Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những bài ca dao mở đầu bằng “ thân em”
-Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
-Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
-Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
-Thân em như giếng giữa đàng
Người thanh rửa mặt kẻ phàm rửa chân.
…
Các bài ca dao trên thường nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ : họ bị phụ thuộc, không có quyền tư chủ, bị đối xử không công bằng.
Về nghệ thuật :
+ Thường mở đầu bằng cụm từ :Thân em…
+ Thường dùng các biện pháp so sánh, ẩn dụ.
Cụm từ thân em mở đầu bài thơ thể hiện sự ngợi ca, tự hào đối với người phụ nữ mà không phải than thân giống như trong các bài ca dao than thân
Mình chỉ biết vậy thui
Cụm từ "Thân em" mở đầu bài thơ "Bánh trôi nước" được chia làm 2 nghĩa :
Nghĩa 1 : nói đến ng phụ nữ trong bài thơ đẹp , Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng tình nghĩa sắc son của người phụ nữ. Thông cảm, xót xa cho thân phận chìm nổi của họ.
Nghĩa 2 : Nói về vẻ đẹp bánh trôi nước, thật xinh xắn, hấp dẫn, màu trắng viên tròn, khi chín bánh nổi , khi chưa chín bánh chìm .
=> nghĩa quan trọng là nghĩa 1 vì nó là giá trị của bài thơ .
* giống nhau :
- đều than về chính bản thân , cuộc sống của mình .
- đều nói về cuộc đời của ng phụ nữ , ng nông dân trong xã hội xưa luôn phải lênh đênh chìm nổi
* khác nhau :
cụm từ " thân em " trong bài Bánh trôi nước cũng có ca ngợi về vẻ đẹp của ng phụ nữ và cần đc trân trọng trong xã hội phong kiên
Cụm từ " thân em" trong ca dao than thân thì chỉ nói đến cuộc đời của họ thôi !
..... P/s
Viết bài văn nêu cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Yêu cầu biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát, thể hiện được cảm xúc chân thành. Về cơ bản phải nêu được các nội dung sau:
a. Phần mở bài
- Giới thiệu bài ca dao
- Nêu chủ đề bài xa dao: ca dao than thân về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa: nhỏ bé, đắng cay, nhiều thiệt thòi, phụ thuộc vào hoàn cảnh.
b. Thân bài
- Bài ca dao mở đầu bằng “thân em” để nói lên thân phận, nỗi khổ đau của người phụ nữ trong xã hội cũ. Mở đầu như vậy cho ta thấy thân phận nhỏ bé, tội nghiệp, cay đắng của người phụ nữ xưa, gợi nên sự đồng cảm sâu sắc.
- Tác giả dân gian sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh “ Thân em như trái bần trôi”.
+ Cây bần là loại cây quen thuộc với người dân vùng Nam Bộ. Cây mọc tự nhiên hoặc được trồng để chống sạt lở ven sông, đầu ghềnh cuối bãi.
+ Tên gọi của trái bần dễ gợi sự liên tưởng đến thân phận nghèo khó, đau khổ. Đồng thời hình ảnh cũng phản ánh tính địa phương trong ca dao.
- Cô gái ví mình thứ quả lạc giữa dòng nước mênh mông. Trái bần bé nhỏ bị “gió dập sóng dồi” xô đẩy không “biết tấp vào đâu”. Nó gợi số phận chìm nổi, lênh đênh vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Bài ca dao diễn tả chân thực cuộc đời, thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. ở đó, người phụ nữ chịu nhiều đau khổ. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cành, không có quyền tự quyết cuôc đời mình.
- Bài ca dao có thế ví như tiếng nói than thân, phản kháng của những người phụ nữ bình dân. HS có thể mở rộng một vài bài ca dao cùng chủ đề để liên hệ.
- Thể thơ lục bát, âm điệu thân thương, hình ảnh so sánh độc đáo, có hình thức của câu hỏi tu từ.
c. Kết bài
Khẳng định lại giá trị bài ca dao. Nghĩ về cuộc sống của người phụ nữ hiện đại.
Câu 1. CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
a. Mẹ muốn con tự lập và tự bước đi trên con đường của mình. Điều này thực tế mà cũng thể hiện tâm lí của mẹ: Mẹ muốn che chở bao bọc con nhưng cũng muốn con tự bước đi bằng đôi chân của mình.
b. Mẹ tưởng tượng rằng khi đưa con bước qua cánh cổng trường sẽ nói với con: "đi đi con..." => mẹ muốn con bước từ không gian nhỏ hẹp, yên ấm là gia đình tới không gian rộng lớn hấp dẫn và giàu tri thức là nhà trường. Trường học sẽ là nơi mở ra cánh cửa kì diệu: của tri thức, tình bạn, tình thầy trò và sự trải nghiệm. Đó là những điều mà mẹ muốn con tiếp nhận với sự nỗ lực, can đảm và hứng thú nhất. Đó là những điều mẹ muốn nói với con.
Câu 2. CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
a. Tác giả đặt tên là Cuộc chia tay của những con búp bê mặc dù tác phẩm kể về cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy bởi vì:
- Nhấn mạnh sự hồn nhiên, ngây thơ, bé bỏng và đáng yêu của những đứa trẻ (như Thành và Thủy)
- Làm tăng tính khái quát và bi kịch cho câu chuyện. Đó không chỉ là cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy mà còn nói đến cuộc chia tay của những đứa trẻ có cha mẹ li hôn.
