, bởi vì tài năng đó không được sử dụng để phục vụ nhân dân mà chỉ để mưu cầu lợi ích cho cá nhân thì cũng trở thành vô ích. Người ta không thể sống một mình, càng không thể tách rời giạ đình, bạn bè, giai cấp, dân tộc và đồng loại.
Giá trị của một con người được xem xét trên cơ sở những đóng góp hữu ích đối với cộng đồng. Người ích kỉ là người không quan tâm đến quyền lợi củà người khác. Nếu có tài, họ cũng chỉ tìm cách sao cho có lợi cho mình. Người có tài mà phản bội Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích của nhân dân thì chẳng những vô dụng mà còn cố tội. Người càng có tài mà kém đạo đức thì tác hại gây ra cho gia đình và xã hội càng lớn.
Nhưng nếu chỉ có đức mà không có tàj thì làm việc gì cũng khó. Có đức, tức là có khát vọng hành động, cống hiến vì lợi ích của mọi người nhưng kiến thức ít ỏi và năng lực kém thì những ý định dù tốt đến đâu cũng khó trở thành hiện thực. Tài năng giúp cho con người lao động có hiệu quả. Thiếu tài năng, người ta phải làm việc rất vất vả mà chất lượng công việc lại không cao.
Rõ ràng là giá trị của con người phải bao gồm cả tài và đức. Đức và tài bổ sung, hỗ trợ cho nhau để con người trở thành toàn diện, đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc và cống hiến. Nhưng trong ý kiến của Hổ Chủ tịch, rõ ràng vị trí của đức được coi là hàng đầu, là yếu tố quyết định. Chính vì thế, thiếu đức con người trở thành vô dụng, thiếu tài người ta làm việc gì cũng khó.
Cách nói của Bác rất giản dị và cụ thể, giúp ta nhận thức đúng đắn hơn về vai trò quan trọng của đức trong phẩm chất của mỗi con người.
Để trở thành công dân hữu ích, chủ nhân xứng đáng của đất nước trong tương lai, ngay từ tuổi học sinh, chúng em phải không ngừng học tập, tu dưỡng. Như vậy mới có đủ đức và tài – tiêu chuẩn của con người mới như Bác Hồ hằng mong ước.
2 ,
Nhắc đến M. Gorki ta không chỉ nhắc đến sự vĩ đại của một nhà văn hiện thực xã hội Chủ nghĩa mà còn nhớ đến một tấm gương sáng chói trong việc tự học thành tài. Trên con đường tự học đầy gian khổ của nhà văn, sách là người bạn lớn thân thiết và gắn bó. Nhà văn từng nói: "Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới". Câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa sâu xa.
Sách là kiến thức của con người đã được tích luỹ, chọn lọc, tổng hợp, là kho tàng vô tận chứa biết bao nhiêu điều có ích. Sách là những suy nghĩ, những ước mơ, hoài bão, những tình cảm mà con người muốn được cùng chia sẻ. Sách thật sự kỳ diệu và từ xa xưa, con người đã biết đến sự kỳ diệu đó.
Khi nền văn hoá chưa tiến bộ, máy in chưa ra đời, thậm chí cả giấy bút cũng chưa có, con người đã nghĩ ra một điều gì đó tương tự như "sách". Người Ai Cập cổ đại cũng dùng đất sét để ghi những lưu trữ cần thiết. Người Trung Quốc thì dùng mực viết lên các thẻ tre. Người Pháp thì lại dùng các tấm da dê... Đó chính là những hình thức đầu tiên của sách. Người ta đã nhận thấy tầm quan trọng của sách, họ cần sách để giữ lại những kinh nghiệm sống, những câu chuyện lịch sử... để truyền lại cho đời sau.
Ngày nay, khi nghề in đã vô cùng phát triển, hàng ngàn cuốn sách ra đời nhưng con người vẫn không mất đi hứng thú khi lật lại những trang sách cổ. Họ tìm tòi ý nghĩa của các hình vẽ, các loại chữ cổ để biết được thêm về đời sống ngày xưa. Bây giờ, ngôn ngữ của các nước khác nhau đều được mọi người biết đến, yêu thích và học hỏi; thì các cuốn sách lại càng được quý trọng. Không phải vì ngẫu nhiên mà một quyển sách lại được dịch ra nhiều thứ tiếng, đó là để mọi người hiểu nhau hơn, biết đến các tập tục, các kinh nghiệm... của nước bạn. Dường như sách đã vượt qua mọi không gian, mọi thời gian gắn kết mọi người với nhau.
