K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 9 2016

Bài 6 Qua Đèo Ngang 

A/ Khởi động

Đọc phần chú thích sau bài thơ "Qua Đèo Ngang " và dựa vào các kiến thức đã học hãy chỉ ra những đặc điểm của các thể thơ : 

_Thất ngôn tứ tuyệt : 4 câu, mỗi câu 7 chữ

_Ngũ ngôn tứ tuyệt : 4 câu, mỗi câu 5 chữ

_Thất ngôn bát cú : 8 câu, mỗi câu 7 chữ

B/ HTKT 

Tìm hiểu văn bản 

b ) Ghi những lí giải của bản thân về từng vấn đề sau vào phần ô trống dành cho em trước khi ghi kếp quả thống nhất chung vào phần ô trống ở giữa . Sau đó đại diện nhóm báo cáo trước lớp 

- Trước quang cảnh thiên nhiên buổi chiều ở Đèo ngang, tác giả bộc lộ tâm trạng

- TÂm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi ở Đèo Ngang được thể hiện theo cách thức nào ( mượn cảnh để thể hiện tình cảm hay trực tiếp bộc lộ tình cảm ) ?

=> Link đây nhé: Mình đồng ý kiến với bạn này. Câu hỏi của nguyễn khánh linh - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến

30 tháng 9 2016

Giúp mk giống câu của pn này vs ạk

 

8 tháng 10 2016

Tâm trạn của Bà Huyện Thanh Quan được thể hiện qua hai hình thức : - Mượn cảnh nói tình : thông qua thời gian và không gian hình thức : + Gia gia – vừa mô phỏng tiếng chim như đồng âm với nó còn có nghĩa là nhà. Nỗi nhớ nhà đang trào dâng trong lòng người nữ sĩ xa quê, trong cảnh chiều hôm người ta tìm về mái ấm gia đình, còn bà lại đang dừng chân chống hoang sơ hiu quạnh, nhớ nhà là phải lắm. + Con quốc quốc – mô phỏng tiếng chim kêu và đồng âm với nó quốc quốc là đất nước, Tổ quốc. Bà là nho sĩ xứ Bắc Hà quặn lòng nhớ về Thăng Long xưa, nhớ về quá khứ của đất nước lúc còn hưng thịnh, lúc triều Nguyễn chưa dời kinh đô vào Huế. - Trực tiếp tả tình : Thể hiện qua câu cuối của bài thơ : Một mảnh tìn riêng ta với ta Mảnh tình riêng đó thật sâu sắc, thấm thía.

 

8 tháng 10 2016

Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan được thể hiện qua hai hình thức:

- Mượn cảnh nói tình : thông qua thời gian và không gian hình thức :

+ Gia gia – vừa mô phỏng tiếng chim như đồng âm với nó còn có nghĩa là nhà. Nỗi nhớ nhà đang trào dâng trong lòng người nữ sĩ xa quê, trong cảnh chiều hôm người ta tìm về mái ấm gia đình, còn bà lại đang dừng chân chống hoang sơ hiu quạnh, nhớ nhà là phải lắm.

+ Con quốc quốc – mô phỏng tiếng chim kêu và đồng âm với nó quốc quốc là đất nước, Tổ quốc. Bà là nho sĩ xứ Bắc Hà quặn lòng nhớ về Thăng Long xưa, nhớ về quá khứ của đất nước lúc còn hưng thịnh, lúc triều Nguyễn chưa dời kinh đô vào Huế.

- Trực tiếp tả tình : Thể hiện qua câu cuối của bài thơ : Một mảnh tìn riêng ta với ta Mảnh tình riêng đó thật sâu sắc, thấm thía.

Thể hiện qua câu cuối của bài thơ : Một mảnh tìn riêng ta với ta Mảnh tình riêng đó thật sâu sắc, thấm thía.

 

10 tháng 10 2016

“Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:

Bước đến đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.


Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hoàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều ta lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.

Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà


Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.

Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.


Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ :

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.


Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.

“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.

 

9 tháng 10 2016

-Bộc lộ tâm trạng nỗi buồn, nỗi cô đơn của tác giả khi qua đèo ngang

-Theo cách biểu cảm trực tiếp

1. Nối tên các tác phẩm ở cột A với tên tác giả ở cột B sao cho phù hợp (1 điểm)AB(1) Cổng trường mở ra(a) Khánh Hoài(2) Cuộc chia tay của những con búp bê(b) Bà Huyện Thanh Quan(3) Phò giá về kinh(c) Lý Lan(4) Bánh trôi nước(d) Trần Quang Khải2. Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” được viết theo thể thơ nào? (0.5 điểm)a. Thất ngôn tứ tuyệtb. Thất ngôn bát cúc. Thất ngôn xen lục ngônd. Song thất...
Đọc tiếp

1. Nối tên các tác phẩm ở cột A với tên tác giả ở cột B sao cho phù hợp (1 điểm)

AB
(1) Cổng trường mở ra(a) Khánh Hoài
(2) Cuộc chia tay của những con búp bê(b) Bà Huyện Thanh Quan
(3) Phò giá về kinh(c) Lý Lan
(4) Bánh trôi nước(d) Trần Quang Khải

2. Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” được viết theo thể thơ nào? (0.5 điểm)

a. Thất ngôn tứ tuyệt

b. Thất ngôn bát cú

c. Thất ngôn xen lục ngôn

d. Song thất lục bát

3. Đứng trước Đèo Ngang, tác giả có tâm trạng như thế nào? (0.5 điểm)

a. Say sưa ngắm nhìn cảnh đẹp

b. Sợ hãi trước cảnh thiên nhiên hoang vắng

c. Lẻ loi trước thực tại và nhớ nước thương nhà

d. Lưu luyến không muốn dời chân đi

4. Câu ca dao “Ngó lên nuộc lạt mái nhà/ Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu” thuộc chủ đề nào? (0.5 điểm)

a. Tình cảm gia đình

b. Tình yêu quê hương, đất nước

c. Than thân

d. Châm biếm

5. Bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền trước mọi kẻ thù xâm lược là nội dung của văn bản nào? (0.5 điểm)

a. Phò giá về kinh

b. Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

c. Sông núi nước Nam

d. Bài ca Côn Sơn

II. Tự luận (7 điểm)

1. Chép lạị bản dịch thơ “ Xa ngắm thác núi Lư” của Lí Bạch (1 điểm)

2. Em có cảm nghĩ gì về thân phận người phụ nữ được phản ánh qua bài ca dao sau:

    “ Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu” (6 điểm)

1
26 tháng 6 2019

I. Trắc nghiệm

1                     

2

345
1 – c; 2 – a; 3 – d; 4 – bbcac

II. Tự luận

1. Bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư:

   Nắng rọi Hương Lô khói tía bay

   Xa trông dòng thác trước sông này

   Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước

   Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây.

2. Viết bài văn nêu cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Yêu cầu biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát, thể hiện được cảm xúc chân thành. Về cơ bản phải nêu được các nội dung sau:

a. Phần mở bài (0.5 điểm)

- Giới thiệu bài ca dao

- Nêu chủ đề bài xa dao: ca dao than thân về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa: nhỏ bé, đắng cay, nhiều thiệt thòi, phụ thuộc vào hoàn cảnh.

b. Thân bài (5 điểm)

- Bài ca dao mở đầu bằng “thân em” để nói lên thân phận, nỗi khổ đau của người phụ nữ trong xã hội cũ. Mở đầu như vậy cho ta thấy thân phận nhỏ bé, tội nghiệp, cay đắng của người phụ nữ xưa, gợi nên sự đồng cảm sâu sắc. (1 điểm)

- Tác giả dân gian sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh “ Thân em như trái bần trôi”.(0.5 điểm)

