Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Bài học rút ra
→Con người cần phải có nghị lực sống,biết suy nghĩ,hành động theo ý chí tích cực,làm đẹp cho bản thân,cuộc sống xã hội.
→Con người cần phải có lòng yêu thương,biết quan tâm,chia sẻ giúp đỡ nhau.Biết cống hiến hết mình,hi sinh bản thân vì những điều tốt,vì mọi người xung quanh.
Bản thân em đã làm được gì chị nghĩ em nên tự viết thì sẽ tốt hơn ^^
Bài học rút ra: Lòng biết ơn trong cuộc sống
Gợi ý cho em cách viết nhé:
Nêu lên câu chủ đề (Lòng biết ơn là một điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống này...)
Lòng biết ơn là gì?
Người có lòng biết ơn là những người như thế nào? (Nêu biểu hiện...?)
Dẫn chứng (Em có thể lấy dẫn chứng bên ngoài hoặc lấy ngay cậu bé trong câu chuyện nha!)
Phản đề (Trái với lòng biết ơn là gì...?)
Liên hệ bản thân em
Kết luận lại.
Cuối tuần qua, trên đường đi học về, em trông thấy việc làm tốt của một bạn thiếu nhi trạc tuổi em. Cử chỉ,nét mặt cũng như việc làm của bạn ấylàm em nhớ mãi.
Chiều thứ sáu, đường phố đông nghịt. Trên vỉa hè,người người đi lại như mắc cửi. Trên đường, xe chạy tấp nập, ồn ã. Những người bán hàng đêm đang nhanh tay bày hàng ra lề đường. Phố xá chiều cuối tuần có nét hối hả hơn thường ngày. Em xốc cặp, rảo bước về hướng nhà mình. Đường về nhà em ngang qua một trạm xe bus. Đang đi, em nhìn về phía bên kia đường thấy lố nhố một đám người đang muốn băng qua đường đến trạm xe bus mà không được. Thắc mắc, em nhìn kĩ họ. Đó là những người khiếm thị vì hầu hết họ đều đeo mắt kính đen, thảo nào họ không sang đường được vì xe chạy rầm rập, không ngừng. Chỗ trạm xe bus ở cách xa cột đèn đỏ nên việc băng qua đường phải lựa lúc dù đã có vạch kẻ đường. Những người khiếm thị không phải đi hai tay không, họ đi bán những sản phẩm tự tay làm: chổi đót, tăm tre và cả đũa ăn nữa. Tuy đồ mang theo không nhiều nhưng cũng đủ làm họ lúng túng. Vừa lúc ấy, một bạn học sinh trạc tuổi em chạy đến. Bạn ấy cúi chào rồi hỏi những người khiếm thị gì đó và họ gật đầu. Bạn học sinh ấy mặc đồng phục Tiểu học quần xanh áo trắng như em vậy. Lúc này em đã đến gần nhà hơn nên thấy rõ bạn ấy đeo huy hiệu măng non dưới bảng tên trường. Khuôn mặt bạn ấy tuấn tú, trán rộng và cao. Bạn ấy dắt tay một người đầu tiên xuống đường rồi cũng rất nhanh nhẹn và ân cần, bạn ấy lấy tay những người khác dặt lên vai người đi trước, giống như học sinh đang xếp hàng vậy. Đoạn, bạn ấy mạnh dạn đưa cao tay lên. huơ lia lịa cái khăn quàng đỏra hiệu xin đường. Những chiếc xe máy chạy chậm lại nhường đường cho bạn ấy. Bạn ấy nắm lấy tay người đầu tiền và dẫn đoàn người khiếm thị qua đường an toàn. Khi tất cả mọi người đã đứng yên dưới mái che của trạm xe bus, em cũng vừa đi tới sát ngay đó. Những người lớn trầm trồ,chỉ trỏ, khen bạn nhỏ nhanh trí và biết giúp đỡ những người khiếm thị. Bác xe ôm nói:
- Tụi bác ở đây mà còn chưa làm được như con. Con đáng khen lắm, con học trường nào vậy?