Sách đã mở ra trước mắt ta một chân trời mới! Thật vậy, khi đọc những cuốn sách khoa học thì ta mới biết được ngoài trái đất thân yêu của chúng ta là một vũ trụ bao la rộng lớn. Những công nghệ khoa học hiện đại ở các nước tiên tiến cũng đều được viết vào sách, không chỉ có sách khoa học mà còn rất nhiều thể loại sách nữa như: sách văn học, sách xã hội, sách kinh tế, sách lịch sử... Chúng giúp ta trả lời các câu hỏi: Đỉnh núi nào cao nhất trên thế giới? Tại sao người Ai Cập biết ướp xác? Có phải từ mặt trăng ta có thể nhìn thấy Vạn lý trường thành hay không? Hay như trái đất có hình gì? Tại sao bóng đèn lại phát sáng?... Sách xã hội giúp ta hiểu biết được phong tục tập quán, dân số và rất nhiều điều kì lạ của một đất nước rất nhỏ bé hay cả một châu lục nào đó. Còn sách văn học thì làm chúng ta tìm lại chính mình, biết được những suy nghĩ riêng của mình. Qua những trang sách văn học, ta cảm nhận được một thứ tình cảm đẹp trong sáng và cả những nỗi khổ, hạnh phúc của những con người trong những hoàn cảnh khác nhau. Sách văn học luôn luôn biến đổi một cách kỳ ảo, dẫn con người từ tác phẩm này sang tác phẩm khác, giúp con người hiểu thêm về nhau, về hoàn cảnh, tập tục của nhau. Họ cùng chia sẻ những tình cảm vui buồn. Con người tìm được sự đồng cầm sâu sắc trong mỗi trang sách, quan trọng hơn nữa họ có thế tìm thấy chính mình ẩn đâu đây trong những áng văn thơ bất tận. Con người chợt thấy mình lãng mạn hơn, hay hiện thực hơn.
Trên thực tế, có những trang sách được cả triệu triệu người biết đến. Đó là những trang sách của Galilê giúp con người hiểu biết thêm về trái đất. Sách của Đácuyn càng làm rõ hơn về các loài sinh vật, sách của Êđixơn nói vể các hiện tượng vậy lý, về bóng đèn, đầu xe hoả... mà sau này ứng dụng rất nhiều trong thực tế. Sách của Mác, Lênin đã giúp cho con người nhận thức được tầm quan trọng của tự do, đã phần nào đóng góp trong những cuộc cách mạng nổ ra giành lại hòa bình dân tộc. Ta đọc thơ V. Hugô, Lý Bạch. Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du... để biết được cuộc sống xưa kia và tâm tư tình cảm của tác giả. Đọc truyện cổ Grim, truyện cổ tích Anđécxen, truyện ngụ ngôn La Phôngten để thấy được cách suy nghĩ của con người đổng thời rút ra bài học quý giá.
Học sinh ngày nay, bạn đồng hành đi học là sách vật lý, sách văn học, sách toán, sách kỹ thuật... đủ để cho thấy sách không thể thiếu trong đời sống. Sách cho con người tri thức, sách là hành trang cho con người bước vào đời. Có sách vật lý thì học sinh mới biết đến Galilê, Ampe, biết được vận tốc, gia tốc, có sách địa lý mới biết được các nước trên thế giới. Có sách lịch sử mới biết được nguồn gốc con người... Niềm vui khi được đi học của mỗi học sinh đã cho thấy sách đã mở rộng những chân trời mới mà ai cũng muốn được khám phá.
Sách là ước mơ, là khát vọng của con người. Sách đã trả lời biết bao nhiêu câu hỏi: Ta là ai? Ta là gì? Ta có quan hệ gì với hàng triệu con người khác? Ta ước mơ gì? Ta có khát vọng gì? Sách nói lên mơ ước của con người, giúp người đọc hiểu được cái sai, cái đúng, biết được đâu là hạnh phúc, đâu là bất hạnh, chỉ dạy cho con người cách sống sao cho có nghĩa, dạy cho con người mơ ước đến những điều tốt đẹp hơn cho mình và cho cả cộng đồng.
Vậy là những cuốn sách đã rất có ích cho con người. Và điều mà M. Gorki muốn gửi gắm qua câu nói đó là hãy không ngừng đọc sách vì sách là kho báu vô cùng kỳ diệu của con người.
Trước khi đọc một cuôn sách ta phải quý trọng, nâng niu từng trang sách. Từ một cuốn sách bị quăn mép cho đến cả một tủ sách không bị quăn một cuốn nào đều là thái độ cùa người đọc với cuốn sách. Một con người mà không đọc sách hay không ham mê đọc sách là một điều không thể được, có những người biết đọc, biết viết thì lại không hề có hứng thú với những cuốn sách, còn những con người không biết đọc, biết viết thì lại nâng niu từng trang sách mà họ mơ ước sẽ đọc được. Đọc sách thì cũng phải biết tập trung, đừng đọc khi đầu còn đang suy nghĩ vẩn vơ về những thứ khác. Phải tập trung thì ta mới hiểu một cuốn sách. Đọc sách thì phải biết hành động theo sách chứ chỉ đọc thì hàng trăm, hàng nghìn cuốn cũng đều trở nên vô dụng. Ta thấy rằng đọc sách là một cách tự bồi dưỡng kiến thức, một thú vui tinh thần cho mọi người. Nhưng cũng cần lưu ý đến cách chọn sách. Phải chọn những cuốn sách tốt, sách hay, chớ nên đọc những cuốn sách xấu.
Thế nào là sách tốt? Đó là một cuốn sách có thể giúp con người hiểu biết thật đúng đắn về cuộc sống để chúng ta hiểu biết mà có thái độ yêu ghét đúng đắn. Những cuốn sách đó phải khiến con người gần lại với nhau hơn. Chúng ươm mầm cho những tài năng tương lai. Chúng nuôi dưỡng, khích lệ những khát vọng vô cùng cao thượng. Sách còn khiến cho tâm hồn con người ngày càng phong phú và trong sáng như bầu trời xanh ngắt không gợn mây. Đó mới là sách tốt.
