Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

“Mặt trời” là một hình ảnh được nói đến nhiều trong ca dao, dân ca, trong thi ca dân tộc. Ở đây, Nguyễn Khoa Điềm đã so sánh, ẩn dụ sáng tạo qua cặp câu thơ song hành để nói lên một liên tưởng đẹp, giàu ý nghĩa thẩm mỹ:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”
“Mặt trời của bắp” là mặt trời của thiên nhiên vĩnh hằng, đem ánh sáng và sự sống cho muôn loài, đem lại sự tốt tươi cho lúa, ngô, khoai… Từ mặt trời vũ trụ, nhà thơ Liên tưởng đến “mặt trời của mẹ”, đó là em Cu Tai. Em là con yêu, là hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ. Em là nguồn sống, nguồn hạnh phức, niềm tự hào của mẹ. Ca ngợi lòng mẹ, tình thương con của mẹ, câu thơ Nguyễn Khoa Điềm bình dị mà thấm thía biết bao! Đứa con là “mặt trời của mẹ”, một ẩn dụ rất sáng tạo làm rung động lòng người:
“Mặt trời của mẹ, em nằm trên lừng”.
Thế mới biết, thơ hay là thơ nói được một tình cảm đẹp.
+ Điệp ngữ, điệp cấu trúc câu: làm cho nhịp thơ uyển chuyển, linh hoạt, rất gần với những điệu hát ru.
+ phép đối “gần con” – “xa con” và thành ngữ “lên rừng xuống bể” : để nói tới những thời gian và không gian khác biệt -> Dù là ở đâu, dù là lúc nào, dù là cuộc sống có nhọc nhằn ra sao thì mẹ vẫn luôn ở bên con.
+ hình ảnh “con cò” lại mang ý nghĩa biểu tượng cho tình mẹ, lúc nào cũng đến với con trong suốt cả cuộc đời.
- một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
+ Lời thơ đã từ cảm xúc mở ra những suy tưởng rồi khái quát thành triết lí, làm cho những vần thơ của ông không chỉ mênh mang cảm xúc mà còn vô cùng sâu lắng.
+ Tác giả triết lí về tình mẹ: Đối với mẹ thì bao giờ con cũng bé bỏng, mẹ phải dõi theo từng bước con đi, sẵn sàng hi sinh cả cuộc đời cho con. Còn con, dù có thể thành công hay thất bại, dù có thể thành vĩ nhân,thành anh hùng hay chỉ là một người bình thường thì con vẫn luôn cần có mẹ nâng đỡ, yêu thương, che chở.

"Bài hát "Vì sao cha ơi?" đã khiến tôi không thể kìm nén được những cảm xúc sâu trong lòng. Đó là một bài hát đầy ý nghĩa và tình cảm, mang đến cho tôi những suy nghĩ về tình yêu và sự hy sinh của cha mẹ.
Khi nghe những lời ca từ chạm đến tâm hồn, tôi không thể không nhớ về những khoảnh khắc đáng nhớ cùng cha. Cha đã dành cả cuộc đời để chăm sóc và nuôi dưỡng tôi, từ khi tôi còn bé nhỏ cho đến khi trưởng thành. Những ngày tháng đi làm vất vả, cha vẫn luôn cố gắng để tạo ra một cuộc sống tốt đẹp cho gia đình.
Cha đã dạy tôi biết ơn công việc và sự cống hiến. Từ những lời mắng mỏ và những lời nhắc nhở, cha đã truyền đạt cho tôi những giá trị quý báu trong cuộc sống. Những lần cha đứng bên cạnh tôi trong những thất bại và khó khăn, đã thể hiện tình yêu vô điều kiện và sự ủng hộ không biên giới.
Bài hát cũng nhắc nhở tôi về sự quan trọng của thời gian và tình thân. Cha luôn bận rộn với công việc và cuộc sống, nhưng tôi hiểu rằng điều đó là để tạo ra một tương lai tốt đẹp cho tôi. Tôi nhận ra rằng tình yêu và sự hy sinh của cha không bao giờ có giới hạn.
