K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 2 2020

-Con có nhận a con không?- Câu này chưa thực sự nhấn mạnh hỏi 1 cách bình thường

-Con đã nhận ra con chưa?-Hỏi như lần thứ 2 "con đã nhận ra chưa" nhấn mạnh 1 lần nữa

18 tháng 1 2020

3)

a. Cậu có thể đèo tớ về nhà được khơng ?

b. Cậu có thể cho tớ mượn cái bút được không?

c. Sao lại có một bức tranh đẹp thế?

Câu 1: Tìm câu nghi vấn trong các câu sau và cho biết đặc điểm hình thức của nó: a. Tôi hỏi cho có chuyện: Thế nó cho bắt à? (Nam Cao) b. – Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt: - Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm có như dạo trước đâu? (Nguyên Hồng) c. Anh có biết con anh là một thiên tài hội họa không? (Tạ Duy Anh) Câu...
Đọc tiếp
Câu 1: Tìm câu nghi vấn trong các câu sau và cho biết đặc điểm hình thức của nó: a. Tôi hỏi cho có chuyện: Thế nó cho bắt à? (Nam Cao) b. – Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt: - Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm có như dạo trước đâu? (Nguyên Hồng) c. Anh có biết con anh là một thiên tài hội họa không? (Tạ Duy Anh) Câu 2: Phân biệt sự khác nhau trong hai câu nghi vấn in đậm sau: a. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi: - Con có nhận ra con không? b. Con đã nhận ra con chưa? (- Mẹ vẫn hồi hộp) (Tạ Duy Anh) Câu 3: Tìm câu nghi vấn trong các câu sau và cho biết câu nghi vấn dùng để làm gì? a. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào không có? Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được! (Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ ) b. Tôi chỉ còn biết khóc chứ biết làm sao nữa? Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta chụp rồi. Nó lại lấy tiền của người ta. (Nam Cao, Lão Hạc) Câu 4: Tìm câu cầu khiến trong các câu sau và cho biết đặc điểm của nó: a. Đừng cho gió thổi nữa! Đừng cho gió thổi nữa! (Cây bút thần) b. Xin bệ hạ hoàn lại gươm cho Long Quân (Sự tích Hồ Gươm) c. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: - Mẹ ra mời sứ giả vào đây. d. Cái Tí lễ mễ bưng rổ khoai luộc nghếch vào chân cột, và dặn thằng Dần: - Hãy còn nóng lắm đấy nhé! Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn. Câu 5: Đặt các câu cầu khiến với các trường hợp cụ thể sau: - Nói với bác hang xóm cho mượn cái thang. - Nói với mẹ xin ít tiền mua sách. - Nói với bạn để mượn quyển vở.
1
27 tháng 2 2020

1. Câu nghi vấn là:

a. Thế nó cho bắt à?

b. Sao lại không vào?

Mợ mày phát tài lắm có như dạo trước đâu?

c. Anh có biết con anh là một thiên tài hội họa không?

=> Đặc điểm hình thức:

- Kết thúc câu bằng dấu ?

- Câu có chứa các từ "à, không,..."

2. a. Con có nhận ra con không? -> dùng để hỏi.

b. Con đã nhận ra con chưa? -> Cần sự khẳng định, chắc chăn/

3. a. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào không có? -> Khẳng định.

b. Tôi chỉ còn biết khóc chứ làm sao nữa? -> Bộc lộ cảm xúc.

4. Câu cầu khiến là:

a. Đừng cho gió thổi nữa!

b. Xin bệ hạ hoàn lại gươm cho Long Quân.

c. Mẹ ra mời sứ giả vào đây.

d. Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn.

-> Kết thúc bằng dấu !, có từ "xin".

5. a. Bác ơi bác cho cháu mượn cái thang với ạ!

- Mẹ ơi mẹ cho con xin tiền mua sách nhé!

- Cậu cho tớ mượn quyển vở của cậu nhé!

25 tháng 2 2020

-Con có nhận ra ai không? : con chưa được nhìn thấy người đó trước đây

-Con đã nhận ra ai chưa?: :con đã từng được biết đến hoặc gặp người đó rồi

Chúc học tốt yeu

3 tháng 5 2020

Phân biệt sự khác nhau trong 2 câu nghi vấn sau:

A1.con có nhận ra con ko?
=>Câu nghi vấn mang tích chất dùng để hỏi,người hỏi không biết người được hỏi có nhận ra hay không. Câu trả lời thường là hoặc Không

A2.con đã nhận ra con chưa?
=>Người hỏi đưa ra câu nghi vấn với mong muốn người được hỏi sẽ nhận ra. câu trả lời thường là Rồi hoặc Chưa

B1.hôm nào lớp cậu kt văn?

