K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 12 2017
  • Kết hợp hài hòa những thi liệu mang nét cổ điển của văn học cổ điện với văn học hiện đại.
  • Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm.
  • Cách ngắt nhịp 2/2/3 tạo nên những âm điệu buồn, man mác thể hiện rõ nét tâm trạng bâng khuâng của nhà thơ.
  • Thể thơ thất ngôn bát cú: tạo nên không khí trầm mặc, cổ kính của thơ đường.
29 tháng 12 2017

- Âm điệu chung của bài thơ là âm điệu buồn lặng lẽ, bâng khuâng, man mác da diết, sầu lặng. Nổi bật trong suốt bài thơ là âm điệu buồn - đều đều, dập dềnh như sông nước ở trên sông, vừa lai âm điệu trong lòng thi nhân khi đứng trước cảnh Tràng Giang lúc chiều xuống.

- Chủ yếu là nhịp thơ 3 - 4 tạo ra âm điệu đều đều. Âm điệu tựa như dập dềnh trên sông và sóng biển.

- Sự luân phiên BB/ TT/ BB - TT/ BB/ TT, nhưng lại có những biến thái với việc sử dụng nhiều từ láy nguyên với sự lặp lại đều đặn tạo âm hưởng trôi chảy triền miên cùng nỗi buồn vô tận trong cảnh vật và hồn người.

26 tháng 4 2017

=> Đáp án D

26 tháng 2 2017

Tràng Giang có nhiều đặc sắc về nghệ thuật:

- Thể thơ thất ngôn trang nghiêm, cổ kính, với cách ngắt nhịp quen thuộc tạo nên sự hài hòa

- Thủ pháp tương phản được sử dụng triệt để: hữu hạn/ vô hạn; nhỏ bé/ lớn lao, không/ có...

- Sử dụng đa dạng các kiểu từ láy: láy âm (Tràng Giang, đìu hiu, chót vót...) láy hoàn toàn (điệp điệp, song song, lớp lớp, dợn dợn...)

- Linh hoạt các biện pháp tu từ: hữu hạn/ vô hạn, nhỏ bé/ lớn, không/ có...

5 tháng 5 2018

a, Yếu tố mang tính quy phạm, sáng tạo trong bài “Câu cá mùa thu”- Nguyễn Khuyến:

- Nội dung: đề tài cuộc sống nông thôn. Cảnh ao, làng quê phá vỡ tính quy phạm văn trung đại

+ Giá trị nhân văn giữa thiên nhiên, đời sống con người với hình tượng thơ chân thực, gần gũi, sinh động

- Nghệ thuật: Bài thơ viết bằng chữ Nôm, có thể biểu lộ sâu sắc, tế nhị tâm hồn người Việt

+ Các từ ngữ: sử dụng vần điệu đem lại bài thơ sức biểu cảm lớn khi tả thiên nhiên, tâm trạng

b, Điển tích, điển cố

- Truyện Lục Vân Tiên

+ Kiệt, Trụ, Lệ, U, Ngũ bá: Là những triều đại trong lịch sử Trung Quốc với những ông vua hoang dâm, vô đạo, những thời đại đổ nát, hoang tàn ⇒ nhấn mạnh sự “ghét” của ông quán

- Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát, Nguyên Lượng, Hàn Vũ, Liêm, Lạc (những điển tích về người có tài, có đức nhưng chịu cuộc đời vất vả, bị gièm pha) khẳng định tấm lòng ông Quán về tình yêu thương

* Bài ca ngất ngưởng

- Phơi phới ngọn đông phong, Hàn Dũ… người sống tiêu dao ngoài danh lợi, thể hiện sự ngất ngưởng bản thân sánh với những bậc tiền bối

* Bài ca ngắn đi trên bãi cát:

- Ông tiên ngũ kĩ, danh lợi: Cao Bá Quát thể hiện sự chán ghét danh lợi tầm thường

c, Bút pháp nghệ thuật: thiên về ước lệ, tượng trưng trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát

+ Bút pháp ước lệ tượng trưng sử dụng hiệu quả, hình ảnh bãi cát như con đường danh lợi nhọc nhằn, gian khổ

