Bài 1. Đọc truyện sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1. Đọc truyện sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Can vua

Đầu năm 1467, vua Lê Thánh Tông ban bố mẫu binh khí mới. Nhưng chưa được bao lâu, nhà vua lại cho thay bằng mẫu khác. Quân sĩ thấy lệnh vua mỗi lúc một khác thì phàn nàn.

Trong quân bấy giờ có một người lính tên là Văn Lư bèn dâng thư can vua. Thư viết: “Tháng giêng năm nay, Bệ hạ vừa ban mẫu để quân sĩ theo đó mà chế tạo binh khí. Nay, Bệ hạ lại ra lệnh thay đổi mẫu. Như thế là chính lệnh bất thường.”

Nhà vua không bằng lòng, sai các quan đến trách Văn Lư.

Quan thị lang Lương Như Hộc bảo:

- Nhà ngươi chỉ là một tên lính thường, cớ sao dám lạm bàn chuyện quốc gia đại sự?

Văn Lư khẳng khái trả lời:

- Chính lệnh mỗi lúc một khác thì quân dân oán thán, việc nước sao yên được? Ông là cận thần mà không dám can vua. Nếu Lư này cũng không nói thì làm sao vua biết sai mà sửa?

Theo Nguyễn Khắc Thuần

- Chính lệnh bất thường: mệnh lệnh mỗi lúc một khác

- Thị lang: chức quan đứng thứ hai ở một bộ

- Chuyện quốc gia đại sự: chuyện lớn của đất nước

- Cận thần: vị quan gần gũi với vua

- Lạm bàn: bàn việc không phải của mình

1. Vì sao quân sĩ phàn nàn về lệnh của nhà vua?

a. Vì lệnh vua mỗi lúc một khác.

b. Vì vua bắt chế tạo binh khí.

c. Vì vua bắt chế tạo binh khí mới.

2. Ai dâng thư can vua?

a. Một quan cận thần.                 b. Một người lính thường.           c. Một người dân thường.

3. Quan thị lang mắng người lính thế nào?

a. Là lính mà không chịu chế tạo vũ khí mới.

b. Là lính thường mà không chịu làm theo lệnh vua.

c. Là lính thường mà dám lạm bàn chuyện quốc gia đại sự.

4. Người lính trả lời quan thị lang thế nào?

a. Trách vua ban lệnh mỗi lúc một khác để quân sĩ phàn nàn.

b. Bảo vệ ý kiến của mình và trách quan không dám can vua.

c. Xin lỗi vì là lính thường mà lạm bàn chuyện quốc gia đại sự.

5. Theo người lính, ai được quyền can vua?

a. Tất cả mọi người đều có quyền can vua.

b. Chỉ các quan cận thần mới có quyền can vua.

c. Chỉ người lính tên là Lư này mới có quyền can vua.

Bài 2: Qua hành động, lời nói của quan thị lang và người lính, em nhận xét gì về tính cách của mỗi người?

- Quan thị lang: ................................................................................................

- Người lính: ................................................................................................ 

2
5 tháng 9 2021

Bài 1 :

1. A

2. B

3. C

4. B

5. A

Bài 2 :

- Quan thị lang là một người nhát gan. Không dám nêu ý kiến trước nhà vua mà chỉ biết nghe theo không rõ đúng sai hay trái phải.

- Người lính tuy ở chức thấp nhưng rất quan tâm hi sinh thân mình vì mọi người. Anh đã dũng cảm nêu ý kiến trước nhà vua.

ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi...
Đọc tiếp

ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU

 

Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.

Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.

Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

                                                                                          Theo TRINH ĐƯỜNG

 

Câu 1. Em hãy tìm những chi tiết nói lên sự cố gắng vượt khó của Nguyễn Hiền.

Câu 2. Qua bài học em đã học được điều gì từ Nguyễn Hiền.

ai giúp mình làm bài này với mình đang cần gấp lắm

 

 

2
24 tháng 12 2021

Câu 1 :

Những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền: còn bé tí đã biết làm diều để chơi, lên 6 tuổi đi học, học đến đâu nhớ và hiểu đến đó, mỗi ngày có thế học thuộc 20 trang sách; nổi tiếng văn hay chữ tốt, mới 13 tuổi đã đỗ Trạng nguyên.
 

