Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tản Viên Sơn Thánh (hay còn gọi là Sơn Tinh) là một nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam. Theo quan niệm dân gian vị thần này cai quản dãy núi Ba Vì (tức núi Tản Viên). Trong tâm thức dân gian của người Việt, Tản Viên Sơn Thánh là vị thánh biểu đạt cho những khả năng to lớn và vĩnh viễn của cộng đồng trong lao động sáng tạo ra nguồn của cải vô tận và trong chiến đấu chống thiên tai, lũ lụt để bảo vệ mùa màng và cuộc sống.
Ông được xem là người đứng đầu trong trong bốn vị thánh. Và câu chuyện gắn liền với vị thánh này ai nấy cũng đều được biết đến đó chính là: Sơn Tinh – Thủy Tinh.
Phù Đổng Thiên Vương (Sóc Thiên Vương) thường được biết đến với tên gọi Thánh Gióng, là một nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam. Thông qua một câu chuyện một đứa trẻ kì lạ, lên 3 rồi mà chẳng biết nói cười gì cả. Vậy mà khi giặc Ân từ phương Bắc tới thì cậu bé tầm thường kia bỗng nhiên đổi khác, đứng dậy nói năng hết sức dõng dạc và mau chóng lớn thành một tráng sĩ.
Vị tráng sĩ này cưỡi ngựa sắt, đội nón sắt, cầm gậy sắt ... một mình xông pha trận tiền. Đánh tan giặc Ân, rồi bỏ lại tất cả, một mình một ngựa bay thẳng lên trời. Ông tượng trưng cho tinh thần ngoan cường chống ngoại xâm, sức mạnh tuổi trẻ, tình đoàn kết dân tộc và còn là tình mẫu tử thiêng liêng.
Chử Đồng Tử là nhân vật thứ 3 trong “Tứ bất tử”, ông tượng trưng cho tình yêu, hôn nhân và sự sung túc, giàu sang. Huyền thoại Chử Đồng Tử (Chử Đạo Tổ) là câu chuyện của Đạo Giáo, Đạo Thần Tiên, một tín ngưỡng vốn du nhập từ Trung Hoa vào nước ta từ rất sớm.
Cốt lõi huyền thoại cũng như tín ngưỡng Chử Đạo Tổ là tín ngưỡng Đạo giáo lại mang màu sắc tín ngưỡng dân gian thuần Việt. Chử Đồng Tử chính là người đi tiên phong trong cuộc thụ phép thần tiên để tế độ và truyền dạy cho người khác. Dân gian tôn vinh Chử Đồng Tử là Chử Đạo Tổ là vì thế.
Trong tiềm thức của người Việt Nam, Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một vị thần biểu tượng cho khát vọng tự do, phóng khoáng, thoát khỏi những quy tắc ràng buộc của xã hội dành cho người phụ nữ. Bà đã được các triều đại phong kiến từ thời nhà Hậu Lê đến thời nhà Nguyễn cấp nhiều sắc, tôn phong là "Mẫu nghi thiên hạ - Mẹ của muôn dân" và cuối cùng quy y cửa Phật. Bà còn được cho là người đứng đầu hệ thống Tam phủ, Tứ phủ thờ đạo Mẫu.
Nhiều làng xã và các đô thị ở phía bắc Việt Nam đều có đền thờ bà. Lễ hội Thánh Mẫu Liễu Hạnh hàng năm được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 âm lịch - ngày giỗ của bà, tại nhiều tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Người đời Thanh nói: Tản Viên Đại Vương đi từ biển lên núi, Phù Đổng Thiên Vương cưỡi ngựa bay lên không trung, Đồng tử nhà họ Chử gậy nón lên trời; Ninh Sơn (nay là Sài Sơn) Từ Đạo Hạnh in dấu vào đá để đầu thai.Họ đc phong là "Tứ bất tử" vì việc phụng thờ họ là một tín ngưỡng dân gian khắc sâu vào đời sống tâm linh của người Việt Nam. Họ đã là chỗ dựa tinh thần lớn cho người Việt suốt chiều dài lịch sử đấu tranh “dựng nước và giữ nước”, là một bộ phận không thể tách rời trong di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Tứ bất tử (chữ Hán: 四不死) là tên gọi chung của bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam; đó là Tản Viên Sơn Thánh, Phù Đổng Thiên vương, Chử Đồng Tử và Công chúa Liễu Hạnh.