Còn sách xấu? Những cuốn sách này đã đưa ra những lời lẽ xảo trá để con người không thể biết được cuộc sống tươi đẹp xung quanh. Chúng đề cao dân tộc này nhưng lại bôi nhọ các dân tộc khác. Đó còn là những cuốn sách phản động, gây chia rẽ nội bộ trong một đất nước, một tập thể lớn. Như hồi kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Để lừa bịp dân chúng, những tên trùm đế quốc đã tung ra rất nhiều cuốn sách phản động gây mất lòng tin trong xã hội. Thừa cơ đó chúng có thể đục nước béo cò, bắt được những cán bộ cách mạng của ta. Vì vậy khi đọc những cuốn sách này, con người ta không hề tăng thêm sự hiểu biết mà chỉ tăng thêm lòng ghen ghét, đố kị lẫn nhau. Tâm hồn người đọc sẽ bị hoen ố bởi những điều độc hại được viết ra trong những cuốn sách này.
Sách là kiến thức, đọc sách là một cách bồi dưỡng kiến thức, một thú vui tinh thần, một việc mà ta nên làm. Nhưng không phải sách nào cũng đọc được, ta phải biết chọn sách cho phù hợp với mình, phải biết chọn sách tốt để đọc. Nếu chọn đúng loại sách, sách sẽ đem lại những điều ta cần biết, cần học hỏi, giúp ta sống đẹp hơn. Đọc sách là để rút ra những kinh nghiệm. Ngoài biết cách chọn sách, ta còn phải biết cách đọc. Vậy đọc như thế nào cho đúng? Đọc mà khòng biết vận dụng thì cũng chẳng có ích gì. Vì thế không chỉ đọc, ta còn phải biết ứng dụng những điều đó vào cuộc sống hàng ngày. Như thế đọc sách mới có ý nghĩa.
Lênin nói: "Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản". Sách đã trở thành vô cùng quan trọng đối với con người. Không có sách thì con người sẽ không có kiến thức, văn minh nhân loại sẽ lụi tàn. Sách có giá trị to lớn và gắn liền với sự phát triển của đời sống hàng ngày.
3 , Câu ca dao được cha ông ta đúc kết từ hàng nghìn năm nay nhưng đến tận bây giờ, nó vẫn là bài ca hay nhất về công lao của cha mẹ dành cho con cái.
"Cha sinh mẹ dưỡng", nuôi nấng con nên người. Cha mẹ đà phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, vất vả để mang đến cho con tiếng cười, niềm hạnh phúc. Dân gian xưa đã lấy hình ảnh ngọn núi Thái Sơn để ví như công lao của người cha. Đây là một hình ảnh so sánh vừa chân thực, vừa cụ thể. Núi Thái Sơn là một trong những ngọn núi cao và hùng vĩ nhất Trung Quốc. Công lao nuôi dưỡng của người cha cũng vậy, không thể nào cân đong đo đếm được. Trong quan niệm phong kiến xưa, người cha được coi là trụ cột của gia đình, là người lo toan gánh vác những công việc to lớn, nặng nhọc. Dân gian ta có câu: "Con có cha như nhà có nóc". Nóc đối với ngôi nhà là vô cùng quan trọng. Nóc nhà che mưa, gió, bão giúp cho ngôi nhà được chắc chắn. Ngôi nhà không có nóc cũng như những đứa trẻ bất hạnh mồ côi cha, không có một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Có thể nói vai trò của người cha trong xã hội "trọng nam khinh nữ" xưa hay trong cuộc sống hiện đại ngày nay cũng vô cùng quan trọng.
Công lao sinh dưỡng của mẹ lại càng to lớn: "Nghĩa mẹ như mức trong nguồn chảy ra". Đây là một hình ảnh so sánh rất đẹp, rất hay. Bởi lẽ, nước trong nguồn không bao giờ chảy hết cũng như tình cảm mẹ dành cho cũng không bao giờ vơi cạn. Mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày rồi cho con bú mớm, rồi nuôi dưỡng con nên người. Nước trong nguồn chảy ra cũng ngọt ngào, dịu mát như dòng sữa mẹ vậy. Dòng sữa trắng trong chứa đựng biết bao tình cảm, sự hy sinh của mẹ dành cho con.
Công cha nghĩa mẹ đối với con cái thật to lớn. Chúng ta sinh ra được sống trong vòng tay đầy âu yếm, đầy tình thương, đầy những lo toan, vất vả mà cha mẹ đã phải chịu đựng: Nuôi con cho được vuông tròn / Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong”. Vậy chúng ta với trách nhiệm là những người con phải làm tròn chữ hiếu để đền đáp công lao của cha mẹ: "Một lòng thờ mẹ kính cha / Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con". Trong xã hội xưa có biết bao nhiêu câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo: Chuyện về một người con đã lấy thịt mình làm thuốc cho mẹ; Chuyện về Lão Lai Tử người nước Sở lúc bảy mươi tuổi còn mặc áo ngũ sắc nhảy múa để mua vui cho cha mẹ. Chữ hiếu được thể hiện ngay trong hành động, ngay trong tình cảm mà chúng ta dành cho cha mẹ. Bổn phận của người làm con trước hết là tu dưỡng học hành, đỗ đạt thành tài để làm cha mẹ vui lòng. Sau đó tận tình chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi đau ốm, lúc tuổi già. Đạo làm con không phải một sớm một chiều mà phải làm trọn vẹn chữ "hiếu", dành trọn cả tấm lòng để đền đáp công lao sinh thành của cha mẹ.
