K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu hỏi 1:Trong các từ sau, từ nào là từ ghép ?nhỏ nhắnnhỏ nhẹnhỏ nhoinho nhỏCâu hỏi 2:Trái nghĩa với từ "hiền lành" ?vui tínhđộc áchiền hậuđoàn kếtCâu hỏi 3:Từ nào cùng nghĩa với từ "nhân hậu"?nhân từvui vẻđoàn kếtđùm bọcCâu hỏi 4:Từ "nhỏ nhoi" được phân loại là từ láy gì ?láy âm đầu láy vần láy âmvần láy tiếngCâu hỏi 5:Trong các từ sau, từ láy âm đầu là từ nào ?xinh...
Đọc tiếp

Câu hỏi 1:

Trong các từ sau, từ nào là từ ghép ?

  • nhỏ nhắn
  • nhỏ nhẹ
  • nhỏ nhoi
  • nho nhỏ

Câu hỏi 2:

Trái nghĩa với từ "hiền lành" ?

  • vui tính
  • độc ác
  • hiền hậu
  • đoàn kết

Câu hỏi 3:

Từ nào cùng nghĩa với từ "nhân hậu"?

  • nhân từ
  • vui vẻ
  • đoàn kết
  • đùm bọc

Câu hỏi 4:

Từ "nhỏ nhoi" được phân loại là từ láy gì ?

  • láy âm
  • đầu láy
  • vần láy âm
  • vần láy tiếng

Câu hỏi 5:

Trong các từ sau, từ láy âm đầu là từ nào ?

  • xinh xinh
  • lim dim
  • làng nhàng
  • bồng bềnh

Câu hỏi 6:

Trong câu thơ sau có mấy từ phức: Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa ?

  • 3
  • 2
  • 6
  • 4

Câu hỏi 7:

Từ nào cùng nghĩa với từ "đoàn kết"?

  • trung hậu
  • vui sướng
  • đùm bọc
  • đôn hậu

Câu hỏi 8:

Từ "liêu xiêu" được gọi là từ láy gì ?

  • láy âm đầu
  • láy vần
  • láy âm, vần
  • láy tiếng

Câu hỏi 9:

Trong các từ sau, từ nào là từ ghép tổng hợp có tiếng "nhà" ?

  • nhà máy
  • nhà chung cư
  • nhà trẻ
  • nhà cửa

Câu hỏi 10:

Trong các từ sau, từ nào là từ láy có tiếng "hiền" ?

  • hiền lành
  • hiền hậu
  • hiền hòa
  • hiền dịu
6
20 tháng 11 2016

Câu hỏi 1:

Trong các từ sau, từ nào là từ ghép ?

  • nhỏ nhắn
  • nhỏ nhẹ
  • nhỏ nhoi
  • nho nhỏ

Câu hỏi 2:

Trái nghĩa với từ "hiền lành" ?

  • vui tính
  • độc ác
  • hiền hậu
  • đoàn kết

Câu hỏi 3:

Từ nào cùng nghĩa với từ "nhân hậu"?

  • nhân từ
  • vui vẻ
  • đoàn kết
  • đùm bọc

Câu hỏi 4:

Từ "nhỏ nhoi" được phân loại là từ láy gì ?

  • láy âm
  • đầu láy
  • vần láy âm
  • vần láy tiếng

Câu hỏi 5:

Trong các từ sau, từ láy âm đầu là từ nào ?

  • xinh xinh
  • lim dim
  • làng nhàng
  • bồng bềnh

Câu hỏi 6:

Trong câu thơ sau có mấy từ phức: Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa ?

  • 3
  • 2
  • 6
  • 4

Câu hỏi 7:

Từ nào cùng nghĩa với từ "đoàn kết"?

  • trung hậu
  • vui sướng
  • đùm bọc
  • đôn hậu

Câu hỏi 8:

Từ "liêu xiêu" được gọi là từ láy gì ?

  • láy âm đầu
  • láy vần
  • láy âm, vần
  • láy tiếng

Câu hỏi 9:

Trong các từ sau, từ nào là từ ghép tổng hợp có tiếng "nhà" ?

  • nhà máy
  • nhà chung cư
  • nhà trẻ
  • nhà cửa

Câu hỏi 10:

Trong các từ sau, từ nào là từ láy có tiếng "hiền" ?

  • hiền lành

hiền hậu

hiền hòa

Chúc bn hc tốt!

 

 

  •  
20 tháng 11 2016

Câu hỏi 1:

Trong các từ sau, từ nào là từ ghép ?

  • nhỏ nhắn
  • nhỏ nhẹ
  • nhỏ nhoi
  • nho nhỏ

Câu hỏi 2:

Trái nghĩa với từ "hiền lành" ?

  • vui tính
  • độc ác
  • hiền hậu
  • đoàn kết

Câu hỏi 3:

Từ nào cùng nghĩa với từ "nhân hậu"?

  • nhân từ
  • vui vẻ
  • đoàn kết
  • đùm bọc

Câu hỏi 4:

Từ "nhỏ nhoi" được phân loại là từ láy gì ?

