K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 9 2019

Mẹ em đã ngoài bốn mươi tuổi nhưng vẫn còn rất trẻ mặc dù hàng ngày mẹ rất vất vả lo toan cho gia đình. Hàng ngày trước khi đi làm, mẹ dậy từ rất sớm để lo bữa sáng cho cả nhà. Mẹ nấu ăn rất ngon nên cả nhà ai cũng thích. Sau khi lo cho cả nhà ăn sáng, mẹ còn phải nấu một số món cho cả nhà ăn trưa vì mẹ đi làm xa trưa không về nhà được. Buổi chiều khoảng sáu giờ mẹ mới về đến nhà. Vừa bước chân vào nhà mẹ đã phải tất bật với biết bao nhiêu là công việc. Nào là nấu ăn, nào là giặt đồ, nào là dọn dẹp nhà cửa. Nhìn dáng mẹ những lúc như thế em thấy thương mẹ vô cùng. Em cũng giúp mẹ làm những việc nhẹ nhàng nhưng mẹ không cho. Mẹ bảo em cứ lo học cho giỏi là mẹ vui rồi. Sau khi cả nhà ăn tối, vừa dọn dẹp xongthif mẹ lại hướng dẫn em học. Khi mọi công việc xong xuôi, mẹ mới bắt đầu làm những công việc ở cơ quan còn dỡ dang. Em thầm nghĩ, một ngày có lẽ mẹ làm việc hơn hai phần ba thời gian. Em mong sao mình chóng lớn để giúp mẹ một số công việc cho mẹ đỡ vất vả hơn.

5 tháng 9 2019

Việt Nam, ngày ... tháng ... năm ....

Cô Ê- mi-li kính mến !

Hôm nay trong giờ học lịch sử, khi nói về thắng lợi của cuộc kháng chiến của dân tộc cháu, cháu hiểu ra rằng để giành lại độc lập cho dân tộc mình, không phải chỉ có sự hy sinh xương máu của biết bao thế hệ người Việt Nam mà còn của biết bao người yêu chuộng hoà bình trên thế giới mà người cha của cô là No-man Mơ-ri-xơn là một chiến sĩ vô cùng anh dũng và tiêu biểu.

Thưa cô Ê-mi-li !

Nơi ở của cháu và cô cách nhau nửa vòng trái đất. Cháu muốn nhờ cánh thư nhỏ này gửi tới cô lời biết ơn chân thành nhất của cháu cũng như của cả dân tộc cháu.

Cô ơi ! Thế hệ chúng cháu là thế hệ được sinh ra trong hoà bình, được sống trong bầu không khí trong lành, được hạnh phúc trong vòng tay âu yếm đầy đủ của cha mẹ, của thầy cô giáo và của tất cả mọi người. Có thể chúng cháu sẽ không hiểu được những cái giá mà dân tộc cháu và những người như cha cô phải trả - nếu không có được những giờ học lịch sử như hôm nay và những câu chuyện cảm động và chân thực mà chúng cháu được đọc qua báo chí.

Cô ạ ! Khi đọc câu chuyện "Ngọn lửa Mo-ri-xơn", cháu không khỏi bùi ngùi xúc động về tấm gương hy sinh anh dũng của cha cô - người mà cô hằng yêu kính. Cái ngày mà cha cô ra đi và quyết định làm một nghĩa cử cao đẹp: Ông tẩm xăng vào mình và châm lửa tự đốt cháy cơ thể của mình để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam. Đó là ngày 2 tháng 11 năm 1965. Lúc ấy, cô vẫn còn bé lắm nhỉ ? Mới có 18 tuổi thôi phải không cô ? Ôi, 18 tháng tuổi, cái tuổi hãy còn non nớt và hết sức ngây thơ. Nét thơ ngây ấy như đọng lại ở đôi mắt tròn xoe nhìn người cha không chớp như muốn ghi nhớ hình bóng người cha thương yêu vào trong tâm khảm. Và có người cha nào lại không thương con, không muốn sống cùng con, che chở cho con trong bước đường đời đầy thử thách và nghiệt ngã ? Thế nhưng, cha của cô trong niềm yêu thương con vô hạn, hôn con lần cuối, để quyết định hy sinh thân mình vì nghĩa lớn. Đọc đến đây, cháu đã khóc, khóc rất nhiều vì cháu thương mến và cảm phục ông đã hy sinh một cách anh dũng đến thế ! Thương cho cô mới 18 tháng tuổi đã phải mất cha ! Nhưng cháu đã khâm phục ông rất nhiều và cháu lại càng cảm thấy tự hào khi biết rằng lực lượng yêu chuộng hoà bình trên thế giới có một chiến sỹ quả cảm như ông. Cháu cũng như nhân dân cháu vô cùng biết ơn ông, một chiến sỹ yêu chuộng hoà bình của dân tộc Mỹ. Là một người Mỹ, ông đã dám đứng lên đấu tranh để phản đối sự tham gia quân sự ngày càng sâu của chính phủ Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Phải chăng, ông là một người có trái tim nhân ái bao la, có tinh thần quốc tế cao cả, có tấm lòng yêu chuộng hoà bình sâu sắc ? Ngọn lửa từ thân thể ông đã lay động và thức tỉnh bao con tim trên khắp hành tinh, đã thổi bùng lên phong trào yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới. Và nó đã góp phần rất quan trọng giúp đỡ cuộc cách mạng vinh quang của dân tộc Việt Nam mau chóng đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Nhà thơ Tố Hữu, một nhà thơ lớn của dân tộc cháu ngày ấy viết bài thơ: "Ê-mi-li con" để ca ngợi ông - một con người quả cảm anh dũng - dám hy sinh thân mình vì nền hoà bình của dân tộc khác:

Ê-mi-li con ơi!
Trời sắp sáng rồi...
Cha không bế con về được nữa!
Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa
Đêm nay mẹ đến tìm con...
Hôm nay, chúng cháu được sống trong một đất nước hoà bình tự do, thành quả mà cha ông chúng cháu đã đổ bao máu xương để giành lại cho tuổi thơ chúng cháu hôm nay. Chúng cháu luôn tự nhắc mình phải sống sao cho xứng đáng trong sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam mạnh giàu hôm nay. Phải sống sao để không phụ lòng người cha của cô - người con của chiến sỹ hoà bình vĩ đại No-man Mo-rĩon. Dân tộc Việt Nam chúng cháu và các thế hệ thiếu nhi Việt Nam mãi mãi biết ơn và không bao giờ quên "ngọn lửa Mo-ri-xon".

Cô ạ ! Hôm nay trên đất nước Việt Nam chúng cháu vẫn còn rất nhiều những bạn nhỏ bị tật nguyền do di chứng của chất độc màu da cam để lại trong mỗi người cha, người mẹ của họ trong cuộc kháng chiến vừa qua. Nhìn các bạn ấy sao lòng cháu thấy đau đơn và xót xa. Chiến tranh và những di chứng của nó để lại sao mà tàn khốc thế. Chứng kiến hậu quả của nó hôm nay, cháu càng thấm thía giá trị của sự hy sinh của cha cô đối với hoà bình.

Hàng ngày, qua màn hình ti vi, cháu vẫn thấy nhiều nơi trên thế giới còn diễn ra những cuộc chiến tranh sắc tộc. Và tuổi thơ của nhiều dân tộc vẫn đang đói rách cơ cực, phải hứng chịu những mất mát đau thương từ những cuộc chiến tranh ấy. Làm thế nào để tuổi thơ trên khắp hành tinh này được sống vui vẻ hồn nhiên mãi mãi trong hạnh phúc hoà bình ? Cháu mong sao trên cõi đời này tất cả mọi người hãy là những người yêu chuộng hoà bình tha thiết như cha cô để một thế giới không có chiến tranh, để không còn đói nghèo, để tuổi thơ chúng cháu ở đâu trên trái đất này cũng được sống êm đềm và hạnh phúc.

Thưa cô, cháu tin chắc rằng nếu như không có mạng lưới bưu chính đang ngày một hiện đại toả khắp hành tinh nay thì hôm nay có lẽ cháu không thể nào bày tỏ và chia sẻ tình cảm của cháu đối với cô được. Bưu chính mãi mãi là nhịp cầu nối liền tình cảm của biết bao người, biết bao dân tộc trong một thế giới hoà bình và hữu nghị. Cháu nghĩ đó cũng là ước vọng lớn lao của cha cô khi tự mình đốt lên "ngọn lửa Mo-ri-xon" ngày nào ?

Cô ơi ! Một lần nữa từ trái tim mình, cháu xin gửi đến cô tình cảm trân trọng và biết ơn. Cháu hy vọng rằng một ngày nào đó, cô có dịp sang Việt Nam thăm đất nước và con người của dân tộc cháu, một dân tộc đã gắn chặt số phận của cha cô và cô cùng biết bao người dân nước Mỹ.

Cháu mong chờ thư của cô.

Cháu vô vàn yêu quý cô