=> Từ đó tác giả muốn gửi gắm thông điệp: trẻ em ngây thơ, non nớt và cần được che chở. Đừng vì những mâu thuẫn của người lớn làm tổn hại đến sự phát triển của trẻ em.
b. Chi tiết tương phản giữa cảnh vật với tâm trạng của Thành cho thấy sự chảy trôi của dòng đời. Hai anh em bất hạnh đến vậy nhưng dòng đời vẫn trôi, không có gì thay đổi.
Câu 3.
a. PTBĐ: Biểu cảm (trữ tình)
b. Nội dung: Công lao to lớn như trời biển của cha mẹ. Qua đó câu ca dao như lời nhắc nhở mỗi đứa con phải biết ơn và kính yêu cha mẹ.
c. Câu ca dao sử dụng phép so sánh. So sánh cái trừu tượng không thể đong đếm với những hình tượng cụ thể, lớn lao: công cha - núi Thái Sơn, nghĩa mẹ - nước trong nguồn. => Nhấn mạnh công lao to lớn như trời biển của cha mẹ. Sự hi sinh của cha mẹ dành cho con cái là không thể đong đếm.
Câu 4.
a. Các câu ca dao thường bắt đầu với cụm từ "thân em" để bày tỏ sự bất hạnh, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa. Bởi những luật lệ hà khắc, những hủ tục khiến họ bị hạn chế nhiều quyền lợi và phải chịu nhiều bất công ngang trái. Việc sử dụng cụm từ này trong nhiều bài ca dao, một mặt tố cáo xã hội bất công, một mặt thể hiện sự thấu hiểu đồng cảm với số phận của người phụ nữ và cũng để thể hiện sự trân trọng ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ.
b. So sánh:
- Giống: Cả hai cụm từ "thân em" đều được gắn với một đối tượng cụ thể. Việc mở đầu bằng cụm từ này vừa thể hiện sự thấu hiểu cảm thông vừa thể hiện thái độ lên án phê phán tố cáo xã hội còn nhiều bất công ngang trái.
- Khác:
+ Hình ảnh "trẽn lúa đòng đòng" vừa thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữ. Trẽn lúa lên đòng ý chỉ người con gái ở độ đuổi trẻ trung, duyên dáng nhất. Nhưng lại mỏng manh và "phất phơ" giữa dòng đời chảy trôi.
+ Hình ảnh "trái bần trôi" thể hiện sự bèo bọt, trôi nổi của người phụ nữ. Họ long đong, lận đận, sống mà không có quyền được quyết định cuộc đời mình, họ bị xô đẩy, bị vùi dập giữa dòng đời bạc ác.
=> Cả hai hình ảnh "thân em" đều bổ sung vào chùm ca dao mở đầu bằng cụm từ thân em những hình ảnh, cung bậc khác nhau của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Tham khảo:
Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.
- Mối liên quan cảm xúc về những câu hát than thân và bài thơ :
+ Đều viết về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
+ Đều đề cập đến nỗi khổ đau vì bị phụ thuộc, không có quyền quyết định được số phận và cuộc đời của mình.
+ Như vậy từ những tiếng than của người phụ nữ trong ca dao, Hồ Xuân Hương đã cất lên tiếng thơ của mình, vì vậy mà tiếng thơ của Xuân Hương dù được làm bằng thể thơ Đường luật vẫn rất gắn bó gần gũi với đời sống, với mọi người.
Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.
- Mối liên quan cảm xúc về những câu hát than thân và bài thơ :
+ Đều viết về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
+ Đều đề cập đến nỗi khổ đau vì bị phụ thuộc, không có quyền quyết định được số phận và cuộc đời của mình.
+ Như vậy từ những tiếng than của người phụ nữ trong ca dao, Hồ Xuân Hương đã cất lên tiếng thơ của mình, vì vậy mà tiếng thơ của Xuân Hương dù được làm bằng thể thơ Đường luật vẫn rất gắn bó gần gũi với đời sống, với mọi người.
Nội dung bài ca dao:
-Bài ca dao này nói lên niềm cảm thương với thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa bị rẽ rúng, coi thường không thể tự quyết định số phận của mình.
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật : SO SÁNH.
Tác dụng của biện phát nghệ thuật này là đã nói lên được tinh thần nhân đạo của nhân dân ta đồng thời lên tiếng tố cáo về xã hội phong kiếm bất công
cái tác dụng mk ko chắc nhưng cũng có thể là cái này
Tác dụng của biện pháp so sánh : Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Nội dung bài ca dao: Bài ca dao này nói lên niềm cảm thương với thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa bị rẽ rúng, coi thường không thể tự quyết định số phận của mình.
Tác dụng của biện phát nghệ thuật so sánh này là đã nói lên được tinh thần nhân đạo của nhân dân ta đồng thời lên tiếng tố cáo về xã hội phong kiếm bất công.
Tác dụng của toàn bài : Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Những bài ca dao này nói về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung và những tầng lớp bị trị nói riêng.
Tìm thêm:
_Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt người phảm rửa chân.
_ Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
_Thân em như đoá hoa rơi
Phải chăng chàng thật là người yêu hoa.
_Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.
_Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.
giúp mik lên 100 sud với
tên kênh là M.ichibi
cụm từ " thân em " dùng phố biến trong ca dao , gợi lên thân phận nhỏ bé bị phụ thuộc của phụ nữ trong xã hội phong kiến