Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ông Trời thì khen rất nhiệt thành:
Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt!
Vãn trần được thế chắc có ít!
Nhời văn chuốt dẹp như sao băng!
Khí văn hùng mạnh như mây chuyển!
Ếm như gió thoảng, tình như sương!
Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!
Để rồi tác giả còn được mời để xưng tên tuổi nữa. Đoạn thơ này thể hiện khá rõ cá tính và niểm khao khát chân thành của thi sĩ. Tản Đà đã rất ý thức vể tài năng của mình và cũng là người táo bạo, dám đường hoàng bộc lộ bản ngã “cái tôi” đó. Tản Đà rất ngông khi tìm đến tận trời để khẳng định tài năng của mình trước Ngọc Hoàng thượng đế và chư tiên. Đó là niềm khao khát chân thành trong tâm hổn thi sĩ. Giữa chốn hạ giới văn chương rẻ như bèo, thân phận nhà văn bị rẻ rúng, khinh bỉ, ông không tìm được tri kỉ tri âm, phải lên tận cõi tiên này mới có thể thoả nguyện. Vào đầu những năm 20, khi thơ phú nhà nho tàn cuộc mà thơ mới chưa ra đời, Tản Đà là nhà thơ đầu tiên trong văn học Việt Nam đã dám mạnh dạn hiện diện bản ngã “cái tôi” đó. Giọng kể của Tản Đà rất phong phú, hóm hỉnh và có phần ngông nghênh, tự đắc.
Những đặc điểm cơ bản về nghệ thuật của bài Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu) và Hầu trời (Tản Đà)
Lưu biệt khi xuất dương: Thể thơ Đường luật (Thất ngôn bát cú đường luật), sử dụng hình ảnh có tính ước lệ, tượng trưng diễn tả chí khí nam nhi kiên cường.
+ Nét mới: có chất lãng mạn, hào hùng xuất phát từ nhiệt huyết cách mạng sôi nổi của nhà cách mạng Phan Bội Châu.
+ Bài Hầu trời: Lối thơ cổ, từ ngữ, hình ảnh, cách diễn đạt vẫn mang dấu ấn văn học trung đại.
+ Cách tân: thể thơ tự do, thể hiện cái tôi cá nhân, ý thức được tài năng, khẳng định mình giữa cuộc đời.
Tính chất giao thời (văn học trung đại và hiện đại): văn học hiện đại vẫn mang dấu ấn của văn học trung đại về mặt hình ảnh, từ ngữ, lối diễn đạt nhưng cũng có những nét mới như dám đưa cái tôi cá nhân vào thơ để bày tỏ khát vọng, mục đích sống.
Tham khảo:
Giống nhau | - Đều là dạng bài nghị luận văn học - Đều trình bày những nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật - Đều phải dựa trên những hiểu biết về tác phẩm để đưa ra cảm nhận | ||
Khác nhau | - Là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. - Xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát. - Phải nêu được các nhận xét, ý kiến (luận điểm) xác đáng, rõ ràng về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích); phải có các luận cứ tiêu biểu xác thực làm cơ sỏ cho luận điểm. - Cần sử dụng phối hợp các thao tác, kĩ năng (phân tích, chứng minh, giải thích…); nên có những suy nghĩ, những cách trình bày bài mang sắc thái riêng. | - Là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. - Cần phân tích các yếu tố như ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,.. Để làm nổi bật nội dung tư tưởng và nghệ thuật
| - Có hiểu biết cơ bản về loại hình nghệ thuật mà tác phẩm đó thuộc về. - Có hứng thú với tác phẩm trên cơ sở từng xem, nghe, thưởng lãm theo điều kiện thực tế cho phép. - Có một quan điểm đánh giá rõ ràng về tác phẩm với việc triển khai những lí lẽ xác đáng.
|
Từ bài thơ Tôi yêu em, em đã hiểu ra rằng một tình yêu cao đẹp là khi cả hai dành cho nhau những tình cảm đẹp nhất, tôn trọng lẫn nhau và cùng vun đắp cho tình yêu chung. Tình yêu xuất phát từ tâm hồn, tình cảm yêu mến. Thổ lộ tình yêu phải có chừng mực, thể hiện tình yêu trong sáng, tốt đẹp. Đỉnh cao của tình yêu là sự vị tha. Có thể có lỗi lầm, sai phạm, ta nên biết tha thứ, làm hòa để tình yêu ấy được vững bền, gắn bó. Tình yêu không phải sự ép buộc mà tình yêu là sự tự nguyện giữa hai tâm hồn đồng cảm, đồng điệu. Có thể sẽ đến lúc nào đó giữa hai tâm hồn không còn điểm chung, ta nên chọn cách rời bỏ, buông tay chứ không nên trở thành thù địch, đối lập với nhau. Đó là văn hoá ứng xử trong tình yêu.
