Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 2 :
-Một số động vật nguyên sinh gây bệnh cho con người: Trùng kiết lị, trùng sốt rét, amip, trùng roi ( gây bệnh ngủ li bì ),.......
-biện pháp phòng tránh :
+Ngoài điều trị bằng thuốc, bác sĩ có thể khuyên bạn nên thay đổi thói quen ngủ nghỉ như sau:Hạn chế đồ uống có cồn.Tránh các chất kích thích như caffeine và nicotine trước giờ ngủ
+Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất
Câu 3 :
- Khóa lưỡng phân là gì
Khóa lưỡng phân là kiểu phổ biến nhất trong các khóa phân loại sinh vật
Nguyên tắc của khóa lưỡng phân là từ một tập hợp các đối tượng ban đầu được tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập với nhau. Sau mỗi lần tách, ta được hai nhóm nhỏ hơn và khác nhau bởi các đặc điểm dùng để tách.
18.7
Tính đa dạng của nấm thể hiện ở:
- Cấu tạo đơn bào hay đa bào
- Môi trường sống đa dạng (đất, nước, các sinh vật khác)
- Lối sống đa dạng: kí sinh, cộng sinh, hoại sinh
- Đa dạng về hình thái: nấm túi, nấm đảm, nấm tiếp hợp
- Đa dạng về vai trò, tác hại: làm thức ăn, dược liệu, gây hại cho người và các sinh vật khác
18.8.
Nấm hoại sinh có vai trò rất quan trọng trong tự nhiên. Chúng giúp phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ, vừa dọn sạch các xác chết trên mặt đất, vừa cung cấp chất vô cơ cho cây xanh sử dụng làm nguyên liệu tổng hợp chất hữu cơ mới. Nấm hoại sinh đóng góp tích cực trong chu trình tuần hoàn của vật chất trong tự nhiên.
18.9
Nấm có ích như nấm rơm, mộc nhĩ, linh chi.
Nấm có hại như nấm độc đỏ, nấm lim, nấm độc đen.
1/ Vai trò của nấm:
giải độc và bảo vệ tế bào gan
thải những chất độc hại khỏi cơ thể
làm thuốc
phân hủy xác chết động thực vật
Phòng ngừa:
vệ sinh cá nhân tốt
mặc quần áo sạch
không nên sử dùng đồ chung
tắm bằng nước sạch
2/ Đặc điểm thực vật có mạch:có các mô mạch ới chức năng tuần hoàn các tài nguyên trong cây có kích thước lớn
Đặc điểm thực vật không có mạch:không có rễ,thận và lá,tùy cấu trúc có mô mạch hay không
Để làm thực vật đa dạng và phong phú cần:
+Ngăn chặn việc phá rừng,đốt rừng
+Không nên khai thác bừa bãi
+Cấm buôn bán các loài thực vật quý hiếm
3/Đặc điểm của động vật không xương sống:hình thức sinh sản hữu tính,không có xương trong,có thể có bộ xương ngoài bằng kitin
Đặc điểm của động vật xương sống:hô hấp bằng mang hoặc phổi,có bộ xương trong,có hệ thần kinh,sinh sản hữu tính,có xương sống chảy dọc cơ thể
Để làm cho động vật đa dạng và phong phú cần:
chăm sóc các loài động vật
không săn bắn bữa bãi và buôn bán trái phép
không nên sử dụng mìn, pháo khi đánh bắt thủy hải sản
$Câu$ $1$
- Có vai trò quan trọng trong việc làm thuốc chữa bệnh.
- Làm thức ăn cho con người.
- Là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.
- Xử lí nước thải và chỉ thị độ sạch của môi trường nước.
- Làm vật thí nghiệm trong khoa học nghiên cứu.
$Câu$ $2$
- Cung cấp lương thực, thức ăn cho con người.
- Làm vật trang trí, cây cảnh.
- Làm các sản phẩm công nghiệp hay đồ mĩ nghệ.
- Làm thuốc.
Câu 1: Đa dạng của nguyên sinh vật. Vai trò của nguyên sinh vật đối với tự nhiên và với con người. Lấy ví dụ
- Chúng đa dạng về hình dạng, kích thước, môi trường sống
- VD : Trùng roi xanh sống trong nước: ao, hồ, đầm, ruộng, ....
Trùng kiết lị sống kí sinh trong ruột
Câu 2: Đặc điểm của nấm. Một số bệnh do nấm và cách phòng tránh bệnh do nấm gây ra ở người.
- Đặc điểm : Đa số cấu tạo đa bào, một số ít đơn bào, cấu tạo bởi nhiều sợi , sinh sản bằng bào tử
- Một số bệnh do nấm : Nấm da đầu, lang ben, nấm máng tay,....
- Cách phòng tránh : Rửa mặt, vệ sinh cá nhân đều đặn, tắm xog lau khô đầu và toàn thân, cắt móng tay, không thổi vào da mặt,....
Câu 3: Đặc điểm nhận biết các ngành thực vật (Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín) và lấy ví dụ các đại diện của mỗi ngành.