   + Cây bần là loại cây quen thuộc với người dân vùng Nam Bộ. Cây mọc tự nhiên hoặc được trồng để chống sạt lở ven sông, đầu ghềnh cuối bãi. (0.25 điểm)

   + Tên gọi của trái bần dễ gợi sự liên tưởng đến thân phận nghèo khó, đau khổ. Đồng thời hình ảnh cũng phản ánh tính địa phương trong ca dao. (0.25 điểm)

- Cô gái ví mình thứ quả lạc giữa dòng nước mênh mông. Trái bần bé nhỏ bị “gió dập sóng dồi” xô đẩy không “biết tấp vào đâu”. Nó gợi số phận chìm nổi, lênh đênh vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. (1 điểm)

- Bài ca dao diễn tả chân thực cuộc đời, thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. ở đó, người phụ nữ chịu nhiều đau khổ. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cành, không có quyền tự quyết cuôc đời mình. (1.0 điểm)

- Bài ca dao có thế ví như tiếng nói than thân, phản kháng của những người phụ nữ bình dân. HS có thể mở rộng một vài bài ca dao cùng chủ đề để liên hệ. (0.5 điểm)

- Thể thơ lục bát, âm điệu thân thương, hình ảnh so sánh độc đáo, có hình thức của câu hỏi tu từ. (0.5 điểm)

c. Kết bài (0.5 điểm)

Khẳng định lại giá trị bài ca dao. Nghĩ về cuộc sống của người phụ nữ hiện đại.

Qua đèo ngang - Bát cú đường luật

Tiếng gà trưa - Các thể thơ khác

Tĩnh dạ tứ - Các thể thơ khác

Nam quốc sơn hà - Tuyệt cú đường luật

8 tháng 12 2016

đúng ko?

7 tháng 12 2016

QĐN-Thất ngôn bát cú Đường luật(Bát cú Đường luật)
TGT-Các thể thơ khác(Tự do)
CNTĐTT-Các thể thơ khác(Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật)
SNNN-Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật(Tuyệt cú Đường luật)

16 tháng 12 2016

- Qua đèo Ngang: Bát cú Đường luật
- Tiếng gà trưa: Các thể thơ khác
- 2 bài còn lại: Tuyệt cú Đường luật

Bài Sông núi nước nam B Hoạt động hình thành kiến thức2 Tìm hiểu văn bản d ) Tìm hiểu tiếp những nội dung sau, rồi trình bày miệng với các bạn trong nhóm :- Việc dùng chữ " đế " mà không dùng chữ " Vương " ở câu thơ thứ nhất của bài thơ cho thấy điều gì trong ý thức về dân tộc của người Việt Nam ngay từ thế kỉ XI - Cách nói " chúng mày ... chuốc lấy bại vọng " ( thủ bại )...
Đọc tiếp

Bài Sông núi nước nam 

B Hoạt động hình thành kiến thức

2 Tìm hiểu văn bản 

d ) Tìm hiểu tiếp những nội dung sau, rồi trình bày miệng với các bạn trong nhóm :

- Việc dùng chữ " đế " mà không dùng chữ " Vương " ở câu thơ thứ nhất của bài thơ cho thấy điều gì trong ý thức về dân tộc của người Việt Nam ngay từ thế kỉ XI 

- Cách nói " chúng mày ... chuốc lấy bại vọng " ( thủ bại ) có gì khác với cách nói " chúng mày sẽ bị đánh bại " ? Tác giả bài thơ muốn thể hiện điều gì qua cashc nói đó ?

- Nhận xét về giọng điệu của bài thơ qua các cụm từ: 

+ " Tiệt nhiên " ( rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác )

+ " Định phận tại thiên thư " ( định phận tại sách trời )

+ "Hành khan thủ bại hư " ( nhất định sẽ nhìn thấy việc chuộc lấy bại vọng ) 

- Bài thơ có đơn thuần chỉ là biểu ý ( bày tỏ ý kiến ) không ? Tại sao ? Nếu có biểu cảm ( bày tỏ cảm xúc ) thì sự biểu cảm thuộc trạng thái nào : lộ rõ hay ẩn kín? 

