">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật có đoạn:“Những chiếc xe từ trong bom rơiĐã về đây họp thành tiểu độiGặp bè bạn suốt dọc đường đi tớiBắt tay qua cửa kính vỡ rồi. Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấyVõng mắc chông chênh đường xe chạyLại đi, lại đi trời xanh thêm.”        (Trích Ngữ văn...
Đọc tiếp

Trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật có đoạn:

“Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

 

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

        (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2018)

Câu 1. Nhan đề của bài thơ có gì độc đáo, khác lạ? Việc tác giả đặt nhan đề như vậy có tác dụng gì?

Câu 2. Giải thích nghĩa của từ “chông chênh” và cho biết từ “ chông chênh” thuộc  từ loại nào? Việc sử dụng từ đó gợi cho em hiểu điều gì về hoàn cảnh sống và chiến đấu của người lính lái xe Trường Sơn?

Câu 3. Chép lại câu thơ trong một bài thơ ở chương trình Ngữ văn THCS cũng có từ “chông chênh” và ghi rõ tên tác phẩm.

 Câu 4. Hãy viết một đoạn văn  khoảng 12 câu theo cách lập luận quy nạp để làm rõ tình đồng chí, đồng đội của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại được nói đến trong hai khổ thơ trên. Đoạn văn có sử dụng câu phủ định và một trợ từ (gạch chân và chú thích rõ).

0
10 tháng 12 2017

- Bài thơ khắc họa nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính qua đó làm nổi bật hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt, họ ung dung hiên ngang, dũng cảm lạc quan có tinh thần đồng chí đồng đội và một ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam.

12 tháng 11 2018

Ba khổ thơ đầu gợi lên hình ảnh những chiếc xe không kính, và hình ảnh người lính lái xe trên trong tư thế hiên ngang, lạc quan, coi thường nguy hiểm tiến về phía trước.

Hình ảnh tàu xe thường được mĩ lệ hóa đưa vào sáng tác nhưng những hình ảnh này càng tăng gấp bội sự dữ dội của cuộc chiến đấu. Bom đạn chiến tranh làm chúng trần trụi hơn, biến dạng hơn. Những hình ảnh có hồn thơ hay nhạy cảm với nét ngang tàng và tinh nghịch, thích cái lạ như Phạm Tiến Duật mới nhận ra được vào thành hình tượng độc đáo của thời chiến tranh chống Mỹ.

23 tháng 11 2018

Bố cục:

- Đoạn 1 (Khổ 1 + 2): Tư thế thế ung dung hiên ngang của người lính lái xe không kính

- Đoạn 2 (Khổ 3 + 4): Tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn gian khổ và tinh thần lạc quan, sôi nổi của người lính

- Đoạn 3 (Khổ 5 + 6): Tinh thần đồng chí đồng đội thắm thiết của người lính lái xe

- Đoạn 4 (Khổ 7): Lòng yêu nước và ý chí chiến đấu vì miền Nam

27 tháng 8 2021

Bố cục của "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là:

- 2 khổ thơ đầu: tư thế hiên ngang của những người lính lái xe

- 2 khổ tiếp (khổ 5; 6): tinh thần lạc quan bất chấp gian khổ của những người lính lái xe

- 2 khổ tiếp (khổ 7; 8): tình đồng chí, đồng đội của những người lính lái xe

- Khổ cuối: lòng yêu nước và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của những người lính lái xe 

15 tháng 8 2018

– Khai thác chất liệu hiện thực của đời sống chiến tranh: những chiếc xe không kính và phẩm chất cao đẹp của người lính lái xe Trường Sơn.

– Giọng điệu ngang tàng pha chất tinh nghịch, hóm hỉnh, phù hợp với đối tượng (lính lái xe) qua các dạng câu: giải thích, tự sự, câu ngắn, dài đa dạng, gần với lời nói bình thường nhưng rất giàu nhạc điệu, hình ảnh và cảm xúc.

– Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, ngồn ngộn chất đời sống chiến trường khiến lời thơ giàu chất văn xuôi nhưng thú vị.

– Chất thơ toát lên từ hình tượng độc đáo – những chiếc xe trần trụi và tâm hồn trẻ trung, năng động, lãng mạn, yêu đời của người lính lái xe.

⇒ Bài thơ góp phần tạo nên chất thơ mới, giọng điệu, thanh khí mới cho thơ ca chống Mĩ.

