K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1

‘‘Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !’’

(Trích SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Câu 1: Bài ca dao trên thuộc chủ đề nào ?Xác định phương thức biểu đạt chính? Nêu nội dung cụ thể của bài ca dao?

Câu 2:

a.Tìm từ láy có trong bài ca dao trên. Cho biết đó thuộc loại từ láy nào ?

b.Chỉ ra biện pháp tu từ “so sánh” được sử dụng trong bài cao dao trên ?Nêu tác dụng?

Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng từ 8-10 câu ) nêu cảm nhận của em sau khi học xong bài ca dao trên.(Trong đó có sử dụng một từ ghép - gạch chân).

Bài 2

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

(Ngữ văn 7- tập 1, trang 38)

Câu 1:

a. Bài ca dao trên thuộc chủ đề nào? Xác định phương thức biểu đạt chính?

b. Nêu nội dung chính của bài ca dao?

Câu 2:

a.Chỉ ra và xác định hai từ ghép, hai từ láy trong ngữ liệu trên.

b.Chỉ ra biện pháp tu từ “so sánh” được sử dụng trong bài cao dao trên?Nêu tác dụng?

Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng từ 8-10 câu) nêu cảm nhận của em về hai câu cuối trong bài ca dao trên.(Trong đó có sử dụng ít nhất một từ ghép đẳng lập -gạch chân)

0
Bài số 1:Công cha như núi ngất trờiNghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đôngNúi cao biển rộng mênh môngCù lao chín chứu ghi lòng con ơiBài số 2Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngátĐứng bến tê đồng, ngó bên tê đồng, bát ngát mênh môngThân em như chẽn lúa đòng đòngPhất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai1, Thế nào là ca dao? Đặc điểm thể thơ?2, Nêu nội dung chính của mỗi...
Đọc tiếp

Bài số 1:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chứu ghi lòng con ơi

Bài số 2

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bến tê đồng, ngó bên tê đồng, bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

1, Thế nào là ca dao? Đặc điểm thể thơ?

2, Nêu nội dung chính của mỗi bài

3, Nêu phương thức biểu đạt chính

4, Xác định từ láy trong 2 bài ca dao. Trong 2 bài ca dao đều sử dụng chung một từ láy, nghĩa là chúng trong từng bài có nét giống và khác nhau như thế nào?

5, Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong cả 2 bài ca dao và tác dụng

6, So sánh hình ảnh người phụ nữ trong bài số 2 với người phụ nữ ở trong bài ca dao sau;

Thân em như trái bần trôi 

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu\

 

1

Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:

Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời”, núi hùng vĩ, núi cao chót vót, cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hoá, hình tượng hoá, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thuỷ triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:

Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi!” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết “ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:

Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ”, đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi” thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

27 tháng 9 2021

Câu 1: PTBĐ: miêu tả.

Tham khảo:

Câu 2:

Bài ca dao ‘’Đứng bên ni đồng…" là một bài ca dao trữ tình đặc sắc đã ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước qua hình ảnh cánh đồng lúa bát ngát mênh mông ví vẻ đẹp duyên dáng, tươi trẻ, cần mẫn và yêu đời của nàng thiếu nữ làng quê  Việt Nam.

Bài ca dao được sáng tạo nên bằng bút pháp nghệ thuật độc đáo. Cách dùng từ chính xác, gợi cảm. Biện pháp tu từ so sánh, phép song hành đối xứng, cách đảo từ ngữ và sử dụng tiếng địa phương đã làm cho ý tưởng, lời ca đậm đà, ý vị. Có thể coi nó là một “viên ngọc quý trong kho tàng thơ ca dân gian Việt Nam.

Học bài ca dao này, ta thấy tâm hồn mình thêm gắn bó, yêu thương quê hương đất nước, biết quý trọng và biết ơn những người nông dân vất vả dãi nắng dầm mưa để làm nôn những bát cơm đầy dẻo thơm

Em tham khảo bài viết của anh:

"Quê hương hương là gì hả mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hả mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều....."