Câu 2 :

Học tập cần có trí thông minh, có chí, có hoàn cảnh thuận lợi... Nguyễn Hiền tuy gặp hoàn cảnh khó khăn, nhưng chú có tư chất thông minh và rất ham học lại chịu khó nên đã đạt kết quả cao và thành tài. Câu thành ngữ: "Tuổi trẻ tài cao" và câu tục ngữ: "Có chí thì nên" nói đúng ý nghĩa của câu chuyện "Ông Trạng thả diều".

 

24 tháng 12 2021

thành ơi, câu 1 là Em hãy tìm những chi tiết nói lên sự cố gắng vượt khó của Nguyễn Hiền, chứ ko phải là tính chất thông minh đâu

Mọi người xem mình làm có đúng ko.Nếu sai chỗ nào nói mình nhé!PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT TUẦN 5 – SỐ 1Bài 1. Đọc truyện sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:Truyện thứ nhất:Đồng tiền vàngMột hôm, vừa ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé. Cậu bé chừng 12, 13 tuổi, dáng gầy gò, vẻ mặt xanh xao, mặc bộ quần áo rách tả tơi, chìa những bao diêm, khẩn khoản nhờ tôi mua...
Đọc tiếp

Mọi người xem mình làm có đúng ko.Nếu sai chỗ nào nói mình nhé!

PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT

TUẦN 5 – SỐ 1

Bài 1. Đọc truyện sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Truyện thứ nhất:

Đồng tiền vàng

Một hôm, vừa ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé. Cậu bé chừng 12, 13 tuổi, dáng gầy gò, vẻ mặt xanh xao, mặc bộ quần áo rách tả tơi, chìa những bao diêm, khẩn khoản nhờ tôi mua giúp.

Tôi mở ví ra và chép miệng:

- Tiếc quá! Bác không có xu lẻ.

- Không sao ạ. Bác đưa cho cháu một đồng vàng cũng được. Cháu sẽ đi đổi rồi trả lại bác ngay.

Tôi nhìn cậu bé, lưỡng lự:

- Thật chứ?

- Thật đấy ạ. Cháu không phải là một đứa bé xấu.

Vẻ mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi không còn chút đắn đo nào nữa, giao luôn cho cậu một đồng tiền vàng.

Nhưng rồi tôi đã phải tự trách mình quá tin người vì chờ mãi không thấy cậu bé bán diêm quay lại. Không thể đợi lâu hơn nữa, tôi phải đi.

Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy một cậu bé đang đợi mình. Cậu bé này rất giống cậu bé bán diêm nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò và xanh xao hơn. Đôi mắt và giọng nói của cậu bé thoáng một chút buồn:

- Thưa bác, có phải bác vừa đưa cho anh Mai – cơn cháu một đồng tiền vàng không ạ?

Thấy tôi khẽ gật đầu, cậu bé tiếp:

- Thưa bác, cháu là Giôn, em trai anh Mai – cơn. Đây là tiền thừa của bác. Anh Mai – cơn bảo cháu mang đến. Anh cháu không mang trả bác được vì trên đường đến đây anh ấy bị xe tông gãy chân.

Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong một cậu bé nghèo.

Theo Truyện khuyết danh nước Anh

1. Cậu bé trong truyện làm nghề gì?

a. Ăn xin                          b. Bán diêm                      c. Không nghề nghiệp

2. Cậu bé khẩn khoản nói gì với người đàn ông?

a. Xin tiền                        b. Nhờ đổi tiền                 c. Nhờ mua diêm

3. Những đặc điểm nào cho thấy cậu bé rất nghèo khổ?

a. Chừng 12, 13 tuổi        b. Vẻ mặt cương trực, tự hào.    c. Gầy gò, xanh xao, quần áo tả tơi.