18 tháng 12 2019

mk nhanh nè

28 tháng 1 2017

Nhan đề bài thơ gây ấn tượng độc đáo và gợi suy ngẫm cho người đọc:

●    Nhan đề mang đề tài của bài thơ: Tiểu đội xe không kính.

●    Tiểu đội là đơn vị cơ sở nhỏ nhất trong biên chế của quân đội ta. Tiểu đội xe có ý nghĩa trong lịch sử chiến tranh chống Mĩ từ năm 1965 – 1968, đội hình xe chủ yếu là tiểu đội do tình hình đường xá, cầu cống, hệ thống pháo cao xạ bảo vệ… chưa cho phép chạy xe với đội hình đông hơn. Sau này, chiến dịch phát triển, từ tiểu đội lên đại đội, tiểu đoàn, sư đoàn xe với hàng trăm chiếc, nên tiểu đội xe không kính trong bài thơ mang ý nghĩa khốc liệt của chiến tranh.

●    Một cái tên trần trụi, không mĩ miều, hàm súc như bao nhan đề bài thơ khác, đối lập với quan niệm cái đẹp văn chương thuần túy. Cái đẹp với Phạm Tiến Duật là từ trong những diễn biến sôi động của cuộc sống mà ùa vào thơ.

●    Tác giả thêm vào hai chữ bài thơ, là muốn thể hiện quan niệm thơ nói, thơ kể nhưng vẫn rất thơ. Chất thơ vút lên từ hiện thực, từ tâm hồn hào hoa lãng mạn, lạc quan yêu đời của người lính – tuổi trẻ Việt Nam giữa khói bom lửa đạn với đầy niềm tự hào, chiến đấu và chiến thắng.

2 tháng 9 2021

Ý nghĩa nhan đề "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là:

- Nhan đề "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng từ đó thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó.

- Làm nổi bật hình ảnh toàn bài là những chiếc xe không kính, thể hiện sự gắn bó, am hiểu đời sống chiến tranh của tác giả.

- Hai chữ "bài thơ" cho thêm vào nhan đề trên cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả và muốn nói về chất thơ của hiện thực khốc liệt thời chiến tranh, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, vượt lên thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy của thời chiến.

- Nhan đề trên góp phần làm nổi bật chủ đề của tác phẩm là khắc họa hình ảnh độc đáo của những chiếc xe không kính. Qua đó, tác giả khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ với những phẩm chất tốt đẹp.

18 tháng 4 2018

Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn

Hai đứa ở hai đầu xa thẳm

Đường ra trận mùa này đẹp lắm

Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây...

(Trường Sơn đông, Trường Sơn tây)

Năm 1970, tập thơ Vầng trăng quầng lửa của Phạm Tiến Duật ra đời. Tiếng thơ của người chiến sĩ hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn cất lên hào hùng, trẻ tráng và hồn nhiên kì lạ. Thơ Phạm Tiến Duật thể hiện tình cảm yêu nước và chí khí anh hùng của thế hệ thanh niên trong cuộc chiến tranh chống Mĩ qua những hình ảnh cô gái thanh niên xung phong và anh bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn. Lửa đèn, Trường Sơn đông, Trường Sơn tây, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Gửi em, Cô thanh niên xung phong,... là những bài thơ rất nổi tiếng của chàng lính trẻ làm thơ này.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính được anh viết vào năm 1969 - khi cuộc chống Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt. Máy bay giặc Mĩ trút hàng ngàn, hàng vạn tấn bon đạn và chất độc hóa học xuống con đường chiến lược mang tên con đường Hồ Chí Minh. Các trọng điểm mịt mù lửa khói suốt đêm ngày. Những đoàn xe vận tải quân sự vẫn nối đuôi nhau đi lên phía trước. Bài thơ đã ghi lại những nét ngang tàng, dũng cảm và lạc quan của người chiến sĩ lái xe trong binh đoàn vận tải quân sự, qua đó ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đánh Mỹ.

Bài thơ làm hiện lên chiếc xe không kính đang vượt qua bom đạn băng băng tiến ra tiền phương. Một hình tượng thật độc đáo vì xưa nay ít có, ít thấy loại xe không kính qua lại trên mọi nẻo đường. Thế mà, trên con đường chiến lược Trường Sơn vẫn có loại xe như vậy, không phải đôi ba chiếc mà là hàng vạn chiếc xe "không kính "đang vượt qua mưa bom bão đạn, đi qua mọi địa hình: đèo cao, dốc thẳm, khe suối, ngầm sông, chạy trong mưa gió, đêm tối mịt mùng, để chở hàng, tiếp viện cho chiến trường miền Nam. Hình tượng độc đáo vì chiếc xe mang sức mạnh thần kì của một dân tộc đang chiến đấu vì một quyết tâm sắt đá "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Nó còn thể hiện cuộc chiến đấu diễn ra trên mặt trận giao thông vận tải, trên con đường chiến lược Trường Sơn là vô cùng ác liệt, dữ dội, con người và binh khí kĩ thuật mang tầm vóc kì vĩ sử thi hào hùng.

