Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sáng mồng một Tết Đinh Mùi (09/02/1967), Bác Hồ về Tam Sơn gặp mặt đại biểu các dân tộc tỉnh Hà Bắc họp ở chùa Cảm Ứng.
Xe Bác vừa tiến vào đến nơi, Nguyễn Thế Hải học sinh lớp một đang nô đùa cùng bạn, bỗng reo lên:
- Bác Hồ! Bác Hồ!
- Bác Hồ về thăm quê hương nghìn việc tốt.
Cả nhóm thiếu nhi dừng chơi, xúm lại quây quanh xe Bác.
Đồng chí cần vụ từ trong xe bước ra nhắc nhở các em rồi mở cửa, mời Bác xuống.
Bác tươi cười nhìn các em rồi hỏi:
- Các cháu đang chơi Tết?
- Thưa Bác, vâng ạ!
- Thưa Bác, năm mới, chúng cháu kính chúc Bác mạnh khoẻ, sống lâu!…
Các em đua nhau nói những điều từ lâu mong được thưa với Bác, nhưng hồi hộp quá, nói không được nhiều…
Bác Hồ rất vui. Nghe các em nói xong, Bác bảo:
- Các cháu làm nghìn việc tốt, có nhớ và làm theo những điều Bác dặn không?
- Thưa Bác có ạ! - Nguyễn Thế Hải đứng nghiêm đọc liên hồi 5 điều Bác Hồ dạy như đọc đồng thanh ở lớp.
Tất cả đều cười nhưng ai cũng vui vì Hải đã trả lời đúng.
Khi Bác cùng các đồng chí lãnh đạo bước lên chùa. Đội thiếu nhi danh dự đã dâng hoa tặng Bác, Bác nhận bó hoa từ tay Liên đội trưởng Nguyễn Toàn Thắng rồi trao cho đồng chí cần vụ.
Bác hỏi Thắng:
- Cháu học có giỏi không? Có được phần thưởng của Bác không?
- Thưa Bác có ạ. Cháu được nhận phần thưởng của Bác hai lần: Một lần một cuốn sổ, một lần hai quả cam.
Cháu đã được phần thưởng của Bác, cháu phải giúp đỡ các bạn học thật giỏi, lao động thật giỏi… để nhiều người cùng được phần thưởng của Bác, thế mới tốt.
- Thưa Bác vâng ạ!
Khi Bác đến, tất cả mọi người ùa ra đón Bác và đưa Bác đến hội trường đã được chuẩn bị cờ, hoa lộng lẫy.
Nhưng Bác đề nghị, dẫn Bác đến nhà bếp và phòng ngủ xem các cháu có được ăn no, ngủ ấm và chăm sóc chu đáo không. Sau đó, Bác lấy ra một gói kẹo lớn chia đều cho các cháu. Đang nhìn các cháu ăn kẹo, Bác chợt nhận ra có 1 cháu đang đứng ở góc phòng, nét mặt buồn xo. Bác gọi lại hỏi:
- Cháu tên là gì? Vì sao lại đứng ở đây?
- Cháu tên là Tộ. Vì cháu phạm lỗi, tay bẩn không rửa nên các cô chú phạt, không cho nhận kẹo của Bác.
Bác cười bảo bạn Tộ đi rửa tay rồi chia kẹo cho Tộ, sau đó Bác dạy:
- Từ nay, cháu phải luôn giữ gìn đôi tay cho sạch nhé. Bàn tay con người rất đáng quý.
Bạn Tộ rất cảm động trước sự chăm sóc ân cần của Bác. Từ đấy, bạn luôn giữ đôi tay sạch sẽ và rửa tay sạch trước khi ăn.