Từ bài hát này, tôi nhận thức được rằng tình yêu gia đình là một điều quý giá và không thể đánh đổi bằng bất cứ thứ gì. Tôi cảm nhận được sự trân trọng và biết ơn vô hạn đối với cha mẹ, những người đã dành cả cuộc đời để chăm sóc và yêu thương tôi.
Vì vậy, từ bây giờ, tôi muốn dành thời gian và tình yêu nhiều hơn cho gia đình. Tôi muốn trân trọng những khoảnh khắc bên cạnh cha mẹ và tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ. Tôi muốn thể hiện lòng biết ơn và tình cảm của mình một cách rõ ràng hơn, không chỉ bằng lời nói mà còn bằng những hành động và sự quan tâm.
Bài hát "Vì sao cha ơi?" đã thực sự chạm đến trái tim tôi và khiến tôi nhận ra giá trị của tình yêu gia đình. Từ giờ, tôi sẽ sống mỗi ngày để làm cho cha mẹ tự hào và hạnh phúc, vì họ là nguồn động lực lớn nhất trong cuộc sống của tôi. Cảm ơn cha mẹ vì tất cả những gì đã làm cho tôi, tôi sẽ mãi mãi biết ơn và yêu thương hai người!"
Lời bài hát "Vì sao cha ơi?" của ca sĩ Phan Mạnh Quỳnh do Huỳnh Công Hiếu trình bày là một tác phẩm đầy cảm xúc và ý nghĩa. Bài hát này thể hiện tình yêu thương và sự biết ơn của con trai dành cho cha mẹ, đặc biệt là cha.
Bài hát bắt đầu bằng việc nhắc lại hành trình của cha, từ ngày con được sinh ra và những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc sống gia đình. Cha hiểu rằng trách nhiệm và hạnh phúc gia đình là điều quan trọng nhất, và cha luôn cố gắng để đảm bảo con có một cuộc sống tốt đẹp.
Lời bài hát cũng đề cập đến những khó khăn và vất vả mà cha phải trải qua để nuôi dưỡng gia đình. Cha là người làm việc cả ngày để đảm bảo con có những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Cha cũng là người truyền cảm hứng và ủng hộ con trong những giấc mơ và ước mơ của mình.
Bài hát cũng thể hiện sự tiếc nuối của con trai khi nhìn lại quá khứ. Ban đầu, con trai không hiểu và không đánh giá đúng tình yêu và sự hy sinh của cha. Nhưng sau này, con trai nhận ra và biết ơn cha vì những điều đó. Con trai cảm ơn cha vì những lời mắng và chửi, những lời nhắn và gửi, vì chúng đã giúp con trưởng thành và phiêu lưu khắp nơi.
Bài hát cũng thể hiện sự khát khao của con trai muốn hiểu rõ hơn về tâm tư của cha. Con trai muốn cha nói cùng con về những điều cha tiếc nuối và đã chôn giấu từ lâu. Con trai muốn cha biết rằng dù có thất bại hay thành công, cha sẽ mãi là người đồng hành và ở bên cạnh con.
Cuối cùng, bài hát kết thúc bằng lời cảm ơn và tình yêu của con trai dành cho cha. Con trai biết ơn cha vì đã là nguồn cảm hứng và sự bảo vệ trong cuộc sống. Dù cuộc sống có khó khăn, cha sẽ mãi là ánh sao sáng trên bầu trời của con trai.
Lời bài hát "Vì sao cha ơi?" thể hiện tình cảm sâu sắc và biết ơn của con trai dành cho cha. Bài hát này là một lời tri ân và tôn vinh tình cha mẹ, và cũng là lời nhắc nhở cho chúng ta hãy trân trọng và biết ơn những người đã hy sinh và đồng hành cùng chúng ta trong cuộc sống.

