Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
6.
Nước Nga năm 1917 có 2 cuộc cách mạng:
- Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân khó khăn, Nga hoàng tham gia chiến tranh TG thứ I.
- Nhân dân Nga tiến hành cách mạng tháng 2 lật đổ Nga, nhưng sau khi Nga hoàng bị lật đổ nước Nga tồn tại 2 chính quyền.
- Chính phủ tư sản vẫn theo đuổi chiến tranh TG thứ I, Lê Nin lãn đạo nhân dân Nga tiến hành cách mạng tháng 10 để lật đổ chính phủ tư sản.
------>nên năm 1917 nước Nga có 2 cuộc cách mạng.
Ý nghĩa LS cách mạng tháng 10:
- Đối với nước Nga:
+ Làm thay đổi vận mệnh của nước Nga, đưa người lao đọng lên nắm chính quyền.
+Xây dựng chế độ mới XH-CN.
- Đối với TG:
+ Để lại bài học quý báo cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Cổ vũ các dân tộc thuộc địa ở châu Á, châu Phi.
c4 trong sách lịch sử 8 trang 37
chắn chắc luôn thầy mink bảo đó
1. Tác động :
- Sản xuất : Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều khu công nghiệp, thành phố ra đời, cư dân đô thị tăng.
- Đời sống : hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản.
2. Quá trình xâm nhập :
Tên nước | Quá trình thực dân phương Tây xâm lược |
In-đô-nê-xi-a | Thực dân Bồ Đào Nha xâm nhập ngay từ đầu thế kỉ XVI. Đến giữ thế kỉ XIX, Hà Lan đã hoàn thành xâm lược . |
Mã Lai (Ma-lai-xi-a) và Miến Điện (Mi-an-ma) | Từ sau thế kỉ XVI, Anh, Pháp, Hà Lan tranh chấp. |
Phi-líp-pin | Giữa thế kỉ XVI, Tây Ban Nha đánh chiếm và áp đặt nền thống trị suốt 350 năm. |
Ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) | Từ thế kỉ XVI, các nước thực dân Tây Ban Nha, Anh, Pháp, tranh chấp tìm mọi cách tranh giành phạm vi ảnh hưởng. |
Xiêm (Thái Lan) | - Thế kỉ XVI thương nhân Châu Âu đã xâm nhập - Giữa thế kì XIX, thực dân Anh bắt đầu xâm nhập |
Câu 1. Nội dung quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp ở Anh là gì?
A. Chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí.
B. Phát minh và sử dụng máy móc.
C. Cải tiến kĩ thuật sản xuất trong nông nghiệp.
D. Thực hiện công nghiệp hóa trong toàn bộ nền kinh tế.
Thương mại mở rộng tạo điều kiện cho sự ra đời của kênh đào giao thông và đường sắt Bên cạnh đó, đường giao thông được nâng cấp lớn cho hoạt động giao thương nhộn nhịp. Động cơ hơi nước sử dụng nhiên liệu than và máy móc dẫn động bằng cơ khí đã đưa đến gia tăng năng suất lao động đột biến.
Một vài thành tựu cụ thể:
Năm 1733 John Kay đã phát minh ra "thoi bay". Phát minh này đã làm người thợ dệt không phải lao thoi bằng tay và năng suất lao động lại tăng gấp đôi.
Năm 1764 James Hagreaves đã chế được chiếc xa kéo sợi kéo được 16 - 18 cọc suốt một lúc. Ông lấy tên con mình là Jenny để đặt cho máy đó.
Năm 1769, Richard Arkwright đã cải tiến việc kéo sợi không phải bằng tay mà bằng súc vật, sau này còn được kéo bằng sức nước.
Năm 1779 Cromton đã cải tiến máy với kĩ thuật cao hơn, kéo được sợi nhỏ lại chắc, vải dệt ra vừa đẹp vừa bền
Năm 1785, phát minh quan trọng trong ngành dệt là máy dệt vải của linh mục Edmund Cartwright. Máy này đã tăng năng suất dệt lên tới 40 lần.
Phát minh trong ngành dệt cũng tác động sang các ngành khác. Lúc bấy giờ, các nhà máy dệt đều phải đặt gần sông để lợi dụng sức nước chảy, điều đó bất tiện rất nhiều mặt. Năm 1784, James Watt phụ tá thí nghiệm của trường Đại học Glasgow (Scotland) đã phát minh ra máy hơi nước. Nhờ phát minh này, nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi nào. Không những thế phát minh này còn có thể coi là mốc mở đầu quá trình cơ giới hóa.
Ngành luyện kim cũng có những bước tiến lớn. Năm 1784 Henry Cort đã tìm ra cách luyện sắt "puddling". Mặc dù phương pháp của Henry Cort đã luyện được sắt có chất lượng hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về độ bền của máy móc. Năm 1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép. Phát minh này đã đáp ứng được về yêu cầu cao về số lượng và chất lượng thép hồi đó.
Cách mạng cũng diễn ra trong ngành giao thông vận tải. Năm 1814, chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước đã ra đời. Đến năm 1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14 dặm/giờ. Thành công này đã làm bùng nổ hệ thống đường sắt ở châu Âu và châu Mĩ.
Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu thủy chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm.
- Từ những năm 60 của thế kỉ XVIII máy móc được phát huy và sử dụng rộng rãi ở anh
* Thành tựu:
- Năm 1764 Giêm Ha - gri - vơ sánh chế ra máy kéo sợi Gien-ni
- Năm 1769 Ác - crai - tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước
- Năm 1785 , Ét - mơn Các - rai chế tạo ra máy dệt làm cho năng xuất tăng 40 lần
- Năm 1784 Giêm oát chế tạo ra máy hơi nước
- Đầu thế kỉ XIX tàu thủy chạy bằng hơi nước ra đời
Xe lửa đường sắt bắt đầu xuất hiện
* Kết quả:
- BIến nước Anh từ nước sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc
- Anh từ nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp
- Anh được mệnh danh là công xưởng của thế giới
Bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX là quá trình chuyển biến từ nền sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc. Sức lạo động của con người dần được thay thế bằng sức lao động của máy móc
Đáp án cần chọn là: A