- Thông tin về nhà thơ Xuân Diệu
+ Xuân Diệu (1916 – 1985) - Ngô Xuân Diệu
+ Quê ông ở Hà Tĩnh nhưng được sinh ra ở Bình Định. Cha là Ngô Xuân Thọ và mẹ là Nguyễn Thị Hiệp
+ Năm 1927, ông học ở Quy Nhơn
+ Năm 1937 ông ra Huế học sau đó tốt nghiệp tú tài, Xuân Diệu ra Hà Nội học trường Luật và viết báo
+ Ông trở thành thành viên của Tự Lực Văn Đoàn.
+ Xuân Diệu là nhà thơ lớn và nổi bật nhất văn học Việt Nam, thơ của ông mang làn điệu tươi trẻ, cái nhìn về tuổi trẻ, về cuộc đời con người thấm đẫm trong máu của ông, ông ý thức được sự chảy trôi của thời gian, đặc biệt là tuổi trẻ.
+ Ông được mệnh danh là ông hoàng thơ tình, nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, mang ngôn ngữ tươi trẻ và ấm áp, ai cũng thấy được sự khác biệt trong sáng tác thơ văn của ông đầy mới mẻ.
Tham khảo!
Một yếu tố tượng trưng trong bài thơ là hình ảnh trăng. Trăng không chỉ tượng trưng cho cái đẹp mà còn tượng trưng cho hạnh phúc và thanh bình. Vì vậy, hình ảnh trăng xuất hiện trong bài thơ đã khơi dậy cho người đọc về một niềm tin và khát vọng vào tình yêu và cuộc sống.
- Đề 1 thuộc dạng đề có định hướng cụ thể.
- Đề 2 và 3 là những dạng đề mở, yêu cầu người viết phải tự tìm tòi và xác định hướng triển khai.
Tố Hữu là “lá cờ đầu tiên của thơ ca cách mạng” Việt Nam hiện đại. Sự nghiệp thơ ca của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng. Trong 60 năm sáng tác, Tố Hữu đã cho ra đời bảy tập thơ trong đó “Từ ấy” được rút từ phần “Máu lửa” của tập thơ cùng tên. Đến với bài thơ đặc biệt là khổ thơ đầu tiên, người đọc sẽ bắt gặp niềm say mê lý tưởng và niềm khát khao được chiến đấu, hi sinh cho các mạng trên tinh thần lạc quan chiến thắng của một người thanh niên cộng sản.
"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim..."
Một vấn đề chính trị, vấn đề lí tưởng sống, nhưng đã được tác giả thể hiện bằng một hình thức “rất đỗi trữ tình”. Niềm vui ấy được thể hiện một cách tự nhiên và thành thực. “Từ ấy” là thời điểm không xác định nhưng được coi là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt trọng trong đời cách mạng và đời thơ của Tố Hữu. Đó là thời điểm tác giả được giác ngộ cách mạng, được dẫn dắt vào con đường đấu tranh giải phóng dân tộc. Bên cạnh đó, động từ “chói” vừa diễn tả độ chói sáng, sức xuyên thấu mạnh mẽ kì diệu của ánh sáng lý tưởng; vừa diễn tả được cảm xúc rất đỗi thiêng liêng tự hào khi được giác ngộ. Hai động từ mạnh đã cho thấy ánh sáng của lí tưởng đã hoàn toàn xua tan cái giá lạnh và sự u ám bởi bóng tối của xã hội cũ và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm. Lí tưởng cộng sane được nhà thơ gọi tên bằng các hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ” và “mặt trời chân lý”. Không phải những tia nắng mùa xuân ấm áp, duyên dáng, “nắng hạ” mang ánh vàng rực rỡ, chói lòa khiến con người không khỏi bỡ ngỡ ngượng ngùng. Ánh nắng ấy được vầng thái dương ban phát muôn loài, để vạn vật được tồn tại và cống hiến hết mình cho cuộc đời. Cũng chỉ có ánh nắng ấy mới toả được sự chói chang rực rỡ của lí tưởng cách mạng, mới diễn tả được hết sự sửng sốt và choáng váng của nhà thơ khi đứng trước cái lí tưởng rực rỡ như thế. Soi tỏ vào bài thơ này ta mới thấy hết được nguồn cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước ánh sáng huy hoàng của chân lý “Mặt trời chân lý chói qua tim”. Không phải “Mặt trời chân lí” chói qua óc mà chói qua tim: lí tưởng ấy có ý nghĩa với cả người chiến sĩ Tố Hữu, bởi khi nó đã “chói qua tim” thì có nghĩa là nó đã lay động đến phần sâu xa nhất của con người, làm bừng sáng con người và ở lại mãi mãi trong con người ấy. Tác động tới “trái tim” của nhà thơ, điều ấy nói lên lí tưởng cộng sản là 1 lí tưởng nhân văn, nhân bản, gần gũi con người, đem lại hạnh phúc cho con người, được con người đón nhận – mà ở đây là đón nhận bằng “trái tim”, bằng cả tấm lòng thiết tha và tự nguyện. Hai câu thơ tiếp theo đem lại cảm giác thỏa mãn giác quan cho người đọc:
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”.