Tham khảo :
Năm 1972, bài thơ "Khoảng trời - Hố bom" cùng với cái tên Lâm Thị Mỹ Dạ xuất hiện trên các báo chí được bạn độc gần xa ái mộ. Nhà thơ nữ trẻ này là một nữu thanh niên xung phong đi mở đường trên núi rừng Trường Sơn, đó là những con người từng được Tố Hữu ca ngợi là "Xẻng tay mà viết nên trang sử hồng". Đây là bài thơ sáng giá nhất trong trùm thơ của chị được tặng giải Nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ năm 1972-1973. Năm viết bài thơ "Khoảng trời hố bom"(10/1972) chị mới bước sang tuổi 23.
Bài thơ là lời tưởng niệm đầy xúc động về sự hi sinh của người thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn những năm chiến tranh chống Mĩ. Bài thơ viết trên đường hành quân, khi nhà thơ đang cùng đồng đội vượt qua những trọng điểm đầy bom đạn ác liệt:
"Đơn vị tôi hành quân qua bao con đường mòn
Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái ...."
Hố bom kia như một chứng tích đau thương về cái chết của người con gái. Người con gái đã ngã xuống trong bom đạn quân thù còn trẻ lắm, được nhà thơ nữ 23 tuổi gọi bằng "em" với tất cả tình yêu thương. Câu thơ mở đầu dung dị, tự nhiên như lối kể chuyện dân gian, giọng điệu tâm tình, chứa chan xúc động:"Chuyện kể rằng em cô gái mở đường" ...Bốn câu thơ tiếp theo nói về sự hi sinh vô cùng cao cả của em:
"Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù, hứng lấy luồng bom"
"Em" đã xả thân để cứu con đường, giữ vững mạch máu giao thông "cho đoàn xem kịp giờ ra trận". Dũng cảm, mưu trí và anh hung biết bao! Em tự giác, tự nguyện chấp nhận hi sinh: Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa- Đánh lạc hướng thù, hứng lấy luồng bom". Em đã được điều như em mong muốn. Ngọn lửa em thắp lên đã đánh lừa được lũ giặc lái Hoa Kì, con đường "khỏi bị thương", nhưng em đã hi sinh. "Hứng" nghĩa là đón lấy. Cô gái mở đường đã "hứng lấy luồng bom". Hành động ấy diễn ra một cách thầm lặng, vô cùng cao cả và anh hùng. Ngọn lửa mà cô gái thanh niên xung phong thắp sáng lên trong đêm tối để đánh lừa máy bay giặc Mĩ bằng một thứ nhiên liệu đặc biệt "Tình yêu Tổ Quốc". Đúng như nhà thơ Xuân Diệu đã viết:
"Tình yêu Tổ Quốc là đỉnh núi, bờ sông
Những lúc tột cùng là dòng huyết chảy"
Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gồm có 8 từ chia làm 2 vế cân xứng đối nhau, vế thứ nhất thể hiện sự mưu trí, vế thứ hai nói lên tinh thần quả cảm vô song:
"Đánh lạc hương thù // hứng lấy luồng bom"
Cô gái mở đường "đêm ấy" đã hi sinh cực kì anh dũng. Sự hi sinh cao cả của cô đã được nhà thơ cảm nhận như là sự hóa thân kì diệu vào quê hương, đất nước trong sự vĩnh hằng của thiên nhiên và trong cuộc đời của những người đang sống.
Mười hai câu thơ tiếp theo, tác giả sáng tạo nên ba hình hoán dụ để ca ngợi bản chất cao đẹp của cô gái mở đường. Đó là "tâm hồn em", "thịt da em", "trái tim em". Từ những hình ảnh ấy Lâm Thị Mỹ Dạ đã phát triển thoe theo mối liên tưởng về sự hóa thân của sự sống con người vào thế giới thiên nhiên, gợi ra sự ý niệm về bất tử, đầy màu sắc thiêng liêng cao cả.
