K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 1 2022

Em tham khảo:

“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”

Câu ca dao đó nói đến cảnh đẹp của xứ Nghệ và đó cũng chính là quê hương em. Quê em có dòng sông Lam hiền hòa, nước trôi lững lờ. Hai bên bờ sông là những xóm làng trù phú với những bãi ngô xanh mướt. Phía xa xa là núi Hồng Lĩnh như bức tường thành bảo vệ dân làng. Quê em không có những ngôi nhà khang trang mà chỉ có những ngôi nhà ngói đỏ nằm xem giữa những vườn cây tươi tốt. Tuy cuộc sống còn lam lũ và khó khăn nhưng người dân ở đây đều hiền lành, dễ mến. Vào kỳ nghỉ hè, em thường được mẹ đưa đến bờ đê chơi vào buổi chiều vì phong cảnh ở đây rất đẹp. Em rất yêu quê hương của mình.

1 tháng 1 2022

hay đấy

23 tháng 10 2023

Nhắc đến Huế chúng ta không thể không nhắc tới dòng sông Hương đẹp say mê lòng người. Dòng sông Hương khởi nguồn từ dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, mang cái thơ mộng, thanh trong về với Thừa Thiên- Huế. Hai bên bờ sông là những hàng cây lâu năm như phượng, bằng lăng, bàng... Khi xuân tới, tất cả cùng trổ ra những búp non xanh mơn mởn, nhựa sống như tràn ra mọi ngóc ngách quanh sông. Hè về, những cây phượng nở hoa đỏ cả một góc, bằng lăng cũng tím cả một trời. Hai màu tím, đỏ kết hợp với nhau, làm nền cho nhau khiến bờ sông rực rỡ, thu hút bao nhà nhiếp ảnh. Vào chiều thu, lá vàng khẽ rơi, trên các bãi cỏ ven sông, thấp thoáng một vài người câu cá và các cụ già đang cùng nhau chơi một ván cờ tướng, sông lúc ấy trông bình dị, hiền hòa lắm. Đông về, cây cối xác xơ, làn gió hanh lướt qua khẽ rung các cành khẳng khiu, nhưng trên lối đi, các cặp đôi vẫn nắm tay nhau, ngắm mặt sông phẳng lặng như gương khiến con sông đẹp, có sức sống hơn. Bờ sông đã đẹp, mặt sông càng đẹp hơn. Nước trong sông mùa nào cũng đầy ăm ắp, trong xanh và phẳng như mặt gương soi bóng bầu trời và khung cảnh ven sông. Lòng sông rộng, thỉnh thoảng một vài làn gió nhẹ thổi qua, những gợn sóng lăn tăn xô đẩy nhau như chơi trò đuổi bắt tới tận bờ bên kia sông. Mùa đông, sông mang trên mình chiếc áo xám như bầu trời. Tới mùa xuân, chiếc áo ấy được thay bằng màu hồng thướt tha như tà áo của người thiếu nữ mới lớn, trông dịu dàng đằm thắm lắm. Khi hè về, bộ cánh của sông rực rỡ, trẻ trung như người con gái hồn nhiên, lơ đãng ngắm nhìn phố Huế thơ mộng. Thu về, chiếc áo xanh trong mà bầu trời mang tới cho sông khiến nó đẹp lạ. Dù là mùa nào đi chăng nữa, sông vẫn mềm mại như một dải lụa vắt ngang qua quê em. Sông Hương đẹp, đằm thắm như con người nơi xứ Huế mộng mơ này. Vì vậy mà mọi hoạt động của người dân ở đây đều mang nét hài hòa đặc trưng. Nhất là khi đi thuyền Rồng trên sông, nghe câu Nam Ai, Nam Bình, nghe nhịp phách tiền, đàn tranh,... Hay ngắm bầu trời vào đêm trăng sáng khi đang ngồi ven sông, và ngắm hoàng hôn trên chiếc cầu bắc qua sông... Những khi ấy tâm hồn em như hòa vào làm một với con sông. Em như nghe văng vẳng tiếng chuông chùa Thiên Mụ, tiếng lòng sông ngân nga những câu dặm, câu ca ngọt ngào,... Ngắm con sông quê trong một ngày chủ nhật, em chợt nhớ tới tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường, và các tác phẩm văn chương khác nữa viết về con sông Hương. Con sông quê đã đi vào những áng văn muôn đời bất hủ, cũng như là minh chứng cho vẻ đẹp vĩnh cửu của nó vậy.