B2.lớp cậu kt văn hôm nào?

Trả lời:
-Hôm nào: khi nào
-Lớp cậu: ai
-Kiểm tra văn: làm gì
=>B1: Khi nào- ai-làm gì?
=>B2:Ai-làm gì-khi nào?
=>Thay đổi cách sắp xếp vị trí của trạng ngữ.

Ly dịNếu có một ngày bố mẹ ly dị thì sao?Nghe bà kể, hồi con còn bé, bố mẹ rất hay cãi nhau. Có những lần sau lưng con, cũng có nhiều lần trước mặt con. Thường, khi bố mẹ cãi nhau, con dù thức vẫn nhắm mắt... Tới khi bố mẹ nói đến hai tiếng "ly dị", con mới òa khóc. Bà vẫn hay nói con hiểu chuyện, có lẽ là vì vậy...Sau, khi con lớn hơn, tầm những năm cuối cấp một, bố mẹ không hay...
Đọc tiếp

Ly dị

Nếu có một ngày bố mẹ ly dị thì sao?

Nghe bà kể, hồi con còn bé, bố mẹ rất hay cãi nhau. Có những lần sau lưng con, cũng có nhiều lần trước mặt con. Thường, khi bố mẹ cãi nhau, con dù thức vẫn nhắm mắt... Tới khi bố mẹ nói đến hai tiếng "ly dị", con mới òa khóc. Bà vẫn hay nói con hiểu chuyện, có lẽ là vì vậy...

Sau, khi con lớn hơn, tầm những năm cuối cấp một, bố mẹ không hay cãi vã nữa. Nhưng lần nào đã trợn mắt, y như rằng lại "mày" - "tao", "ông bà" - "cụ kị". 

Con nhớ mãi một lần, mẹ quyết viết đơn ly dị. Năm ấy con chín tuổi. Con còn nhớ mãi những giọt nước mắt của con lúc ấy, có sợ hãi, có lo lắng, có buồn, có đau. Con năm ấy, một đứa trẻ chín tuổi, bất lực nhìn mẹ rời đi, trong miệng vẫn nhờ nhợ vị giấy, vị mực của lá đơn ly dị mẹ viết vội,

Không biết có phải từ ấy, lòng con luôn canh cánh một nỗi sợ vô hình: "Nếu ngày mai bố mẹ ly dị thì sao?". Đúng như mẹ từng nói, mẹ không ly dị cũng chỉ vì chúng con... Vậy: "Nếu ngày mai mẹ không còn thương con nữa thì sao?"

Câu hỏi ấy đã dằn vặt con mấy năm nay. Mỗi khi thấy bố mẹ to tiếng, nỗi dằn vặt trong con lại trỗi dậy mạnh mẽ hơn cả. Nó cào cấu trái tim con, đôi khi đè, nén con đến ngột thở... Nếu bố mẹ ly dị... con biết sống sao?

Mỗi khi tưởng tượng đến đó thôi, nước mắt con đã chực ào ra. Con sợ phải lựa chọn giữa đi theo bố và đi theo mẹ. Chỉ nghĩ đến đó thôi, con đã muốn dừng lại... Con vẫn luôn trấn an mình bằng những câu vô nghĩa: "Không sao đâu! Sẽ ổn thôi!"

Nhưng cái gì sẽ ổn? Càng lớn con lại càng hiểu, chẳng cái gì là ổn cả. Con biết rằng khi quả tạ áp lực, căng thẳng ngày càng lớn, những sợi chỉ chịu đựng ngày càng mong manh, tình cảm không còn... những gắn bó mấy chục năm nay rồi sớm rồi muộn cũng sẽ đứt. 

Vậy con cần gì phải sợ một chuyện chắc chắn sẽ xảy tới. Chi bằng cứ thoải mái đón nhận nó. Đằng nào cái không khí ngột ngạt bây giờ giữa hai người cũng khó chịu lắm rồi. Ly dị ư? Có thể khó chịu hơn thế này bao nhiêu chứ? 

