Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Suốt cuộc đời, có lẽ ta được biết và đã trải qua cũng như cảm nhận được rất nhiều mối quan hệ như tình cảm bạn bè, thầy trò, .... nhưng có lẽ sẽ chẳng có thứ tình cảm nào có thể hơn được tình mẫu tử của người mẹ - người đã sinh thành và nuôi dưỡng con người ta. Người mẹ hàng ngày phải sương gió che chắn cho gia đình và nuôi nấng, dạy dỗ con cái nên người. Người mẹ đã không quản khó nhọc nuôi nấng ta từ khi còn là một đứa trẻ cho đến bây giờ .... Cứ mỗi đêm hồi tôi còn nhỏ, mẹ lại phải thức đêm dỗ dành và ru tôi ngủ. Tiếng hát ru trầm ấm mà du dương. Tiếng hát vang vảng trong khoảng không tĩnh mịch. Từng câu hát ru được truyền qua nhiều thế hệ. Đối với tôi người mẹ ấy như một cô Tấm hiền dịu chăm chỉ vậy. Bà sẵn sàng làm tất cả vì con. Sẵn sàng sương gió mặc kệ bản thân mình để lo cho con cái chỉ mong con được hạnh phúc.
Tham khảo:
Tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng nhất, mà từ những ngày ấu thơ, khi chúng ta còn chưa biết đến tình thương là gì, chúng ta đã cảm nhận được tình cảm của mẹ qua những câu hát lời ru. À ơi tay mẹ là bài thơ nhẹ nhàng thể hiện tình mẫu tử đó.
Cảm nhận bài À ơi tay mẹMở đầu bài thơ là hình ảnh người mẹ với những phép nhiệm mầu. Tác giả dùng “bàn tay mẹ” để chỉ người mẹ. Người mẹ có thể chắn mưa sa, có thể chặn bão giông để che chở và bảo vệ cho đứa con.
Bàn tay mẹ chắn mưa sa
Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng
Tiếp theo, chúng ta có thể nghe âm thanh hát ru à ơi của người mẹ qua những câu thơ sau:
Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng
À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon
À ơi này cái trăng tròn
À ơi này cái trăng còn nằm nôi
Bàn tay mẹ thức một đời
À ơi này cái Mặt Trời bé con
Mai sau bể cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru
Những lời hát ru yêu thương nhẹ nhàng ru cái “vầng trăng” đi vào giấc ngủ và những giấc mơ thần tiên. Người mẹ yêu thương gọi con mình là “vầng trăng” và “mặt trời bé con”. Ta có thể cảm nhận được tình cảm của người mẹ, nâng niu và xem đứa con như vầng trăng tròn trịa, trong sáng, như mặt trời tỏa sáng và ấm áp đến cho cuộc đời mẹ.
Nêu cảm nghĩ về bài À ơi tay mẹ
Tình yêu thương của mẹ dành cho con là mãi mãi, cho dù “biển cạn non mòn”, những lời hát ru của mẹ vẫn theo con trên từng bước chân cuộc đời. Bàn tay mẹ có thể thần kỳ đến thế sao? Bàn tay mẹ có thể “Ru cho mềm ngọn gió thu / Ru cho tan đám sương mù lá cây”. Những thứ vốn trường tồn cùng với thiên nhiên, nay đã “mềm lòng”, đã “tan chảy” trước lời ru ngọt ngào của tình mẫu tử.
Ru cho cái khuyết tròn đầy
Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau”
Bàn tay mẹ vốn rất bình thường, thậm chí còn nhăn đi theo năm tháng. Nhưng chính bàn tay ấy đã làm nên phép nhiệm mầu, không những là ru con vào giấc ngủ yên lành mà còn nâng niu con trên từng bước đường đời. Bàn tay ấy chắt chiu và chịu bao nhiêu dãi dầu sương gió mới có thể tạo ra phép mầu cho cuộc đời của con.
Bàn tay mang phép nhiệm mầu
Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi”
Bàn tay ấy “ru cho sóng lặng bãi bồi” cho mưa không còn dột chỗ ngoại ngồi khâu áo, ru cho cuộc đời con không còn những đau đớn, những cực khổ mà người mẹ đã phải chịu. Nhưng “À ơi… Mẹ chẳng một câu ru mình”. Mẹ vất vả cả đời, lo toan cho con, lo toan cho gia đình, nhưng có lẽ, chưa một lần mẹ dám ru mình vào giấc ngủ. Trong con người mẹ, lúc nào cũng đầy ắp những suy nghĩ, không phút nào an yên.
