Bài tập 2 a,c (SGK tập 1 trang 113, 114)

<...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3 2022

- Từ địa phương: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ, ...

-> Phương ngữ Trung, được sử dụng phổ biến ở các tỉnh Bắc Trung Bộ như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.

- Tác dụng: góp phần thể hiện chân thực hơn hình ảnh của một vùng quê và tình cảm, suy nghĩ, tích cách của người mẹ (mẹ Suốt – bà mẹ Quảng Bình anh hùng) trên vùng quê ấy; tô đậm vùng miền, làm tăng sự giá trị gợi cảm của tác phẩm.

16 tháng 3 2022

- Từ địa phương: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ, ...

-> Phương ngữ Trung, được sử dụng phổ biến ở các tỉnh Bắc Trung Bộ như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.

- Tác dụng: góp phần thể hiện chân thực hơn hình ảnh của một vùng quê và tình cảm, suy nghĩ, tích cách của người mẹ (mẹ Suốt – bà mẹ Quảng Bình anh hùng) trên vùng quê ấy; tô đậm vùng miền, làm tăng sự giá trị gợi cảm của tác phẩm.

16 tháng 3 2022

Các phương ngữ chính trong Tiếng Việt:

-         Phương ngữ bắc ( Bắc Bộ): này, thế, thế ấy, đâu, chúng tao,…

-         Phương ngữ trung (Bắc Trung Bộ): ni, nì, này, ứa, rứa tề, rứa đó, mô, choa, bọn choa , tụi tau,…

-         Phương ngữ nam (Nam Trung Bộ và Nam Bộ): nầy, vậy, vậy đó, đâu, tụi tao,…

 

 

16 tháng 3 2022

1 số phương ngữ Bắc (miền Bắc)

1 số phương ngữ Trung (miền Trung)

1 số phương ngữ Nam (miền Nam)

17 tháng 5 2021

1) Nội dung của 8 câu thơ trên: Tâm trạng buồn lo của Kiều

2) Để diễn tả thành công nội dung đó, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

3) Phân tích: Tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích

- Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên man bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.

-  Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:

+ Tạo dựng sự tương phản:

Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.

-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.

+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.

+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.

+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.

- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.

+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.

+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.

+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.

=> Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.

=> Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.

- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:

+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.

+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.

+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.

-> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.

= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động.

Tổng kết:

- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.

- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.

- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.

 

18 tháng 5 2021

. - Nội dung của tám câu thơ:  Diễn tả tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích trước thực tại phũ phàng của số phận.

b.- Bút pháp nghệ thuật đặc sắc trong tám câu thơ là bút pháp tả cảnh ngụ tình.

c. Phân tích: Tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích

- Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên man bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.

-  Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:

+ Tạo dựng sự tương phản:

Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.

-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.

+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.

+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.

+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.

- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.

+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.

+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.

+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.

=> Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.

=> Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.

- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:

+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.

+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.

+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.

-> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.

= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động.

Tổng kết:

- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.

- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.

- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH   Bài 2.Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết:…”Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một...
Đọc tiếp

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 

Bài 2.Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết:…”Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”…(Trích Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

1. Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người?

2. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy.

3. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập và phát triển.

4.Viết đoạn văn 10 câu nói về phong cách sống của người trẻ hiện nay mà em cho là ”rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại. ”

 

Bài 3.Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh.  (Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà)

Viết bài văn ngắn khoảng 1 trang giấy thi trình bày suy nghĩ về nhận định trên.

 

Bài 4.Cho đoạn văn sau : “ Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”(Sách giáo khoa Ngữ văn 9 - Tập một.)

a. Câu văn trên được trích trong văn bản nào, của ai ?

b. Hãy giải nghĩa: “di dưỡng tinh thần”

c.Vận dụng kiến thức về xưng hô trong hội thoại để lý giải vì sao nhân dân ta gọi Người là “Bác”.

d.Công việc học tập rất căng thẳng, người học sinh cần phải “di dưỡng tinh thần” ra sao? (Trình bày câu trả lời bằng đoạn văn nghị luận có độ dài 2/3 trang giấy thi)

 

Bài 5.Cho đoạn văn:“Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình(2). Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích(2). Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”(3).

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?

b. Giải nghĩa từ “siêu phàm”?

c. Dùng phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao tác giả dùng cách diễn đạt: “có lẽ” trong câu (1)

d.Phân tích phép tu từ được dùng trong câu “Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích”

e. Viết một bài văn ngắn  (độ dài tối đa 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về những điều em học tập được từ phong cách Hồ Chí Minh.

 

Bài 6. …Và chủ nhân của chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.

(Theo SGK Ngữ Văn 9, tập 1, trang 6)

1) Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Do ai sáng tác?

2) Đoạn văn trên đã nêu lên vẻ đẹp gì trong phong cách của Bác? Hãy ghi lại một vài câu thơ mà em biết viết về vẻ đẹp của Bác mà em vừa xác định?