Có người đã từng nói: "Đôi khi buông tay cũng là giải thoát". Sao con có thể biến thành cái rào chắn ngăn bố mẹ đến với sự giải thoát. Thứ con mong là không khí hạnh phúc. Nếu sống chung vậy, bố mẹ không thấy hạnh phúc, vậy ly dị đi, đừng cãi vã nữa. Biết đâu ly dị còn khiến không khí dễ chịu hơn?

Về phần con, con lớn rồi, con sẽ luôn hiểu và thông cảm cho quyết định của bố mẹ. Với thứ con sợ, con cũng đã có chuẩn bị. Nếu bố mẹ ly dị, con biết con sẽ phải lựa chọn, dù vẫn luôn sợ nhưng nhờ câu nói của một người bạn: "Bố chiều tao hơn nhưng mẹ tao cần tao"... con cũng đã đưa ra được quyết định của riêng mình. 

Dầu có không nhận đủ tình cảm hay không có đủ vật chất để sống như bây giờ, nhưng bố mẹ đã chấp nhận hy sinh vì con lâu vậy. Con cũng sẽ hy sinh vì bố mẹ một lần. Nếu đã quyết ly dị, đừng lo cho con và đừng lôi con vào!
Viết bởi: Góc tâm sự cuộc sống
____
Đã bao lần bạn bật khóc vì thấy mệt mỏi, tổn thương? Nhưng còn đau đớn hơn khi chẳng ai hiểu mình, chia sẻ cùng mình.....
Lúc ấy có lẽ bạn sẽ ở một mình và gặm nhấm nỗi buồn,.... Đó chẳng phải là cách tốt nhất, bạn sẽ mãi chìm trong bóng tối và chẳng thể cảm nhận cuộc sống có bao điều tốt đẹp. Vì vậy hãy chia sẻ đi! Hãy mang nỗi buồn ném đi thật xa đi! Ở đây chúng tôi sẽ cùng chia sẻ câu chuyện của bạn, sẽ lắng nghe bạn và cho bạn một câu trả lời về nỗi băn khoăn của bạn...Đến với "Góc tâm sự cuộc sống" bạn sẽ được làm chính mình...
___ 
Có rất nhiều người luôn mang trong mình bao phiền muộn, nhưng chẳng dám nói ra. Vì ai sẽ hiểu họ đây, hay là những lời cười nhạo? Như những cô cậu học trò, bố mẹ chỉ quan tâm đến điểm số, thành tích của con đạt được mà "vô tình" quên mất con cũng là đứa trẻ, cũng có tâm sự nhưng chẳng dám nói ra.... Con "yêu đương sớm" thay vì hỏi con cảm thấy thế nào, con có cảm xúc gì, thì lại mắng chửi con.... Rất nhiều điều khiến ta uất nghẹn không dám nói ra....
Vì điều này nên chúng mình đã thành lập ra "Góc tâm sự cuộc sống" vào năm 2018. Nhóm này phát triển khá mạnh mẽ và mình muốn có một nơi tâm sự trên phần mềm học tập "Online Math" để ngoài học tập, giao lưu ta có nơi để giãi bày tâm sự....
Nếu muốn tìm đến, nếu muốn trải lòng hãy đến với chúng mình, ngôi nhà nhỏ nhưng rất ấm áp sẽ luôn chào đón các bạn^^:https://olm.vn/thanhvien/gocdanhchonguoinoitam
Chúng mình đảm bảo chỉ có bạn và mình biết câu chuyện này, sẽ không để lộ bất kì tin tức cá nhân ra ngoài. 
_____
- [ ] Gửi quản trị viên của Online Math. Em đã đọc rất nhiều lần về nội quy của nhóm, nhưng em muốn làm chút gì đó để giúp cho nhóm... Đáng nhẽ em nên phải xin phép quản trị viên, quản lí nhóm rồi mới làm như này. Nhưng em không có cách liên lạc với các anh chị. Và qua bài viết này, mong anh chị đọc được và đồng ý kế hoạch lập ra nơi để cho mọi người tâm sự. Nếu anh chị không đồng ý, em thành thật xin lỗi vì hành vi này của mình và sẽ chấp nhận mọi sự hình phạt khi vi phạm nội quy

0
5 tháng 7 2019

Khác nhau hình thức

   + Câu a sử dụng cặp từ "có … không"

   + Câu b sử dụng cặp từ "đã … chưa"

  - Ý nghĩa khác nhau:

   + Câu a hỏi về tình trạng sức khỏe thực tại nên có thể trả lời " Anh khỏe"

   + Câu b hỏi về tình trạng sức khỏe khi đã biết hiện trạng sức khỏe trước đó nên có thể trả lời " Anh đã khỏe rồi/ Anh chưa khỏe lắm."

