K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2018

Bài 1 : Giống ; Đều bắt nguồn từ truyền miệng hoặc do dân gian để lại ,những câu chuyên có tính chất hư cấu và không có thật 100%.Đều dạy con người ta làm lành tránh điều ác,đều có ý chiến rthắng dành về chân chính,cái tà luôn bị đẩy lùi.Có tính giáo dục cao 
Khác:truyện cổ tích là nhưng tích chuyện cổ, không nhất thiết phải có địa điểm lịch sử,không nhất thiết phải gắn lich sử nhân vật vào với câu truyện có tính chất lịch sử .Còn truyền thuyết thì nhất định phải có tên nhân vật cụ thể,địa điểm cụ thể để thuyết minh lại nhân vật hoặc địa điểm mang tính chất được lưu truyền .

Bài 2 : Ý nghĩa truyện Thánh Gióng : 

ứa nhỏ hôm qua chưa biết nói, hôm nay nghe tiếng rao cầu hiền đánh giặc của sứ giả vua Hùng Vương thứ tư, nó liền biết nói và tiếng nói đầu tiên là tiếng nói yêu nước, là lời xin tình nguyện đánh giặc ngoại xâm. Cái độc đáo của trí tưởng tượng và lòng yêu nước cũng là mới hôm qua trong thời bình, đứa trẻ còn nhỏ mà hôm nay, khi đất nước lâm nguy, nó vươn vai một cái tức thì nó cao lớn mười trượng. Dường như hễ nhiệm vụ nặng nề bao nhiêu thì nó cao lớn bấy nhiêu để thừa sức giết giặc. Giết giặc xong, vị thần làng Phù Đổng cưỡi ngựa lên trời chứ không về triều: ý chí phục vụ vô tư thật là gương mẫu.

Thánh Gióng là hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, là truyện cổ tràn đầy tư tưởng yêu nước - tấm lòng căm thù giặc, ý chí quyết thắng, không truvện cố tích nào so sánh kịp. Chúng ta hãy chú ý một chi tiết: Thánh Gióng xuất hiện dưới đời Hùng Vương thứ 18. Thế là trong tâm trí của tố tiên chúng ta, tư tưởng thương nòi yêu nước bắt nguồn từ rất xa trong lịch sử. Hai truyện, một trị thủy vì dân, hai đánh giặc vì nước bổ sung với nhau và làm cho truyện họ Hồng Bàng phát triển được hoàn chỉnh nội dung tư tưởng của nó.

Ý nghĩa truyện Thạch Sanh :

 Nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện cổ tích.

– Khẳng định chân lý “ở hiền gặp lành”, thể hiện niềm tin và mong muốn của người xưa về một xã hội công bằng.

– Những kẻ tham lam, ích kỉ, lợi dụng người khác chắc chắn sẽ gánh chịu hậu quả.

P/s : Không nhận gạch đá !

 

15 tháng 11 2019

Theo ý tớ:

Truyền thuyết,truyện cổ tích và truyện ngụ  ngôn khác nhau ở điểm sau:

-Truyền thuyết:Là tên gọi dùng chỉ một nhóm truyện dân gian được truyền miệng nhau nhưng không xác thực để giải nghĩa một số hiện tượng,sự kiện trong thời gian thần thoại,lịch sử hoặc 1 thời gian nào đó không phải hiện tại.

-Truyện cổ tích:Câu truyện có ý nghĩa cổ xưa,nhằm kể ra một số câu truyện về lòng tốt,răn dạy,cuộc phiêu lưu,...đều là do trí tưởng tượng của những tác giả.

- Truyện ngụ ngôn:Là một câu truyện hay nhiều truyện ngắn ghép lại đều có ngụ ý răn dạy,khuyên chúng ta không nên làm gì và nên làm gì.

Giống: Đều là truyện dân gian

Khác:

- Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay bằng thơ, mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ... làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí.

- Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. ... Là một thể loại truyền miệng, truyện cổ tích thường có nhiều dị bản.

- Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử, là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong cảnh địa phương theo quan niệm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.

12 tháng 10 2019

giống nhau:

- đều là loại truyện dân gian do nhân dân ta sáng tạo ra có tính chất truyền miệng.

- đều có yếu tố kì ảo hoag đường được xây dựng bằng trí tưởng tượng phong phú của người xưa.

khác nhau:

- truyện truyền thuyết kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân ta đối với các nhân vật và sự kiện được kể.