  • láy âm
  • đầu láy
  • vần láy âm
  • vần láy tiếng

Câu hỏi 5:

Trong các từ sau, từ láy âm đầu là từ nào ?

  • xinh xinh
  • lim dim
  • làng nhàng
  • bồng bềnh

Câu hỏi 6:

Trong câu thơ sau có mấy từ phức: Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa ?

  • 3
  • 2
  • 6
  • 4

Câu hỏi 7:

Từ nào cùng nghĩa với từ "đoàn kết"?

  • trung hậu
  • vui sướng
  • đùm bọc
  • đôn hậu

Câu hỏi 8:

Từ "liêu xiêu" được gọi là từ láy gì ?

  • láy âm đầu
  • láy vần
  • láy âm, vần
  • láy tiếng

Câu hỏi 9:

Trong các từ sau, từ nào là từ ghép tổng hợp có tiếng "nhà" ?

  • nhà máy
  • nhà chung cư
  • nhà trẻ
  • nhà cửa

Câu hỏi 10:

Trong các từ sau, từ nào là từ láy có tiếng "hiền" ?

  • hiền lành
  • hiền hậu
  • hiền hòa
  • hiền dịu
20 tháng 9 2016

thiên(1):Trời

thiên (2):nghìn

thiên(3):nghiêng về 1 bên

2 tháng 10 2016

 

Câu chứa yếu tố Hán ViệtNghĩa của yếu tố Hán Việt
Vua của một nước được gọi là    tử    :  Trời
Các bậc nho gia xưa đã thừng đọc    kinh vạn quyển    :  nghìn
Trong trận đấu này , trọng tài đã      vị đội chủ nhà    :  Nghiêng về

 

26 tháng 8 2016
-Giải thích được nội dung của hai câu tục ngữ, sử dụng lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ nội dung từng câu tục ngữ:
             "Không thầy đố mày làm nên":  đánh giá cao vai trò giáo dục của người thầy trong việc học.
             "Học thầy không tày học bạn": đánh giá cao vai trò của việc học hỏi từ bạn.
             -So sánh, đối chiếu ưu điểm, hạn chế của mỗi cách học để từ đó rút ra quan điểm của bản thân
26 tháng 8 2016

Giải thích câu:

Không thầy đố mày làm nên

 Ý nói vai trò của người thầy , người cô trong môi trường giáo dục trẻ thành người. Vị trí của người thầy còn hơn hơn vị trí của người cha.Thầy là người truyền đạt những kiến thức mà ta đang thiếu dạy chúng ta cách ứng sử trong mọi tình huống.Kiến thức ngày nay vô cùng vô tận. Thầy là người đi trước, đúc kết kinh nghiệm có được mà truyền dạy cho chúng ta. Nếu ta không được thầy dạy thì gặp khó khăn vất vả và có khi thất bại.

Giải thích câu học thầy không tày học bạn:

Nói về ý thức cũng như là học hỏi về bạn bè, chúng ta cũng không ngừng học tập từ bạn bè cùng trang lứa. Học như thế chẳng những chúng ta được nâng cao hơn về kiến thức mà chúng ta còn luôn luôn tự nhắc nhở mình về ý thức học tập, về sự phấn đấu và thi đua. Như vậy sẽ làm tăng cái ý thức tự học và tự lập của chúng ta. Nếu bài bạn giảng ta không hiểu thì có thể hỏi thầy. Đó mới học hỏi để mở mang kiến thức

Chúc bạn học tốt!

Họ và tên:Lớp :Trường :PHIẾU HỌC TẬPBây giờ em sẽ nêu một vài nét vè tác giả tác phẩm để khi chũng ta trả lời câu hỏi sẽ đễ dàng hơn:Xuân Quỳnh (1942 - 1988), người làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh trẻ trung, sôi nổi, rất sâu sắc và cũng rất giàu nữ tính. Xuân Quỳnh viết nhiều về...
Đọc tiếp

Họ và tên:

Lớp :

Trường :

PHIẾU HỌC TẬP

Bây giờ em sẽ nêu một vài nét vè tác giả tác phẩm để khi chũng ta trả lời câu hỏi sẽ đễ dàng hơn:

Xuân Quỳnh (1942 - 1988), người làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh trẻ trung, sôi nổi, rất sâu sắc và cũng rất giàu nữ tính. Xuân Quỳnh viết nhiều về những chuyện đời thường giản dị trong gia đình, tình yêu, tình mẹ con,… Thơ bà biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, thiết tha và đằm thắm.

Tiếng gà trưa là một bài thơ ngũ ngôn, được Xuân Quỳnh sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ . Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Từ đó, nó khắc sâu hơn tình yêu đối với đất nước, quê hương.

 

1.Cảm xúc của nhà thơ được khơi gợi từ sự việc nào ?Theo âm thanh của ‘Tiếng gà trưa’,hãy ghi lại mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ.

Trả lời:

-Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.

-Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

2.Từ ‘tiếng gà trưa’,những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi thơ đã sống dậy một cách cụ thể và xúc động trong tâm trí nhà thơ ? Điều đó giúp em cảm nhận ra những tình cảm nào của người viết ?