Bạn ấy cười, bẽn lẽn:
- Dạ, con học trường Kim Đồng.
Lại có bác xe ôm khác nói:
- Để bác đưa mấy anh chị này lên xe bus cho. Con yên tâm về đi. Tụi bác cũng phải góp công một chút chứ xấu hổ quá.
Mọi người cùng cười xòa vui vẻ ấm áp làm sao. Bạn ấy chào mọi người rồi quay trở lại hướng bên kia đường. Em đã kịp biết được bạn ấy học lớp năm, trường Tiểu học Kim Đồng. Bạn ấy giỏi thật.
Việc làm của bạn nhỏ là tấm gương sáng để em học tập. Không chỉ học tập tấm lòng yêu thương giúp đỡ người tàn tật của bạn ấy mà chúng em còn phải học tập tác phong nhanh nhẹn, mạnh dạn, xử lý nhanh công việc, có như thế mới mong tự chăm sóc cho bản thân mình và giúp đỡ người khác.
Văn bản " Cô bé bán diêm " lên án xã hội thờ ơ, vô cảm trước cái chết của em bé bán diêm, bên cạnh đó nhắc nhở mọi người phải quan tâm và yêu thương trẻ em nhiều hơn nữa, để những đứa trẻ luôn sống trong tình cảm yêu thương gia đình, để sẽ ko còn cô bé bán diêm nào như vậy nữa!
Văn bản “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp đã gợi cho em những suy nghĩ sâu sắc về mục đích của việc học chân chính. Học có thể được định nghĩa là việc tiếp thu kiến thức từ bạn bè, thầy cô, từ kinh nghiệm và từ cuộc sống. Kiến thức ấy không chỉ đơn giản là tri thức, là lý thuyết mà còn có cả kĩ năng sống, đạo đức, cách đối nhân xử thế. Như vậy, suy cho cùng mục đích chân chính của việc học là học để làm người, học đạo đức, các đối nhân xử thế giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày. Bởi lẽ để sống, con người không chỉ hoàn toàn dựa vào lý thuyết mà când có cả kĩ năng sống, khả năng sinh tồn. Và để sống một cách có ý nghĩa thì con người phải có đạo đức, biết cách ứng xử. Và đó mới chính là việc học thực sự, học với một mục đích chân chính. Học để có những công cụ để áp dụng vào đời sống. Vậy nên hãy mở rộng tầm mắt của mình, học hỏi tất cả những điều xung quanh, không chỉ đơn giản là học lý thuyết.
Từ câu chuyện về những chiếc lá thơm, tôi nhận ra một bài học quý giá về sự kiên nhẫn và sự trao đi mà không mong nhận lại. Những chiếc lá thơm, dù chỉ là những vật nhỏ bé, nhưng chúng đã làm cho cuộc sống xung quanh trở nên dễ chịu hơn bằng cách phát tán hương thơm nhẹ nhàng. Bài học này nhắc nhở tôi rằng đôi khi, giá trị thực sự không đến từ những điều lớn lao hay rực rỡ mà từ những hành động đơn giản nhưng chân thành. Trong cuộc sống, chúng ta thường không cần phải làm điều gì vĩ đại hay hiển hách để tạo ra ảnh hưởng tích cực. Những hành động nhỏ, những lời nói nhẹ nhàng, và sự quan tâm chân thành có thể tạo ra sự khác biệt lớn lao. Hơn nữa, việc giúp đỡ người khác mà không mong đợi điều gì đáp lại cũng mang đến niềm vui và sự hài lòng. Tôi học được rằng, giống như những chiếc lá thơm, việc sống một cuộc đời đầy lòng tốt và sự chia sẻ sẽ mang lại niềm hạnh phúc chân thành cho chính bản thân mình và cho những người xung quanh.