- truyện cổ tích kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc, thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân ta về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác.

câu còn lại bạn tự làm nha.

k cho mình nhé.

12 tháng 10 2019

mình nỏ biết

12 tháng 10 2018
    Truyện truyền thuyết

  Truyện cổ tích

- Kể các nhân vật lịch sử có liên quan đến lịch sử thời quá khứ

-Thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật lịch sử

-Người kể người ,nghe tin câu truyện có thật

-Kể cuộc đời của 1 số nhân vật quen thuộc

-Thể hiện quan niệm , ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh của cai thiện thắng cái ác , ỏ hiền gặp lành.

-- Người kể , nghe không tin câu truyện có thật 

2, Mình không biết bạn viết thế nào nên bạn tham khảo cái này:

- Biểu hiện sức mạnh, tinh thần đánh giặc nhiệt huyết, dũng cảm, quyết chiến quyết thắng.

- Thể hiện sức mạnh của cộng đồng người Việt : Giúp dỡ về vật chất, tiếp thêm vũ khí chiến đấu để Thánh Gióng đánh tan giăc.

- Thánh Gióng hoàn thành nhiệm vụ cứu dân, cứu nước thật vẻ vang. 

- Chi tiết này là hình ảnh đẹp trong tâm trí mọi người. 

 sự khác nhau giữa Thạch sanh và lí thông

  • Thạch Sanh là người nhân hậu, độ lượng, trong sáng vô cùng. Luôn tin người, sẵn sàng giúp đỡ người bị hại, không bao giờ nghĩ tới việc người đền ơn. Còn Lí Thông là kẻ vong ân bội nghĩa, xảo trá, gian ác, thấp hèn. Hình tượng nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông đại diện cho hai thái cực thiện và ác.
  • Thạch Sanh giết chằn tinh, đại bàng, cứu công chúa, Lí Thông hèn nhát đẩy Thạch Sanh thế mạng cho mình nhưng khi Thạch Sanh lập được công lớn thì lại tìm cách cướp công.
  • Đó là sự đối lập giữa thiện và ác, chính nghĩa và gian tà. Sự chiến thắng của Thạch Sanh đối với Lí Thông là sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện đối với cái ác, cái xấu.
28 tháng 9 2019

Câu 1:                                                                                                                                                                                                                 - Vì Thạch Sanh là nhân vật bất hạnh thuộc 1 trong các loại nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích.
- Câu truyện xuất hiện các thử thách, chiến công của Thạch Sanh và đó là một trong các cốt truyện phổ biến trong thể loại cổ tích.
- Câu chuyện còn nói lên ước mơ của nhân dân có một người anh hùng bảo vệ đất nước và chứng minh cái thiện luôn chiến thắng cái ác.                                                                                                                                                                                                                  Câu 2:                                                                                                                                                                                                                - Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước.                                                                                                        - Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước.                                                                                                                                                                                                                

25 tháng 10 2018

 Truyền thuyến : kể về các nhân vật va sự kiện liên quan đến lịch sử thời kì quá khứ . Có yếu tố tưởng tượng kì ảo . thể hiện thái độ , cách đánh giá của nhân dân về các sự kiện lịch sử .

 Cổ tích : kể về cuộc đời của nhân vật thuộc kiểu : nhân vật bất hạnh , nhân vật dũng sĩ , nhân vật thông minh , nhân vậ ngốc nghếch , nhân vật là con vật , cây cối . Có yếu tố hoang đường kì ảo . Thể hiện ước mơ , niềm tin của nhân dân về cái thiện thắng cái ác , cái tốt thắng cái sấu .

Đấy là khác nhau !

Giống nhau :

  _ Đều là truyện dân gian 

  _ Đều có yếu tố kì ảo

  _ Đều có sự ra đời thần kì

  _ Đều thể hiện tài năng phi thường của các nhân vật

   Kb với mình nhé ! chúc mừng hallowwin

25 tháng 10 2018

Giống ; Đều bắt nguồn từ truyền miệng hoặc do dân gian để lại ,những câu chuyên có tính chất hư cấu và không có thật 100%.Đều dạy con người ta làm lành tránh điều ác,đều có ý chiến rthắng dành về chân chính,cái tà luôn bị đẩy lùi.Có tính giáo dục cao 

Khác:truyện cổ tích là nhưng tích chuyện cổ, không nhất thiết phải có địa điểm lịch sử,không nhất thiết phải gắn lich sử nhân vật vào với câu truyện có tính chất lịch sử .Còn truyền thuyết thì nhất định phải có tên nhân vật cụ thể,địa điểm cụ thể để thuyết minh lại nhân vật hoặc địa điểm mang tính chất được lưu truyền .