Tình cảm cha mẹ dành cho con cái thật thiêng liêng biết bao. Công cha, nghĩa mẹ vô bờ bến, suốt đời con không thể trả hết:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Câu ca dao từ mấy nghìn năm trước nhưng vẫn luôn vang vọng trong suy nghĩ của rất nhiều thế hệ. Câu ca dao không chỉ ngợi ca tình cảm cha mẹ bao la, rộng lớn mà còn muốn nhắn nhủ người làm con phải giữ trọn bổn phận, giữ trọn chữ hiếu. Đối với riêng cá nhân tôi, trước hết là phải vâng lời cha mẹ, tu dưỡng đạo đức, học hành chăm chỉ để làm cho cha mẹ vui lòng.
câu trái nghĩa với câu "sống chết mặc bay" là “thương người như thể thương thân”
a) Câu tục ngữ là lời khuyên, lời chỉ bảo của ông cha ta sống thì phải biết yêu thương, giúp đỡ và đùm bọc lẫn nhau, hãy sống vì nhau, một người vì mọi người chứ đừng mọi người vì một người, sẽ khiến bạn trở thành người thừa thãi trong cái xã hội này.
b) Mở bài: - Giới thiệu Phạm Duy Tốn và hiện thực đen tối của thời thực dân phong kiến mà ông từng chứng kiến. - Giới thiệu truyện ngắn Sống chết mặc bay.
Thân bài: - Sống chết mặc bay là một thành ngữ dân gian nói về một lối sống miễn là được lợi cho mình, kẻ khác bị khố sở, thua thiệt thế nào cũng mặc.
- Thành ngữ này cũng dùng để chỉ về những biểu hiện của một thái độ ích kỉ, vô trách nhiệm.
- Phạm Duy Tốn dùng thành ngữ này đặt tên cho truyện ngắn của ông là muốn thế hiện một chủ đề trong xã hội đương thời: Những kẻ cầm quyền luôn ân chơi phè phơn, vô trách nhiệm, bỏ mặc dân lầm than điêu đứng. Do đó, nhan đề Sống chết mặc bay rất phù hợp với nội dung của truyện ngắn.
Kết bài: Khăng định lại giá trị của nhan đề trong việc góp phần làm nối bật nội dung, chủ đề và tư tưởng của văn bản.
c) Bài làm
Tại sao lại là "Sống chết mặc bay" mà không là bất cứ một nhan đề nào khác? Nhan đề bắt nguồn từ một câu tục ngữ nổi tiếng và rất quen thuộc của dân gian ta "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi". Câu tục ngữ như một lời phê phán, lên án trước thái độ của những kẻ chỉ biết vun vén, lo cho lợi riêng mình trong khi đó lại thản nhiên, lãnh đạm, thờ ơ thậm chí vô lương tâm trước tính mạng của những con người mà mình phải có trách nhiệm. Nhưng tại sao tác giả lại chỉ chọn phần đầu của câu tục ngữ mà không chọn cả câu? Có lẽ một phần là bởi vì nó gây lên sự hấp dẫn, kích thích người đọc và gây ấn tượng. Cũng một phần là bởi vì chỉ có phần đầu mới phù hợp với nội dung, cốt truyện. Tuy câu tục ngữ có ý nghĩa hợp với nội dung truyện nhưng không phải hoàn toàn đúng, hoàn toàn thích hợp, nhất là phần sau "tiền thầy bỏ túi" không phù hợp với nội dung của truyện. Phạm Duy Tốn không có ý định xây dựng hình ảnh một viên quan tham. Trong truyện, nhân vật trung tâm là lão quan phụ mẫu vô trách nhiệm, thờ ơ trước sinh mạng hàng trăm, hàng ngàn người dân lành vô tội, lão chỉ quan tâm đến sự hưởng thụ của bản thân mình mà thôi. Sự lựa chọn, cách đặt nhan đề của nhà văn Phạm Duy Tốn rất độc đáo và chính xác, nó tạo nên sự kỳ thú, hấp dẫn kích thích trí tò mò người dọc, người nghe. Nó còn nâng cao thêm giá trị tác phẩm, không những thế, từ nhan đề ấy người đọc có thể khái quát được những đặc điểm nổi bật tiêu biểu của nhân vật trung tâm - tên quan phụ mẫu mà không làm mất đi tính lôi cuốn của nhan đề. Tác phẩm “Sống chết mặc bay” đã được đánh giá rất cao về nghệ thuật cũng như về nội dung. Bằng cách xây dựng nhân vật qua nhiều hình thức ngôn ngữ như tả, kể và đặc biệt là đối thoại, tác giả đã đưa ta đến với cuộc sống vinh hoa phú quý của bọn cầm quyền độc ác mà cụ thể là cuộc sống của tên quan phụ mẫu có trách nhiệm hộ đê trong truyện: Một người quan uy nghi, chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên linh lệ đứng hen cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác. Cuộc sống ấy hoàn toàn trái ngược với cuộc sống lầm than, cơ cực của nhân dân. Sung sướng vậy thì việc gì phải quan tâm ai! "Sống chết mặc bay" cần gì lo nghĩ, cần gì bận tâm cứ hưởng lạc là được rồi. Nhan đề truyện ngắn đã tích cực góp phần khắc hoạ chủ đề và làm nổi bật tính cách nhân vật. Thông qua tên quan phủ, tác giả đã lên án thái độ vô trách nhiệm, vô lương tâm bè lũ quan lại cầm quyền đồng thời tỏ ra thương xót cho tính mạng người dân bị rẻ rúng, đó cũng chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm. "Sống chết mặc bay” là một nhan đề hay, đặc sắc, chính nó đã làm cho giá trị của tác phẩm được đề cao nhấn mạnh. Một lần nữa ta khẳng định sức hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút của nhan đề "Sống chết mặc bay"
- Giống nhau: cùng nói về câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
- Khác nhau: về nhiệm vụ
+ (a): là đề giải thích làm cho người đọc hiểu rõ những điều chưa biết về câu tục ngữ này. Câu tục ngữ này có nghĩa là gì, rút ra bài học gì?