Trả lời:

-Những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ :

-Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

-Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

-Hình ảnh người bà soi từng quả trứng cho gà ấp.

-Tiếng gà trưa gợi nhớ những kỉ niệm dấu yêu thời thơ ấu.Những kỉ niệm đó không phai mờ trong tâm hồn người cháy, bởi đó là tình cảm gia đình, ruột thịt, tình cảm quê hương, cội nguồn không thể thiếu được trong mỗi con người.

3.Em cảm nhận được gì về hình tượng người bà và tình cảm bà cháu trong bài thơ ?

Trả lời:

-Hình ảnh người bà :

+Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

+Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ

+Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=>Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

-Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

4.Về ý nghĩa của bài thơ,có ý kiến cho rằng: Bài thơ là tình cảm bà cháu đằm thắm,sâu lặng.Những cũng có ý kiến nhấn mạnh: Bài thơ là sự hòa diệu giữa tình cảm gia đình,tình cảm bà cháu và tình quê hương.Em tán thành ý kiến nào ? Vì sao ?

Trả lời :

-Em tán thành với cả hai ý kiến.Vì những tình cảm lớn lao được viết một cách dung dị và tự nhiên: yêu tổ quốc ,yêu quê hương,từ tình cảm yêu bà,yêu ‘Tổ trứng tuổi thơ ‘; chiến đấu vì quê hương,xóm làng,vì bà và cả ‘Ổ trứng tuổi thơ ‘.Những hình ảnh đó đã khiến chúng ta tin tình cảm của người cháu trong bài thơ thật là trân thành, mãnh liệt.

5.Theo em, bài thơ có gì đặc sắc, độc đáo về thể thơ, ngôn từ thơ, cách gieo vần, hình ảnh thơ, các biện pháp nghệ thuật ? Những đặc điểm ấy đã góp phần thể hiện thành công tình cảm , cảm xúc của nhà thơ như thế

Trả lời:

-Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:

- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.

- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.

- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.

5
9 tháng 12 2016

kinh vảioeoeoeoeoeoeoeoe

 

21 tháng 12 2016

sao nhiều quá vậy . chóng mặt quáoho

1.Đọc kĩ các câu tục ngữ và chú thích trong bài để hiểu văn bản và những từ ngữ khó. 2.Có thể chia tám câu tục ngữ trong bài làm mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó. 3.Phân tích từng câu tục ngữ theo những nội dung sau: a/Nghĩa của câu tục ngữ. b*/ Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ. c/ Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm...
Đọc tiếp

1.Đọc kĩ các câu tục ngữ và chú thích trong bài để hiểu văn bản và những từ ngữ khó.

2.Có thể chia tám câu tục ngữ trong bài làm mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó.

3.Phân tích từng câu tục ngữ theo những nội dung sau:

a/Nghĩa của câu tục ngữ.

b*/ Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ.

c/ Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ.(Ví dụ, có thể ứng dụng câu 1 vào việc sử dụng thời gian cho phù hợp, ở mùa hè, mùa đông như thế nào?)

d/ Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện.

4.Nhìn chung tục ngữ có những đặc điểm về hình thức:

- Ngắn gọn

- Thường có vần, nhất là vần lưng

- Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức, cả về nội dung;

- Lập luậ chặt chẽ, giàu hình ảnh.

Hãy minh họa những đặc điểm nghệ thuật đó và phân tích giá trị của chúng bằng những câu tục ngữ trong bài học.

4
25 tháng 4 2017

Câu hỏi 2:

Trong quá trình đọc văn bản, ta nhận thấy 8 câu tục ngữ trong bài có thể chia làm 2 nhóm như sau:

Nhóm 1 là những câu tục ngữ nói về thiên nhiên gồm câu 1, 2, 3, 4. Nhóm 2 là những câu tục ngữ nói về lao động sản xuất gồm có câu 5, 6,7,8.

Ngoài ra còn có những cách chia khác, tuy vậy cách chia như trên vẫn là hợp lí hơn cả.

Câu hỏi 3:

Câu 1: Đêm tháng năm chưa năm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

- Nghĩa của câu tục ngữ: đêm tháng năm ngắn, ngày tháng mười ngắn. Từ đây ta có thể dễ dàng nhận thấy ngày tháng năm dài, đêm tháng mười dài.

- Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ: Dựa vào quá trình quan sát, trải nghiệm nhiều ngày, nhiều đêm, nhiều năm rồi đúc rút thành kinh nghiệm.

- Có thể áp dụng kinh nghiệm từ câu tục ngữ để sắp xếp công việc, giữ gìn sức khoẻ cho phù hợp với thời gian của mùa đông và mùa hè.

Câu 2: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

- Nghĩa của câu tục ngữ: “mau” nghĩa là nhiều, “vắng” là thưa, ít. Nghĩa của cả câu tục ngữ là: Trời sẽ nắng nếu đêm trước trên bầu trời có nhiều sao, trời sẽ mưa nếu đêm trước ít sao (đây chỉ là kinh nghiệm mang tính tương đôi vì không phải hôm nào trời nhiều sao cũng nắng...)

- Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm: Trên trời ít mây do đó xuất hiện nhiều sao và như vậy ngày mai sẽ nắng, ngược lại trời nhiều mây thì ít sao nên ngày mai trời thường có mưa.

- Có thể áp dụng kinh nghiệm này để đoán thời tiết đang hoạt động sản xuất nông nghiệp và mùa màng.

- Giá trị của kinh nghiệm: Câu tục ngữ giúp con người có ý thức quan sát bấu trời, trăng, sao để dự đoán thời tiết và sắp xếp công việc hợp lí.

Câu 3: Ráng mỡ gà có nhà thì giữ.

- Nghĩa của câu tục ngữ: Khi xuất hiện trên trời ráng mỡ gà tức là sắp có bão.

- Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm: Quan sát tự nhiên để dự báo thời tiết.

- Có thế áp dụng kinh nghiệm như trong câu tục ngữ để dự đoán bão.

- Giá trị của kinh nghiệm: Giúp con người có ý thức trong việc gìn giừ nhà cửa, tài sản và phòng chông bão lụt.

Câu 4: Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

- Nghĩa của câu tục ngữ: Vào tháng bảy kiến bò ra nhiều là điềm báo sắp có bão lụt xảy ra (kiến là loại côn trùng nhạy cảm khi sắp có mưa chúng thường bò ra khỏi tổ đế di chuyển đến chỗ cao hơn)

- Cơ sở khoa học của kinh nghiệm: Được ông cha ta đúc rút từ việc quan sát thực tế

- Có thể áp dụng câu tục ngữ vào việc dự báo thời tiết.

- Giá trị của kinh nghiệm: Từ hiện tượng tự nhiên đó giúp cho ta chủ động ý thức phòng chống lũ lụt để bảo vệ mùa màng, tài sản và tính mạng của con người.

Câu 5: Tấc đất tấc vàng.

- Nghĩa câu tục ngữ: Đất quý như vàng.

- Cơ sở thực tiền: qua thực tế ông cha ta đã nhận thấy đất đai có giá trị to lớn (đất thường được tính bằng đơn vị mẫu, sào thước, “tấc đất” là một mảnh đất nhỏ, “tấc vàng” lại hàm ý giá trị vật chất, tính bằng vàng).

- Có thể áp dụng câu tục ngữ vào việc giữ gìn, bảo vệ và sử dụng hợp lí đất đai vì đất quý như vàng, đất cho lúa, ngô, khoai, sắn đế nuôi sông con người; đất cho cây trồng, vật nuôi giúp cho cuộc sống. Vàng ăn mãi cũng hết còn đất nếu biết khai thác hợp lí thì sê là nguồn lợi còn mãi với con người.

- Giá trị của kinh nghiệm: Giúp con người nâng cao ý thức vào việc bảo vệ đất đai đồng thời nêu cao ý thức về việc cải tạo đất.

Câu 6: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

- Nghĩa câu tục ngữ: Trong nghề nông thì nuôi cá là đem lại giá trị kinh tế nhất, sau đó đến nghề làm vườn rồi đến nghề làm ruộng. Như vậy, câu tục ngữ cho chúng ta biết về thứ tự của các nghề, các công việc đem lại lợi ích kinh tế cho con người.

- Cơ sở thực tiễn: Nhận thức được giá trị của các nghề nêu trên ông cha ta đã cán cứ vào giá trị thực tế của các nghề, tuy vậy ở đây nó chỉ có giá trị tương đối.

- Có thể áp dụng kinh nghiệm câu tục ngữ một cách linh hoạt vi không phải nơi nào câu tục ngử cũng đúng mà phải tuỳ thuộc vào diều kiện tự nhiên của mỗi vùng. (VD: ở miền núi thì nghề làm vườn mang lại giá trị kinh tế nhất, ở vùng đồng băng có thể áp dụng tương tự như trên)

- Giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ: Giúp con người nêu cao ý thức về việc bảo vệ, khai thác có hiệu quả các điều kiện tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.

Câu 7: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

- Nghĩa câu tục ngữ: Nêu lên thứ tự quan trọng của bốn yếu tô" trong nghề trồng lúa của nước ta. Nước có vai trò quan trọng hàng đầu sau đó mới đến phân và sự chăm chỉ cẩn mẫn của con người, cuối cùng là giống.

- Cơ sở thực tiễn: Thông qua quá trình sản xuất nông nghiệp. Nhất là nghề trồng lúa nước đã có từ lâu đời, mà ông cha ta đã nhận thấy bốn yếu tố cần thiết đó là: nước, phân, sự chịu khó của người lao động và giống. Bôn yếu tố này kết hợp với nhau hài hoà mới mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp.

- Có thể áp dụng câu tục ngữ vào việc trồng lúa nước và một số loại cây hoa màu, cây ăn quả khác.

- Giá trị của kinh nghiệm: Giúp người dân thấy rõ tầm quan trọng trong từng yếu tố để nâng cao năng suất lao động. Điều đó có ý nghĩa to lớn đôi với nước ta - một đất nước mà phần lớn người dân sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp.

