K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 1 2023

 

- Câu hát trên nói về hiện tượng gió phơn ( gió Tây khô nóng ) hay là gió Lào.

- Gió Lào hoạt động bắt đầu xuất hiện từ đầu tháng 4 kéo dài đến khoảng giữa tháng 9 ( hoạt động mạnh tháng 6,7,8 ).

  + Gió thổi từ vịnh Bengan di chuyển theo hướng Tây Nam qua Cam-pu-chia và Lào.Do gió thổi từ biển nên gió có tính chất mát mẻ và độ ẩm cao.

  + Khi thổi đến dãy núi Trường Sơn, bị dãy núi chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao và giảm nhiệt độ ( trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C )

  + Vì nhiệt độ giảm, hơi nước ngưng tụ, mây hình thành và gây mưa lớn ở sườn gió Trường Sơn Tây ( Lào ).

  + Khi không khí vượt sang sườn đông hơi nước giảm nhiều nhiệt độ tăng cao, nên sườn khuất gió Trường Sơn Đông  ( Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ ) rất khô và nóng làm cho khí hậu các vùng nói trên trở nên khắc nghiệt.

  + Thời tiết khô nóng do gió tây thường kéo dài từng đợt vài ba ngày, đôi khi tới 5-7 ngày. Nhiệt độ cao nhất tới 41-430C, nhiều khi ngay ban đêm cũng xấp xỉ 300C, độ ẩm thấp nhất dưới 30-40%

29 tháng 11 2019

Đây là hiệu ứng phơn do ảnh hưởng của địa hình. Loại gió này có ở vùng Bắc Trung Bộ của nước ta, gọi là gió Lào.
- Gió từ vịnh Thái Lan thổi vào theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, đem theo nhiều hơi nước, khi gặp dãy Trường Sơn Bắc thì hơi nước ngưng tụ và gây mưa ở sườn Tây dãy trường Sơn.
- Khi vượt qua dãy Trường Sơn, gió đã mất hết hơi ẩm nên trở thành gió nóng và khô, gọi là gió phơn Tây nam (gió Lào)
Giả sử độ cao địa hình là 1000 m ,nếu ở chân núi sườn Tây có nhiệt độ là 25oC thì lên đỉnh núi sẽ là 19oC ( giảm 6oC) nhưng khi xuống chân núi ở sườn Đông lại là 29oC, vì khi sang đến sườn Đông gió đã trở nên rất khô, khả năng hấp thu nhiệt cao hơn không khí ẩm bên sườn tây nên nhiệt độ tăng lên 10oC/ 1000m khi xuống núi
Như vậy, vào mùa hạ sườn Đông của dãy Trường Sơn rất nóng và khô (nắng đốt), ngược lại sườn tây lại là mùa mưa (mưa quay).

Chúc em học tốt!

23 tháng 12 2021

? thiếu rồi nhé

23 tháng 12 2021

đề bài bị thiếu à bạn?

3 tháng 2 2023

- Đất và thảm thực có sự thay đổi theo độ cao:

+ Dưới chân núi là rừng lá rộng, càng lên cao thực vật càng thưa thớt, đến 1 độ cao nhất định xuất hiện băng tuyết.

+ Các loại đất tốt, màu mỡ được hình thành dưới chân núi; càng lên cao tầng đất càng mỏng, đất kém phát triển.

=> Nguyên nhân: do sự khác nhau về nhiệt và ẩm (càng lên cao, nhiệt độ và áp suất không khí càng giảm, còn độ ẩm không khí tăng lên đến 1 độ cao nhất định mới giảm).

- Sự khác nhau về các loại đất và các kiểu thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây dãy Cap-ca:

Sườn Tây dãy Cap-ca

+ 0 – 500 m: rừng sồi – đất đỏ cận nhiệt.

+ 500 – 1300 m: rừng dẻ - đất đỏ cận nhiệt (500 – 800 m) và đất nâu sẫm (800 – 1300 m).

+ 1300 – 1700 m: rừng linh sam – đất pôtdôn.

