K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 11 2017

Bài 1:

a. * Gen trước đột biến:

Số nu của gen là: (5998 + 2) : 2 = 3000 nu

+ %T - %G = 20%

mà %T + %G = 50%

\(\rightarrow\) %T = %A = 35%; %G = %X = 15%

+ Số nu mỗi loại của gen là: A = T = 1050 nu; G = X = 450 nu

+ Số liên kết H = 2A + 3G = 2 x 1050 + 3 x 450 = 3450 liên kết

* Gen sau đột biến

Gen sau đột biến có chiều dài ko đổi và có số liên kết H = 3448 ít hơn gen trước đột biến 2 liên kết H \(\rightarrow\) đột biến xảy ra ở đây là đột biến thay thế 2 cặp GX = 2 cặp AT
+ Số nu mỗi loại của gen sau đột biến là: A = T = 1052 nu; G = X = 398 nu

b.Gen trước đột biến bị thay thế 2 cặp GX = 2 cặp AT thành gen sau đột biến

\(\rightarrow\) gen sau đột biến khác với gen trước đột biến ở 4 nu: 4 nu này liên quan đến 2 bộ ba

+ nếu 2 bộ ba này mã hóa các aa khác với 2 bộ ba trước đột biến thì phân tử pro do gen sau đột biến tổng hợp khác với pro do gen trước đột biến tổng hợp ở 2 aa

+ Nếu 2 bộ ba sau đột biến mã hóa aa giống với 2 bộ ba trước đột biến thì pro trước và sau ko khác nhau

+ Nếu 1 bộ ba đột biến mã hóa aa khác, 1 bộ ba mã hóa aa giống thì pro sau khác pro trước 1 aa

27 tháng 11 2017

Bài 2: Gen A đột biến thành gen a

+ Pro do gen a tổng hợp kém pro do gen A tổng hợp 1 aa

\(\rightarrow\) mất 1 bộ ba = 3 nu (trên mạch mARN) \(\rightarrow\) mất 3 cặp nu trên gen

+ Xuất hiện 2 aa mới \(\rightarrow\) liên quan đến 2 bộ ba

\(\rightarrow\) Đột biến xảy ra với gen A là đột biến treen3 cặp nu và liên quan đến 2 bộ ba

 

một gen bình thường tổng hợp 1 phân tử protein có 498 axit amin. đột biến tác động trên 1 cặp nu không làm thay đổi số liên kết h2 của gen và sau đột biến tổng số nu của gen bằng 3000. dạng đột biến gen xảy ra là

 

Tổng số nucleotic của gen = (498 + 2). 3.2 =3000 nucleotide

Sau khi đột biến tác động tới 1 cặp nucleotic, tổng nucleotic và số liên kết hidro vẫn không đổi.

=>Dạng đột biến thay thế 1 cặp nucleotic

HN
Hương Nguyễn
Giáo viên
27 tháng 5 2021

Ví dụ thay thế cặp T-A thành A-T

1 tháng 10 2016
a. Đột biến không thay chiều dài gen, gen đột biến chỉ hơn gen chưa đột biến 1 liên kết H => Dạng thay thế 1 cặp nuclêôtit  này bằng 1 cặp nuclêôtit khác. b. Gen thường (A):NA = 4080x2/3.4 = 2400 (nu)A = T = 30% x 2400 = 720;G = X = (2400 - 720x2)/2= 480.Gen đột biến (a) nhiều hơn gen thường 1 liên kết H  => đột biến là Thay 1 cặp  A-T bằng cặp nu G-X.=> Gen a có:A = T = 720-1=719;G=X = 480+1 = 481. c. Chuỗi polipeptit của gen đột biến và chuỗi pôlipeptit do gen bình thường tổng hợp giống nhau về số lượng nhưng khác nhau tại 1 axit amin vì thay 1 codon này bằng 1codon khác. Trường hợp codon mới được thay vẫn cùng mã hóa axit amin đó thì đột biến không làm thay đổi chuỗi pôlipeptit. 
4 tháng 12 2016

chiều dài của gen là 0,44302μm= 4430.2 A0mà cô, sao lại là 4080

c)Theo e phần c còn thêm trường hợp: nếu đột biến làm xuất hiện mã kết thúc thì chuỗi polipeptit sẽ ngắn hơn bình thường

8 tháng 5 2018

Đáp án B

Một đột biến gen xảy ra do thay thế một cặp nuclêôtit có thể không làm thay đổi khả năng thích nghi của cơ thể sinh vật. Có bao nhiêu trường hợp đột biến sau đây có thể không đảm bảo được khả năng đó?I. Đột biến xảy ra ở mã mở đầu của một gen thiết yếu.II. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit làm bộ ba mã hóa này chuyển thành một bộ ba mã hóa khác, nhưng cả hai bộ ba đều...
Đọc tiếp

Một đột biến gen xảy ra do thay thế một cặp nuclêôtit có thể không làm thay đổi khả năng thích nghi của cơ thể sinh vật. Có bao nhiêu trường hợp đột biến sau đây có thể không đảm bảo được khả năng đó?