+ (b): là đề chứng minh, dùng những lập luận, bằng chứng cụ thể để chứng minh bài học của câu tục ngữ này là đúng.
- Nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau:
+ Giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực.
+ Chứng minh là phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm cần chứng minh là đáng tin cậy.
| Giải thích | Chứng minh |
Giống | Cùng là văn nghị luận về câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây | |
Khác | Làm cho người đọc hiểu rõ về câu tục ngữ: ý nghĩa câu tục ngữ; bài học rút ra từ câu tục ngữ
| Làm người đọc tin và thừa nhận vào tính đúng đắn của câu tục ngữ
|
1. Giải thích câu nói:
– Sách là gì ?
- Là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và là kho tàng quý báu của nhân loại.
– Sách còn là di sản văn hóa của mỗi dân tộc trên đất nước được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách cũng là công cụ giao tiếp, trau dồi kiến thức, sự hiểu biết lên tầm cao hơn của các thế hệ sau này
- Sách tốt là gì ?
- Sách tốt là đem lại cho chúng ta những kiến thức đúng đắn, hay và bổ ích
=> Đừng nên đọc những loại sách xấu mà nên chọn lựa sách tốt mà học
2. Đưa ra các biểu hiện:
a. Tại sao sách là con đường sống?
– Vì sách là nguồn kiến thức vô tận của loài người.
– Thời nay, con người đã biết chế tạo ra giấy rồi ghi lại những thông tin mà người cổ xưa để lại và đúc kết thành một cuốn sách.
– Nhiều tác giả tài năng với những cuốn sách tuyệt vời phục vụ cho lợi ích của cộng đồng.
b. Vậy sách có tác dụng gì đối với chúng ta?
– Sách giống như một người bạn, người thầy, dạy chúng ta những điều hay, nuôi dưỡng tâm hồn và làm giàu trí tuệ cho mỗi người. Chính vì vậy, việc đọc sách cần được thực hiện mỗi ngày giống như ăn uống, đọc nhiều, tích lũy nhiều, làm nền tảng cho trí thức và phát triển tâm hồn.
- Sách tốt thì chính là tài sản tri thức quý báu, nguồn tri thức vô tận của những người vĩ đại để lại. Sách tốt là sách mang tính giáo dục, chứa những nội dung có ích, có tác động tích cực đến cuộc đời, cách nghĩ và hành vi của mỗi người.
- Sách tốt làm bồi dưỡng, tu dưỡng những tình cảm tư tưởng đẹp đến mỗi cá nhân. Còn bạn hiền là người bạn không chỉ giúp ích cho chúng ta mà còn luôn giúp chúng ta phát triển bản thân về mọi mặt. Một người bạn hiền sẽ là bệ đỡ giúp chúng ta thành công trong cuộc sống.
- Sách tốt giống như một người bạn hiền vì cuốn sách này sẽ truyền những thông tin có ích cho bạn đọc. Những câu chữ trong sách sẽ gây dựng những cách nghĩ và việc làm tích cực cho người đọc.
THAM KHẢO NHÉ BẠN
Một truyền thống tốt đẹp của ngàn đời để lại đó là phẩm chất uống nước nhớ nguồn ăn quả nhớ kẻ trồng cây, đạo lý đó đã thức tỉnh cho nhiều người về sự biết ơn và những đối đáp của họ với những con người đã có công ơn.
Câu nói này là câu tục ngữ đã để lại nhiều bài học quý báu cho dân tộc ta, nó là một bài học dậy dỗ chúng ta cần biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta ăn và ở đây đối với những người đã trồng cây và tạo nên quả ngọt cho chúng ta chúng ta cần biết ơn và có những thái độ để bảo tồn và phát triển truyền thống đó của dân tộc, những người trồng cây đã cố gắng để tạo nên những cây tốt tươi và từ đó kết trái cho chúng ta hưởng thụ, truyền thống tốt đẹp đó đã tạo nên những điều rất tốt và mang những giá trị sâu sắc, những người cố gắng để tạo nên thành quả để cho chúng ta ăn thì chúng ta cần phát huy và tôn tạo nó một cách sinh động và hấp dẫn hơn.
Câu nói này nó không chỉ dừng lại ở vấn đề người trồng và người ăn quả ý nghĩa của nó sâu rộng hơn, qua đó nó vừa là động lực để cho con người ý thức và trách nhiệm được tấm lòng biết ơn thành kính của mình, những điều đó đã tác động lớn không chỉ đến với mỗi người mà đối với toàn thể dân tộc Việt Nam, những điều đó đã tạo nên cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ, khi cha mẹ sinh ra chúng ta đã có công lao sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta, chúng ta cần biết ơn và hiếu thảo với cha mẹ, khi thầy cô dạy cho chúng ta những bài học hay có ích chúng ta cần biết ơn thầy cô vì những bài học đó, nó góp phần không chỉ tạo ra những lòng biết ơn đơn thuần mà điều đó đã thấm nhuần tư tưởng của mỗi chúng ta.