Câu 8: Nhất thì nhì thục.

- Nghĩa của câu tục ngữ: Nói lên tầm quan trọng của thời vụ và việc cày bừa đế có đất tốt. Thời vụ kịp thời có ý nghĩa quan trọng để mang lại năng suất cao trong nông nghiệp.

- Cơ sở thực tiền: Thông qua lao động sản xuất, ông cha ta đã thấy rõ tầm quan trọng của các yếu tố đó.

- Có thể áp dụng kinh nghiệm của câu tục ngữ vào việc tính toán, sắp xếp công việc để cày bừa, trồng trọt đúng thời vụ.

- Giá trị của kinh nghiệm: Câu tục ngữ đã đưa ra một kinh nghiệm quí báu trong sản xuất nông nghiệp. Giúp cho người dân nhận thức được trong sản xuất phải biết dựa vào những thuận lợi do thời tiết mang lại, cây trồng sẽ có năng suất cao. Ngoài ra, cũng cần phải làm đất thật kĩ sẽ thuận tiện cho việc gieo trồng,

Câu hỏi 4:

Trong kho tàng văn học giân gian Việt Nam, tục ngữ chiếm một v: quan trọng và có số lượng khá lớn. Nó được ví là kho báu của kinh ngh và trí tuệ của dân gian. Tục ngữ Việt Nam thường rất ngắn gọn, đối X nhau cả về nội dung và hình thức, lập luận chặt chẽ giàu hình ảnh.

Thật vậy, đọc - hiếu 8 câu tục ngữ được SGK giới thiệu, ta nhận t tục ngữ râ't ngắn gọn, có câu chỉ có 4 âm tiết như: “Tấc đất, tấc và hay: “Nhất thì, nhì thục”. Dù ngắn gọn, song các câu tục ngữ đã diễn đầy đủ, trọn vẹn một nhận xét, một phán đoán hay đúc kết một quy nào đó.

Các câu tục ngữ đều sử dụng vần, nhất là vần lưng. Chẳng 1 ”mười”- “cười”, “nắng”- “vắng”, “nhà”- “gà”., đã tạo cho các câu tục ngũ nên nhịp nhàng, dễ thuộc, dễ nhớ, dề lưu truyền trong dân gian.

Mặt khác, trong tục ngữ thường có các vế đôi xứng với nhau ci hình thức và nội dung. VD: Mau (dày) sao thì nắng/ vắng sao thì (nắng > < vắng)

Hoặc: Đêm tháng năm/ chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười/ chưa cười đã tối.

(đêm >< ngày, tháng năm >< tháng mười, sáng >< tối)

Chính nhờ phép đối trên đã tạo cho các câu tục ngữ trở nên cân hài hoà, làm nổi bật sự trái ngược giữa ngày và đêm, giữa mùa hỉ mùa đông, nhân mạnh sự khác biệt về sao sẽ dẫn đến sự khác biệ mưa, nắng. Qua đó, phép đôi cũng làm cho câu tục ngữ trở nên dễ nói nghe, dễ đi vào lòng người.

Một đặc điểm hết sức nổi bật của tục ngữ là lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh. VD: “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.” Với kết cấu là xứng và đối lập nhau theo từng vế, cấu trúc theo điều kiện - giả thiết: kết quả tạo nên sự chặt chè, dứt khoát và khẳng định. Kết cấu đó làm cho sự lập luận của tác giả dân gian được chặt chẽ và hàm xúc.

Bên cạnh việc lập luận chặt chẽ, các câu tục ngữ còn có cách nói hình ảnh. Bằng các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu như ẩn dụ, phóng tác giả dân gian đã nhấn mạnh vai trò của đất đai đối với người nông dân: “Tấc đất, tấc vàng”. Hoặc với biện pháp nói quá: “chưa nằm đã sáng”, “chưa cười đã tối”, người dân lao động xưa đã đưa ra một nhận xét thú vị về so sánh sự thay đổi thời gian ngày, đêm giữa các tháng.

Như vậy, có thể khẳng định: Bằng lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp, giàu hình ảnh những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt nhừng kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta trong việc quan sát các hiện tượng thời tiết và sản xuất nông nghiệp. Những câu tục ngữ ây là bài học thiết thực, là hành trang của nhân dân lao động.