Hai câu thơ đầu nói rõ vì sao xe "không có kính". Cấu trúc câu thơ dưới hình thức "hỏi-đáp". Ba chữ "không" đi liền nhau, hai nốt nhấn "bom giật, bom rung" biểu lộ "chất lính" trong cách nói phóng túng hồn nhiên. Câu thơ đậm đặc chất văn xuôi, nhưng đọc lên nghe vẫn thú vị:

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.

Mười bốn câu thơ tiếp theo khắc họa hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn qua một loạt hình ảnh hoán dụ: con mắt, mái tóc, tim, mặt, nụ cười... Một tư thế ngồi lái "ung dung" tuyệt đẹp: thong thả, khoan thai. Những cái nhìn khoáng đạt, nhìn thấp, nhìn thẳng, nhìn cao, nhìn xa. Dũng mãnh và hiên ngang:

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

Hai chữ "ta ngồi " với điệp từ "nhìn " láy lại 3 lần; giọng thơ, nhịp thơ mạnh mẽ, đĩnh đạc.

Phạm Tiến Duật đã dành trọn một khổ thơ nói lên những gì người chiến sĩ "nhìn thấy". Những câu thơ nối tiếp xuất hiện với bao hình ảnh chẳng khắc nào một đoạn phim quay nhanh:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng,

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái.

Có gió thổi, có cánh chim chiều và cả ánh sao đêm. Gió được nhân hóa và chuyển đổi cảm giác đầy ấn tượng: "gió vào xoa mắt đắng". Xe chạy thâu đêm, xe lại không có kính nên mới có cảm giác "đắng" như thế. Con đường phía trước là con đường chiến lược cụ thể, nó còn mang hàm nghĩa, "chạy thẳng vào tim", con đường chiến đấu chính nghĩa vì lẽ sống, vì tình thương, vì độc lập tự do của đất nước và dân tộc. Các từ "nhìn thấy"... "nhìn thấy... ” "thấy... "với các chữ "sa", chữ "ùa" góp phần đặc tả tốc độ phi thường của chiếc xe quân sự đang bay đi, đang lướt nhanh trong bom đạn!

Nếu khổ thơ trên nói đến "gió" thì khổ thơ tiếp theo nói đến "bụi". Gió bụi tượng trưng cho gian khổ, thử thách. Chữ "ừ" vang lên như một thách thức, một chấp nhận nhưng chủ động của người chiến sĩ lái xe:

Không có kính, ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người già.

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha!

Bao chi tiết hiện thực đầy ắp vần thơ. Một mái tóc xanh của chàng trai qua mấy dặm trường có sự đổi thay đáng sợ: "Bụi phun tóc trắng như người già". Một hình ảnh so sánh hóm hỉnh, độc đáo, một kiểu hút thuốc rất "lính". Một nụ cười lạc quan yêu đời và hồn nhiên "ha ha" cất lên từ một gương "mặt lấm "khi đồng đội gặp nhau: "Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha!".

Sau "bụi" nói đến "mưa": "Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời". Thế là người lính nếm trải đủ mùi gian khổ: gió bụi, mưa rừng. Mưa đã "tuôn" tất nhiên phải "xối". Bao nhiêu áo quần ướt sạch vì ngồi trong buồng lái mà "như ngoài trời". Chấp nhận, ngang tàng, phơi phới lạc quan:

Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi!

Nhiệt tình cách mạng của người lính không còn là trừu tượng nữa mà được tính bằng những cung đường "lái trăm cây số nữa". Cung đường ấy trong bom đạn, mưa tuôn phải trả giá bằng bao mồ hồi, xương máu. Câu thơ 7 từ mà có đến 6 thanh bằng diễn tả cái phơi phới, thênh thênh đầy nghị lực, bất chấp mọi gian khổ: “Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi!".