- Đặc điểm nhận biết :
+ Rêu : Nhỏ, mọc thành đám, thường thấy ở nơi bờ tường, góc giếng, nơi ẩm ướt tối tăm, ...., kĩ hơn là không có mạch, lá và rễ giả, sinh sản bằng túi bào tử
+ Dương xỉ : Có mạch dẫn, rễ, lá thật , lá già duỗi thẳng màu sẫm, lá non cuộn tròn như vỏ ốc màu lục nhạt, lật mặt dưới lá sẽ thấy những đốm nhỏ lak các túi bào tử
+ Hạt trần : Có mạch dẫn, rễ cọc, thân gỗ, lá kim, không có hoa nhưng có nón, hạt nằm trên lá noãn hở
+ Hạt kín : Có mạch dẫn, rễ lá đa dạng (rễ cọc, chùm,...) (lá đơn, kép,...) , có hoa quả hạt, hạt nằm bên trong vỏ thịt của quả
Câu 4: Vai trò của thực vật đối với môi trường, với động vật và con người. Lấy ví dụ minh họa.
- Vai trò ..... :
+ Tăng khí oxi, giảm khí cacbonic
+ Điều hóa khí hậu
+ Thải hơi nước -> Tạo mây -> tăng lượng mưa
+ Lọc bụi, vi khuẩn,... khỏi không khí
+ Cản bớt gió, ánh sáng mặt trời
+ Là chỗ ở của động vật
+ Cung cấp thức ăn cho động vật, con người
+ Cung cấp gỗ, thuốc,... cho con người
+ .....vv
Câu 5: Đặc điểm nhận biết các ngành (lớp) động vật và lấy ví dụ các đại diện của mỗi ngành (lớp).
(cái này hơi dài nên bn tự lm xíu nha mik hơi lười tra gg :>)
Câu 6: Vai trò của động vật đối với tự nhiên và với con người. Lấy ví dụ
- Vai trò : (Tham khảo)
Đối với con người :
– Cung cấp nguyên liệu cho con người: heo, gà, vịt, trâu, bò,…
– Dùng làm thí nghiệm: khỉ, chuột bạch, ếch, khỉ,…
– Dùng trong việc giải trí, du lịch, giữ nhà,…: chó, ngựa, voi, khỉ,…
– Truyền bệnh sang người: ruồi, muỗi, rận,…
Đối với thiên nhiên
– Đa dạng sinh học
– Là nguồn cung cấp thức ăn cho con người và nhiều động vật khác
– Cung cấp gen quý, nguồn nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên và tiến hóa…..
- VD : bn có thể tự lấy luôn .-.
Câu 1:Các ngành thực vật:
+Nghành rêu:Rêu có cấu tạo đơn giản:đã có thân, lá, chưa có rễ, (rễ ở cây rêu là rễ giả).
+Nghành tảo: 2 loại:
*Tảo xoắn:sống ở nước ngọt, dạng sợi, màu xanh lục, trơn và nhớt, mỗi sợi tảo xoắn gồm các tế bào hình chữ nhật xếp sát nhau.Sinh sản bằng cách đứt sợi hoặc tiếp hợp.
*Tảo rong mơ:sống ở nước mặn, có màu nâu, có dạng giống cây nhưng chưa có cấu tạo rễ, thân, lá. Sinh sản sinh dưỡng hữu tính.
+Nghành dương sỉ:Lá già có cuống dài, có gân lá, lá non cuộn tròn, thân hình trụ có mạch dẫn, rễ thật.
+Nghành hạt trần:Thân gỗ, có màu nâu, xù xì, có mạch dẫn, lá kim, rễ rất phát triển.
+Nghành hạt kín:Thân lá rễ đa dạng.
Câu 2: Do thời xa xưa con người chưa có biết trồng cây họ chỉ biết nhặt hái trái cây trong rừng và ít lâu sau họ đã tự cãi tạo được các loại cây.
Nguồn gốc cây trồng từ cây dại.
Câu 3: Hạt kín:
-cơ quan sinh sản:
*Hoa, đài, tràng, nhị và nhụy.
-cơ quan sinh dưỡng:
*Thân, lá, rễ.
Hạt trần:
-cơ quan sinh dưỡng:
*Thân, lá, rễ.
-cơ quan sinh sản:
*nón:nón đực và nón cái.
Câu 4:
-Cung cấp oxi cho các sinh vật hô hấp và tạo ra thức ăn nuôi sống các sinh vật.
-Cung cấp nơi ở cho các động vật.
-Đem lại giá trị kinh tế cao.
Câu 5:
-giúp phân hủy chất hữu cơ thành muối khoáng cho cây sử dụng.
-Góp phần hình thành nên than đá, dầu lửa.
-Được dùng trong đời sống hằng ngày, trong nông nghiệp và công nghiệp.
Câu 6:
-Nấm có ích:nấm hương, nấm sò, nấm linh chi, nấm rơm, nấm mèo,...
-Nấm có hại:nấm von, nấm than ngô, mốc bông, nấm độc đỏ, nấm lim, nấm độc đen,...
Câu 7:-Do ý thức con người đã vì lợi ích riêng cho bản thân mà làm trái phép việc:chặt phá rừng, buôn gỗ lậu,...làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của thực vật trong môi trường(có loại sắp bị tuyệt chủng)
Cần phải làm:
-Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật.
-Hạn chế khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm.
-Xây dựng các khu bảo tồn, vườn thực vật, vườn Quốc gia,... để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có loài quý hiếm.
-Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm.
-Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.
Chúc bạn học giỏi!