I. Đột biến xảy ra ở mã mở đầu của một gen thiết yếu.

II. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit làm bộ ba mã hóa này chuyển thành một bộ ba mã hóa khác, nhưng cả hai bộ ba đều cùng mã hóa cho một loại axit amin.

III. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit làm xuất hiện một bộ ba mã hóa mới, dẫn đến sự thay đổi một axit amin trong phân tử prôtêin, làm thay đổi chức năng và hoạt tính của prôtêin.

IV. Đột biến thay thế nuclêôtit xảy ra trong vùng không mã hóa của gen.

V. Đột biến làm xuất hiện bộ ba 3’ATT5’ ở mạch mã gốc trong vùng mã hóa gần bộ ba mở đầu.

A. 2 

B. 1 

C. 4 

D. 3

1
21 tháng 3 2017

Đáp án D

I sai, nếu đột biến xảy ra ở mã mở đầu của một gen thiết yếu → không được dịch mã → không tạo ra protein, ảnh hưởng tới sức sống của sinh vật.

II đúng, không làm thay đổi trình tự axit amin

III sai.

IV đúng, không ảnh hưởng tới trình tự axit amin

V sai, đột biến làm xuất hiện bộ ba 3’ATT5’ → xuất hiện mã 5’UAA3’ (mã kết thúc) → thay đổi số lượng axit amin

Một đột biến gen xảy ra do thay thế một cặp nuclêôtit có thể không làm thay đổi khả năng thích nghi của cơ thể sinh vật. Có bao nhiêu trường hợp đột biến sau đây có thể không đảm bảo được khả năng đó? I. Đột biến xảy ra ở mã mở đầu của một gen thiết yếu. II. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit làm bộ ba mã hóa này chuyển thành một bộ ba mã hóa khác, nhưng cả hai bộ ba đều...
Đọc tiếp

Một đột biến gen xảy ra do thay thế một cặp nuclêôtit có thể không làm thay đổi khả năng thích nghi của cơ thể sinh vật. Có bao nhiêu trường hợp đột biến sau đây có thể không đảm bảo được khả năng đó?

I. Đột biến xảy ra ở mã mở đầu của một gen thiết yếu.

II. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit làm bộ ba mã hóa này chuyển thành một bộ ba mã hóa khác, nhưng cả hai bộ ba đều cùng mã hóa cho một loại axit amin.

III. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit làm xuất hiện một bộ ba mã hóa mới, dẫn đến sự thay đổi một axit amin trong phân tử prôtêin, làm thay đổi chức năng và hoạt tính của prôtêin.

IV. Đột biến thay thế nuclêôtit xảy ra trong vùng không mã hóa của gen.

V. Đột biến làm xuất hiện bộ ba 3’ATT5’ ở mạch mã gốc trong vùng mã hóa gần bộ ba mở đầu.

A. 2

B. 1

C. 4

D. 3

1
2 tháng 8 2019

Đáp án D

Đột biến không làm thay đổi khả năng thích nghi của cơ thể sinh vật → chức năng của protein không bị thay đổi.

I sai, nếu đột biến xảy ra ở mã mở đầu của một gen thiết yếu → không được dịch mã → không tạo ra protein, ảnh hưởng tới sức sống của sinh vật.

II đúng, không làm thay đổi trình tự axit amin

III sai.

IV đúng, không ảnh hưởng tới trình tự axit amin

V sai, đột biến làm xuất hiện bộ ba 3’ATT5’ → xuất hiện mã 5’UAA3’ (mã kết thúc) → thay đổi số lượng axit amin

Giả sử gen B ở sinh vật nhân thực gồm 2400 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại ađênin (A) gấp 3 lần số nuclêôtit loại guanin (G). Một đột biến điểm xảy ra làm cho gen B bị đột biến thành alen b. Alen b có chiều dài không đổi nhưng giảm đi 1 liên kết hiđrô so với gen B. Cho các phát biểu sau: 1. Số lượng nucleotit từng loại của gen B là A = T = 300; G=X=900. 2. Số lượng nucleotit từng loại của gen b...
Đọc tiếp

Giả sử gen B ở sinh vật nhân thực gồm 2400 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại ađênin (A) gấp 3 lần số nuclêôtit loại guanin (G). Một đột biến điểm xảy ra làm cho gen B bị đột biến thành alen b. Alen b có chiều dài không đổi nhưng giảm đi 1 liên kết hiđrô so với gen B. Cho các phát biểu sau:

1. Số lượng nucleotit từng loại của gen B là A = T = 300; G=X=900.

2. Số lượng nucleotit từng loại của gen b là A = T = 301; G = X = 899

3. Tổng số liên kết hidro của alen b là 2699 liên kết.

4. Dạng đột biến xảy ra là mất một cặp nucleotit G-X nên số lượng liên kết hidro của alen b giảm so với

gen B

5. Dạng đột biến xảy ra là thay thế cặp G-X bằng cặp A-T. Đây là dạng đột biến có thể làm thay đổi trình tự axit amin trong protein và làm thay đổi chức năng của protein.

Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

1
12 tháng 6 2017

Chọn đáp án B.

  Gen B: A + G = 1200; A = 3G

" A = T = 900; G = X = 300

Theo đề bài: Gen B bị đột biến thành alen b, alen b có chiều dài không đổi nhưng số lượng liên kết hidro giảm 1 liên kết. Từ đó, ta suy ra đột biến điểm xảy ra chính là dạng đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp A-T. Do đó, alen b có A = T = 901; G = X = 299.

Tổng số liên kết hidro của alen b = 2A + 3G = 2×901 + 3×299 = 2699 liên kết.

Vậy 1, 2, 4 sai; 3, 5 đúng.

9 tháng 2 2018

Chọn đáp án B

Các phát biểu đúng là: (1) (4)

2 sai, chiều dài phân tử mARN do gen đột biến tổng hợp không thay đổi do trình tự kết thúc phiên mã trên gen nằm trên ADN chưa bị đột biến

3 và 5 sai, đột biến là đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp X-G trên ADN, do đó không làm thay đổi số lượng liên kết hidro.

Một đoạn của gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ có trật tự nucleotit trên mạch bổ sung như sau: Các bộ ba 3’ TAX – AAG – AAT – GAG - …. -  ATT – TAA – GGT – GTA – AXT – 5’ Số thứ tự các bộ ba        1          2           3          4        ….     80         81        82        83        84 Biết rằng các codon 5’GAG3’ và 5’GAA3’ cùng mã hóa cho axit amin Glutamic, 5’GAU3’ và...
Đọc tiếp

Một đoạn của gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ có trật tự nucleotit trên mạch bổ sung như sau:

Các bộ ba

3’ TAX – AAG – AAT – GAG - …. -  ATT – TAA – GGT – GTA – AXT – 5’

Số thứ tự các bộ ba

       1          2           3          4        ….     80         81        82        83        84

Biết rằng các codon 5’GAG3’ và 5’GAA3’ cùng mã hóa cho axit amin Glutamic, 5’GAU3’ và 5’GAX3’ cùng mã hóa cho axit amin Asparagin. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

(1) Chuỗi polipeptit trong phân tử protein được dịch ra từ đoạn gen trên có chứa 79 axit amin.

(2) Đột biến thay thế một cặp nucleotit bất kì xảy ra tại bộ ba thứ 82 trong đoạn gen trên luôn làm biến đổi thành phần của chuỗi polipeptit do gen qui định tổng hợp.

(3) Đột biến mất một cặp nucleotit thứ 9 tính từ đầu 3’ của đoạn mạch trên sẽ làm cho chuỗi polipeptit do gen qui định tổng hợp bị mất đi một số axit amin so với chuỗi polipeptit bình thường.

(4) Đột biến thay thế một cặp nucleotit X-G thành T-A xảy ra tại nucleotit thứ 10 tính từ đầu 3’ không ảnh hưởng đến số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin trong chuỗi polipeptit do gen qui định tổng hợp.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

1
26 tháng 8 2019

Đáp án C

Các bộ ba

3’ TAX – AAG – AAT – GAG - …. -  ATT – TAA – GGT – GTA – AXT – 5’

Số thứ tự các bộ ba

       1          2           3          4        ….     80         81        82        83        84

Các codon

3’ UAX – AAG – AAU – GAG - … - AUU – UAA – GGU – GUA – AXU – 5’

                         Mã kết thúc                              Mã mở đầu

(1) đúng, chuỗi polipeptit trong phân tử protein được dịch ra từ đoạn gen trên có chứa 79 axit amin (bộ ba mở đầu là bộ ba thứ 83 tính từ đầu 5’ và bộ ba kết thúc bộ ba thứ 3, chiều dịch mã từ 5’ đến 3’).

(2) đúng, bộ ba thứ 82 là 5’UGG3’ qui định tryptophan không có tính thoái hóa nên đột biến thay thế một cặp nucleotit bất kì xảy ra tại bộ ba thứ 82 trong đoạn gen trên luôn làm biến đổi thành phần của chuỗi polipeptit do gen qui định tổng hợp.

(3) sai, đột biến mất một cặp nucleotit thứ 9 tính từ đầu 3’ của đoạn mạch trên làm mất tín hiệu kết thúc dịch mã nên thường sẽ làm cho chuỗi polipeptit do gen qui định tổng hợp có thêm một số axit amin mới.

(4) đúng, đột biến thay thế một cặp nucleotit X-G thành T-A xảy ra tại nucleotit thứ 10 tính từ đầu 3’ làm cho đoạn mARN biến đổi như sau:

3’UAX – AAG – AAU – AAG –... – AUU – UAA – GGU–GUA–AXU ––5’

Bộ ba mới 5’GAA3’ cùng mã hóa axit amin là Glutamic so với codon ban đầu là 5’ GAG3’, do đó, không ảnh hưởng đến số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin trong chuỗi polipeptit do gen qui định tổng hợp.

Vậy, các phát biểu đúng là 1, 3, 4.