"Có cái chết hóa thành bất tử"(Tố Hữu). Cô gái đã vĩnh viễn ra đi, chỉ còn lại chứng tích "Hố bom". "Em đã nằm dưới đất sâu-Như khoảng trời đã nằm yên trong đất". Em đã ra đi nhưng em trường tồn mãi với quê hương, đất nước. Em đã hóa thân vào thiên nhiên.
"Thịt da em mềm mại trắng trong ", em tươi trẻ, em trinh trắng, em chẳng bao giờ chết, em "đã hóa thành những vầng mây trắng", nhởn nhơ bay khắp "khảong trời ngập nắng" của quê hương.
"Tâm hồn em" chẳng bao giờ phai mở. Nó vẫn sáng ...đêm đêm , như những "vì sao chói ngời lung linh".
Trên cái không gian "khoảng trời - Hố bom" ấy, mặt trời-ánh dương vẫn "thao thức". Hai chữ "thao thức" chỉ sự vĩnh hằng của vầng dương. Từ đó nhà thơ khẳng định, trái tim cô gái mở đường cũng là một "vầng dương" và sẽ chiếu rọi những mảnh đường hành quân ra trận:
"Hỡi mặt trời hay chính trái tim em trong ngực
Soi cho tôi
Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài".
"Vầng mây trắng", "Vì sao ngời chói lung linh" và "vầng dương thao thức" ...là những hình ảnh ẩn dụ mang màu sắc tráng lệ ca ngợi tầm vóc cao cả, kì vĩ và bất tử của tâm hồn, khí phách anh hùng của cô gái thanh niên xung phong thời đánh Mĩ.
Thơ ca Việt Nam khắc họa rất đẹp hình ảnh "mặt trời". Có "Mặt trời chân lý chói qua tim" tượng trưng cho lí tưởng cách mạng(Từ ấy). Có mặt trời gợi tả ngày cách mạng thắng lợi đang tới gần:"Cử đầu, hồng nhật cận"(Ngẩng đầu mặt trời đỏ rất gần-Hồ Chí Minh). Có hình ảnh tượng trưng cho sự sống, tình yêu, niềm tự hào:
"Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng"
(Nguyễn Khoa Điềm)
Và ở đây, Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết một cách sáng tạo:
"Vầng dương thao thức
Hỡi mặt trời hay chính trái tim em
trong ngực ..."
Mặt trời vĩnh hằng chói lọi như tinh thần em bất tử đối với đất nước, thiên nhiên.
Phần cuối bài thơ, tác giả ca ngợi cô gái là một chiến sĩ vô danh, một anh hùng vô danh. Chiến tích của em là con đường chiến lược Trường Sơn-con đường đánh Mĩ. Gương hi sinh của em được "tôi", "bạn bè tôi", tuổi trẻ Việt Nam thời đánh Mĩ khâm phục và noi theo. Cách nói của Lâm Thị Mỹ Dạ bình dị mà xúc động, thấm thía:
"Tên con đường là tên em gửi lại
Cái chết em xanh khoảng trời con gái
Tôi soi lòng mình trong cuộc sống của em
Nên mỗi người có gương mặt em riêng".
Con đường Trường Sơn-con đường mòn Hồ Chí Minh là một chương huyền thoại trong cuốn sử vàng thời đánh Mĩ. Hàng vạn bộ đội và nam nữ thanh niên xung phong đã ngã xuống để giữ vững con đường cho đoàn x era trận. Có thể nói bài thơ "Khoảng trời - Hố bom" là một tượng đài hùng vĩ về những chiến sĩ mở đường Trường Sơn, những anh hùng liệt sĩ bất tử.
Một giọng thơ tâm tình thiết tha cảm động. Những hình ảnh và liên tưởng tuyệt đẹp. Con người và thiên nhiê, sự sống và cái chết, người ngã xuống và người đang hành quân được nói đến bằng cả tấm lòng khâm phục và biết ơn sâu sắc. Ngọn lửa tình yêu mà cô gái mở đường Trường Sơn hơn mấy chục năm về trước thắp lên đang sáng bừng trang sách học trò hôm nay và ngày mai.
