K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Một lần một người bạn của Anhxtanh đến thăm ông khi ông bị ốm và để làm ông khuây khỏa, người bạn ra cho ông 1 bài toán:  - Chúng ta lấy vị trí cuả 2 kim đồng hồ lúc 12 giờ làm ví dụ.Nếu kim giờ và kim phút đổi chỗ cho nhau, ta vẫn có 1 vị trí hợp lí của 2 kim đồng hồ. Nhưng nếu ở 6 giờ chẳng hạn thì sự đổi chỗ 2 kim đồng hồ sẽ dẫn đến 1 vị trí không thể có ở 1...
Đọc tiếp

Một lần một người bạn của Anhxtanh đến thăm ông khi ông bị ốm và để làm ông khuây khỏa, người bạn ra cho ông 1 bài toán: 

 - Chúng ta lấy vị trí cuả 2 kim đồng hồ lúc 12 giờ làm ví dụ.Nếu kim giờ và kim phút đổi chỗ cho nhau, ta vẫn có 1 vị trí hợp lí của 2 kim đồng hồ. Nhưng nếu ở 6 giờ chẳng hạn thì sự đổi chỗ 2 kim đồng hồ sẽ dẫn đến 1 vị trí không thể có ở 1 chiếc đồng hồ đúng: kim phút không thể chỉ số 6 trong khi kim giờ chỉ số 12.Vậy có bao nhiêu vị trí của 2 kim đồng hồ mà sự hoán vị của chúng dẫn đến 1 vị trí có thể được trên 1 chiếc đồng hồ đúng ?

 - Đúng, - Anhxtanh đáp - đó là 1 bài toán khá lí thú và không quá dễ. Tôi chỉ sợ là cuộc tiêu khiển không kéo dài được lâu : tôi đã bắt đầu giải bài toán rồi đấy.

  Và , hơi nhổm lên khỏi giường, bằng 1 vài nét gạch , Anhxtanh vẽ trên giấy 1 sơ đồ biểu thị dữ kiện bài toán. Để giải bài toán này, ông đã không cần nhiều thời gian hơn thời gian phát biểu đề bài.

  Bạn hãy giải bài toán trên

0
11 tháng 2 2018

Thừa số tiền là 1000đ. Vì mua 10 quyển sách mà tăng giá lên 500đ thì phải trả thêm 5k, mua 6 cây bút mà giảm đi 1000đ thì lời được 6k. Do đó ta có được số tiền lời là 1k.

7 tháng 5 2022

3/5x + 1/2y =80( 1-2/5 va 1-1/2)

2/5x=1/2y*2( do so but gap doi so vo)

voi x la so but va y la so vo

2 tháng 7 2016

11          6             3              2            1         

5           3              1             1              0

A          B             A                 B          A

=> AN THUA !!!!!!!!!

6 tháng 7 2016

mỗi lần bốc tối thiểu 1 viên và tối đa không vượt quá một nửa số bi còn lại.” và “Ai đến lượt mình đi không còn bi để bốc thì thua.” có nghĩa là người nào cuối cùng còn lại 1 viên bi là thua cuộc. Vì không thực hiện được cách bốc bi của mình.

 

An  luôn thắng cuộc, thực hiện qua các bước như sau:

-An  bốc 4 viên để còn lại 7 viên cho Bình.    

-Bình có thể bốc 1 ; 2 ; 3 viên để cho An có thể còn lại là 6 ; 5 ; 4 viên.

-An  bốc số viên bi để còn lại cho Bình  3 viên.

-Bình chỉ có quyền bốc 1 viên để lại cho An 2 viên.

-An bốc 1 viên chừa lại cho Bình 1 viên

-Bình thua cuộc !!!

Bài 1: Lãi suất của tiền gửi tiết kiệm của một ngân hàng thời gian vừa qua liên tục thay đổi. Bạn Châu gửi số tiền ban đầu là 5 triệu đồng với lãi suất 0,7%/ tháng chưa đầy một năm thì lãi suất tăng lên 1,15%/tháng trong nửa năm tiếp theo và bạn Châu tiếp tục gửi them một số tháng tròn nữa, khi rút tiền bạn Châu được cả vốn lẫn lãi là 5,747,478, 359 đồng (Chưa làm tròn). Hỏi...
Đọc tiếp

Bài 1: Lãi suất của tiền gửi tiết kiệm của một ngân hàng thời gian vừa qua liên tục thay đổi. Bạn Châu gửi số tiền ban đầu là 5 triệu đồng với lãi suất 0,7%/ tháng chưa đầy một năm thì lãi suất tăng lên 1,15%/tháng trong nửa năm tiếp theo và bạn Châu tiếp tục gửi them một số tháng tròn nữa, khi rút tiền bạn Châu được cả vốn lẫn lãi là 5,747,478, 359 đồng (Chưa làm tròn). Hỏi bạn Chau đã gửi tiền tiết kiệm trong bao nhiêu tháng?

Bài 2: Tìm số nguyên dương nhỏ nhất có ba chữ số \(\overline{abc}\)sao cho \(\overline{abc}=a^3+b^3+c^3\).Còn số nguyên dương nào thỏa mãn điều kiện trên nữa không?

Bài 3: Xác định các hệ số a, b, c của đa thức: \(P\left(x\right)=a^3x+b^2x+cx-2007\) để sao cho P(x) chia cho x -16 có số dư là 29938 và chia cho \(x^2-10x+21\) có đa thức số dư là \(\frac{10873}{16}x-3750\).