+ 1700 – 2300 m: đồng cỏ An-pin – đất đồng cỏ núi.

+ 2300 – 3000m: địa y và cây bụi – vách đá và đứt đoạn các đảo đất.

+ Trên 3000 m: băng tuyết.

Sườn Đông dãy Cap-ca

+ 0 – 500 m: thảo nguyên – đất hạt dẻ và nâu sẫm.

+ 500 – 1000m: rừng dẻ và sồi – đất rừng màu nâu.

+ 1000 – 2000 m: đồng cỏ An-pin – đất đồng cỏ núi.

+ 2000 – 3000 m: địa y và cây bụi – đất sơ đẳng.

+ Trên 3000 m: băng tuyết.

5 tháng 9 2017

- Vành đai thực vật: Rừng lá rộng, rừng lá kim, thảo nguyên, đài nguyên.

- Vành đất đai: Đất đỏ cận nhiêt, đất nâu, đất pôtdôn, đất đồng cỏ núi, đất đài nguyên, băng tuyết.

8 tháng 7 2017
Độ cao (m) Vành đai thực vật Đất
0-500 Rừng sồi Đất đỏ cận nhiệt đới
500-1200 Rừng dẻ Đất nâu
1200-1600 Rừng lãnh sanh Đất pốt dôn núi
1600-2000 Đồng cỏ núi Đất đồng cỏ núi
2000-2800 Địa y và cây bụi Đất sơ đăng xen lẫn đá
Trên 2800 Hầu như ko có thực vật sinh sống Bị băng tuyết bao phủ

8 tháng 7 2017

- Vành đai thực vật: Rừng sồi, rừng dẻ, rừng lãnh sam, đồng cỏ núi, địa y và cây bụi.

- Vành đai đất: Đất đỏ cận nhiệt, đất nâu, đất pốt dôn núi, đất đồng cỏ núi, đất sơ đẳng xen lẫn đá, băng tuyết.



14 tháng 12 2022

Đây là hiệu ứng fơn do ảnh hưởng của địa hình. Loại gió này có ở vùng Bắc Trung Bộ của nước ta, gọi là gió Lào. Gió từ vịnh Thái Lan thổi vào theo hướng Tây Nam, đem theo nhiều hơi nước, khi gặp dãy Trường Sơn Bắc thì hơi nước ngưng tụ và gây mưa ở sườn Tây dãy Trường Sơn. Theo quy luật đai cao thì càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, còn xuống thấp thì nhiệt độ không khí tăng lên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn, gió đã mất hết hơi ẩm nên trở thành gió nóng và khô, gọi là gió fơn Tây Nam hay gió Lào (Giả sử độ cao địa hình là 1000 m, nếu ở chân núi sườn Tây có nhiệt độ là 25 độ thì lên đỉnh núi sẽ là 19 độ nhưng khi xuống chân núi ở sườn Đông lại là 29 độ). Vì khi sang đến sườn Đông gió đã trở nên rất khô, khả năng hấp thụ nhiệt cao hơn không khí ẩm bên sườn Tây nên nhiệt độ tăng lên 10 độ/1000m khi xuống núi. Như vậy, vào mùa hạ sườn Đông của dãy Trường Sơn rất nóng và khô (Nắng đốt), ngược lại sườn Tây lại là mùa mưa (Mưa quay).

3 tháng 2 2023

- Hiện tượng phơn (gió phơn) là hiện tượng gió khô, nóng thổi từ trên núi xuống.

- Nguyên nhân: do gió thổi tới dãy núi cao bị chặn lại ở sườn núi đón gió, nhiệt độ giảm, gây mưa; sang sườn bên kia, hơi nước giảm, nhiệt độ tăng, trở thành gió khô nóng.

- Nhiệt độ không khí ở sườn đón gió giảm theo độ cao (cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,6oC), lượng mưa lớn; nhiệt độ không khí ở sườn khuất gió tăng dần khi di chuyển từ đỉnh núi xuống chân núi (cứ 100m, nhiệt độ tăng 1oC), ít mưa (lượng mưa rất nhỏ).