24 tháng 11 2017

 So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết với truyện cổ tích. 
a) Giống nhau: 
- Đều là truyện dân gian.
- Có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Có nhiều chi tiết giống nhau: sự ra đời thần kì, nhân vật chính có tài năng phi thường…
b) Sự khác nhau:

Truyền thuyết

-  Kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử được kể.
- Người kể, người nghe tin câu chuyện có thật (dù có yếu tố tưởng tượng kì ảo).

Truyện cổ tích
- Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc.Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, v v…
- Người kể, người nghe không tin câu chuyện là có thật (dù có yếu tố thực tế).
2a) Giống nhau: 
- Đều là truyện dân gian.
- Đều chế giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với điều người ta muốn răn dạy.
- Có yếu tố gây cười.

b) Sự khác nhau:
-Mục đích:

Ngụ ngôn

+ Khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống. Sử dụng cách nói ẩn dụ, ngụ ý.
Mục đích:

Truyện cười

+ Gây cười để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự việc, hiện tượng, tính cách đáng cười.Sử dụng cách nói thẳng, trực tiếp.

28 tháng 11 2017

bùi khánh huy trả lời rồi sao cậu ko chọn câu trả lời này

10 tháng 10 2020

Lý Thông tôi là một người chuyên bán rượu trong làng. Nhờ vào tay nghề ủ rượu ngon, nên gần xa trong làng ai cũng biết đến. 

Một lần, tôi trong một chuyến đi xa, tôi ghé lại nghỉ chân ở quán nước. Chợt tôi thấy một chàng trai vạm vỡ, nước da bánh mật, gánh một bó củi to trên lưng. Tôi tò mò, hỏi ra mới biết đó là Thạch Sanh, một chàng trai mồ côi sống bằng nghề kiếm củi. Thấy Thạch Sanh hiền lành, khỏe mạnh lại mồ côi, tôi ngẫm nghĩ: “Thạch Sanh khỏe mạnh lại khù khờ thế này, mang nó về nhà giúp việc chắc tôi đỡ được bao nhiêu”. Vậy là tôi ngỏ ý kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, Thạch Sanh thấy có người thương mình thì vui vẻ nhận lời. Kết nghĩa xong, tôi bèn mời Thạch Sanh về nhà ở để dễ bề lợi dụng.

Từ ngày có nó mẹ con tôi đỡ vất vả đi nhiều. Những công việc nặng nhọc trong nhà, thằng bé tranh làm hết. Hai mẹ con tôi từ đó nahfn nhã nhiều. Nhưng rồi cuộc sống không êm đềm nhưu tôi vẫn thường nghĩ. Trong vùng lúc bấy giờ chợt xuất hiện một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Nó thần thông quảng đại thế nên dân làng đành bó tay, không ai có thể diệt trừ được nó. Để yên ổn, dân làng họp lại đưa ra kế sách đành tình nguyện nộp người cho nó để nó ăn thịt, không quấy phá dân làng nữa. Lệ làng phép nước, sao có thể tránh khỏi, cuối cùng cũng đến ngày tôi phải nộp mạng. Tôi về nhà, nhìn nhà cửa, nhìn mẹ già mà không khỏi đành lòng chịu chết như thế. Chợt Thạch Sanh từ núi gánh củi về, tôi chợt nghĩ ra cách là nhờ Thạch Sanh đi thay mình. Tối đó, tôi mời Thạch Sanh ăn uống no say, rồi cất lời nhờ cậy:

- Mấy nữa, anh có chuyến giao rượu xa, ngặt nỗi, làng lại cử anh đi canh miếu. Chuyến hàng này rất quan trong anh không đi không yên tâm, em có thể giúp anh đi canh miếu thay anh được không?

Thấy tôi nhờ vả, Thạch Sanh không chần chừ đáp:

- Anh cứ yên tâm giao em.