Bài trên bạn cho bạn trên tham khảo chỉ về '' cảm nhận của em về đoạn thơ trên", thế còn ''phát biểu suy nghĩ về sự tiếp nối truyền thống của thế hệ trẻ hiện nay" thì sao Nguyễn Văn Đạt ?!!

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác,
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.
Ỏi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ,
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
Câu thơ mở đầu: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác như một lời nói thầm, một lời thưa, một lời chào của nhà thơ Viễn Phương đối với vị cha già dân tộc nhưng có sức rung, sức gợi sâu xa. Câu thơ vừa thể hiện tâm trạng xúc động của “đứa con xa” vừa thể hiện tâm trạng chung của đông đảo đồng bào, chiến sĩ miền Nam trong một chuyến đi phải mất mấy mươi năm trường kì kháng chiến với biết bao gian lao, vất vả, khó nhọc, thậm chí phải đố cả xương máu để chuẩn bị. Nhà thơ xưng “con” với vị cha già nghe thật ấm cúng, thắm thiết, nồng nàn. Cách xưng hô này cũng giống như cách xưng hô của bao thế hệ nối tiếp khác. Nhưng cái đặc biệt ở đây là con ở miền Nam. Hai tiếng thiêng liêng miền Nam luôn nằm trong trái tim và mơ ước của Bác, vì điều kiện khắc nghiệt của chiến tranh, Bác chưa một lần được đặt chân đến miền Nam để hôn lên mảnh đất miền Nam. Bác thường nói về miền Nam bằng những lời tràn ngập yêu thương: Miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam. Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn. Song, chân lí đó không bao giờ thay đổi.
Và hàng triệu người Việt Nam không thể nào quên câu nói chan chứa tình cảm của Người đối với đồng bào miền Nam ruột thịt tại kì họp thứ 6 (12 - 1956) Quốc hội khóa I: Miền Nam trong trái tim tôi! Thế rồi, Bác lấy khăn ra lau những giọt nước mắt rơi rơi, làm cho cả hội trường cũng xúc động theo Người. Thật vậy, trái tim của Bác Hồ xúc động mãnh liệt mỗi khi miền Nam diễn ra những sự kiện quan trọng. Hình ảnh miền Nam quanh Bác Hồ, từ cây vú sữa đến cây dừa và những giàn hoa thơm, quả ngọt của miền Nam, được Bác vun xới, chăm sóc trong vườn của Bác, như miền Nam được Bác ấp ủ yêu thương...
Vậy nên, chỉ bốn tiếng con ở miền Nam cúng đủ gợi lên cả một trời thương nhớ mênh mang, một niềm hãnh diện. Ở tận đáy lòng nhà thơ như muốn bật lên tiếng nói chan chứa kính yêu “con ở miền Nam mới ra thăm Bác, Bác ơi!”. Có thể nói, chỉ mới đọc câu đầu tiên, chúng ta cũng dự đoán được sự thành công tuyệt vời của bài thơ.