Tản Viên Sơn Thánh (hay còn gọi là Sơn Tinh) là một nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam. Theo quan niệm dân gian vị thần này cai quản dãy núi Ba Vì (tức núi Tản Viên). Trong tâm thức dân gian của người Việt, Tản Viên Sơn Thánh là vị thánh biểu đạt cho những khả năng to lớn và vĩnh viễn của cộng đồng trong lao động sáng tạo ra nguồn của cải vô tận và trong chiến đấu chống thiên tai, lũ lụt để bảo vệ mùa màng và cuộc sống.
Ông được xem là người đứng đầu trong trong bốn vị thánh. Và câu chuyện gắn liền với vị thánh này ai nấy cũng đều được biết đến đó chính là: Sơn Tinh – Thủy Tinh.
Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng)
Phù Đổng Thiên Vương (Sóc Thiên Vương) thường được biết đến với tên gọi Thánh Gióng, là một nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam. Thông qua một câu chuyện một đứa trẻ kì lạ, lên 3 rồi mà chẳng biết nói cười gì cả. Vậy mà khi giặc Ân từ phương Bắc tới thì cậu bé tầm thường kia bỗng nhiên đổi khác, đứng dậy nói năng hết sức dõng dạc và mau chóng lớn thành một tráng sĩ.
Vị tráng sĩ này cưỡi ngựa sắt, đội nón sắt, cầm gậy sắt ... một mình xông pha trận tiền. Đánh tan giặc Ân, rồi bỏ lại tất cả, một mình một ngựa bay thẳng lên trời. Ông tượng trưng cho tinh thần ngoan cường chống ngoại xâm, sức mạnh tuổi trẻ, tình đoàn kết dân tộc và còn là tình mẫu tử thiêng liêng.
Chử Đồng Tử (Thánh Chử Đạo Tổ)
Chử Đồng Tử là nhân vật thứ 3 trong “Tứ bất tử”, ông tượng trưng cho tình yêu, hôn nhân và sự sung túc, giàu sang. Huyền thoại Chử Đồng Tử (Chử Đạo Tổ) là câu chuyện của Đạo Giáo, Đạo Thần Tiên, một tín ngưỡng vốn du nhập từ Trung Hoa vào nước ta từ rất sớm.
Cốt lõi huyền thoại cũng như tín ngưỡng Chử Đạo Tổ là tín ngưỡng Đạo giáo lại mang màu sắc tín ngưỡng dân gian thuần Việt. Chử Đồng Tử chính là người đi tiên phong trong cuộc thụ phép thần tiên để tế độ và truyền dạy cho người khác. Dân gian tôn vinh Chử Đồng Tử là Chử Đạo Tổ là vì thế.
Thánh mẫu Liễu Hạnh
Trong tiềm thức của người Việt Nam, Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một vị thần biểu tượng cho khát vọng tự do, phóng khoáng, thoát khỏi những quy tắc ràng buộc của xã hội dành cho người phụ nữ. Bà đã được các triều đại phong kiến từ thời nhà Hậu Lê đến thời nhà Nguyễn cấp nhiều sắc, tôn phong là "Mẫu nghi thiên hạ - Mẹ của muôn dân" và cuối cùng quy y cửa Phật. Bà còn được cho là người đứng đầu hệ thống Tam phủ, Tứ phủ thờ đạo Mẫu.
Nhiều làng xã và các đô thị ở phía bắc Việt Nam đều có đền thờ bà. Lễ hội Thánh Mẫu Liễu Hạnh hàng năm được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 âm lịch - ngày giỗ của bà, tại nhiều tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Em hãy phỏng đoán vì sao họ được phong là Thánh?
Tứ bất tử là tên gọi chung cho 4 vị thánh bất tử được người Việt suy tôn từ xưa đến nay và được xem là một nét đặc sắc văn hóa, tinh túy trong truyền thống tốt đẹp từ bao đời. Có thể bạn chưa biết, trong tiềm thức của người Việt, con số 4 (tứ) luôn có một ý nghĩ đặc biệt.
Nó bao quát cho một phạm trù bất kỳ, đại diện cho những gì tiêu biểu nhất, nổi bật nhất, bền vững nhất và mang tính cân đối, tính thời đại. Vì thế, tứ bất tử của Việt Nam cũng là 4 vị thần được nhân dân bao đời tôn sùng nhất, được cho là hàng Thượng đẳng thần, là những vị thần lúc sinh thời được trực tiếp thăng thần. Tứ bất tử có ảnh hưởng trong đời sống văn hóa và phong tục của người Việt.