4. Vì sao lúc đầu người đàn ông lưỡng lự, sau tin tưởng giao 1 đồng tiền vàng cho cậu bé?

a. Vì thấy vẻ mặt cậu rất cương trực, tự hào khi nói mình không phải đứa bé xấu.

b. Vì nghe cậu hứa sẽ đi đổi tiền rồi trả lại ngay.

c. Vì tin những cậu bé nghèo luôn giữ lời hứa.

5. Điều gì cho thấy cậu bé rất tôn trọng lời hứa?

a. Bị xe tông gãy chân vẫn nhờ em đem tiền trả đúng hẹn.

b. Có một tâm hồn đẹp trong hoàn cảnh rất nghèo.

c. Cậu bé buồn vì không thực hiện được lời hứa.

6. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

a. cương trực, tự hào, đắn đo, lưỡng lự

b. gầy gò, xanh xao, tả tơi, khẩn khoản

c. tâm hồn, tự hào, ngạc nhiên, xanh xao

 

Truyện thứ hai:

Thư gửi các thiên thần

Thưa các Thiên thần!

Đêm nay, ở nơi đây, con đã thấy các Thiên thần ở trên cao kia, nơi sáng nhất trên bầu trời. Con đã thấy các Thiên thần đùa vui nơi thiên đàng xanh thẳm không mảy may vướng bận những lo buồn trần thế.

Nhưng thưa các Thiên thần, cũng ngay đêm nay thôi, nơi trần gian này, các Thiên thần có nhìn thấy không, những số phận, những mảnh đời còn nặng trĩu đau buồn. Con xin các Thiên thần hãy một lần xuống đây và đến bên những em bé thơ ngây của con.

Con xin Thiên thần Hòa Bình hãy ru yên giấc ngủ chiến tranh, để bao bạn bè, em nhỏ, nơi cách xa con được sống yên bình như con, được học hành vui chơi không phải ngày ngày lo sợ tiếng bom, tiếng đạn.

Con xin Thiên thần Tình thương hãy gõ chiếc đũa thần của Người vào trái tim người lớn để họ hiểu trẻ thơ và thêm lòng yêu thương con trẻ, để không còn những người bạn như con phải lao động vất vả cực nhọc hay cầm súng ra chiến trận, hay bị hắt hủi, ghẻ lạnh trong những gia đình không hạnh phúc.

Con xin Thiên thần Tình Yêu hãy hàn gắn tình yêu của các ông bố, bà mẹ để những em bé của con được sống dưới mái ấm gia đình hạnh phúc, không còn cảnh lang thang nay đây mai đó, đêm đêm màn trời chiếu đất, đói rét và biết bao hiểm nguy rình rập.

Và cuối cùng con xin Thiên thần Mơ Ước hãy tặng cho mỗi em bé trên trái đất này một ngôi sao xanh trong chiếc giỏ đựng vô vàn những của Người, để những ước mơ nhỏ bé, giản dị và hồn nhiên của mọi trẻ thơ đều thành hiện thực.

Cảm ơn những làn gió tốt bụng đã mang giúp lá thư này đến cho các Thiên thần.

Theo Ngô Thị Hoài Thu

1. Trong lá thư, bạn Hoài Thu đã xin Thiên thần Hòa Bình điều gì?

a. Hàn gắn tình yêu của những ông bố bà mẹ.

b. Hiểu trẻ thơ và thêm lòng yêu con trẻ.

c. Ru yên giấc ngủ chiến tranh.

2. Xin Thiên thần Tình thương điều gì?

a. Những em bé được sống dưới mái ấm gia đình hạnh phúc.

b. Trẻ em không còn phải lao động vất vả, cực nhọc; không cầm súng ra chiến trận hay bị hắt hủi, ghẻ lạnh trong những gia đình không hạnh phúc.

c. Tặng cho mỗi em bé một ngôi sao xanh.