Hai khổ thơ thứ 5, thứ 6 ghi lại hình ảnh tiểu đội xe không kính và cuộc trú quân giữa rừng. Sau những chặng đường gian khổ, những tháng ngày mưa gió, bụi mù và bom đạn, họ gặp lại nhau, cái bắt tay cũng vô cùng độc đáo. Trong niềm vui gặp gỡ đã có nhiều mất mát hi sinh:

... Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Có bữa cơm hội ngộ. Tình đồng đội cũng là tình anh em gia đình ruột thịt. Cảnh mắc võng dã chiến "chông chênh " bên đường. Rồi đoàn xe "lại đi, lại đi", nối tiếp nhau ra tiền phương. Trên đầu họ, trong tâm hồn họ "trời xanh thêm", chứa chan hi vọng, lạc quan dạt dào:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi, trời xanh thêm.

Khổ cuối bài thơ làm nổi bật cái dữ dội và khốc liệt của chiến tranh: Chiếc xe vận tải quân sự mang trên mình đầy thương tích. Đã có biết bao chiến sĩ lái xe dũng cảm hi sinh. Chiếc xe như một dũng sĩ kiên cường, 3 cái "Không có" và chỉ có 1 cái "có": "Không có kính, rồi xe không có đèn - Không có mui xe, thùng xe có xước. Sau cái "thùng xe có xước", người chiến sĩ lái xe tự hào khẳng định cần "có một trái tim "trong xe. "Có trái tim?" ấy là sẽ có tất cả: "Trái tim"- hình ảnh hoán dụ thể hiện sức mạnh chiến đấu, ý chí kiên cường của người chiến sĩ lái xe trẻ vì sự nghiệp giải phóng miền Nam thân yêu, vì sự nghiệp thống nhất đất nước:

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước;

Chỉ cần trong xe có một trái tim

"Trái tim" ấy là trái tim yêu thương, trái tim sục sôi căm giận? Phải chăng câu thơ của Phạm Tiến Duật khơi nguồn cảm hứng từ câu nói nổi tiếng của Hồ Chủ tịch kính yêu: "Miền Nam luôn luôn trong trái tim tôi"?

Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật là một bài thơ hay. Chất hiện thực ngồn ngộn về đời sống chiến đấu gian khổ mà hào hùng của các chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn thời đánh Mĩ đã kết hợp một cách hài hòa với cảm hứng sử thi tạo nên những vần thơ "góc cạnh" đầy ấn tượng. Nếu có gió, bụi, mưa, cánh chim, ánh sao sa vào, ùa vào buồng lái chiếc xe không kính thì cũng có những câu thơ rất gần với lối nói thường đậm chất văn xuôi tràn vào bài thơ. Có nhiều câu thơ mang cái dáng vẻ thô mộc, bình dị rất lính tráng một thời trận mạc:

- "Không có kính không phải vì xe không có kính,

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi..."

- "Không có kính, ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người già..."

- "Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời..."

- "Không có kính, rồi xe không có đèn

- Không có mui xe, thùng xe có xước...

Nếu tước đi những câu thơ ấy, thay vào bài thơ bằng những câu óng ả êm xuôi, chắc chắn giọng điệu, chất thơ, hồn thơ của Bài thơ về tiểu đội xe không kính sẽ chẳng còn gì nữa. Đúng như Vũ Quần Phương đã nhận xét: "Chỗ đặc sắc của thơ Phạm Tiến Duật: lấy cuộc sống để nói tình cảm. Cái sâu sắc tình cảm trong thơ anh phải tìm trong cuộc sống, không tìm trong chữ nghĩa.

Hình tượng những chiếc xe không kính thật là li kì, độc đáo. Những chiếc xe không kính đã làm nổi bật hình ảnh những người lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Họ là những chiến binh sống và chiến đấu trong tư thế hiên ngang, quả cảm bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm, lạc quan, sôi nổi yêu đời, hi sinh chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng miền Nam.

Ngoài các ẩn dụ, so sánh, điệp từ, điệp ngữ, Phạm Tiến Duật rất thành công trong sáng tạo các hình ảnh hoán dụ (gió, bụi, mưa, mắt, tóc, tim,...) khắc họa vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp ý chí của người chiến sĩ lái xe tiền phương.

Con đường chiến lược Trường Sơn là một chiến tích mang màu sắc huyền thoại của dân tộc ta trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật đã làm sống lại một thời gian khổ, oanh liệt của anh bộ đội Cụ Hồ. Chất anh hùng ca dào dạt bài thơ. Bài thơ cũng là một chứng tích tuyệt đẹp của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn anh hùng.