  - Một số câu đã có mô hình "có…không" và "đã…chưa":

   + Cậu có cuốn Búp sen xanh không?

   Cậu đã có cuốn Búp sen xanh chưa?

   + Anh có đi Sài Gòn không?

   Anh đã đi Sài Gòn chưa?

11 tháng 10 2019

a, Câu ( a) là câu trần thuật dùng để cầu khiến (Lý Thông nhờ Thạch Sanh đi canh miếu thờ).

    b, Câu trần thuật thứ nhất của đoạn ( b) để kể sự tình. Câu trần thuật thứ hai để cầu khiến: mong muốn có anh trai đi nhận giải cùng.

Đọc câu chuyện và trả lời các câu hỏi:           Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp đầu tiên ở trường tiểu học. Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, mẹ cậu nhận lời. Đây là lần đầu tiên bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé và cậu rất xấu hổ về vẻ bề ngoài của mẹ mình. Mặc dù cũng là một người phụ nữ đẹp nhưng bà có một vết  sẹp lớn che gần...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện và trả lời các câu hỏi:

    
       Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp đầu tiên ở trường tiểu học. Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, mẹ cậu nhận lời. Đây là lần đầu tiên bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé và cậu rất xấu hổ về vẻ bề ngoài của mẹ mình. Mặc dù cũng là một người phụ nữ đẹp nhưng bà có một vết  sẹp lớn che gần toàn bộ mặt bên phải. Cậu bé không bao giờ muốn hỏi mẹ mình tại sao bị vết sẹo lớn vậy.

      Vào buổi họp mặt, mọi người có ấn tượng rất đẹp về sự dịu dàng và vẻ đẹp tự nhiên của người mẹ mặc cho vết sẹo đập vào mắt, nhưng cậu bé vẫn xấu hổ và giấu mình trong  góc tránh mặt mọi người.

     Ở đó, cậu bé nghe được mẹ mình nói chuyện với cô giáo. "Làm sao chị bị vết sẹo như vậy trên mặt?" - Cô giáo của cậu hỏi. Người mẹ trả lời: "Khi con tôi còn bé, nó đang trong phòng thì lửa bốc lên. Mọi người đều sợ không dám vào vì ngọn lửa đã bốc lên quá cao, và thế là tôi chạy vào. Khi tôi chạy đến chỗ nó, tôi thấy một xà nhà đang rơi xuống người nó. Tôi ngất xỉu nhưng thật là may mắn, có môt anh lính cứu hỏa đã vào và cứu hai mẹ con tôi." Người mẹ chạm vào vết sẹo nhăn nhúm trên mặt. "Vết sẹo này không chữa được nữa, nhưng cho tới ngày hôm nay, tôi chưa hề hối tiếc vì điều mình đã làm." Đến đây, cậu bé ra khỏi chỗ nấp của mình chạy  về phía mẹ, nước mắt lưng tròng. Cậu bé ôm lấy mẹ và cảm nhận được sự hy sinh của mẹ dành cho mình. Cậu nắm chặt tay mẹ suốt cả ngày hôm đó như không muốn rời.

a) Nêu phương thức biwwur đạt chính của câu chuyện trên? (0.5đ)

b) Điều làm cậu bé sợ là gì? (0.5đ)

c) Tại sao cậu bé lại nắm chặt tay mẹ cả ngày hôm đó như không muốn rời? (0.5đ)

d) Nếu em là người con trong câu chuyện, khi chứng kiến câu chuyện của mẹ và cô giáo em sẽ xử sự như thế nào? (0.5đ)

1
6 tháng 3 2020

a) Phương thức biểu đạt: Tự sự

b) Cậu bé sợ mọi người sẽ cười vì vết sẹo to tướng của mẹ làm cậu cảm thấy xấu hổ

c) Vì cậu bé đã cảm nhận được sự hi sinh của người mẹ [câu này tớ không chắc .-.]

d) Câu này nêu suy nghĩ của cậu lên nha :33

Chúc cậu học tốt :>