Em tham khảo:
Đi hết cuộc đời dài rộng này, chúng ta cũng không thể hiểu được hết công lao của mẹ cha. Bởi vậy, đã có biết bao sáng tác ra đời để ca ngợi công ơn trời bể ấy. Tác giả Đinh Nam Khương cũng viết về đề tài ấy, ngắn gọn nhưng đầy cảm xúc trong bài thơ Về thăm mẹ. Bài thơ đã ghi lại cảm xúc của người con trở về quê thăm mẹ sau những ngày dài xa cách. Tác giả về nhà vào một chiều đông, khi mẹ đã đi vắng. Khung cảnh yên ắng đã khiến tác giả lắng lắng lại, suy ngẫm, thể hiện qua trạng thái “thơ thẩn vào ra”. Sau khi lặng yên trong căn nhà quen cũng với những đồ vật gắn liền với cuộc đời tần tảo của mẹ, tác giả đã bồi hồi thương mẹ đến nghẹn ngào. Hình ảnh "Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi" như cảm xúc òa khóc trong long nhân vật khi nghĩ về người mẹ tảo tần. Mẹ đã chịu một đời lam lũ, hi sinh để dành cho con những điều đẹp đẽ nhất. Tiếng mưa ngoài trời hay cũng chính là dòng cảm xúc đang trào ra trong lòng tác giả. Câu thơ cuối bài để lại sự lắng đọng, trầm ngâm, nghẹn ngào dồn tụ vào trong dấu chấm lửng. Đó là những dòng cảm xúc khó nói thành lời của người con khi đang suy ngẫm về cuộc đời và tình yêu thương bao la của mẹ. Có thể nói, bài thơ Về thăm mẹ đã khắc họa một cách xúc động mà thấm thía tình mẹ, thể hiện rõ nét qua dòng cảm xúc của người con sau nhiều ngày xa cách, từ đó đã để lại trong long độc giả chúng ta nhiều suy ngẫm, bang khuâng.
**Tham khảo**
Tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống có lẽ chính là tình mẫu tử. Viết về đề tài này, bài thơ “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.
Bài thơ chính là lời của người con bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc khi về thăm mẹ. Nhân vật trữ tình trở về quê thăm người mẹ trong hoàn cảnh một chiều đông, lại có mưa rơi. Điều đó khiến cho nỗi nhớ càng mẹ càng trở nên da diết, cồn cào:
“Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”
Hình ảnh bếp lửa cũng đã rất quen thuộc trong thơ ca. Trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt:
“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”
Tác giả đã nhớ về mẹ khi nhìn thấy hình ảnh “bếp lửa” thể hiện sự tần tảo của người phụ nữ Việt Nam. Không chỉ vậy, những sự vật trong căn nhà nhỏ cũng khiến cho nhân vật trữ tình nhớ đến mẹ:
“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”
Những sự vật bình dị, nhưng đã thể hiện sự hy sinh, tình yêu thương mà người mẹ dành cho đứa con của mình.
Để rồi, lòng con bồi hồi cứ mãi “thơ thẩn vào ra” mong ngóng mẹ trở về. Hai câu thơ cuối là đã bộc lộ trực tiếp tâm trạng của người con lúc này:
“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”
Quả là tình cảm mẫu tử sâu sắc. Người con cảm thấy nghẹn ngào, thương xót cho sự vất vả của mẹ.
Bài thơ “Về thăm mẹ” đã giúp người đọc thấy được tình yêu thương của người con dành cho mẹ của mình.
Bằng lối diễn đạt giản dị kết hợp với thể thơ lục bát truyền thống, những câu thơ nối tiếp nhau thật tự nhiên như tình cảm mẹ con gần gũi thân thương. Bài thơ "Về thăm mẹ" biểu đạt dòng cảm xúc của người con khi trở về thăm mẹ sau bao ngày xa cách.
Bài thơ "Về thăm mẹ" là một bản giao hòa đầy tinh tế của lối thơ lục bát rất chỉnh và những biện pháp tu từ như ẩn dụ, liệt kê,... Với việc sử dụng thể thơ lục bát, nhà văn đã có thể diễn tả trọn vẹn tình cảm, cảm xúc của mình dành cho mẹ. Từ những điều giản dị, đời thường, gắn liền với cuộc sống của mẹ cũng như sự trưởng thành của con, chúng ta thấy được tình cảm, sự vất vả, chắt chiu, hi sinh của người mẹ. Từ đó dấy lên trong lòng người con một lòng thương xót, kính trọng dạt dào. Đặc biệt, có một yếu tố nghệ thuật theo em đặc sắc nhất chính là:
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.