3) Trong câu “Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì”, tác giả đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu hiệu quả của phép tu từ đó?

4) Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa, hội nhập với thế giới như hiện nay, việc học tập phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào?

0
Đề 2:  Phần II. Đọc – hiểu (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:              Đam mê là điều cần thiết để thành công. Vì sự nhiệt huyết, niềm say mê trong lúc ta làm điều mình yêu thích, sẽ giúp ta vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ cần có được đam mê thì sẽ thành công. Vì sao? Là một người lựa chọn sống với đam...
Đọc tiếp

Đề 2:  Phần II. Đọc – hiểu (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

             Đam mê là điều cần thiết để thành công. Vì sự nhiệt huyết, niềm say mê trong lúc ta làm điều mình yêu thích, sẽ giúp ta vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ cần có được đam mê thì sẽ thành công. Vì sao? Là một người lựa chọn sống với đam mê, tôi nhận ra rằng: nếu có đam mê mà không kiên trì nỗ lực thì làm gì cũng sẽ thất bại. Bất kì công việc nào cũng sẽ có điểm mình thích, điểm mình không thích. Ngay cả khi đang làm công việc mà mình đam mê thì cũng có những ngày cực kì hứng khởi và những quãng thời gian với vô vàn khó khăn. Những thử thách trong bất kì công việc nào cũng đều tồn tại. Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm. Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời.

            Đam mê là cái ban đầu. Nhưng ý chí, nghị lực vượt khó, sự kiên trì của bản thân là những nguyên liệu khác của chiếc bánh thành công. Đam mê cũng không phải tự dưng mà có. Nó là điểm giao thoa giữa sở thích và tiềm năng. Từ hai chất xúc tác đó, người ta tiếp theo xát, mài, giũa, học tập trau dồi, tìm kiếm cơ hội, làm việc, thực hành... Đến một lúc nào đó nó sẽ phát triển thành thiên hướng nghề nghiệp của con người. Nếu có đam mê, nhưng không rèn luyện thì tiềm năng chẳng bao giờ hé nở.             

 (Theo Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? - Rosie Nguyễn)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0.25 điểm)

Câu 2.Theo tác giả, những nguyên liệu để tạo nên “chiếc bánh thành công” là gì? (0.25 điểm)

Câu 3. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp điệp cấu trúc được sử dụng trong đoạn văn: “Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm. Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời”. (1.0 điểm)

Câu 4. Em hãy cho biết niềm đam mê của mình và kế hoạch biến niềm đam mê đó thành hiện thực. (0.5 điểm)

Phần III. Làm văn (6,0 điểm)

Câu 1 (1.5 điểm)

            Từ nội dung đoạn trích trong phần đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận có độ dài khoảng 12 câu nêu suy nghĩ về ý nghĩa của việc theo đuổi đến cùng niềm đam mê của bản thân trong cuộc sống.        

1
28 tháng 2 2022

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: Nghị luận

Câu2: Theo tác giả, việc hiểu được bản thân là điều khó, cần hiểu bản thân để từ đó làm việc mình thích và có một cuộc đời như mơ ước.

Câu 3: “Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt“, Mỗi cá nhân trong đời sống có một ngoại hình riêng, một cá tính, tính cách độc lập; có những sở trường, sở đoản… khác nhau.

 

Đề 2:  Phần II. Đọc – hiểu (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:              Đam mê là điều cần thiết để thành công. Vì sự nhiệt huyết, niềm say mê trong lúc ta làm điều mình yêu thích, sẽ giúp ta vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ cần có được đam mê thì sẽ thành công. Vì sao? Là một người lựa chọn sống với đam...
Đọc tiếp

Đề 2:  Phần II. Đọc – hiểu (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

             Đam mê là điều cần thiết để thành công. Vì sự nhiệt huyết, niềm say mê trong lúc ta làm điều mình yêu thích, sẽ giúp ta vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ cần có được đam mê thì sẽ thành công. Vì sao? Là một người lựa chọn sống với đam mê, tôi nhận ra rằng: nếu có đam mê mà không kiên trì nỗ lực thì làm gì cũng sẽ thất bại. Bất kì công việc nào cũng sẽ có điểm mình thích, điểm mình không thích. Ngay cả khi đang làm công việc mà mình đam mê thì cũng có những ngày cực kì hứng khởi và những quãng thời gian với vô vàn khó khăn. Những thử thách trong bất kì công việc nào cũng đều tồn tại. Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm. Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời.