Nhớ làng, nhớ cánh đồng xanh ngát, nhớ dòng sông,... Mỗi cảnh vật ở quê hương như gắn liền với tuổi thơ của mỗi người vậy, bởi vậy cho nên trong suy nghĩ của chúng ta, quê hương là nơi ta luôn hướng về dù có ở miền đất xa hay gần ngay trước mắt. Hình ảnh làng quê bình dị, đẹp đẽ của con người miền Trung, xung quanh chỉ là một màu vàng bao phủ của cánh đồng. Trải dài trên một mảnh đất quê hương, những người phụ nữ lộng lẫy, yêu kiều làm sao! Mô-tip "Thân em" đã khá quen thuộc để nói về hình ảnh người phụ nữ xưa, đẹp cả hình thức lẫn phẩm chất, vậy mà vẫn phải "phất phơ" dưới ngọn nắng. Hiện thân ở đó một xã hội mất công bằng. Nhưng dù sao đi chăng nữa, những giá trị ấy lại giúp làng quê của ta ngày trở lên đẹp hơn, rạng ngời hơn trong những tháng ngày của đất nước.

3 tháng 9 2021

PTBĐ: Biểu cảm
 

3 tháng 9 2021

PTBĐ mà bạn ơi,chính đúng rồi

Bài 1: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:“Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:

“Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này ”.

(Trích Ngữ văn 7- Tập I)

Câu 1: Những câu văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Văn bản đó thuộc thể loại gì ? Câu 2: Hãy chỉ ra một từ láy có trong những câu văn trên. Xét về cấu tạo, từ láy đó thuộc kiểu từ láy nào ?

Câu 3: Tại sao người anh lại nói “tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này.” ?

Câu 4. Qua văn bản mà em vừa xác định, theo em, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì ?

Bài 2: . Đọc kỹ bài ca dao sau:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng, con ơi!”

Câu 1: Bài ca dao trên thuộc chủ đề nào? Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong bài ca dao là gì?

Câu 2: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng chủ yếu trong bài ca dao? Em hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy. Tìm các từ láy trong bài ca dao và phân loại.

Câu 3: Em có biết bài ca dao nào khác cũng có nội dung tương tự như bài ca dao trên? Hãy chép lại bài ca dao đó.

Câu 4: Từ nội dung bài ca dao trên, kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết 1 đoạn văn ngắn ( 8- 10 câu )nêu cảm nhận của em về vai trò của gia đình đối với mỗi con người. Trong đoạn văn có sử dụng từ láy, từ ghép – chỉ rõ 1 từ láy và từ ghép.

1

1. Nội dung: nỗi đau đớn cua hai anh em Thành và Thủy trước khi chia tay.

2. 

Quan hệ từ: và, mà, như, của.

Đại từ: chúng tôi, tôi

25 tháng 9 2016

a)Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông. 

                         (Từ láy, đảo, điệp ngữ)

=> Cánh đồng lúa với không gian rộng lớn, bao la.

      Thân em như chẽn lúa đòng đòng 

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

=> Hình ảnh cô gái trẻ trung, giàu sức sống.

  Bài ca dao là lời của ai, bày tỏ tình cảm gì?

=> Bài ca dao có thể là lời của một cô gái đang tự nói về mình, hay cũng là một chàng trai nhìn về cô gái đằng xa xa mà nói.

b) So sánh cách thức biểu cảm của bài ca dao trên với cách biểu cảm trong những đoạn văn sau. Sau đó, em hãy sắp xếp cách biểu cảm của bài ca dao và hai đoạn văn vào bảng bên dưới cho phù hợp.

=> Mình chả thấy đoạn văn nào hết.

23 tháng 9 2016

lời của chàng trai 

     bày tỏ tình cảm với cô gái

  chúc học tốthihi