Thông qua nhân vật Mã Lương trong truyện cổ tích “Cây bút thần”, dân gian đã thể hiện quan niệm về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật là cứu giúp con người. Mã Lương là em bé mồ côi nghèo khó nhưng đam mê vẽ tranh, em say mê theo đuổi ước mơ của mình. Vì hoàn cảnh nghèo khó nên em không có một chiếc bút lông. Mong muốn chính đáng của cậu bé đã thấu đến trời xanh và vị tiên hiền lành đã ban tặng em chiếc bút bằng vàng. Có cây bút, em không vẽ mình mà vẽ cho tất cả những người nghèo khổ trong làng. Em vẽ chiếc cày, chiếc đèn, thùng múc nước để giúp họ lao động chân chính và kiếm sống lương thiện. Nhưng những kẻ tham lam, độc ác như tên địa chủ hay tên vua xấu xa, chúng đều muốn Mã Lương phải vẽ ra tài sản cho mình. Tuy nhiên, cây bút thần trong tay tên vua độc ác chỉ vẽ ra núi đá, con mãng xà chứ không thể ra được châu báu, vàng bạc. Mã Lương nhất quyết không dùng cây bút để phục vụ mục đích tham lam của chúng mà tìm cách để trừng trị chúng, trừ hại cho dân cho nước. Tên địa chủ và nhà vua cuối cùng đã phải chết để trả giá cho sự tham lam vô độ. Còn Mã Lương hàng ngày em vẫn vẽ tranh bán để kiếm sống hoặc dùng cây bút giúp người nghèo khổ có công cụ lao động. Con người Mã Lương là tấm gương sáng để chúng ta học tập, không màng danh lợi, vinh hoa phú quý, không vì e sợ trước những thế lực đe dọa mà làm điều xấu xa. Cây bút thần trong tay Mã Lương đã có một sức mạnh thần kì, thể hiện ước mơ về công lí, về lẽ đời: ác giả ác báo, bọn phi nghĩa tàn ác nhất định sẽ bị trừng phạt. Cây bút thần kì diệu, là biểu tượng cho sức mạnh nhiệm màu về nghệ thuật. Nó ca ngợi sức mạnh của chính nghĩa, nói lên ước mơ của nhân dân trong cuộc đấu tranh diệt trừ ác độc, tham lam để vươn tới một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
a. Câu đầu tiên đoạn văn giới thiệu về nội dung của đoạn văn tưởng tượng.
b. Các câu tiếp theo kể về diễn biến của câu chuyện tưởng tượng.
Đầu tiên: cừu cảm ơn bác nông dân
Tiếp theo: Bác nông dân cảm ơn cừu và các bạn, bác giải thích vai trò của mỗi con vật đối với con người.
Tiếp theo: Sau khi nghe bác nông dân nói các bạn nhận ra mọi người, mọi vật đều có ích
Cuối cùng: Các con vật và con người sống vui vẻ, hòa thuận.
c. Câu cuối đoạn văn nói về kết thúc câu chuyện.
Bạn tham khảo trên mạng nhé:
Đọc câu chuyện Yết Kiêu, em rất khâm phục và ngưỡng mộ tài năng bơi lặn phi thường và sự mưu trí, dũng cảm của vị danh tướng nhà Trần này. Khả năng bơi lặn của ông giỏi tới mức người ta tưởng như ông đang đi bộ trên mặt nước, và có thể ở liên tiếp sáu, bảy ngày dưới nước mới lên. Ngoài ra, ông còn rất dũng cảm khi xin vua nhà Trần ra biển lặn xuống đục tàu của quân Nguyên xâm phạm nước ta trên biển Vạn Ninh chỉ với cây búa và chiếc dùi sắt. Khi bị địch bắt, ông còn rất thông minh và khảng khải, dọa địch rằng nước ta có cả trăm nghìn người có khả năng đi lại, sống dưới nước. Em cũng rất thích sự cơ trí của ông Yết Kiêu khi nhân lúc địch vô ý mà ông đã nhảy xuống biển để trốn thoát. Nhờ có tài năng bơi lặn phi phàm và sự nhạy bén của ông mà bờ cõi giang sơn nước ta được bình yên.
1. Truyện "Chú Cuội" - kể về chàng trai nghèo Chú Cuội, người đã hiến dâng cây đa để cứu một người lạ.
2. Truyện "Sơn Tinh - Thủy Tinh" - một câu chuyện về tình yêu và lòng nhân hậu giữa hai vị thần Sơn Tinh và Thủy Tinh.
3. Truyện "Thạch Sanh" - kể về một chàng trai thông minh, giúp đỡ người nghèo và chống lại sự ác.
4. Truyện "Lọ Lem" - một câu chuyện về lòng nhân hậu và sự giúp đỡ của cô gái Lọ Lem đối với các loài động vật và sự báo đáp của chúng.
5. Truyện "Tấm Cám" - một câu chuyện về lòng nhân hậu và lòng hiếu thảo của cô gái Tấm Cám đối với mẹ kế và sự báo đáp của một con cá.
6. Truyện "Thầy Ba Cây" - kể về sự tốt bụng và lòng nhân hậu của ông Thầy Ba Cây giúp đỡ người nghèo và trẻ em.
7. Truyện "Lưu Bình - Dương Lễ" - một câu chuyện về tình bạn và lòng nhân hậu giữa hai anh em trai.