K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1:

- Tác dụng về nhiệt: đèn dây tóc, bàn ủi,... - Tác dụng phát sáng: đèn huỳnh quang, đèn LED,... - Tác dụng từ: quạt điện, chuông điện,.... - Tác dụng hóa học: mạ vàng,... - Tác dụng sinh lý: châm cứu, sốc điện tim Bài 2:a)Muốn mạ vàng cho chiếc vỏ đồng hồ ta phải chọn dung dịch muối vàng ( vàng clorua). b)

- Dùng mạch điot và bóng đèn, đèn sáng khi chiều dòng điện đi qua điot có chiều từ dương sang âm.

và có thể

- Dùng đồng hồ vạn năng để đo.

31 tháng 5 2016

Lực tác dụng lên 1 vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm cho vật biến dạng, hoặc cả hai trường hợp trên cùng xảy ra.

Ví dụ: + Lực của gió tác dụng vào buồm làm buồm chuyển động.

+ Lực bàn tay tác dụng vào sợi dây cao su làm cho sợi dây cao su biến dạng.

+ Lực bàn chân của cầu thủ tác dụng vào quả bóng làm quả bóng biến dạng và biến đổi chuyển động.

1 tháng 11 2020

tác động ko phải tác dụng ok

1. Chọn câu Đúng. Dòng điện xoay chiều là dòng điện:A. có cường độ biến thiên tuần hoàn theo thời gian.B. có cường độ biến đổi điều hoà theo thời gian.C. có chiều biến đổi theo thời gian.D. có chu kỳ không đổi.2. Chọn câu Đúng. Các giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều:A. được xây dựng dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện.B. được đo bằng ampe kế nhiệt.C. bằng giá trị...
Đọc tiếp

1. Chọn câu Đúng. Dòng điện xoay chiều là dòng điện:
A. có cường độ biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

B. có cường độ biến đổi điều hoà theo thời gian.
C. có chiều biến đổi theo thời gian.

D. có chu kỳ không đổi.

2. Chọn câu Đúng. Các giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều:
A. được xây dựng dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện.

B. được đo bằng ampe kế nhiệt.
C. bằng giá trị trung bình chia cho .

D. bằng giá trị cực đại chia cho 2.
3. Đối với dòng điện xoay chiều cách phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong công nghiệp, có thể dùng dòng điện xoay chiều để mạ điện.
B. Điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng dây dẫn trong một chu kỳ bằng không.
C. Điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng dây dẫn trong khoảng thời gian bất kỳ đều bằng không.
D. Công suất toả nhiệt tức thời có giá trị cực đại bằng lần công suất toả nhiệt trung bình.
4. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Hiệu điện thế biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là hiệu điện thế xoay chiều.
B. Dòng điện có cường độ biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là dòng điện xoay chiều.
C. Suất điện động biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là suất điện động xoay chiều.
D. Cho dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều lần lượt đi qua cùng một điện trở thì chúng toả ra nhiệt lượng như nhau.
5. Chọn câu Đúng.
A. Tụ điện cho cả dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đi qua.
B. hiệu điện thế giữa hai bản tụ biến thiên sớm pha /2 đối với dòng điện.
C. Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều qua tụ điện tỉ lệ nghịch với tần số dòng điện.
D. Dung kháng của tụ điện tỉ lệ nghịch với chu kỳ của dòng điện xoay chiều.
6. Chọn câu Đúng. để tăng dung kháng của tụ điện phẳng có chất điện môi là không khí ta phải:
A. tăng tần số của hiệu điện thế đặt vào hai bản tụ điện. B. tăng khoảng cách giữa hai bản tụ điện.
C. Giảm hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai bản tụ điện. D. đưa thêm bản điện môi vào trong lòng tụ điện.
7. Phát biểu nào sau đây Đúng đối với cuộn cảm?
A. Cuộn cảm có tác dụng cản trở dòng điện xoay chiều, không có tác dụng cản trở dòng điện một chiều.
B. Hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thuần cảm và cường độ dòng điện qua nó có thể đồng thời bằng một nửa các biên độ tương ứng của nó.
C. Cảm kháng của cuộn cảm tỉ lệ nghịch với chu kỳ của dòng điện xoay chiều.
D. Cường độ dòng điện qua cuộn cảm tỉ lệ với tần số dòng điện.
8. dòng điện xoay chiều qua đoạn mạch chỉ có cuộn cảm hay tụ điện hay cuộn cảm giống nhau ở điểm nào?
A. Đều biến thiên trễ pha π/2 đối với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch.
B. Đều có cường độ hiệu dụng tỉ lệ với hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch.
C. Đều có cường độ hiệu dụng tăng khi tần số dòng điện tăng.
D. Đều có cường độ hiệu dụng giảm khi tần số điểm điện tăng.
9. Phát biểu nào sau đây là đúng với mạch điện xoay chiều chỉ chứa cuộn cảm?
A. Dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế π/2.

B. Dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế π/4.
C. Dòng điện trễ pha hơn hiệu điện thế π/2.

D. Dòng điện trễ pha hơn hiệu điện thế π/4.
10. Phát biểu nào sau đây là đúng với mạch điện xoay chiều chỉ chứa tụ điện?
A. Dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế π/2.

B. Dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế π/4.
C. Dòng điện trễ pha hơn hiệu điện thế π/2.

D. Dòng điện trễ pha hơn hiệu điện thế π/4.

2
29 tháng 9 2016

1.B 
2.A   
3.B   
4.D  
5.D   
6.B   
7.C   
8.B   
9.C   
10.A

29 tháng 9 2016

@phynit  

Giúp em

25 tháng 2 2016

Số lượng photon đến bản A bằng năng lượng của chùm photon chia cho năng lượng mỗi photon

 

\(N=\frac{Pt}{\varepsilon}\)

 

Số lượng electron bật ra là

 

\(N'=N.H=0,01N\)

 

Số electron đến bản B là

 

\(N''=\frac{q}{e}=\frac{It}{e}\)

 

Tỉ lệ số photon rời A đến được B là

 

\(\frac{N''}{N'}=\frac{I\varepsilon}{eHP}\approx0,218\)

 

Phần trăm rời A mà không đến B là

 

\(\text{1-0.218=0.782=78.2%}\)

4 tháng 6 2016

\(n=n_1=\dfrac{60v}{s} \Rightarrow R=Z_{C_1} \Rightarrow \omega _1.R.C=1 \)

\(n=n_2: U_C=\dfrac{\dfrac{\Phi}{\sqrt2}.\omega .\dfrac{1}{\omega .C}}{\sqrt{\left(Z_L-Z_C\right)^2+R^2}}=\dfrac{\dfrac{\Phi}{\sqrt2}.\dfrac{1}{C} }{\sqrt{\left(Z_L-Z_C\right)^2+R^2}} \)

\(U_{C_{max}} \Leftrightarrow Z_L=Z_C\rightarrow LC=\dfrac{1}{\omega _2^2} \)
\(I=\dfrac{\dfrac{\Phi}{\sqrt2}.\omega }{\sqrt{\left(Z_L-Z_C\right)^2+R^2}} \)

\(n=n_3 \) Thay đổi \(\omega \) để I max trong trường hợp này tương tự thay đổi \(\omega\) để \(U_L\) max trong mạch RCL nối tiếp

\(\rightarrow \dfrac{1}{\omega _3.C} =\sqrt{\dfrac{L}{C}-\dfrac{R^2}{2}} \rightarrow \omega _3=\dfrac{1}{C.\sqrt{\dfrac{L}{C}-\dfrac{R^2}{2} }}=\dfrac{1}{\sqrt{LC-\dfrac{R^2C^2}{2}}}\)
\(=\dfrac{1}{\sqrt{\dfrac{1}{\omega _2^2}-\dfrac{\left(\dfrac{1}{\omega _1^2}\right) }{2} } } \)

Vậy:\(n_3=\dfrac{1}{\sqrt{\dfrac{1}{n_2^2}-\dfrac{1}{2.n_1^2} }}=240 \dfrac{v}{s}\)

8 tháng 1 2017

ad cho em hỏi sao Uc max lại là cộng hưởng U I max giống UL max em tưởng UC max với UL max có Ct tính gần giống nhau chứ

6 tháng 8 2015

@Tuấn: Đây là một bài toán cơ bản trong dạng toán về cực trị điện xoay chiều rồi bạn sẽ học.

Cách chứng minh là bạn biểu diễn Uc theo Zc, rồi biện luận cực đại của Uc sẽ được kết quả như vậy.

 

6 tháng 8 2015

Khi điện dung C thay đổi để \(\omega=\frac{1}{\sqrt{LC}}\) thì trong mạch xảy ra cộng hưởng.

+ Cường độ hiệu dụng trong mạch: \(I=\frac{U}{\sqrt{R^2+\left(Z_L-Z_C\right)^2}}\)

Vì C thay đổi nên Zc thay đổi, khi C thỏa mãn \(\omega=\frac{1}{\sqrt{LC}}\)ta có: \(Z_L=Z_C\)\(\Rightarrow\left(Z_L-Z_C\right)^2=0\) (đạt giá trị min) nên I đạt giá trị max

+ C thay đổi, điện áp hiệu dụng hai đầu tụ cực đại khi: \(Z_C=\frac{R^2+Z_L^2}{Z_L}\), không phải do cộng hưởng nên phát biểu D là sai.

Điện áp hiệu dụng hai đầu mạch luôn không đổi bạn nhé.