Mặc dù đó chỉ là một hình ảnh giản dị, tuy nhiên đã khái quát được sự yêu thương, chăm sóc đến từng chi tiết nhỏ nhất của người mẹ. Trái na cuối vụ - chỉ một hình ảnh nhỏ bé ấy - cũng khiến người đọc nao lòng. Trái na ấy đã đến cuối vụ nhưng mẹ cũng không nỡ vặt xuống ăn mà cứ để đó phần con, đợi con về. Hình ảnh ấy cũng giống như sự chờ đợi của mẹ, sự yêu thương tằn tiện để lo cho con được no ấm. Qua bài thơ, đối chiếu lại với bản thân mình, em nhớ lại những hành động yêu thương, chăm sóc của mẹ mà tự hứa phải không ngừng học tập, rèn luyện bản thân để cha mẹ vui lòng. Như vậy bài thơ Về thăm mẹ vừa giúp học sinh hiểu hơn về thể thơ lục bát, vừa xây dựng cảm xúc thẩm mĩ về tình mẫu tử thiêng liêng.
Chúc bạn học tốt
Nhớ tick nha
Tham khảo:
Bằng lối diễn đạt giản dị kết hợp với thể thơ lục bát truyền thống, những câu thơ nối tiếp nhau thật tự nhiên như tình cảm mẹ con gần gũi thân thương. Bài thơ "Về thăm mẹ" biểu đạt dòng cảm xúc của người con khi trở về thăm mẹ sau bao ngày xa cách.
Bài thơ "Về thăm mẹ" là một bản giao hòa đầy tinh tế của lối thơ lục bát rất chỉnh và những biện pháp tu từ như ẩn dụ, liệt kê,... Với việc sử dụng thể thơ lục bát, nhà văn đã có thể diễn tả trọn vẹn tình cảm, cảm xúc của mình dành cho mẹ. Từ những điều giản dị, đời thường, gắn liền với cuộc sống của mẹ cũng như sự trưởng thành của con, chúng ta thấy được tình cảm, sự vất vả, chắt chiu, hi sinh của người mẹ. Từ đó dấy lên trong lòng người con một lòng thương xót, kính trọng dạt dào. Đặc biệt, có một yếu tố nghệ thuật theo em đặc sắc nhất chính là:
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.
Mặc dù đó chỉ là một hình ảnh giản dị, tuy nhiên đã khái quát được sự yêu thương, chăm sóc đến từng chi tiết nhỏ nhất của người mẹ. Trái na cuối vụ - chỉ một hình ảnh nhỏ bé ấy - cũng khiến người đọc nao lòng. Trái na ấy đã đến cuối vụ nhưng mẹ cũng không nỡ vặt xuống ăn mà cứ để đó phần con, đợi con về. Hình ảnh ấy cũng giống như sự chờ đợi của mẹ, sự yêu thương tằn tiện để lo cho con được no ấm. Qua bài thơ, đối chiếu lại với bản thân mình, em nhớ lại những hành động yêu thương, chăm sóc của mẹ mà tự hứa phải không ngừng học tập, rèn luyện bản thân để cha mẹ vui lòng. Như vậy bài thơ Về thăm mẹ vừa giúp học sinh hiểu hơn về thể thơ lục bát, vừa xây dựng cảm xúc thẩm mĩ về tình mẫu tử thiêng liêng.
bạn ơi
về quê thăm mẹ đã già
nhìn thấy bóng mẹ đang ngồi nhặt rau
con về con thấy mẹ buồn
chạy ra ôm lấy hai tay vào lòng
Viết về mẹ yêu dấu, nhà thơ Đinh Nam Khương chọn thể thơ lục bát truyền thống với những hình ảnh rất quen thuộc. Lối diễn đạt giản dị, chân thật và sâu lắng rất hợp với đối tượng cần miêu tả là người mẹ nông dân. Những câu thơ nối tiếp nhau thật tự nhiên như tình cảm mẹ con gần gũi, thân thương. "Con về thăm mẹ chiều đông bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà." Khởi đầu từ đây, mối liên hệ thân thuộc giữa mẹ và những vật dụng thường dùng trong gia đình đã được thiết lập. Mẹ đồng nghĩa với sự ấm áp thơm thảo trong ngôi nhà mình. Bếp chưa lên khói báo hiệu mẹ đang vắng nhà. Nhớ ngọn khói lam la đà tỏa ấm chiều hôm cũng chính là lòng con nhớ mẹ yêu dấu đấy thôi. Trong cảnh chiều đông buốt lạnh thì nỗi nhớ thương mẹ càng nhân lên gấp bội. Mẹ không có nhà. Tuy buồn, nhưng đó cũng là cơ hội để tác giả tĩnh tâm quan sát kỹ hơn những vật dụng gắn với cuộc đời tần tảo, lam lũ, thảo thơm của mẹ. Những đồ vật mẹ thường dùng rất đơn sơ và cũng như mẹ vậy đã cống hiến cho cuộc sống đến tận cùng. Đó chính là đức hi sinh của mẹ mà ta có nói đến bao nhiêu cũng không vơi cạn. Ví như: chiếc nón từng dãi nắng dầm sương
^HT^
TL:
- Bài thơ là lời của người con.
- Thể hiện cảm xúc với mẹ.
- Cảm xúc: bồi hồi, nhớ thương khi về thăm mẹ.
^HT^