+ Những người tất tả đi trên cát là những người ham công danh, sẵn sàng vì nó chạy ngược xuôi

+ Nhà thơ gọi đường mình đi là đường cùng- con đường công danh vô nghĩa, không giúp ông đạt được lý tưởng cao đẹp

- Các tác phẩm có tên thể loại gắn với tên tác phẩm

+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

+ Bài ca ngất ngưởng

+ Chiếu dời đô

+ Bình Ngô đại cáo

+ Hịch tướng sĩ

+ Hoàng lê nhất thống chí

+ Thượng kinh kí sự

+ Vũ trung tùy bút

- Đặc điểm hình thức thơ Đường

+ Quy tắc phức tạp được thể hiện 5 điều: Luật, Niêm, Vần, Đối, Bố cục

+ Nguyên tắc đối âm, đối ý, ý nghĩa lần lượt là những chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3… của các câu trên đối với câu dưới về cả âm và ý

+ Người ta quy ước nhất tam ngũ bất luật ( chữ thứ nhất, ba, năm không cần theo luật)

* Đối trong thơ thất ngôn bát cú

+ Đối âm (luật bằng trắc): Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng, trắc và dùng các chữ 2-4-6 và 7 xây dựng luật

+ Nếu chữ thứ 2 câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là “luật bằng”, nếu là thanh trắc gọi là “luật trắc”

+ Chữ thứ 2 và thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Một câu thơ Đường không theo quy định được gọi “thất luật”

- Đối ý: trong thơ Đường luật ý nghĩa câu 3- 4 đối nhau, câu 5-6 đối nhau

+ Thường đối về sự tương phản, sự tương đương trong cách dùng từ ngữ

+ Đối cảnh: trên đối dưới, cảnh động đối cảnh tĩnh

+ Thơ Đường các câu 3- 4 hoặc 5- 6 không đối nhau thì được gọi là “thất đối”

30 tháng 1 2024

Khẳng định vị trí vững chắc và đánh dấu bước phát triển vượt bậc của tiếng Việt trong lịch sử văn học dân tộc, hoàn thiện thể thơ lục bát truyền thống.

3 tháng 8 2019

Phân tích danh ngôn “Thất bại là mẹ thành công”

- Mỗi lần thất bại người ta rút được nhiều bài học, kinh nghiệm quý giá

   + Thất bại mà không nản chí cũng rèn cho con người bản lĩnh

   + Từ thất bại người ta có thể nảy sinh ý tưởng, cách thức vượt qua khó khăn

- Lấy dẫn chứng từ thực tế đời sống để chứng minh

- Phân tích có thể lồng vào thao tác bác bỏ quan niệm sai lầm (Sợ thất bại nên không dám làm, bi quan, chán nản, không biết rút ra bài học sau mỗi lần thất bại

4 tháng 3 2019

Phong cách ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan

- Giống nhau: Viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật

- Khác:

+ Bài thơ Hồ Xuân Hương dùng từ ngữ ngôn ngữ bình dị hàng ngày (tiếng gà, chuông sầu, mõ thảm, tiếng rền rĩ, khắp mọi chòm…)

+ Sử dụng những chữ có âm khó dùng : duyên mõm mòm, già tom

+ Ngược lại, thơ bà Huyện Thanh Quan mang màu sắc trang trọng khi sử dụng nhiều từ Hán Việt (hoàng hôn, ngư ông viễn phố, mục tử cô thôn lữ…)

+ Sử dụng từ ngữ mang tính ước lệ, hình ảnh trong thơ cổ

⇒ Thơ Hồ Xuân Hương gần gũi với đám đông, có nét tinh nghịch phá cách. Thơ của bà Huyện Thanh Quan mang phong cách trang trọng, đài các.

2 tháng 1 2019

Nghệ thuật : Vừa có những nét cổ điển, vừa có những nét hiện đại, tính chất hàm súc của bài thơ rất cao.

Ngôn ngữ: Rất linh hoạt, sáng tạo, từ ngữ vừa gợi tả vừa gợi cảm và biện pháp láy âm vắt dòng.

Những yếu tố như vậy giúp bài thơ được hấp dẫn và làm người đọc người nghe cảm thấy say mệ và thích thú.