3 Tìm hiểu về từ Hán Việt 

a ) Trong câu thơ đầu tiên của bài thơ NAm quốc sơn hà ( bản phiên âm ), từng chũ ( yếu tố ) có nghĩa gì ? 

Âm Hán Việt  Nam     quốc     sơn     hà    Nam   đế     cư    
Nghĩa        

b) Những chữ nào có thể ghép với nhau tạo thành từ có nghĩa ? Ghi lại các từ ghép được tao ra :

..............................................................................................................................................................

c Xác định nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong các câu sau : 

Câu chứa yếu tố HÁn Việt Nghĩa của yếu tố Hán Việt 
Vua của một nước được gọi là thiên(1) tử. Thiên (1) :                                   
 Các bậc nho gia xưa đã từng đich Thiên(2)

THiên (2): 

Trong trận đấu này , trọng tài đã thiên (3) vị đội chủ nhà Thiên(3) :

d ) Em hãy tìm một số ví dụ để chứng minh : có những yếu tố HÁn Việt có thể dùng độc lập , có những yếu tố Hán Việt không thể dùng độc lập

6
24 tháng 9 2016

Việc dùng từ : "đế" mà không dùng từ "vương" : sông núi nước Nam , vua nước Namngang hàng với các nước khác≫ ý thức dân tộc còn thể hiện niềm tự hào , tự tôn của dân tộc.

So phần phiên âm với phần dịch thơ, phần dịch thơ chưa diễn tả được sự thất bại của quân giặc.

 Dọng điệu khoẻ khoắn chắc nịch đanh thép hào hùng .

Bài thơ  vừa biểu ý lộ rõ ,biểu cảm 1cách ẩn ý.

 nam - phương Nam ; 

 quốc - nước;

 sơn - núi;

 hà - sông ; 

 đế - vua 

 cư - ở .

 b) từ ghép :  sơn hà, nam quốc

c) thiên(1) trời ,thiên (2) 'nghìn , thiên (3) nghiêng về 

 

 

23 tháng 9 2016

dài thế lm sao tui tl đc

27 tháng 8 2016

1.

- Các đoạn em thích là:

+ Cái ấn tương khắc sâu... cái thế giới mà mẹ vừa bước vào

=> Tâm trạng của người mẹ khi hồi ước lại ngày đầu tiên đi học.

+ Tiếp... Một thế giới kì diệu sẽ mở ra

=> Vai trò to lớn của nhà trường với cuộc sống của mỗi con người.

2.

  • Đoạn 1: Từ đầu đến...giấc mơ thôi
  • Đoạn 2: Tiếp đến...hiếu thảo như vậy
  • Đoạn 3: Tiếp đến...tôi đi
  • Đoạn 4:Còn lại  

- Những sự việc chính trong truyện là:

+ Thành và Thủy chia đồ chơi

+ Thành đưa Thủy đến chào cô giáo

+ Cảnh chia tay của con Vệ Sĩ và con Em Nhỏ

+ Cuộc chia tay của hai anh em

- Truyện có 4 nhân vật:  mẹ, cô giáo, Thủy và Thành.

- Nhân vật chính: 2 anh em Thành và Thủy.

- Chi tiết khiên em xúc động nhất :

+ Cuộc chia tay đột ngột quá khiên Thủy như người mất hồn... Chiếc xe tải rồ máy lao ra đường và phóng mất hút.

- Ý nghĩa của câu chuyện là: 

Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và giữ gìn, k nên vì bất cứ lí do nào lm tổn hại đến n tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy.

 

 

15 tháng 8 2016

Dễ làm mà bạn