11. Cách phát biểu nào sau đây là không đúng?A. Trong đoạn mạch chỉ chứa tụ điện, dòng điện biến thiên sớm pha π/2 so với hiệu điện thế.B. Trong đoạn mạch chỉ chứa tụ điện, dòng điện biến thiên chậm pha π/2 so với hiệu điện thế.C. Trong đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm, dòng điện biến thiên chậm pha π/2 so với hiệu điện thế.D. Trong đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm, hiệu điện...
Đọc tiếp

11. Cách phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong đoạn mạch chỉ chứa tụ điện, dòng điện biến thiên sớm pha π/2 so với hiệu điện thế.
B. Trong đoạn mạch chỉ chứa tụ điện, dòng điện biến thiên chậm pha π/2 so với hiệu điện thế.
C. Trong đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm, dòng điện biến thiên chậm pha π/2 so với hiệu điện thế.
D. Trong đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm, hiệu điện thế biến thiên sớm pha π/2 so với dòng điện .
12. Cường độ hiệu dụng của dòng điện chạy trên đoạn mạch RLC nối tiếp không có tính chất nào?
A. Không phụ thuộc vào chu kỳ dòng điện.

B. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch.
C. Phụ thuộc vào tần số điểm điện.

D. Tỉ lệ nghịch với tổng trở của đoạn mạch.
13. Dung kháng của một đoạn mạch RLC nối tiếp có giá trị nhỏ hơn cảm kháng. Ta làm thay đổi chỉ một trong các thông số của đoạn mạch bằng cách nêu sau đây. Cách nào có thể làm cho hiện tượng cộng hưởng điện xảy ra?
A. Tăng điện dung của tụ điện.

B. Tăng hệ số tự cảm của cuộn dây.
C. Giảm điện trở của đoạn mạch.

D. Giảm tần số dòng điện.
14. Một đoạn mạch không phân nhánh có dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế.
A. Trong đoạn mạch không thể có cuộn cảm, nhưng có tụ điện.
B. Hệ số công suất của đoạn mạch có giá trị khác không.
C. Nếu tăng tần số dòng điện lên thì độ lệch pha giữa dòng điện và hiệu điện thế giảm.
D. Nếu giảm tần số của dòng điện thì cường độ hiệu dụng giảm.
15. Đoạn mạch RLC nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng. Tăng dần tần số của dòng điện và giữ nguyên các thông số khác của mạch, kết luận nào dưới đây không đúng?
A. Cường độ dòng điện giảm, cảm kháng của cuộng dây tăng, hiệu điện thế trên cuộn dây không đổi.
B. Cảm kháng của cuộn dây tăng, hiệu điện thế trên cuộn dây thay đổi.
C. Hiệu điện thế trên tụ giảm.

D. Hiệu điện thế trên điện trở giảm.
16. Trong mạch RLC mắc nối tiếp, độ lệch pha giữa dòng điện và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch phụ thuộc vào
A. cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch.

B. hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
C. cách chọn gốc tính thời gian.

D. tính chất của mạch điện.
17. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh khi điện dung của tụ điện thay đổi và thoả mãn điều kiện 2015-12-15_093546 thì
A. cường độ dao động cùng pha với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.
B. cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch đạt cực đại.
C. công suất tiêu thụ trung bình trong mạch đạt cực đại.
D. hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện đạt cực đại.
18. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh khi điện dung của tụ điện thay đổi và thoả mãn điều kiện 18 thì
A. hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt cực đại.
B. hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện và cuộn cảm bằng nhau.
C. tổng trở của mạch đạt giá trị lớn nhất.

D. hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu điện trở đạt cực đại.
19. Trong đoạn mạch RLC, mắc nối tiếp đang xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Tăng dần tần số dòng điện và giữa nguyên các thông số của mạch, kết luận nào sau đây là không đúng?
A. Hệ số công suất của đoạn mạch giảm.

B. Cường độ hiệu dụng của dòng điện giảm.
C. Hiệu điện thế hiệu dụng trên tụ điện tăng.

D. Hiệu điện thế hiệu dụng trên điện trở giảm.
20. Phát biểu nào sau đây là không đúng? Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh ta có thể tạo ra hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu:
A. cuộn cảm lớn hơn hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
B. tụ điện lớn hơn hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
C. điện trở lớn hơn hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
D. tụ điện bằng hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm.

2
29 tháng 9 2016

11.B  

12.A  

13.D  

14.B    

15.A  

16.D  

17.D  

18.C  

19.C  

20.C

29 tháng 9 2016

@phynit 

Giúp em

18 tháng 2 2016

Chú ý là dựa vào nội dung của định luật quang điện thứ ba thì động năng ban đầu cực đại của electron không phụ thuộc vào cường độ chùm sáng, chỉ phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng kích thích và bản chất của kim loại.

Công suất của chùm sáng kích thích \(P = N.\varepsilon\)

N là số phôtôn đến tấm kim loại trong 1s.

Nếu tăng cường độ chùm sáng lên 3 lần thì công suất của chùm sáng tăng lên 3 lần.

Mà năng lượng của mỗi phôtôn \(\varepsilon\) là không đổi nên số phôtôn đến tấm kim loại trong 1s tăng lên 3 lần.