15 tháng 5 2018

Bài thơ Tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật, có sức thuyết phục bạn đọc rất mạnh mẽ, làm xúc động mọi người.

Bài thơ tràn đầy chất lính, chất lãng mạn, chất ngang tàng, nghệ sĩ của người lính lái xe quân sự trên tuyến đường Trường Sơn. Thành công của Phạm Tiến Duật, là đã vẽ nên được một hình tượng tuyệt đẹp; một hình ảnh rất thực, sống động, mang đậm chất lính, chất chiến sĩ cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong gian khổ khó khăn, trước cái chết kề bên, nhưng lòng người chiến sĩ ấy lúc nào cũng tràn đầy niềm lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, kiên quyết, dũng cảm tiến lên phía trước, để tiêu diệt quân thù giành chiến thắng bảo vệ Tổ quốc, giang sơn gấm vóc Việt Nam thân yêu.

Tính Đảng cộng sản chủ nghĩa trong bài thơ Tiểu đội xe không kính tập trung chủ yếu ở những điểm nói trên. Bất kỳ người đọc nào cũng cảm nhận được hình ảnh người chiến sĩ lái xe tuyệt đẹp trên mặt trận giao thông vận tải, là hình ảnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai” (Tố Hữu). Niềm lạc quan cách mạng đó của người chiến sĩ được thể hiện rất rõ:

Không có kính không phải vì xe không có kính/ Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng / Không có kính! Ừ thì có bụi.

Toàn bộ bài thơ tràn đầy tính chiến đấu, tính Đảng, tình cảm lạc quan cách mạng, niềm khao khát vô biên với cuộc sống. Tình cảm vui tươi của nhà thơ và tình cảm vui tươi của người lính lái xe trên mặt trận giao thông vận tải thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, thật là kỳ diệu.

Tính Đảng cộng sản chủ nghĩa, tính chiến đấu trong bài thơ chính là hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên mặt trận giao thông vận tải (những Thạch Sanh của thế kỷ hai mươi) quần áo lấm lem đất cát và “bụi phun tóc trắng như người già”. Nghệ thuật so sánh này, hình ảnh tả thực này đã nói lên bản chất và truyền thống tốt đẹp của người chiến sĩ lái xe quân sự. Đó là những con người đẹp nhất, những con người luôn vượt lên mọi gian lao, sẵn sàng hy sinh tất cả tính mạng của mình cho lý tưởng cách mạng cao quý của Đảng. Tất cả vì độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân. Vì lẽ đó người chiến sĩ ấy lúc nào cũng tràn đầy lạc quan cách mạng, niềm mến yêu cuộc sống: “Không có kính, ừ thì có bụi/ Bụi phun tóc trắng như người già/ Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc/ Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha...”

Trước gian khổ, lâm nguy, trước cái chết kề bên, người chiến sĩ ấy vẫn cười ha ha, vẫn phì phèo châm điếu thuốc... Ngòi bút miêu tả người chiến sĩ ấy, người chiến sĩ lái xe sao mà rất thực, rất sống, đậm đà chất lính, chất chiến sĩ, tính Đảng, tính chiến đấu như vậy!

Qua bài thơ Tiểu đội xe không kính người đọc cảm nhận thấy con đường ra trận mùa xuân. Vì mùa xuân hy vọng, vì Tổ quốc, mùa xuân của người chiến sĩ thật là tuyệt đẹp. Đúng như anh hùng Lê Mã Lương, từng nói: “Con đường đẹp nhất của thanh niên là con đường ra trận chống Mỹ, cứu nước!” và tiếng hô bất hủ của anh hùng Nguyễn Viết Xuân: “Hãy nhằm thẳng quân thù mà bắn!”. Tính Đảng, tính chiến đấu trong Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, còn là hình ảnh những chuyến xe quân sự và những người chiến sĩ lái xe không kính, đang nối đuôi nhau hối hả, dũng mãnh tuôn ra mặt trận giao thông vận tải. Những chiếc xe không kính là hình ảnh trung tâm của bài thơ. Trước cảnh tượng: Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi... người chiến sĩ lái xe vẫn ung dung, lạc quan, nở nụ cười chiến thắng, tiếp tục lái xe băng lên phía trước, tất cả cho chiến thắng giặc Mỹ xâm lược! Tất cả vì miền Nam ruột thịt, đau thương và anh dũng, thành đồng của Tổ quốc Việt Nam thân yêu, đã biết làm theo lời Bác “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”.

28 tháng 7 2019

Chọn đáp án: A