Những đạo lý đó không chỉ để lại cho chúng ta bài học quý giá mà nó còn là câu tực ngữ hay được lưu truyền rộng rãi và trở thành kim chỉ nan dậy dỗ và phát huy được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những truyền thống ấy mang giá trị lớn sâu sắc, nó không chỉ làm cho con người, ngày càng ý thức được niềm tin và trách nhiệm của mỗi người chúng ta. Ý nghĩa mà câu nói muốn để lại đó là lòng biết ơn sây sắc, truyền thống đó không chỉ diễn ra mới mà đó đã được đúc kết từ ngàn đời, đó là những điều kiện sống mới và chúng ta cần trùng tu và phát triển nó phù hợp với tình hình của xã hội, khi xã hội ngày càng phát triển chúng ta ngày càng phải có những giá trị đó, đó là niềm tin và là một chuẩn mực của con người.
Những người đã có công rất lớn trong công cuộc phát triển và gây dựng đất nước như chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn được người đời biết ơn đó là những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, mỗi chúng ta đều tự hào về truyền thống đó của dân tộc mình, những hình ảnh đó đã làm cho dân tộc của chúng ta thêm vẻ vang và có nhiều những đóng góp lớn lao đối với một dân tộc có nhiều truyền thống tốt đẹp, ngày nay Việt Nam ngày càng có nhiều những ngày để báo đáp công ơn của cha mẹ, thầy cô, hay những người đã có công với đất nước, như ngày lễ vu lan đây là ngày lễ tưởng nhớ đến công ơn sinh thành của cha mẹ, ngày giỗ tổ Hùng Vương thì là ngày tưởng nhớ đến vị vua đã có ông xây dựng đất nước ta, chúng ta cần phải có những lòng biết ơn thành kính đối với dân tộc ta.
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã được truyền đời từ xa xưa đến nay, nó đang được bù đắp và ngày càng phát triển mạnh mẽ, ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một truyền thống tốt của dân tộc, nó không chỉ tạo nên những điều tốt đẹp nhất cho con người mà cũng làm nên những điều quan trọng và luôn nhằm giáo dục ý thức của con người, mỗi người đều cần phải học tập và phát huy truyền thống đó của dân tộc, hiện nay cũng có rất nhiều những tấm gương về lòng biết ơn, và họ đã có những việc làm to lớn để đền đáp lại những sự báo hiếu đối với cha mẹ, đối với một người con luôn có những thái độ biết ơn và thành kính đối với cha mẹ của mình, luôn nghe lời và chăm sóc cha mẹ chu đáo.
Đối với đất nước đã tạo nên những thành quả lớn khi chúng ta là thế hệ sau của đất nước, và chúng ta đã được hưởng những thành quả của sự tự dao và một cuộc sống ấm no do ông cha ta đã đổ xương máu ra để có được, chúng ta cần phải có sự tự hào về những điều đó những điều đó góp phần làm nên những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, mỗi người đều là những tấm gương sáng có thể đền đáp và báo hiếu công ơn của ông cha bằng những việc làm đền ơn đáp nghĩa, đối với những người mẹ Việt Nam anh hùng nay đã được nhà nước trao tặng huân huy chương cao quý và nó góp phần quan trọng nên cho những lòng biết ơn của chúng ta.
Chúng ta cần phát huy và biết ơn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đó là một truyền thống tốt và chúng ta cần bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc, mỗi chúng ta đều có thể học tập và phát huy truyền thống đó của dân tộc ta nó không chỉ là một truyền thống quý báu mà còn để lại cho chúng ta những điều thật ý nghĩa và mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
Ý nghĩa của 2 từ trên là:Phải nhớ đến cội nguồn tổ tiên của mình không được quên nhưng người đã giúp mình giù là nhưng việc nhỏ nhất!!!!!!!!
Tham khảo nhé
Đề 1
Ca dao xưa có câu:
Con người có tổ có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn
Đế nói lên rằng: bất cứ ai cũng có cội nguồn, gốc rễ và câu ca dao như lời nhắc nhở đối với mỗi chúng ta là hãy biết trân trọng, biết ơn những thế hệ đi trước và đó cũng chính là đạo lí muôn đời được thể hiện ở câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”. Đó là đạo lí cao đẹp thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với lớp cha anh đi trước, những người đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước, những người đã ngày đêm lao động miệt mài để chúng ta có thể hưởng cuộc sống ấm no đầy đủ. Câu ca dao mang ý nghĩa sâu sắc, khẳng định một lẽ sống có tình nghĩa, thủy chung, ân tình. Truyền thống biết ơn đó đã được gìn giữ phát huy từ xưa cho đến nay.
Đầu tiên có thể kể đến là cha mẹ, những người đã có công sinh thành ra ta nuôi ta lớn khôn. bố mẹ luôn là người yêu thương chăm sóc ta nhiều nhất ngay từ khi chập chững bước những bước đi đầu tiên, mẹ đã dìu ta bước đi và nâng chúng ta dậy sau mỗi lần ngã, cha mẹ còn là người bên ta động viên an ủi ta trước những thất bại trong cuộc sống. Bố mẹ có thể dốc toàn bộ sức lực của mình để mong ta trở thành người có ích cho xã hội. Và khi đến trường, thầy, cô chính là cha mẹ thứ hai của ta, dạy cho ta những tri thức khoa học, dạy ta nên người nên ta cũng phải biết ơn bằng những việc làm như ngoan ngoãn học giỏi đề không phụ lòng tin của cha mẹ, thầy cô giáo.