Trong đôi mắt của người con ở miền Nam ấy, hiện lên hình ảnh hàng tre trải dọc lối đi quanh lăng Bác:
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Đó là hình ảnh thực mang đậm nét cái hồn của làng quê thôn dã Việt Nam. Quanh lăng Bác “cây và hoa khắp miền đất nước tụ hội, đâm chồi, phô sắc và tỏa ngát hương thơm” nhưng nhà thơ lại đưa vào bài thơ của mình hàng tre. Đây không phải là cách chọn lựa ngẫu nhiên. Chúng ta nên nhớ rằng cây tre là biểu trưng cho sức sống kiên cường, bất khuất, bền bỉ của dân tộc Việt Nam. Bằng cái nhìn liên tưởng sâu xa kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật nhân hóa tu từ, tượng trưng, điệp ngữ, hình ảnh hàng tre đã hóa thân thành những người chiến sĩ “đứng thẳng hàng” để canh giấc ngủ cho Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Theo trường liên tương sâu xa ấy, nhà thơ tiếp cận lăng Bác:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Trong hai hình ảnh “mặt trời” sóng đôi, hình ảnh thứ nhất chỉ mặt trời thực - mặt trời của tạo hóa có tính chất vĩnh hằng; hình ảnh thứ hai được xây dựng bằng nghệ thuật ẩn dụ tu từ. Nếu như mặt trời thực ngày ngày chuyên chở ánh sáng, mang sự sống đến cho mọi người trên thế gian thì Bác Hồ như một mặt trời đỏ rực soi đường dẫn lối cho cách mạng Việt Nam đi đến thành công và sưởi ấm tâm hồn của lớp lớp cháu con. Mặt khác, hình ảnh ẩn dụ “mặt trời” vừa trang trọng, vừa ngợi ca sự bất tử của Bác Hồ vừa thể hiện được lòng thành kính của toàn thể dân tộc đối với vị cha già.
Riêng hình ảnh dòng người xếp hàng vào viếng Bác được nhà thơ so sánh ngầm với những tràng hoa dâng nỗi thương nhớ, kính yêu lên Bác:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ,
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
Cũng như hình ảnh “tràng hoa”, “bảy mươi” “chín mùa xuân” là hình ảnh ẩn dụ tu từ. Nhà thơ muôn nói rằng Bác như mùa xuân, Bác là mùa xuân. Bảy mươi chín tuổi đời của Bác như bảy mươi chín mùa xuân trong sáng. Trong Di chúc, Bác viết “Nay tôi đã ngoài bảy mươi xuân”. Trong trường ca Theo chân Bác, Tố Hữu cũng viết “Bảy mươi chín tuổi xuân trong sáng”. Do đó, lời thơ của Viễn Phương rất gần gũi với cách nói của Bác lúc sinh thời.
Phép điệp cấu trúc cú pháp Ngày ngày / mặt trời đi qua trên lăng - Ngày ngày / dòng người đi trong thương nhớ kết hợp với nghệ thuật điệp sóng đôi “ngày ngày” đã nhấn mạnh thêm sức sống đời đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lòng mọi người dân Việt.
Tóm lại, qua hai khố thơ cô đúc, súc tích, giàu hình ảnh, giàu liên tưởng kết hợp với giọng điệu trang trọng, thâm trầm, tha thiết và khối tình cảm dồn nén, lắng đọng, nhà thơ Viễn Phương đã bày tỏ được trọn vẹn tình cảm của mình cũng như của nhiều thế hệ cháu con đối với Bác Hồ vô vàn kính yêu. Cũng chính vì sự thành công xuất sắc ấy, cả bài thơ Viếng lăng Bác đã được phố nhạc, được đông đảo người thưởng thức nghệ thuật nhiệt liệt ủng hộ và hết lời khen ngợi.
Bài thơ ra đời vào tháng 4 năm 1976. Đây là một hoàn cảnh lịch sử thật đặc biệt: là một năm sau ngày thống nhất đất nước, lăng Bác vừa được khánh thành và Viễn Phương là một trong những người con miền Nam đầu tiên được ra thăm miền Bắc để vào lăng viếng Bác.
Câu thơ đầu tiên cũng đã nêu ra hoàn cảnh đó: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”. Nhà thơ xưng “Con” gọi “Bác” rất thân mật, gần gũi đồng thời thể hiện lòng tin yêu đối với Người. Phải rồi, Bác là vị Cha già của toàn dân tộc nhưng với riêng miền Nam Bác còn nhiều nỗi nặng lòng. Sinh thời, Bác “nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà” bởi Bác thương miền Nam “đi trước về sau” sau năm 1954 vẫn chưa được độc lập. Người từng có mong muốn được vào miền Nam để thăm hỏi và động viên đồng bào chiến sĩ. Và trước ân tình của Bác, cũng “mong Bác nỗi mong cha” bởi thế, hôm nay đây, khi Viễn Phương đến với lăng Bác, đó thực sự là một viếng thăm đầy cảm động.