26 tháng 4 2017

1. Đọc kĩ các câu tục ngữ và chú thích trong bài để hiểu văn bản và những từ ngữ khó.
2. Có thể chia những câu tục ngữ thành hai nhóm:
- Nhóm câu tục ngữ về thiên nhiên: câu 1, 2, 3, 4.
- Nhóm câu tục ngữ về lao động sản xuất: câu 5, 6, 7, 8.
3. Phân tích nội dung từng câu tục ngữ:
(1) Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
- Nghĩa là tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn. Suy ra tháng năm ngày dài, tháng mười đêm dài.
- Cơ sở thực tiễn là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế.
- Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp. Chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí,...
- Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ.
(2) Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
- Nghĩa là khi trời nhiều (dày) sao sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít (vắng) sao thì mưa.
- Đây là kinh nghiệm để đoán mưa nắng, liên quan trực tiếp đến công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng. Do ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, nhiều mây nên nhìn thấy ít sao.
- Nhìn sao có thể đoán trước được thời tiết để sắp xếp công việc.
(3) Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
- Nghĩa là khi có ráng mỡ gà, sẽ có mưa bão lớn. Vì vậy phải chú ý chống bão cho nhà cửa.
- Câu tục ngữ nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt.
(4) Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
- Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển (bò) thì khả năng sắp có mưa lớn và lụt lội xảy ra.
- Kiến là loại côn trùng nhạy cảm. Khi sắp có mưa lụt, chúng thường di chuyển tổ lên chỗ cao, vì vậy chúng bò ra khỏi tổ. (Trước trận mưa rào, Trần Đăng Khoa quan sát thấy: kiến/ hành quân/ đầy đường.)
Câu tục ngữ được đúc kết từ quan sát thực tế, nó nhắc nhở về ý thức phòng chống bão lụt, loại thiên tai thường gặp ở nước ta.
(5) Tấc đất tấc vàng
Đất được coi quý ngang vàng.
Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước (diện tích). Tính tấc là muốn tính đơn vị nhỏ nhất (diện tích hay thể tích). Vàng là kim loại tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu).
Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn.
Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả).
(6) Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
Câu này nói về giá trị kinh tế khi khai thác ao, vườn, ruộng. Cũng có thể nói về sự công phu, khó khăn của việc khai thác các giá trị kinh tế ở các nơi đó. Ruộng thì phổ biến, chỉ để cấy lúa hay trồng cây lương thực, hoa màu. Vườn thì trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ. Ao thả cá, thả rau muống,... Kĩ thuật canh tác rất khác nhau. Người xưa đã tổng kết về giá trị kinh tế, cũng có thể kèm theo đó là độ khó của kĩ thuật.
Áp dụng câu tục ngữ để khai thác tốt điều kiện tự nhiên, làm ra nhiều của cải vật chất.
(7) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
Câu tục ngữ nói về vai trò của các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp (trồng lúa nước) của nhân dân ta.
Yếu tố nước phải là yếu tố quan trọng hàng đầu, nếu bị úng, hay bị hạn, mùa vụ có thể bị thất thu hoàn toàn. Sau đó là vai trò quan trọng của phân bón. Yếu tố cần cù, tích cực chỉ đóng vai trò thứ ba. Giống đóng vai trò thứ tư. Tuy nhiên, nếu ba yếu tố trên ngang nhau, ai có giống tốt, giống mới thì người đó sẽ thu hoạch được nhiều hơn.
Câu tục ngữ nhắc nhở người làm ruộng phải đầu tư vào tất cả các khâu, nhưng cũng phải chú ý ưu tiên, không tràn lan, nhất là khi khả năng đầu tư có hạn.
(8) Nhất thì, nhì thục.
Câu tục ngữ nêu vai trò của thời vụ (kịp thời) là hàng đầu. Sau đó mới là yếu tố làm đất kĩ, cẩn thận. Thời vụ liên quan đến thời tiết, nắng mưa. Nếu sớm quá, muộn quá, cây trồng sẽ bị ảnh hưởng và có khi không cho sản phẩm.
Câu tục ngữ nhắc nhở vấn đề thời vụ và việc chuẩn bị đất kĩ trong canh tác.
4. Minh hoạ đặc điểm hình thức của tục ngữ:
Ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu rất ngắn như câu: Tấc đất, tấc vàng; Nhất thì, nhì thục.
Thường có vần, nhất là vần lưng. Hầu như câu tục ngữ nào cũng có vần. Ví dụ: nhất thì, nhì thục; Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Ráng mỡ gà,nhà thì giữ.
Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung. Ví dụ như 2 vế của câu 1, câu 2, câu 3.

Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh. Lời trong tục ngữ cô đọng, mỗi lời như dồn nén, không có từ thừa. Các hình ảnh ví von như chưa nằm, chưa cười, các hình ảnh thiên nhiên như sao, ráng, đất, vàng,...

Soạn văn bài Tiếng gà trưa, Trả lời câu hỏi đọc - hiểu văn bản bài tiếng gà trưaTIẾNG GÀ TRƯATRẢ LỜI CÂU HỎI PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢNCâu 1.-Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.-Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người...
Đọc tiếp
Soạn văn bài Tiếng gà trưa, Trả lời câu hỏi đọc - hiểu văn bản bài tiếng gà trưa

TIẾNG GÀ TRƯA

TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Câu 1.

-Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.

-Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

Câu 2.

a.Những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ :

-Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

-Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

-Hình ảnh người bà soi từng quả trứng cho gà ấp.

b.Tiếng gà trưa gợi nhớ những kỉ niệm dấu yêu thời thơ ấu.Những kỉ niệm đó không phai mờ trong tâm hồn người cháy, bởi đó là tình cảm gia đình, ruột thịt, tình cảm quê hương, cội nguồn không thể thiếu được trong mỗi con người.