12 tháng 3 2022

B

12 tháng 3 2022

B

30 tháng 9 2023

Ý nào nêu đúng nội dung chính của bài đọc: Vẻ đẹp của những cánh buồm trên dòng sông quê hương.

Chọn B.

30 tháng 9 2023

Bài tham khảo:

Bài thơ: Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Quê hương biết mấy thân yêu

Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau

Mặt người vất vả in sâu

Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn

......

Bài tham khảo 2: 

Bài thơ: Quê hương – Đỗ Trung Quân

Quê hương là gì hả mẹ

Mà cô giáo dạy hãy yêu?

Quê hương là gì hả mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều?

 

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay

 

Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông

 

Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che

Là hương hoa đồng cỏ nội

Bay trong giấc ngủ đêm hè

 

Quê hương là đêm trăng tỏ

Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

Tiếng ếch râm ran bờ ruộng

Con nằm nghe giữa mưa đêm

 

Quê hương là bàn tay mẹ

Dịu dàng hái lá mồng tơi

Bát canh ngọt ngào tỏa khói

Sau chiều tan học mưa rơi

 

Quê hương là vàng hoa bí

Là hồng tím giậu mồng tơi

Là đỏ đôi bờ dâm bụt

Màu hoa sen trắng tinh khôi

 

Quê hương mỗi người đều có

Vừa khi mở mắt chào đời

Quê hương là dòng sữa mẹ

Thơm thơm giọt xuống bên nôi

 

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.

30 tháng 9 2023

2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về người có đức tính chăm chỉ trong học tập và lao động: câu chuyện “Bàn chân kì diệu”, “Ông Trạng thả diều”

2- Tên bài đọc: Bàn chân kì diệu

- Sự việc:

+ Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.

+ Khi biết được hoàn cảnh và tình trạng đôi bàn tay của Ký, cô giáo Cương không dám nhận em vào học.

+ Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công.

- Nhân vật: cô giáo Cương, Ký.

- Hình ảnh: Nguyễn Ngọc Ký tập viết bằng chân.

- Câu văn em thích: Bước qua cổng cô vừa ngạc nhiên, vừa xúc động: Ký đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết.

- Cảm nghĩ của em: Em rất khâm phục thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Nhờ sự nỗ lực của mình, Ký đã vượt lên trên sự khiếm khuyết của đôi tay để trở thành một học sinh giỏi, viết chữ đẹp. Sau này trở thành một nhà giáo ưu tú.

Xuân Quỳnh là tác giả của bài thơ nào sau đây?  

a. Chợ Tết 

b. Tre Việt Nam 

c. Quê hương 

d. Tuổi Ngựa  

HT

@@@@

Đáp án A

Nội dung và số câu trong đoạn kết của bài văn dưới đây có gì khác đoạn kết của bài văn Cây si (trang 35)?Sầu riêngSầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mũi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mỗi tối nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cảnh mũi. Sầu riêng thơm mũi của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt...
Đọc tiếp

Nội dung và số câu trong đoạn kết của bài văn dưới đây có gì khác đoạn kết của bài văn Cây si (trang 35)?

Sầu riêng

Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mũi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mỗi tối nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cảnh mũi. Sầu riêng thơm mũi của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong gia hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.

Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cảnh hoa nhỏ như vảy cả, hao hao giống cảnh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cảnh trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào tháng Tư, tháng Năm ta.

Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương toả ngọt ngào, vị ngọt đến đam mê.

MAI VĂN TẠO

1
1 tháng 10 2023

Tham khảo

- Nội dung và số câu trong đoạn kết của bài văn dưới:

          + Cảm nhận và cách nhìn của người viết với cây, các bộ phận của cây.

          + Ca ngợi sự ngon ngọt của quả.

Số câu của đoạn kết: 4 câu.

So với bài văn Cây si (trang 35):

          + Lá si giúp em liên tưởng tới người thân.

          Số câu của đoạn kết: 1 câu.

Nội dung và số câu trong đoạn kết của bài văn dưới đây có gì khác đoạn kết của bài văn Cây si (trang 35)? (ảnh 2)