Đến với lăng Bác, hình ảnh đầu tiên mà nhà thơ bắt là “Hàng tre bát ngát”. Những bụi tre ngà duyên dáng được trồng bên lăng Bác vươn mình lên cao là điểm nhìn của bao người đến với lăng Người. Nhưng nhà thơ nhắc đến hình ảnh hàng tre còn có một ngụ ý khác:
“Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”.
Viễn Phương đã vô cùng xúc động khi gặp hình ảnh hàng tre bởi cả cuộc đời Bác đã hiến dâng cho dân tộc. Mà hình ảnh những tre đã trở thành biểu tượng cho dân tộc Việt Nam mình bất khuất, kiên trung. “Hàng tre xanh” và đó là sắc “xanh Việt Nam” đầy kiêu hãnh. Trong câu thơ tiếp, nhà thơ đả vận dụng có hiệu quả thành ngữ “bão táp mưa sa” để chỉ những giông tố của thời đại mà đất nước ta từng phải hứng chịu. Nhưng qua bao nhiêu chông gai, thử thách tre vẫn “đứng thẳng hàng” như non sông này vẫn ngẩng cao đầu tiến bước.
Bước gần đến lăng hơn nữa, nhà thơ cùng đoàn người chầm chậm vào lăng viếng Bác:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.
Trong những câu thơ trên, Viễn Phương thật tài hoa khi sử dụng phép tu từ nhân hoá và ẩn dụ. “Mặt trời trong lăng” chính là Bác Hồ vô cùng kính yêu và vĩ đại. Ngầm so sánh với mặt trời, nhà thơ đã thầm ngợi ca sự vĩ đại của Bác. Nếu như mặt trời của tự nhiên mang ánh sáng đến cho nhân loại thì Bác là người mang ánh sáng tự do đến cho dân tộc. Không chỉ vậy, nếu như mặt trời bất tử cùng tự nhiên vũ trụ thì Bác Hồ cũng sẽ bất tử cùng non nước Việt Nam tươi đẹp. Câu thơ thể hiện niềm tin yêu thành kính vô bờ đối với Bác Hồ của nhà thơ. Đặc biệt, được kết hợp với phép nhân hoá “Mặt trời đi qua... thấy...mặt trời trong lăng rất đỏ” ta còn có cảm giác như mặt trời của tự nhiên cũng phải ngắm nhìn, chiêm ngưỡng mặt trời của dân tộc - chính là Bác Hồ kính yêu... Không chỉ Viễn Phương mà cả non sông đang tụ họp về đây “đi trong thương nhớ” tưởng niệm anh linh của Bác. Và đặc biệt, dòng người tuôn trào, bất tận ấy đang “kết tràng hoa” tươi thắm để kính dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” trong sáng - bảy mươi chín năm Bác sống cùng non sông gấm vóc. Những liên tưởng kì diệu ấy của nhà thơ hoàn toàn dựa trên những hình ảnh có thực. Dòng người vào lăng viếng Bác chẳng những có muôn vàn sắc áo mà còn mang nhiều màu da, đến từ nhiều vùng miền khác nhau của đất nước, của thế giới. Tất cả đến lăng Bác với niềm tin yêu, sự tôn kính vô bờ. Vậy mỗi con người là một tấm lòng, là một bông hoa để dòng người kết thành tràng hoa tươi thắm. Điệp từ “ngày ngày” được lặp lại đến hai lần để sự bất tử cùa Bác, lòng thành kính của nhân loại đối với Bác sẽ trường tồn cùng thời gian. Đồng thời câu thơ cuối cùng là một câu thơ 9 tiếng - câu thơ phá luật khiến nhịp thơ như dài ra, theo đó, tràng hoa dâng lên Bác cũng như kéo dài ra bất tận, niềm xúc động tuôn trào không sao kìm giữ được.