Câu thơ thật bay bổng và lãng mạn, diễn đạt trọn vẹn niềm vui sướng tột độ của một thanh niên tràn đầy nhiệt huyết khi bắt gặp chân lí, tìm ra con đường lí tưởng của cuộc đời. Đó là gắn trọn cuộc đời với sự nghiệp đấu tranh, giải phóng đất nước vĩ đại của dân tộc. Nhịp thơ sôi nổi cùng với hai tính từ “đậm”, “rộn” được dùng thật thẩm mỹ, đặc biệt với lối vắt dòng đặc sắc, hai câu thơ của Tố Hữu diễn tả chân thực, tinh tế bao cảm xúc dâng trào, niềm vui, niềm hạnh phúc vô hạn trong buổi đầu gặp gỡ lý tưởng. Chỉ với hai câu thơ này đã cho thấy Tố Hữu đón nhận ánh sáng của cách mạng bằng tâm hồn lãng mạn, trẻ trung với tất cả khát vọng và say mê náo nức. Khổ đầu bài thơ là tiếng hát dạo đầu thể hiện niềm vui sướng tột độ của người con đất Việt gặp được chân lí, tìm được con đường lí tưởng của đời mình. Đặt trong bối cảnh nước nhà bấy giờ, có một bộ phận thanh niên chán ngán xã hội đương thời, tù túng với cuộc sống thực tại mà không tìm được con đường đi đúng đắn, họ chìm đắm trong thuốc phiện và rượu cồn, từng bước từng bước hủy hoại bản thân cả về thể lực lẫn lí trí thì “Từ ấy” như một lời tuyên ngôn của bản thân Tố Hữu. Nó tác động sâu sắc đến tư tưởng và tình cảm của độc giả. Chiến tranh đã lùi vào quá khứ song mỗi khi “Từ ấy” vang lên, mỗi người trẻ hôm nay đều có những cảm xúc tích cực và quyết tâm tu thân, rèn luyện, bảo vệ Tổ quốc.
Viết một đoạn văn nói lên cảm nghĩ của anh (chị) về khổ thơ mà mình cho là hay nhất trong bài Từ ấy.
Khổ thơ đặc sắc nhất là khổ thơ cuối bài Từ ấy: diễn tả sự chuyển biến sâu sắc
- Trước khi được giác ngộ Tố Hữu vẫn là một thanh niên tiểu tư sản. Lí tưởng cộng sản giúp nhà thơ có được lẽ sống mới, vượt ra ngoài sự ích kỉ, hẹp hỏi của bản thân để có được tình hữu ái giai cấp. Tác giả tự nguyện gắn bó và biết liên hệ mình với mọi người bằng mối quan hệ của tình thân, ruột thịt. Đó chính là mối quan hệ tình cảm ruột thịt giữa những người cùng trong một đất nước, những người lao động thống khổ cùng đoàn kết đứng lên đấu tranh.
Tấm lòng đồng cảm của nhà thơ còn thể hiện xúc động, chân thành khi nói tới những kiếp phôi pha, những em nhỏ “cù bất cù bơ”. Qua lời thơ ấy thấy được niềm hăng say hoạt động cách mạng của tác giả