Nghe vậy, tôi và mẹ vui mừng lắm. Hôm Thạch Sanh đi canh miếu tôi thấp thỏm không thôi. Phần vì cũng cảm thấy có lỗi, thằng bé hiền lành, nhưng rồi nghĩ:" Nó không thay mình thì người chết đêm nay là mình". Trời về khuya, tôi cũng thôi, không nghĩ gì nữa mà tắt đèn đi ngủ.  Vừa thiu thiu ngủ thì bỗng có tiếng gọi của Thạch Sanh:

- Anh ơi.... anh ơi.... anh....

Nghe tiếng gọi, mẹ con tôi nghĩ Thạch Sanh về đòi mạng, ,mẹ con tôi van xin khẩn thiết:

-Em ơi, em sống khôn chết thiêng tha cho mẹ và anh…. Anh xin lỗi…..

Thạch Sanh không hiểu chuyện gì đang xảy ra, bèn phân chần:

- Anh ơi, là em, em đây, em nào đã chết, em là người mà anh

Lúc bấy giờ tôi mới tôi mới tin là Thạch Sanh còn sống. Nhưng làm sao mà nó còn sống trở về được. Chẳng lẽ nó biết được ở miếu có chằn tính, bản thân nó chỉ là thế mạng nên quay về đây trả thù.

- Thế sao chú về sớm thế, anh nhờ chú canh miếu mà.

Nghe hỏi, Thạch Sanh thật thà kể lại chuyện giết chằn tinh, bây giờ mẹ con tôi mới an tâm.  Nhìn con trăn sau lưng Thạch Sanh tôi chợt nghĩ ra kế:

- Trời ơi, con trăn ấy là của nhà vua nuôi đã lâu. Nay em bắt giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng, em hãy lo trốn ngay đi! Có chuyện gì để mặc anh ở nhà lo liệu!

Sau khi xúi Thạch Sanh bỏ trốn, tôi cùng mẹ hăm hở đem xác chằn tinh lên kinh đô lĩnh thưởng. Tôi được vua khen ngợi và phong làm đô đốc.
Năm đó, Vua có một người con gái đến tuổi lấy chồng nhưng chưa chọn được ai thích hợp, vua cha bèn nghĩ ra cách ném cầu kén rể, ai bắt được cầu sẽ được làm phò mã. Tôi cũng hăm hở đến dự lễ ném cầu này, vì biết đâu tôi lại giành được tú cầu, một bước lên tiên. Nhưng khi công chúa vừa lên lầu chuẩn bị ném cầu thì bị một con đại bàng cắp đi mất. Cả kinh thành náo loạn đi tìm công chúa.
Tôi được đức vua cho nhiệm vụ đi tìm công chúa và hứa sẽ gả con gái, truyền ngôi cho tôi nữa. Nhưng tôi chỉ vừa mừng vừa lo, không biết tìm công chưa kiểu gi cả. Tôi liền nghĩ đến Thạch Sanh, tôi về lại gốc đa năm xưa tìm nó. Thật vui mừng khi nó chính là người bắn trúng con đại bàng. Thạch Sanh còn tình nguyện xuống hang sâu để tìm công chúa. Tôi buộc dây vào thắt lưng hắn, dặn rằng khi vào cứu được công chúa thì hãy lay dây để kéo công chua lên, sau đó sẽ thả dây xuống để cứu em. Khi hắn cứu được công chúa, tôi đã không thả dây xuống cứu hắn nữa mà vít luôn của hang lại đề phòng nó tranh công của tôi.

Thế nhưng, từ lúc công chúa về cung không nói không rằng, vua cha rất lo lắng. Tôi đã mời rất nhiều nhà sư, đạo gia về để lễ tế nhưng không có tác dụng. Một hôm, trong từ trong tù phát ra một tiếng đàn của ai đó. Bỗng công chúa cất tiếng nói và muốn gặp người đánh đàn. Vua liền truyền người đánh đàn vào cung. Trước mặt mọi người tôi đã bị Thạch Sanh vạch mặt, Thạch Sanh vẫn thương tình tôi nên tha cho mẹ con tôi về quê làm ăn. Nhưng giữa đường do giữ lời thề năm xưa lúc kết nghĩa anh em. Tôi đã bị sét đánh chết.