Đối với chúng ta mỗi khi bưng bát cơm dẻo thơm lại phải nhớ đến công lao của người nông dân “một nắng hai sương” vất vả cấy trồng. Vào những ngày hè thì “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”, những ngày đông giá rét thì “Bầm ra ruộng cấy Bầm run. Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non…”. Để rồi những cái nắng, cái lạnh ấy đem lại cho ra bát cơm ngon ngọt:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Những câu tục ngữ, ca dao nói về sự vất vả của người nông dân để làm ra bát cơm cũng phần nào đã bày tỏ lòng biết ơn của chúng ta đối với họ.
Còn đối với những người lao động trí óc ta cũng cần biết ơn họ, dẫu họ không làm ra những sản phẩm trực tiếp nuôi sống chúng ta nhưng họ đã góp một phần lớn vào việc làm cho đời sống của chúng ta ngày càng hiện đại, nhàn hạ. Đó là những loại máy móc công nghiệp, những sản phẩm dân dụng, những thiết bị phục vụ cuộc sống. Cuộc sống ngày càng đổi thay, những con đường chúng ta đi, những ngôi nhà chúng ta ở, đều do bàn tay người lao động làm ra. Do đó, chúng ta phải biết ơn họ bằng cách giữ gìn trân trọng những công trình mà họ đã vất vả tạo nên. Hàng năm, chúng ta cũng có những cuộc thi trao giải nhằm tìm kiếm nhân tài, động viên khuyến khích họ trên con đường khoa học.
Đọc một tác phẩm văn học nghệ thuật hay, chúng ta cũng phải biết ơn những người nghệ sĩ đã nhọc nhằn hôm sớm làm ra những sản phẩm tinh thần giúp cho đời sống tâm hồn của mỗi người thêm tươi đẹp. Để biết ơn những người nghệ sĩ ấy, nhà nước ta hàng năm cũng có những chính sách nhằm động viên khuyến khích họ hãy phát huy hơn nữa nguồn sáng tạo của mình để phục vụ cho nhân dân tốt hơn.
Ngày nay được sống trong tự do, ấm no, hạnh phúc chúng ta không được quên những ngày chiến đấu anh dũng của cha anh. Họ đã hi sinh cả cuộc đời, cả tuổi thanh xuân để đem lại hòa bình, tự do cho nhân dân ta. Bởi vậy, chúng ta phải luôn biết ơn họ bằng những hành động cụ thể, thể hiện tấm lòng thành kính đền ơn đáp nghĩa như các ngày 27 tháng 7 là ngày thương binh liệt sĩ, ngày 22 tháng 12 là ngày quân đội nhân dân, các lễ hội như Đền Hùng, lễ hội Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Thánh Gióng… chúng ta lại đến thăm những gia đình thương binh liệt sĩ, động viên, thăm hỏi các anh, các chú những người đã hi sinh một phần xương máu để đem lại niềm hạnh phúc cho con cháu. Đối với những gia đình liệt sĩ, hàng năm, chúng ta cũng tổ chức các cuộc thăm hỏi động viên về mặt tinh thần cũng như vật chất, giúp cho những người thân của gia đình bớt đi phần nào nỗi đau mất người thân. Chúng ta còn có những chính sách như xây dựng nhà tình nghĩa giúp các bố mẹ của các liệt sĩ có nơi ăn chốn ở. Những em học sinh cũng thường xuyên tổ chức các buổi đến giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ, giúp đỡ họ những công việc vặt để động viên tinh thần. Những hành động đó chính là chúng ta đang thực hiện tốt câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn”.
Tất cả những hành động trên đã thể hiện phần nào lòng biết ơn của thế hệ sau đối với những người có công với đất nước, đối với xã hội.
Trong xã hội cũng có một số ít những người vì đồng tiền mà bất chấp cả đạo lí làm người, họ luôn coi trọng đồng tiền mà quên đi ơn nghĩa của những người đi trước, quên công lao dưỡng dục của cha mẹ thầy cô, có người cậy có tiền chỉ biết đưa tiền về cho cha mẹ mà chẳng mấy khi chăm sóc, có khi còn cho các cụ vào viện dưỡng lão khiến cha mẹ họ phải sống cô đơn. Họ là những người cần phải lên án, phê phán để từ đó nâng tầm nhận thức của con người đối với những người có công với đất nước, với cá nhân mỗi con người.
Như vậy, có thể thấy bất cứ thời đại nào thì những người dân Việt Nam vẫn một lòng ghi tạc đạo lí “Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đó là đạo lí ngàn đời chúng ta sẽ mãi mãi tiếp bước. Nó chính là nguồn sức mạnh vô tận giúp cho nhân dân ta đoàn kết vững bước trên con đường dựng xây đất nước.
đề 1 “Uống nước” ở đây nên được hiểu là hưởng những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra và “nhớ nguồn” chính nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó. Câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người về tấm lòng biết ơn. Sự biết ơn luôn cần thiết trong cuộc sống.
