Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
Pho tu la nhung tu chuyen di kem dong tu, tinh tu de bo sung y nghia cho dong tu, tinh tu.
Phần I: Trắc nghiệm:
Câu 1: Phó từ là gì?
A. Là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
B. Là những từ chuyên đi kèm phụ sau danh từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ.
C. Là những từ có chức năng như thành phần trung tâm của cụm từ danh từ.
D. Không xác định.
Câu 2: Câu nào dưới đây có sử dụng phó từ?
A. Mùa hè sắp đến gần.
B. Mặt em bé tròn như trăng rằm.
C. Da chị ấy mịn như nhung.
D. Chân anh ta dài lêu nghêu.
Câu 3: Phó từ gồm mấy loại
A. 2 loại.
B. 3 loại.
C. 4 loại.
D. 5 loại.
Câu 4: Phó từ đứng sau động từ thường bổ sung ý nghĩa về?
A. Mức độ.
B. Khả năng.
C. Kết quả và hướng.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 5: Phó từ trong câu: Nó đang lầm lũi bước qua đống tro tàn trong trận cháy hôm qua nhạnh nhạnh chút gì đó còn sót lại cho bữa tối là gì?
A. Đang.
B. Bữa tối.
C. Tro tàn.
D. Đó.
Câu 6: Cho đoạn văn sau: “Những người con gái Hoa kiều bán hàng xở lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau”.Đoạn văn trên có mấy phó từ?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 7: Phó từ đứng trước động từ, tính từ không bổ sung cho động từ, tính từ nghĩa gì?
A. Quan hệ, thời gian, mức độ.
B. Sự tiếp diễn tương tự.
C. Sự phủ định, cầu khiến.
D. Quan hệ trật tự.
Câu 8: Phó từ thường bổ sung ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ trên phương diện?
A. Quan hệ thời gian, mức độ.
B. Sự tiếp diễn tương tự.
C. Sự phủ định.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 9: Câu “Em xin vái cả sáu tay. Anh đừng trêu vào … Anh phải sợ … ” không có phó từ, đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 10: Tìm phó từ trong câu: “Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít.”
A. Đã.
B. Chung.
C. Là.
D. Không có phó từ.
Phần II: Tự luận
Câu 1: Hoàn thành các bài tập trong SGK trang 14,15.
Trang 14
Bài 1: Tìm phó từ trong những câu sau đây và cho biết mỗi phó từ bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì.
Phó từ được in đậm như sau:
1) - Thế là mùa xuân mong ước đã đến. (đã - phó từ chỉ quan hệ thời gian)
- Trong không khí khòng còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo ...(không - phó từ chỉ sự phủ định; còn - phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự)
- Cây hồng bì đã cởi bỏ hết ...(đã - phó từ chỉ quan hệ thời gian).
- Các cành cây đều lấm tấm màu xanh, (đều - phó từ chí sự tiếp diễn tương tự)
- Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông toả ra những ... 'dương, sắp - phó từ chỉ quan hệ thời gian; lại - phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự; ra - phó từ chỉ kết quả và hướng).
- Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ. (cũng - phó từ chỉ sự tiếp diễn tương sắp - phó từ chỉ quan hệ thời gian).
- Mùa xuân xinh đẹp đã về! (đã - phó từ chỉ quan hệ thời gian).
- Thế là các bạn chim bay đi tránh rét cũng sắp về! (cũng - phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự; sắp - phó từ chỉ quan hệ thời gian)
- Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ ...(đã - phó từ chỉ quan hệ thời gian; được - phó từ chỉ kết quả).
Bài 2. Thuật lại sự việc Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thảm thương của Dế Thoắt bằng một đoạn văn ngắn từ 3 - 5 câu. Chỉ ra một phó từ được dùng trong đoạn văn ấy và cho biết em dùng phó từ ấy để làm gì?
* Đoạn văn:
Một hôm, thấy chị Cốc đang kiếm mồi, Dế Mèn cất giọng đọc một câu thơ cạnh khoẻ rồi chui tọt vào hang. Chị Cốc tức sôi máu, bèn đi tìm kẻ trêu mình. Không thấy Mèn đâu, nhưng chị Cốc thấy Choắt đang loay hoay trước cửa hang. Chị Cốc liền trút cơn giận lên đầu Choắt.
* Các phó từ được dùng phối hợp với động từ để diễn tả hành động của nhân vật.
Trang 15
Đề bài: Thuật lại sự việc Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thảm thương của Dế Choắt bằng một đoạn văn ngắn từ ba đến năm câu. Chỉ ra một phó từ được dùng trong đoạn văn ấy và cho biết em dùng phó từ đó để làm gì?
Vốn tính nghịch ranh, vừa nhìn thấy chị Cốc, Dế Mèn đã nghĩ ngay ra mưu trêu chị. Bị chọc giận chị Cốc bèn giáng ngay tai hoạ lên đầu Dế Choắt bởi lúc này, Choắt ta vẫn đang loay hoay ở phía cửa hang. Sự việc diễn ra bất ngờ và nhanh quá, Choắt trở tay không kịp, thế là đành thế mạng cho trò nghịch tai quái của Mèn.
- Các phó từ trong đoạn văn là những từ in đậm. Tác dụng:
+ "vừa", "ngay", "đã", "vẫn đang": chỉ quan hệ thời gian.
+ "ở phía cửa hang": chỉ hướng.
+ "bất ngờ", "quá": chỉ mức độ.
+ "không kịp": chỉ khả năng.
Câu 1 : A
Câu 2 : A
Câu 3 : A
Câu 4 : D
Câu 5 : C
Câu 6 : A
Câu 7 : D
Câu 8 : D
Câu 9 : B
Câu 10 : A
~ Chúc bạn học tốt ~
Câu 1. Phó từ là gì?
A. Là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ
B. Là những từ chuyên đi kèm phụ sau danh từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ
C. Là những từ có chức năng như thành phần trung tâm của cụm từ danh từ
D. Không xác định
Câu 2. Câu nào dưới đây có sử dụng phó từ?
A. Mùa hè sắp đến gần.
B. Mặt em bé tròn như trăng rằm
C. Da chị ấy mịn như nhung
D. Chân anh ta dài lêu nghêu.
Câu 3. Phó từ gồm mấy loại
A. 2 loại
B. 3 loại
C. 4 loại
D. 5 loại
Câu 4. Phó từ đứng sau động từ thường bổ sung ý nghĩa về?
A. Mức độ
B. Khả năng
C. Kết quả và hướng
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5. Phó từ trong câu: Nó đang lầm lũi bước qua đống tro tàn trong trận cháy hôm qua nhặt
nhạnh chút gì đó còn sót lại cho bữa tối” là gì?
A. Đang
B. Bữa tối
C. Tro tàn
D. Đó
Câu 6. Cho đoạn văn sau: Những người con gái Hoa kiều bán hàng xở lởi, những người Chà
Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ
kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo hơn tất cả các xóm chợ
vùng rừng Cà Mau.
Đoạn văn trên có mấy phó từ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 7. "Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi
người, tuy mất nhiều công mà vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc" Câu văn trên có mấy
phó từ?
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
Câu 8. Phó từ thường bổ sung ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất
nêu ở động từ hoặc tính từ trên phương diện?
A. Quan hệ thời gian, mức độ
B. Sự tiếp diễn tương tự
C. Sự phủ định
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 9. Câu “Em xin vái cả sáu tay. Anh đừng trêu vào…Anh phải sợ…” không có phó từ,
đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 10. Tìm phó từ trong câu: “Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh
là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít.”
A. Đã
B. Chung
C. Là
D. Không có phó từ