Câu 3.

-Hình ảnh người bà :

+Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

+Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ

+Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=>Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

-Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

Câu 4.

-Mỗi khổ trong bài thơ ngũ ngôn thường có 4 câu, trong bài này chỉ có khổ 3,5,6 là 4 câu, còn các khổ khác thường nhiều câu hơn ( 5 -6 câu, khổ 1 tới 7 câu).

-Cách gieo vần : phần lớn là vần cách, không nhất thiết gieo đúng vần mà chỉ cần đúng âm điệu. Câu cuối khổ trước cũng không vần với câu đầu khổ sau.

-Câu thơ “ tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần, dùng để mở đầu khổ thơ thứ 2,3,4,7. =>Tác dụng :

+việc bắt đầu khổ thơ bằng câu thơ 3 tiếng góp phần tạo nên điểm nhấn cảm xúc.

+Sau tiếng gà trưa là kỉ niệm => câu thơ khiến cho mạch cảm xúc trong bài được liên mạch, kết nối các khổ thơ với nhau, mạch cảm xúc xuyên suốt cả bài thơ => Tình cảm chân thật, da diết, nồng nàn.

3
29 tháng 11 2016

ukm bn thanghoa

30 tháng 11 2016

Sách hay sách vnen hả bạn

 

 

21 tháng 2 2020

a)

Việt Nam ta là một nước nông nghiệp, chính vì thế yếu tố đất đối với chúng ta là một yếu tố quan trọng. Không có đất thì không thể trồng trọt và đương nhiên là không có đất thì làm sao có thể sinh sống được. Câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” thể hiện rõ sự quý giá của đất đối với con người Việt Nam ta.

Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng xét về mặt thể loại thì nó lại là một chỉnh thể thẩm mỹ. Nó chỉ có một câu bốn từ nhưng lại được các nhà nghiên cứu phê bình coi là một tác phẩm. Nó đứng ngang hàng với những bài thơ dài hay những tác phẩm truyện ngắn. Đất là đất còn vàng là vàng, bình thường vàng là thứ quý giá nhất, nó cũng là thứ tài nguyên mà ngày trước biết bao nhiêu đế quốc hùng mạnh đã xâm lược nước ta để cướp đi. Thế nhưng ở đây đất lại quý như vàng.

Bởi vì một tấc đất người nông dân Việt Nam cũng có thể canh tác, trồng trọt, ở. Một tấc đất ấy có thể làm nên sức khỏe, sinh sống, thức ăn cho con người. Có đất thì con người mới có nhà ở, có đất mới có trồng trọt để có thức ăn, có thức ăn mới có thể có sức khỏe và làm ra những thứ quý giá khác.

Chính vì thế, ta có thể khẳng định rằng câu tục ngữ của cha ông để lại hoàn toàn chính xác, nó có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong việc giáo dục các thế hệ mai sau phải biết quý trọng đất. Vì tấc đất là tấc vàng.

b)Nhất nước: Nước là thành phần chính của cây trồng, nước tham gia vào mọi hoạt động sống như quang hợp; vận chuyển, trao đổi chất; định hình cơ thể... nước sạch cho sản phẩn sạch, nước ô nhiễm cho sản phẩm ô nhiễm... Mỗi thời kì sinh trưởng, phát triển cây cần lượng nước khác nhau, thừa thiếu đều không tốt. Không có nước cây không thể duy trì sự sống.
Nhì phân: Phân bón là thức ăn của cây, mỗi giai đoạn cây cần thành phần, tỉ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau. Phân bón không thể thiếu trong nông nghiệp hiện đại, đặc biệt với phương pháp trồng cây không cần đất.
Tam cần: Cần cù, chăm chỉ trong lao động chân tay và trí óc. Nông nghiệp hiện đại không chỉ cần những con người chỉ biết 1 nắng hai sương mà còn cần những nhà nông thông thái, chịu khó học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu kiến thức khoa học, kĩ thuật, có kiến thức về thị trường kinh tế nông nghiệp...
Tứ giống: Giống có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng. Cần nghiên cứu tạo giống tốt, phù hợp với địa phương.
Cả 4 yếu tốt trên đều quan trọng và không thể thiếu thì nông nghiệp sẽ phát triển.