3. Còn ở Thiên thần Mơ Ước, bạn ấy cầu xin điều gì?

a. Những ước mơ nhỏ bé, giản dị và hồn nhiên của mọi trẻ thơ đều thành hiện thực.

b. Những em nhỏ được sống yên bình, được học hành vui chơi, ngày ngày không còn phải lo sợ tiếng bom, tiếng đạn.

c. Gõ chiếc đũa thần vào trái tim người lớn.

4. Đến Thiên thần Tình Yêu, điều cầu xin đó ra sao?

a. Xuống trần gian và đến bên những con người bất hạnh.

b. Những em bé được sống dưới mái ấm gia đình hạnh phúc, không còn cảnh lang thang nay đây mai đó, đêm đêm màn trời chiếu đất, đói rét và biết bao hiểm nguy rình rập.

c. Mang lá thư này đến cho các Thiên thần.

4

Đúng rồi nha, làm tốt lắm

Bạn làm đúng rồi đó!

Mik đã xem bài của bạn.

HT ~ Mong bạn k, ko k là mik buồn đó. Mik ngồi xem bài bạn mất 15 phút mà bạn ko k mik là buồn đó!

#Army

Chép hết vào vở gì cũng được Hai mẹ con và bà tiênNgày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp lều. Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn.             Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ, nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách:            - Ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh...
Đọc tiếp

Chép hết vào vở gì cũng được

 

Hai mẹ con và bà tiên

Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp lều. Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn.

            Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ, nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách:

            - Ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này.

            Cô bé nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngay hôm ấy lên đường.

            Vừa đi, cô bé hiếu thảo vừa lo mấy đồng bạc mang theo không đủ trả tiền thuốc cho mẹ. Bỗng cô thấy bên đường có vật gì như chiếc tay bỏ quên. Cô bé nhặt tay nải lên, miệng túi không hiểu sao lại mở. Cô bé thoáng thấy bên trong có những thỏi vàng lấp lánh. Ngẩng lên, cô chợt thấy phía xa có bóng một bà cụ lưng còng đang đi chầm chậm. Cô bé đoán chắc là  tay nải của bà. Tội nghiệp, bà cụ mất chiếc tay nải này chắc buồn và tiếc lắm. Nghĩ vậy, cô bé liền rảo bước đuổi theo bà cụ, vừa đi vừa gọi:
       - Cụ ơi, dừng lại. Cụ đánh rơi tay nải này.
       Bà cụ lãng tai nên mãi mới nghe và dừng lại. Cô bé chạy tới, hổn hển nói:
       - Có phải cụ đánh rơi tay nải này không ạ?

            Bà lão cười hiền hậu:
       - Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà. Ta chính là tiên thử lòng con  thôi. Con thật đáng được giúp đỡ. Hãy đưa ta về nhà chữa bệnh cho mẹ con.

 Người mẹ đã được bà tiên chữa khỏi bệnh.Từ đó hai mẹ con lại vui vẻ,sống hạnh phúc bên nhau.

 

5
23 tháng 10 2021

??????????????????????????????????????????????????

23 tháng 10 2021

TL;

Chép vào vở để làm gì bạn

HT

Bài 2: Gạch dưới những câu văn miêu tả hành động ý chí sắt đá của Xtac-đi:…Vì thế, tất cả học trò đều gọi cậu là thằng “đầu gỗ”. Nhưng, về phần mình thì Xtac-đi tự nhủ: “Hoặc là mình chết, hoặc là mình thành công”. Và cậu ta bắt đầu học: học đêm, học ngày, học ở nhà, học trong lớp, học khi đi dạo, cần cù chịu khó như một con bò, gan lì như một con la. Và thế, vì...
Đọc tiếp

Bài 2: Gạch dưới những câu văn miêu tả hành động ý chí sắt đá của Xtac-đi:

…Vì thế, tất cả học trò đều gọi cậu là thằng “đầu gỗ”. Nhưng, về phần mình thì Xtac-đi tự nhủ: “Hoặc là mình chết, hoặc là mình thành công”. Và cậu ta bắt đầu học: học đêm, học ngày, học ở nhà, học trong lớp, học khi đi dạo, cần cù chịu khó như một con bò, gan lì như một con la. Và thế, vì hết lòng siêng năng, cậu ta vượt lên tất cả mọi người, cái cậu rắn đầu ấy!

Trước đây, cậu ta không biết một tí gì về phép tính; bài văn thì cậu cho rằng toàn những điều nhảm nhí, không thể nhớ nổi một ngày tháng nào, thế mà bây giờ cậu giải được các bài học không chút nhầm lẫn. Mỗi khi có được mười xu là cậu mua ngay một quyển sách: cậu đã lập được một tủ sách nhỏ rồi. Và trong một lúc phấn chấn, cậu đã hứa sẽ cho tôi xem khi nào tôi đến chơi nhà cậu. Xtac-đi luôn tựa cằm vào hai bàn tay nắm chặt nghe thầy giảng giải.

… Cái cảnh đẹp nhất là lúc tan học bố cậu đến đón cậu. Ông ta không hề ngờ rằng con mình lại được huy chương, nên nghe chuyện, ông ta vẫn không tin. Phải có thầy giáo đến xác nhận, và thế là ông đã phá lên cười khanh khách, vỗ đánh bốp một cái vào gáy con và nói: “Giỏi lắm, giỏi hết sức! Cái đầu to thân yêu này!”. Ông ta lại nhìn con, rất đỗi ngạc nhiên. Những người có mặt chung quanh đều mỉm cười vui vẻ.

Trích Những tấm lòng cao cả

1

Bài 2: Gạch dưới những câu văn miêu tả hành động ý chí sắt đá của Xtac-đi:

…Vì thế, tất cả học trò đều gọi cậu là thằng “đầu gỗ”. Nhưng, về phần mình thì Xtac-đi tự nhủ: “Hoặc là mình chết, hoặc là mình thành công”. Và cậu ta bắt đầu học: học đêm, học ngày, học ở nhà, học trong lớp, học khi đi dạo, cần cù chịu khó như một con bò, gan lì như một con la. Và thế, vì hết lòng siêng năng, cậu ta vượt lên tất cả mọi người, cái cậu rắn đầu ấy!

Trước đây, cậu ta không biết một tí gì về phép tính; bài văn thì cậu cho rằng toàn những điều nhảm nhí, không thể nhớ nổi một ngày tháng nào, thế mà bây giờ cậu giải được các bài học không chút nhầm lẫn. Mỗi khi có được mười xu là cậu mua ngay một quyển sách: cậu đã lập được một tủ sách nhỏ rồi. Và trong một lúc phấn chấn, cậu đã hứa sẽ cho tôi xem khi nào tôi đến chơi nhà cậu. Xtac-đi luôn tựa cằm vào hai bàn tay nắm chặt nghe thầy giảng giải.

… Cái cảnh đẹp nhất là lúc tan học bố cậu đến đón cậu. Ông ta không hề ngờ rằng con mình lại được huy chương, nên nghe chuyện, ông ta vẫn không tin. Phải có thầy giáo đến xác nhận, và thế là ông đã phá lên cười khanh khách, vỗ đánh bốp một cái vào gáy con và nói: “Giỏi lắm, giỏi hết sức! Cái đầu to thân yêu này!”. Ông ta lại nhìn con, rất đỗi ngạc nhiên. Những người có mặt chung quanh đều mỉm cười vui vẻ.

Bài 2: Gạch dưới những câu văn miêu tả hành động ý chí sắt đá của Xtac-đi:…Vì thế, tất cả học trò đều gọi cậu là thằng “đầu gỗ”. Nhưng, về phần mình thì Xtac-đi tự nhủ: “Hoặc là mình chết, hoặc là mình thành công”. Và cậu ta bắt đầu học: học đêm, học ngày, học ở nhà, học trong lớp, học khi đi dạo, cần cù chịu khó như một con bò, gan lì như một con la. Và thế, vì...
Đọc tiếp

Bài 2: Gạch dưới những câu văn miêu tả hành động ý chí sắt đá của Xtac-đi:

…Vì thế, tất cả học trò đều gọi cậu là thằng “đầu gỗ”. Nhưng, về phần mình thì Xtac-đi tự nhủ: “Hoặc là mình chết, hoặc là mình thành công”. Và cậu ta bắt đầu học: học đêm, học ngày, học ở nhà, học trong lớp, học khi đi dạo, cần cù chịu khó như một con bò, gan lì như một con la. Và thế, vì hết lòng siêng năng, cậu ta vượt lên tất cả mọi người, cái cậu rắn đầu ấy!

Trước đây, cậu ta không biết một tí gì về phép tính; bài văn thì cậu cho rằng toàn những điều nhảm nhí, không thể nhớ nổi một ngày tháng nào, thế mà bây giờ cậu giải được các bài học không chút nhầm lẫn. Mỗi khi có được mười xu là cậu mua ngay một quyển sách: cậu đã lập được một tủ sách nhỏ rồi. Và trong một lúc phấn chấn, cậu đã hứa sẽ cho tôi xem khi nào tôi đến chơi nhà cậu. Xtac-đi luôn tựa cằm vào hai bàn tay nắm chặt nghe thầy giảng giải.

… Cái cảnh đẹp nhất là lúc tan học bố cậu đến đón cậu. Ông ta không hề ngờ rằng con mình lại được huy chương, nên nghe chuyện, ông ta vẫn không tin. Phải có thầy giáo đến xác nhận, và thế là ông đã phá lên cười khanh khách, vỗ đánh bốp một cái vào gáy con và nói: “Giỏi lắm, giỏi hết sức! Cái đầu to thân yêu này!”. Ông ta lại nhìn con, rất đỗi ngạc nhiên. Những người có mặt chung quanh đều mỉm cười vui vẻ.

Trích Những tấm lòng cao cả

2
14 tháng 10 2021

là sao hả trời

14 tháng 10 2021

là sao

26 tháng 2 2022

Trả lời

a) Ý nghĩa của dấu gạch ngang là:

   - Biểu thị cho 1 câu hói hoặc câu hỏi

b) Bổ sung ý nghĩa cho từ đứng trước nó

( Theo mình là thế)

~ Hok tốt~

ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ I (ĐỀ 1)Môn: Tiếng Việt - Lớp 4PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)ĐIỀU NÊN LÀM NGAY          Trong một khóa học về tâm lý học, vị giáo sư ra đề bài như sau: “Trong vòng một tuần, anh chị hãy đến gặp người mà mình quan tâm và nói với họ rằng anh chị yêu mến họ. Đó là người mà trước đây,...
Đọc tiếp

ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ I (ĐỀ 1)

Môn: Tiếng Việt - Lớp 4

PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

ĐIỀU NÊN LÀM NGAY

          Trong một khóa học về tâm lý học, vị giáo sư ra đề bài như sau: “Trong vòng một tuần, anh chị hãy đến gặp người mà mình quan tâm và nói với họ rằng anh chị yêu mến họ. Đó là người mà trước đây, hoặc đã lâu anh chị không nói những lời như vậy”.

Đề bài xem ra đơn giản. Thế nhưng, hầu hết cánh đàn ông trong lớp đều đã trên 30 tuổi và cảm thấy vô cùng khó khăn khi thực hiện đề bài này vì họ hiếm khi thể hiện tình cảm của mình với một ai đó. Cuối cùng, thì có một người đàn ông đã kể lại câu chuyện của mình:

          “Cách đây 5 năm, giữa tôi và bố có một bất đồng sâu sắc, và từ đó đến nay vẫn chưa giải quyết được. Vì vậy, tôi đã thuyết phục bản thân đến để xin lỗi và nói với bố tôi tôi yêu ông ấy.

          Quyết định ấy dường như đã làm giảm đi phần nào áp lực nặng nề trong lòng tôi. Đêm hôm đó, tôi hầu như chẳng chợp mắt được. Ngày hôm sau, tôi đến nhà bố mẹ và bấm chuông, lòng thầm mong bố sẽ mở cửa cho tôi. May quá, bố tôi đã ra mở cửa.

          Tôi bước vào và nói: “Con không làm mất thời gian của bố đâu, con đến chỉ để nói với bố rằng bố hãy tha lỗi cho con và con yêu bố.”

          Có một sự chuyển biến trên khuôn mặt của bố tôi. Gương mặt của ông dãn ra, những nếp nhăn dường như biến mất và ông bắt đầu khóc. Ông bước đến, ôm chầm lấy tôi và nói: “Bố cũng yêu con, con trai ạ! Nhưng bố chưa biết làm thế nào để có thể nói với con điều đó.”

          Đó là thời khắc quí báu nhất trong đời tôi. Hai ngày sau, bố tôi đột ngột bị một cơn đau tim và vẫn còn nằm trong bệnh viện cho đến bây giờ. Nếu như tôi trì hoãn bộc lộ với bố, có lẽ không còn cơ hội nào nữa”.

 

     Chú thích: + bất đồng: không cùng ý kiến, quan điểm

                        + trì hoãn: làm chậm lại

           

    

         Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Giáo sư đã ra đề bài gì trong khóa học tâm lí học?  

   a. Trong vòng một ngày, anh chị hãy đến gặp người mà mình quan tâm và nói với họ rằng anh chị yêu mến họ. Đó là người mà trước đây, hoặc đã lâu anh chị không nói những lời như vậy”.

   b. Trong vòng một tuần, anh chị hãy đến gặp người mà mình quan tâm và nói với họ rằng anh chị yêu mến họ. Đó là người mà trước đây, hoặc đã lâu anh chị không nói những lời như vậy”.

   c. Trong vòng một tháng, anh chị hãy đến gặp người mà mình quan tâm và nói với họ rằng anh chị yêu mến họ. Đó là người mà trước đây, hoặc đã lâu anh chị không nói những lời như vậy”.

Câu 2. Những người đàn ông cho rằng đề bài khó ở chỗ nào?  

   a. Thật hiếm khi thể hiện tình cảm của mình với một ai đó.

   b. Thật khó khăn để nói lời xin lỗi ai đó.

   c. Thật khó lòng nói lời yêu thương với người đã lâu mình không nói.

Câu 3. Người đàn ông trong câu chuyện đã phải vượt qua khó khăn gì để có thể nói lời xin lỗi và nói lời yêu thương với cha mình?   

   a. Vượt qua gia đình anh ta.

   b. Vượt qua một quãng đường dài.      

   c. Vượt qua chính bản thân anh ta.          

Câu 4. Khi người con đến nhà và nói với bố là hãy tha lỗi cho mình đồng thời nói lời yêu thương bố. Ông bố đã có thái độ thế nào?

   a. Không nói gì và đi vào trong

   b. Ông nói ông đã tha lỗi cho người con từ lâu rồi nên không phải xin lỗi nữa.

   c. Ông khóc, ôm chầm lấy người con và nói bố cũng yêu con.

Câu 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? 

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

Câu 6. Trong các câu hỏi dưới đây, câu hỏi nào được dùng để thể hiện ý yêu cầu, nhờ cậy? 

   a. Bạn có thực hiện được yêu cầu của đề bài này không?

   b. Bạn có thể thực hiện yêu cầu của đề bài này giúp mình được không?

   c. Sao bạn làm điều ấy giỏi thế nhỉ?

Câu 7. Câu: Ông bước đến, ôm chầm lấy tôi và nói: “Bố cũng yêu con, con trai ạ! Nhưng bố chưa biết làm thế nào để có thể nói với con điều đó.” Dấu hai chấm trong câu có tác dụng gì?

   a. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của nhân vật.

   b. Là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

   c. Dùng để liệt kê sự việc.

Câu 8. Câu văn: “Ánh mặt trời chiếu qua tán lá xuống như một ánh đèn xanh dịucó mấy danh từ, mấy động từ, mấy tính từ? Là những danh từ, động từ, tính từ nào?

   a. 3 danh từ, 1 động từ, 2 tính từ, đó là:

……………………………………………………………………………………

   b. 3 danh từ, 2 động từ, 1 tính từ, đó là:

……………………………………………………………………………………

  c. 2 danh từ, 2 động từ, 1 tính từ, đó là: 

……………………………………………………………………………………

Câu 9. Tìm và ghi lại 2 từ cùng nghĩa với “trung thực”.  Đặt câu với một từ vừa tìm được. 

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

1
24 tháng 12 2021

1.B

2.A

3.C

4.C

5.Hãy nói lời yêu thương với những người xung quanh mình khi có cơ hội đừng đẻ mất đi rồi mới nhận ra

6.A

7.A

8. B

9. BỘC TRỰC , NGAY THẲNG

CẢNH SÁT RẤT NGAY THẲNG

15 tháng 2 2022

1. Vào những ngày giáp Tết, đường quê lúc nào cũng tấp nập người qua lại.

2. Các gian hàng mứt, kẹo, hoa quả / luôn đông khách.

3. Tối Giao thừa, vài nhà còn đỏ lửa với nồi bánh chưng.

4. Mình / thấy thật ấm lòng khi nhìn ngọn lửa hồng bập bùng trong đêm.

5. Sáng mùng một, mình / ra sân hít thở không khí mùa xuân và ngắm nhìn hoa đào đỏ thắm trước sân nhà.

6. Mùa xuân / đã về.

Bài 3: Đọc và ghi lại cốt truyện của câu chuyện sau:Làm cách nào dễ hơn?(1) Ba cậu bé rủ nhau vào rừng chơi. Trong rừng có rất nhiều nấm, có quả rừng, lại có đủ thứ chim thật hấp dẫn. Ba cậu mải chơi nên không để ý là trời đã về chiều, sắp tối. Về bây giờ thì biết nói với bố mẹ ra sao đây.(2) Cả ba cố nghĩ ngợi tìm xem cách nào dễ hơn: nói dối hay là thú thật?Cậu thứ...
Đọc tiếp

Bài 3: Đọc và ghi lại cốt truyện của câu chuyện sau:

Làm cách nào dễ hơn?

(1) Ba cậu bé rủ nhau vào rừng chơi. Trong rừng có rất nhiều nấm, có quả rừng, lại có đủ thứ chim thật hấp dẫn. Ba cậu mải chơi nên không để ý là trời đã về chiều, sắp tối. Về bây giờ thì biết nói với bố mẹ ra sao đây.

(2) Cả ba cố nghĩ ngợi tìm xem cách nào dễ hơn: nói dối hay là thú thật?

Cậu thứ nhất nhanh nhảu:

- Tớ sẽ nói dối là bị chó sói đuổi ở trong rừng. Bố tớ phát hoảng lên, thế là thôi không mắng tớ nữa.

Cậu thứ hai hí hửng:

- Tớ sẽ nói là đang đi đường thì gặp ông ngoại. Mẹ tớ sẽ vui và cũng không mắng  tớ.

Cậu thứ ba chậm rãi:

- Còn mình thì sẽ nói thật, vì nói thật thì chẳng cần phải nghĩ tìm cách này hay cách khác.

(3) Thế rồi ba cậu bé chia tay nhau về nhà. Cậu thứ nhất vừa nói với bố xong thì đúng lúc bác coi rừng đến chơi. Bác nói:

- Không, trong rừng này làm gì có chó sói.

Người cha bực tức vô cùng. Vì tội đi chơi về muộn cũng đủ tức lắm rồi, vậy mà lại còn nói dối nữa nên tức lên gấp đôi.

Cậu thứ hai đang nói với mẹ là đi đường gặp ông ngoại thì vừa lúc ông ngoại bước vào.

Bà mẹ cũng bực tức vô cùng. Vì tội nói dối còn tức gấp mấy lần tội đi chơi về muộn.

Còn cậu thứ ba, vừa về đến nhà đã nhận lỗi ngay từ cửa. Bố cậu chỉ căn dặn một câu và hoàn toàn tha thứ cho cậu.

1
25 tháng 10 2021

làm cách nào ai bik mà hỏi chi cho nó mệt