đề 2
Xã hội ngày càng phát triển, nhưng dân tộc Việt Nam vẫn luôn gìn giữ được truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Một trong số đó là đạo lí sống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Xét về nghĩa đen, đầu tiên câu “Uống nước nhớ nguồn” với hành động “uống nước” được hiểu là hưởng những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra và “nhớ nguồn” chính nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó. Còn “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, hành động “ăn” là thưởng thức, hưởng thụ trái ngọt. Khi chúng ta ăn một trái cây nào đó thì ta phải nhớ đến người trồng cây tạo quả. Còn xét về nghĩa bóng, cả hai câu tục ngữ muốn khuyên nhủ chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó, cần phải biết ơn những người đã tạo ra nó, từ đó mà trận trọng thành quả mà mình được hưởng.
Tấm lòng biết ơn là một điều vô cùng cần thiết trong cuộc sống. Không chỉ có con người mà ngay cả con vật cũng có được điều đó. Câu chuyện về con hổ có nghĩa là một ví dụ điển hình. Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. Một đêm nọ bà nghe tiếng gõ cửa, mở cửa nhìn ra không thấy ai, bỗng nhiên có một con hổ lao tới cõng bà đi. Ban đầu bà rất hoảng sợ. Tới nơi, hổ đực cầm tay bà và nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Bà nhìn kĩ hổ cái như có cái gì động đậy, biết ngay là hổ sắp sinh. Bà đỡ Trần liền giúp đỡ hổ cái đẻ con. Hổ đực tặng bà một cục bạc và tiễn bà về nhà. Nhờ có số bạc đo mà năm ấy mất mùa đói kém bà mới sống được.
Nhân dân Việt Nam vẫn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” từ xưa đến nay. Phong tục thờ cúng tổ tiên của mỗi người dân Việt Nam. Hàng mùng mười tháng ba hàng năm đã trở thành ngày quốc giỗ của cả dân tộc:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
Trong cuộc sống hiện đại ngày hôm nay, đạo lí đó lại tiếp tục được phát huy hơn nữa. Các cuộc viếng thăm các thương binh, liệt sĩ - những người đã đóng góp một phần cuộc sống cho sự nghiệp giải phóng đất nước của dân tộc. Hay vào ngày 20 tháng 11 - ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh dành tặng cho thầy cô giáo những bó hoa tươi thắm. Hoặc đôi khi có thể chỉ là lời cảm ơn hết sức đơn giản của con cái đối với ông bà, cha mẹ…
Tóm lại, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” , “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” tồn tại trong cuộc sống của con người Việt Nam từ xa xưa cho đến hôm nay. Điều đó là vô cùng đáng quý, cần tiếp tục giữ gìn và phát huy.
I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim”
Kho tàn ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phông phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim” . Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.
II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “ có công mài sắt, có ngày nên kim”
a. Nghĩa đen
- Một mảnh sắt to mài lâu ngày cũng sẽ thành kim nhỏ xíu
- Một hình ảnh ít ai tin được
b. Nghĩa bóng
- Lòng kiên trì của con người
- Lòng kiên nhẫn chờ đợi của con người
- Lòng kiên trì sẽ giúp con người vượt qua thử thách
- Không có kiên trì thì không làm được gì hết
2. Bàn luận vấn đề
- Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta
- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc ta
- Cần phê phán những người lười biếng, thiếu kiên nhẫn
- Cần phê phán những người không có lòng kiên trì
3. Ý nghĩa câu tục ngữ
- Khuyên chúng ta nên có lòng kiên trì
- Có kiên trì thì việc gi cũng sẽ làm được
4. Chứng minh lòng kiên trì
- Học sinh chăm học sẽ được kết quả tốt
- Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí sẽ thành công
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ
Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. nếu có lòng kiên trì và kiên định thì mọi việc của chúng ta sẽ có thành công. Bạn sẽ không bao giờ thất bại nếu có lòng kiên trì.
I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim”
Kho tàn ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phông phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim” . Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.
II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “ có công mài sắt, có ngày nên kim”
a. Nghĩa đen
- Một mảnh sắt to mài lâu ngày cũng sẽ thành kim nhỏ xíu
- Một hình ảnh ít ai tin được
b. Nghĩa bóng
- Lòng kiên trì của con người
- Lòng kiên nhẫn chờ đợi của con người
- Lòng kiên trì sẽ giúp con người vượt qua thử thách
- Không có kiên trì thì không làm được gì hết
2. Bàn luận vấn đề
- Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta
- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc ta
- Cần phê phán những người lười biếng, thiếu kiên nhẫn
- Cần phê phán những người không có lòng kiên trì
3. Ý nghĩa câu tục ngữ
- Khuyên chúng ta nên có lòng kiên trì
- Có kiên trì thì việc gi cũng sẽ làm được
4. Chứng minh lòng kiên trì
- Học sinh chăm học sẽ được kết quả tốt
- Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí sẽ thành công
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ
Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. nếu có lòng kiên trì và kiên định thì mọi việc của chúng ta sẽ có thành công. Bạn sẽ không bao giờ thất bại nếu có lòng kiên trì.
https://lazi.vn/qa/d/danh-de-ra-de-ma-o
Trả lời:
Giải thích nghĩa của từ "đánh đề": Đề là một thú vui của những người đam mê sự may rủi, nói tóm lại đây là một trò chơi đỏ đen, mang tính nhân phẩm cao nên rất khó để trúng.
Vì đánh đề cơ hội trúng rất ít mà lại cần bỏ ra nhiều tiền nên những người đánh đề sẽ bị kiệt quệ về tài chính của bản thân, gia đình
=> Bán nhà, bán cửa, phá sản
=> Ra đê ở!
Sa