29 tháng 3 2016

Làm bài văn cũng dễ dàng thôi Chỉ cần đầy đủ lý lẽ, dẫn chứng,... là được 
Cho dàn bài này làm ví dụ : 
I. Mở bài 
- Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam lấy chữ nhân làm gốc.
- Một trong những nét đẹp của phẩm giá là tình thương yêu con người và đức vị tha.
- Ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ con cháu : Thương người như thể thương thân.
II. Thân bài 
a) giải thích ý nghĩa câu tục ngữ. 
-Thân là bản thân. Thương thân là thương mình, khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, ốm không thuốc. 
- Thương người : người là người xung quanh. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ.
Thương người như thể thương thân : ta yêu quý bản thân mình như thế nào thì mình phải thương người khác như thế. Nếu đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu,... thì khi thấy người khác lâm vào cảnh ấy, ta hãy cảm thông, giúp đỡ, quan tâm tới họ như đối với chính bản thân ta. 
b) Tác dụng của câu tục ngữ : 
Là lời nhắc nhở phải biết Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình. 
Phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống. 
Cội nguồn của tình yêu thương là lòng nhân ái
c) chứng minh nội dung câu tục ngữ. 
Một cá nhân không thể sống tác rời cộng đồng gia đình, xã hội, nhất là lúc cơ nhỡ, khó khăn ( từ đoạn này bắt đầu lấy dẫn chứng cụ thể qua sách báo, phim ảnh,.... mà bạn biết) 
Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy ( Tiếp tục đưa ra dẫn chứng ) 
Hiện nay, phong trào từ thiện được nhân rộng khắp đất nước. Đó là biểu hiện cụ thể của truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
III. Kết bài 
Tình giai cấp, nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hành đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Tinh thần tương thân tương ái là nét đẹp nổi bật trong bản sắc của dân tộc ta. 
Trong thời đại mới, tinh thần ấy nâng cao, mở rộng thành tình yêu nhân loại.
thanks minh nhe! cam on truoc nhớ tick cho mình nhé

28 tháng 3 2016

giúp mk với

a) chép 2 câu tục ngữ về con người và XH b) phân tích nghĩa đen và nghĩa bóng của 2 câu tục ngữ trên ? Viết 1 đoạn văn NL ngắn từ 8-10 câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề của học sinh khi tham gia an toàn giao thông hiện nay , trong đó có sử dụng thành phần TN , pheap liệt kê , dấu chấm phẩy Tìm cụm C-V làm thành phần gì trong câu ? - Lan chăm ngoan học giỏi khiến cha mẹ rất vui lòng -...
Đọc tiếp

a) chép 2 câu tục ngữ về con người và XH

b) phân tích nghĩa đen và nghĩa bóng của 2 câu tục ngữ trên ?

Viết 1 đoạn văn NL ngắn từ 8-10 câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề của học sinh khi tham gia an toàn giao thông hiện nay , trong đó có sử dụng thành phần TN , pheap liệt kê , dấu chấm phẩy

Tìm cụm C-V làm thành phần gì trong câu ?

- Lan chăm ngoan học giỏi khiến cha mẹ rất vui lòng

- Bức thư tôi viết cho anh ấy đã đc gửi đi từ hôm qua

- Trung đội trưởng Bính có khuôn mặt đầy đặn

- Cây con này quả đất sai

- Sương muối xuống nhoều làm cho lúa mới cáy có nguy cơ tàn lụi

Phân tích nội dung và nghệ thuật 3 câu tục ngữ

- Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

- đói cho sạch rách cho thơm

- học thầy ko tày học bạn

Chuyển đổi câu chủ động sau đây thành câu bị động

- người ta đã xây dựng xong phòng đa năng

- bộ đội đã bắc chiếc cầuu tre ấy qua suối

Hơi dài nhiưng mà mai mik cần r m .n rámg giúp mik nha :((

4
7 tháng 5 2018

- Lan chăm ngoan, học giỏi khiến cha mẹ rất vui lòng.

+ Câu này có cụm C - V " Lan chăm ngoan, học giỏi " đứng làm CN trong câu. + Câu này còn có cụm C - V " Cha mẹ rất vui lòng " là thành phần của cụm động từ và kết hợp với động từ " khiến ".

- Bức thư tôi viết cho anh ấy đã được gửi đi từ hôm qua.

Câu này có cụm C - V " Bức thư tôi viết cho anh ấy " làm CN trong câu.

- Trung đội trưởng Bính có khuôn mặt đầy đặn.

Câu này có cụm C - V " khuôn mặt đầy đặn ". Cụm này dùng làm VN trong câu.

- Cây con này quả đất sai.

Câu này có cụm C - V " Quả đất sai " làm VN trong câu.

- Sương muối xuống nhiều làm cho lúa mới cấy có nguy cơ tàn lụi.

Câu này có cụm C - V " Lúa mới cấy có nguy cơ tàn lụi " làm phụ ngữ cho động từ " làm cho ".

7 tháng 5 2018

- Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

+ Nội dung : Đoàn kết tạo ra sức mạnh, giúp ta làm nên những công việc lớn lao.

+ Nghệ thuật : Nhân hóa , ẩn dụ.

- Đói cho sạch rách cho thơm.

+ Nội dung : Dù trong hoàn cảnh nào khó khăn và thiếu thổn đến đâu chúng ta cũng không được vịn vào đó để buông thả, làm càn, đánh mất lòng tự trọng, bôi nhọ danh dự, làm trái với lương tâm đạo đức con người.

+ Nghệ thuật : Câu từ nhiều nghĩa.

- Học thầy không tày học bạn.

+ Nội dung : Học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh vì thầy chỉ dạy ở lớp, ở trường, còn phần lớn thời gian của học sinh là học tập với bạn bè. Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêm điều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đời sống.

+ Nghệ thuật : So sánh.