Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Tố Hữu là một nhà thơ lớn của dân tộc, một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam. Tiêu biểu như tập thơ “Từ ấy”, “Ra trận”, “Máu và Hoa”,…
b. Đỉnh Everest (thuộc dãy núi Himalaya) là đỉnh núi cao nhất thế giới. Nó nằm ở biên giới Tây Tạng - Nepal.
c. Thế giới thực vật tại Nam Mỹ vô cùng phong phú và đa dạng, bên cạnh đó cũng có không ít những loài thực vật kỳ lạ:
- Ở Bra-xin có những cây hoa súng khổng lồ. Mỗi chiếc lá của nó có đường kính lên tới 2 mét và có thể cho một người đứng lên trên.
- Tại vườn quốc gia Lốt Ca-đôn-nét ở Ác-hen-ti-na có loài hoa xương rồng chỉ mọc về một phía.
- Hoang mạc Át-ta-ca-ma ở Chi-lê có một hoang mạc được phủ đầy bởi hoa dại sặc sỡ sắc màu.
- Trên dãy An-đét có một loài cây được mệnh danh là nữ hoàng của các loài thực vật. Đó là cây Puy-a Rây-môn-đi. Phải mất đến 100 năm cây mới nở hoa. Hoa cao tới 10 mét, được kết bởi hàng ngàn bông hoa nhỏ.
Tất cả điều này đã tạo nên một nét độc đáo cho Nam Mỹ.
Trong những câu chuyện đã học, em thích nhất là câu chuyện Cây khế.
Cây khế là một câu chuyện cổ tích của nước ta mang trong mình bài học ý nghĩa. Chuyện kể về hai anh em ruột nhưng có tính cách trái ngược nhau. Người anh tham lam, lười biếng bao nhiêu thì người em hiền lành, chăm chỉ bấy nhiêu.
Sau khi cha mất, người anh chia cho em mình một cây khế già và một túp lều tranh rồi lấy hết gia sản. Người em ở lều tranh chăm chỉ làm lụng mỗi ngày và chăm sóc cây khế. Năm đó khế ra trái rất sai và ngọt nên có chim lạ đến ăn. Thấy người em than thở vất vả, chim hứa ăn khế sẽ trả vàng. Và chở người em ra đảo lấy vàng về. Nhờ đó, người em trở nên giàu sang. Biết chuyện, người anh xin đổi gia tài lấy cây khế của em, rồi bắt chước em than thở với chim. Tuy nhiên do tham lam, hắn may cái túi lớn gấp bốn lần chim dặn và lấy quá nhiều vàng khiến chim không chở nổi. Trên đường về lại gặp bão lớn, thế là hắn cùng số vàng đó rơi xuống biển sâu.
Câu chuyện đã dạy cho em bài học về lòng trung thực và sự chăm chỉ trong cuộc sống. Nếu có tính tham lam, gian dối thì sẽ có kết thúc bi kịch như người anh mà thôi.
Tham khảo
Sau một tuần đi công tác, mẹ về nhà và mang theo rất nhiều quà. Sau khi hỏi chuyện ở nhà, mẹ đã hỏi chuyện học tập ở lớp của em:
- Tuần vừa rồi con trai của mẹ học hành thế nào?
Nghe mẹ hỏi, em liền sung sướng khoe ngay những điều mà mình đã đạt được:
- Dạ tuần vừa qua con đã rất cố gắng đó ạ. Con được ba điểm mười và hai điểm chín. Rồi còn được cô giáo tuyên dương trước lớp vì đã tiến bộ hơn nhiều đó mẹ.
- Ôi! Con trai của mẹ giỏi quá!
Mẹ vừa nói, vừa ôm chầm em vào lòng.
Buổi tối, sau khi ăn cơm xong, bố đã hỏi thăm về việc học tập của em trong mấy ngày vừa qua. Để em không bị căng thẳng, bố đã hỏi rất nhẹ nhàng rằng:
- Tuần vừa rồi con học tập như thế nào? Vẫn ổn cả chứ?
- Dạ thưa bố, vẫn ổn ạ. Con vẫn học và làm bài đầy đủ. Con còn xung phong phát biểu và được cô giáo khen nhiều lần lắm đấy ạ.
Nghe em nói vậy, khuôn mặt bố nở một nụ cười vui sướng. Rồi bố xoa nhẹ đầu của em và dặn dò:
- Tốt lắm! Con hãy cứ thế mà phát huy nhé!
- Vâng ạ! - Em trả lời bố với niềm hạnh phúc ngập tràn.
Sau bữa cơm, bố và em ngồi ở phòng khách xem đá bóng và ăn hoa quả. Bỗng bố quay sang hỏi em:
- Dạo này con học tốt chứ Nam?
Em vừa cười vừa vui vẻ trả lời:
- Dạ, thưa bố, con học vẫn tốt ạ, hôm qua, cô trả bài kiểm tra cuối kì con được tận 5 con điểm 10 ạ.
Bố vừa xoa đầu em vừa nói:
- Vậy thì chắc chắn, kì này Nam của bố đạt học sinh giỏi rồi?
Em nhanh nhảu đáp:
- Dạ tất nhiên rồi bố. Điểm của con đứng thứ hai lớp, chỉ sau mỗi bạn lớp trưởng thôi ạ!
Bố cười gật gù tỏ vẻ hài lòng vừa chỉ tay lên bằng khen - Huân chương lao động hạng nhất của ông nội và nói:
- Tốt lắm con trai, hai chúng ta cùng cố gắng giống ông nội con nhé. Chúng ta sẽ là những con người có ích cho xã hội.
- Câu mở đoạn: "Chiếc ví" là câu chuyện mà em rất thích, vì nội dung thú vị và có ý nghĩa sâu sắc.
- Câu kết đoạn: Qua câu chuyện, em hiểu rằng trung thực là phẩm chất rất đáng quý và không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài của họ.
a. Đoạn mở đầu câu chuyện: "Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già khọm đứng ngay trước mặt tôi".
b. Các sự việc xảy ra và kết quả của các sự việc ấy.
- Sự việc 1: Tác giả đang đi trên phố
Kết quả: Gặp người ăn xin đáng thương
- Sự việc 2: Ông lão chìa tay và cầu xin cứu giúp
Kết quả: Tác giả lục túi tìm đồ nhưng không có tài sản gì đáng giá
- Sự việc 3: Ông lão vẫn đợi và chìa tay ra
Kết quả: Tác giả nắm chặt đôi bàn tay run lẩy bẩy và ông lão cảm ơn
c. Đoạn văn nêu suy nghĩ, cảm xúc của tác giả: "Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão".