Bài 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:- Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt vợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ. Nước mắt tôi ròng rỏng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn… ...Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như...
Đọc tiếp
Bài 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
- Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt vợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.
Nước mắt tôi ròng rỏng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn…
...Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mà thôi.
a. Vì sao câu nói của bà cô khiến bé Hồng nước mắt chan hòa, đầm đia?
b. Đến cuối đoạn trích, vì sao câu nói đã từng xoắn chặt tâm can bé Hồng ấy lại trở vềnhưng chìm ngay đi, chú bé không mảy may nghĩ ngợi gì nữa?
c. Kể tên một câu chuyện khác đã được học viết về tâm trạng đau khổ của đứa trẻ phải xa gia đình.
d. Trong truyện, chú bé Hồng nhiều lần phải khóc:
- Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ.
- Tôi cười dài trong tiếng khóc
- Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.
Cảm xúc trong những lần khóc của nhân vật khác nhau như thế nào?
e. Từ văn bản, trình bày suy nghĩ của em về vai trò của gia đình đối với trẻ em bằng một đoạn văn.