* Ý nghĩa của tiếng đàn thần:
- Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông -> Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng -> Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
* Ý nghĩa niêu cơm thần:
- Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước.
Câu 1:
+Nguồn sức mạnh tinh thần Trời,Đất Gióng được sinh ra từ một cái vết chân lạ
+Nguôn sức mạng cộng đồng:cả làng góp gạo,góp công sức nuôi Gióng lớn
+Nguồn sức mạng của vũ khí bằng kim loại của thành tựu kĩ thuật
+Nguồn sức mạng tự nhiên:tre cung cấp vũ khí đánh giặc
Trong kí ức của mỗi người, nhất là đối với những người học sinh như em thì một người bạn thân lại càng không thể thiếu. Thật đặc biệt là Đan- cô bạn thân từ hồi lớp 1 dến giờ vẫn học với em.
Đan là một cô bé có vóc dáng nhỏ bé cùng với nước da trắng trẻo, mịn màng. Khuôn mặt trái xoan với ánh mắt ngây thơ của một đứa trẻ, Đan luôn làm mềm lòng mọi người chỉ với một ánh nhìn. Đôi môi thì đỏ mọng, miệng lại luôn nở một nụ cười tươi để lộ hàm răng trắng muốt, tưởng chừng như những hạt ngọc trai. Cô bạn này lại có dáng đi uyển chuyển, nhẹ nhàng. Giọng nói nghe rất ngọt và dịu dàng. Chính vì thế mà ở mỗi cuộc thi hát của trường, sự có mặt của bạn ấy là không thể thiếu. Giọng ca “cây nhà lá vườn” này đã đưa về cho lớp, trường rất nhiều giải nhất, nhì. Trong lớp thì Đan có vẻ rất hiền lành, dễ tính nhưng trong học tập lại rất nghiêm túc. Những hoạt động của trường, lớp thì bạn luôn đứng đầu. Dù vậy, Đan vẫn coi việc học là cần thiết nhất. Với một cái đầu thông minh và tính toán nhanh nên bạn học môn toán rất giỏi. Đan luôn được thầy cô và bạn bè quí mến bởi học giỏi lại hay giúp đỡ bạn bè. Về nhà, ngoài giờ học, Đan luôn giành thời gian giúp đỡ cha mẹ. Ngoài sở thích đọc sách, Đan có một sở thích hơi bị kì quái là thích xem phim ma. Mỗi lúc rảnh rỗi là hai đứa lại hỏi thăm chuyện học tập, tâm sự chuyện buồn vui. Lần mà em bị cảm, Đan đã thể hiện mình thực sự là một người bạn tốt. Em đã phải nghỉ học hết hai tuần. Dù vậy Đan vẫn đến nhà em và giảng cho em từng bài toán, bài văn. Điều này đã làm em thực sự làm em cảm động. Khi em hết bệnh cũng là lúc hai đứa lại cùng nhau bước đi trên con đường đến trường. Con đường in lại những kỉ niệm vui, buồn của đôi bạn thân.
Đan luôn là một người bạn tốt không chỉ đối với em mà với cả mọi người. Em cũng sẽ cố gắng học thật giỏi để hai đứa mãi là bạn thân, đôi bạn cùng tiến.
Cách đây đã lâu, vào thời vua Hùng Vương thứ XVII, vua có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na.Khi nàng đến tuổi lấy chồng Hùng Vương đã truyền tin kén rể. Tin loan truyền đi khắp nơi một cách nhanh chóng.
Tất cả các chàng trai tới đều đến để xin cầu hôn với Mị Nương. Nhưng vua chẳng vừa ý ai cả. Ta liền chọn một ngày đẹp trời xin cầu hôn. Hôm đó, ta tưởng như chỉ có mình ta nhưng lại có một người nữa đã đến trước ta, người này tên là Thuỷ Tinh. Tài của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Nhưng tài của ta cũng không kém. Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và phán:
- Cả hai người đều ngang sức, ngang tài và đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một đứa con gái mà thôi. Cho nên ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước thì ta gả con gái cho. Sính lễ gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Sáng hôm sau, khi trời vừa tờ mờ sáng ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật. Sau đó ta được rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ hắn tức giận sai quân đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương. Trận đấu giữa ta và hắn rất quyết liệt. Hắn hô mưa, gọi gió, lẩm thành giông bão rung chuyển đất trời, nước dâng cao mãi tràn ngập cả nhà cửa, ruộng nương. Nước lên đến lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ nổi lềnh trên một biển nước.