            Đam mê là cái ban đầu. Nhưng ý chí, nghị lực vượt khó, sự kiên trì của bản thân là những nguyên liệu khác của chiếc bánh thành công. Đam mê cũng không phải tự dưng mà có. Nó là điểm giao thoa giữa sở thích và tiềm năng. Từ hai chất xúc tác đó, người ta tiếp theo xát, mài, giũa, học tập trau dồi, tìm kiếm cơ hội, làm việc, thực hành... Đến một lúc nào đó nó sẽ phát triển thành thiên hướng nghề nghiệp của con người. Nếu có đam mê, nhưng không rèn luyện thì tiềm năng chẳng bao giờ hé nở.             

 (Theo Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? - Rosie Nguyễn)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0.25 điểm)

Câu 2.Theo tác giả, những nguyên liệu để tạo nên “chiếc bánh thành công” là gì? (0.25 điểm)

Câu 3. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp điệp cấu trúc được sử dụng trong đoạn văn: “Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm. Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời”. (1.0 điểm)

Câu 4. Em hãy cho biết niềm đam mê của mình và kế hoạch biến niềm đam mê đó thành hiện thực. (0.5 điểm)

Phần III. Làm văn (6,0 điểm)

Câu 1 (1.5 điểm)

            Từ nội dung đoạn trích trong phần đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận có độ dài khoảng 12 câu nêu suy nghĩ về ý nghĩa của việc theo đuổi đến cùng niềm đam mê của bản thân trong cuộc sống.        

0
22 tháng 2 2022

Phép lặp các từ:ba, giống, già.

Phép thế : vậy (thay cho mặt ba con không có cái theo trên mặt như vậy).

 

22 tháng 2 2022

(1) Phép lăp: ba con - ba con, giống - giống, già - già.

Phép thế: Mặt ba con không có cái thẹo trên mặt như vậy - vậy.

(2) Phép nối:  Thế là.

1 tháng 3 2022

Thể loại

Định nghĩa

Các văn bản được học

 

 

 

 

 

 

 

Truyện

1. Truyền thuyết: Kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân về sự kiện và nvật lsử được kể.

- Con rồng cháu tiên; Bánh  chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm

2. Cổ tích: Kể về cuộc đời 1 số kiểu nhân vật quen thuộc bất hạnh, dũng sĩ, tài năng…có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ niềm tin chiến thắng.

- Sọ Dừa, Thạch Sanh; Em bé thông minh.

3. Ngụ ngôn: Mượn truyện về loài vật, đồ vật, vật (hay chính con người) để nói bóng gió kín đáo chuyện về con người để khuyên nhủ, răn dạy một bài học nào đó.

- Đeo nhạc cho mèo; Chân Tay, Tai, Mắt, Miệng

4.Truyện cười: Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống, nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hay phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

- Treo biển; Lợn cưới áo mới

 

Ca dao

Chỉ các thể loại trữ tình dgian, kết hợp lời và nhạc diễn tả đ/sống nội tâm của con người.

- Những câu hát về tình cảm gia đình, những câu hát về tình yêu quê hương đất nước; than thân; châm biếm.

 

 

Tục ngữ

Là những câu nói dân gian ngắn gọn, có nhịp điệu, h/ảnh. Thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (Tự nhiên, lao động, sản xuất…) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày.

- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất; về con người và xã hội..

ĐỀ 4 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ là người trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thhawts cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn mỗi người...
Đọc tiếp

ĐỀ 4

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ là người trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thhawts cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn mỗi người trong chúng ta đều được ssinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải hết mình, phải nhận ra những giá trị đó.

                          (Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội Nhà văn, 2012)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2. Nêu nội dung của đoạn trích?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp cấu trúc được sử dung trong đoạn trích?

Câu 4. Thông điệp ý nghĩa nhất mà em rút ra từ đoạn trích là gì? Vì sao?

 

ĐỀ 5

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Trung thực thường là một trong những tiêu chí hàng đầu để các nhà tuyển đánh đánh giá, lựa chọn ứng viên. Có một định nghĩa rất thú vị về trung thực do Tổ chức Giáo dục giá trị sống toàn cầu giới thiệu: “Trung thực là sự thống nhất trong suy nghĩ, lời nói và hành động”. Trong giao tiếp, suy nghĩ bên trong của chúng ta không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn “xuất hiện” qua cử chỉ, nét mặt, âm giọng, tư thế ngồi… Thông thường, ngôn ngữ cơ thể không biết nói dối! Vì thế nhà tuyển dụng không chỉ lắng nghe những điều bạn nói  mà còn quan sát để “đọc”tính trung thực của lời nói  qua thứ “ngôn ngữ không lời” mà bạn thể hiện.

                                           (Trích Nói tật bằng lời và không lời, Teo Tuoitreonline)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2. Nêu nội dung của đoạn trích?

Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: “nhà tuyển dụng không chỉ lắng nghe những điều bạn nói mà còn quan sát  để “đọc” tính trung thực của lời nói qua thứ “ngôn ngữ không lời” mà bạn thể hiện”?

Câu 4. Em rút ra bài học gì cho bản thân từ đoạn trích trên?

 

6