Sau đó ta mới dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước. Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì ta lại biến phép cho đồi núi cao bấy nhiêu. Cuộc đọ sức giữa ta và hắn kéo dài mấy tháng liền. Sau đó Thuỷ Tinh thua cuộc đành rút quân về. Từ đó trở đi cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt để đánh ta. Lần nào cũng thua cuộc nhưng có lẽ mối thù xưa mà hắn không thể nào quên được nên hàng năm hắn vẫn thường làm giông bão, dâng nước làm các dòng sông lũ lớn để báo thù ta.
Truyện Thánh Gióng là một văn bản tự sự, vì:
- Truyện kể về cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của Gióng
- Thời gian: thời Hùng Vương thứ sáu
- Diễn biến: cậu bé Gióng 3 tuổi biết nói, lớn nhanh,cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi đánh giặc → Gióng nhổ tre đánh giặc → giặc tan, Gióng bay về trời.
- Ý nghĩa: tinh thần yêu nước, quả cảm chống giặc của Gióng
- Sở dĩ nói truyện Thánh Gióng ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng:
+ Câu chuyện kể về sự ra đời, trưởng thành, chiến công chống giặc của vị anh hùng đầu tiên ở nước ta.
- Có thể sắp xếp thứ tự sự việc:
+ Gióng ra đời
+ Gióng biết nói và nhận lời sứ giả
+ Gióng lớn bổng, cưỡi ngựa đi đánh giặc
+ Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa về trời
+ Vua lập đền thờ Gióng
Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.
Chủ đề đánh giặc cứu nước, giành thắng lợi là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta.
Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.
Chú bé Gióng đã có mặt kịp thời khi đất nước lâm nguy đã dẹp tan quân giặc. Ngựa phun ra lửa, roi sắt thần kì quật tan quân thù. Khi roi gãy thì nhổ tre đánh giặc. Thật sung sướng và tự hào biết bao khi Tổ Quốc ta có được một vị anh hùng như Thánh Gióng. Ta càng tự hào hơn khi Thánh Gióng đánh giặc xong không hề đợi vua ban thưởng mà một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Đây là một chi tiết hoang đường, kì ảo nhưng lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Sự ra đi kì lạ của Thánh Gióng rất phù hợp với ý nguyện nhân dân, nên nó có một sức sống trường tồn trong lòng nhân dân như một nét đẹp rực rỡ, trong sáng nhất của người anh hùng chống giặc. “Cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” - thật là kì ảo, nhưng thật nhẹ nhàng, ung dung. Người con yêu nước ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của mình, và đã ra đi một cách vô tư, thanh thản, không hề màng tới công danh địa vị cho riêng mình. Áo giáp sắt nhân dân làm cho để đánh giặc, khi đánh tan giặc rồi, trả lại cho dân để bay về trời. Điều đó cho em thấy ở hình tượng Thánh Gióng- trong con người của chàng chỉ có yêu nước và cứu nước - tất cả đều cao đẹp, trong sáng như gương, không một chút gợn nào. Phải chăng đó cũng chính là gương mặt của nhân dân ta được kết tinh trong người Thánh Gióng, ý chí phục vụ thật là vô tư , lớn lao và gương mẫu. Công lao to lớn ấy đã được nhà vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân muôn đời ghi nhớ. Thánh Gióng đánh giặc đâu phải là đơn phương độc mã. Thử hỏi rằng nếu không có cơm gạo... của dân làng, của nhà vua thì Thánh Gióng làm được những gì? Công lao của Thánh Gióng cũng có một phần của nhân dân lao động góp sức tạo lên. Thánh Gióng chính là sự tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta.
Khép trang sách lại mà hình tượng Thánh Gióng vẫn đọng mãi trong tâm trí em - một hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, tràn đầy tư tưởng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết thắng. Quả là không có hình tượng nào sánh kịp.
Học tốt!!!
Bài tập 2
Người đời Thanh nói: Tản Viên Đại Vương đi từ biển lên núi, Phù Đổng Thiên Vương cưỡi ngựa bay lên không trung, Đồng tử nhà họ Chử gậy nón lên trời; Ninh Sơn (nay là Sài Sơn) Từ Đạo Hạnh in dấu vào đá để đầu thai.
chắc họ làm nên nghiệp lớn cho xã hội, đất nước