MỌI NGƯỜI GIÚP MK VỚI NHÉ, YÊU MN NHIỀU, AI TRẢ LỜI ĐC NHANH VÀ ĐÚNG ĐẦU TIÊN MK TICK NHÉ, 1 BÀI CŨNG TICK, GIÚP MK NHA MN!!!!~~~~

5
26 tháng 7 2017

Bài 1: Mk nghĩ đề sai

Bài 2: Đáp án: 153, 370, 371, 407.

Bài 3: Đáp án: a = 7, b = 13, c = -3,4375

Muốn biết cách trình bày thì lên Mail hỏi nhé Manh

25 tháng 7 2017

Gọi x là số tháng bạn Châu gửi với lãi suất 0,7% , y là số tháng gửi với lãi suất 0,9% . Vậy số tháng mà bạn Châu gửi tiết kiệm : x+y+6 (tháng)

Khi đó, số tiền cả vốn lẫn lãi bạn Châu nhận được khi gửi với lãi suất 0,7% trong x tháng : \(T_1=5000000\left(1+0,7\%\right)^x\)

Số tiền cả vốn lẫn lãi bạn Châu nhận được khi gửi với lãi suất 1,15% trong nửa năm (6 tháng) là : \(T_2=T_1.\left(1+1,15\%\right)^6\)

Số tiền cả vốn lẫn lãi bạn Châu nhận được khi gửi với lãi suất 0,9% trong y tháng : \(T_3=T_2\left(1+0,9\%\right)^y\)

Suy ra phương trình: \(5000000.\left(1+0,7\%\right)^x.\left(1+1,15\%\right)^6.\left(1+0,9\%\right)^y=5747478,359\)

1. Nhập phương trình trên vào máy tính

2.Nhấn SHIFT SOLVE , máy hỏi Y? , nhập 1 = ; X? , nhập 1 = , kết quả trả lại được x là một số không nguyên (loại)

3. Tiếp tục nhấn SHIFT SOLVE , tiếp tục nhập các giá trị của y = 2,3,4,5,.... cho đến khi x nhận giá trị nguyên thì dừng.

4. Tìm được y = 4 , x = 5

Vậy số tháng bạn Châu gửi tiết kiệm : 5 + 4 + 6 = 15 (tháng)

TRÒ CHƠI TOÁN HỌCTrên bảng ghi 20 số từ 1 đến 20 như sau:[_] 1 [_] 2 [_] 3 [_] 4 ... [_] 18 [_] 19 [_] 20Hai bạn chơi trò luân phiên điền dấu "+" hoặc "-" vào một ô trống [_] bất kì cho đến khi không còn ô trống nào. Nếu giá trị tuyệt đối của tổng cuối cùng nhỏ hơn 30 thì bạn thứ nhất (đi trước) thắng. Ngược lại, nếu giá trị tuyệt đối của tổng cuối cùng lớn hơn hoặc bằng 30 thì bạn...
Đọc tiếp

TRÒ CHƠI TOÁN HỌC

Trên bảng ghi 20 số từ 1 đến 20 như sau:

[_] 1 [_] 2 [_] 3 [_] 4 ... [_] 18 [_] 19 [_] 20

Hai bạn chơi trò luân phiên điền dấu "+" hoặc "-" vào một ô trống [_] bất kì cho đến khi không còn ô trống nào. Nếu giá trị tuyệt đối của tổng cuối cùng nhỏ hơn 30 thì bạn thứ nhất (đi trước) thắng. Ngược lại, nếu giá trị tuyệt đối của tổng cuối cùng lớn hơn hoặc bằng 30 thì bạn thứ hai (đi sau) thắng.

Bạn thứ hai lập luận cho cách đi của mình như sau: Chia 20 số trên thành mười cặp (1; 2), (3; 4), ..., (19; 20). Nếu bạn thứ nhất điền dấu vào một số trong mỗi cặp thì bạn thứ hai sẽ điền dấu vào số còn lại của cặp đó theo quy tắc sau: Với cặp (19; 20) bạn ấy sẽ ghi cùng dấu với bạn thứ nhất. Với các cặp còn lại, bạn ấy sẽ ghi dấu khác với dấu của bạn đi trước. Hỏi: Với cách đi như vậy bạn thứ hai có luôn thắng hay không? Giải thích vì sao?

4
29 tháng 7 2015

người thứ 2 thắng vì nó giỏi hơn 

29 tháng 7 2015

người thứ 2 thắng vì nó giỏi hơn

(Một màn ảo thuật với những lá bài tây.)Bạn có bộ bài \(52\) lá.Đầu tiên, hãy rút \(19\) là đầu tiên ra để riêng, nhưng chúng vẫn để úp. Bạn để cho đối phương chọn 1 lá, để họ bí mật coi nó và yêu cầu họ nhớ đó là lá gì.Sau đó, đặt lá của đối phương lên TRÊN CÙNG của tụ \(19\) lá này. Lúc này bạn có 2 tụ. Để tụ \(19\) ở DƯỚI tụ còn lại.Bây giờ, bạn bắt...
Đọc tiếp

(Một màn ảo thuật với những lá bài tây.)

Bạn có bộ bài \(52\) lá.

Đầu tiên, hãy rút \(19\) là đầu tiên ra để riêng, nhưng chúng vẫn để úp. Bạn để cho đối phương chọn 1 lá, để họ bí mật coi nó và yêu cầu họ nhớ đó là lá gì.

Sau đó, đặt lá của đối phương lên TRÊN CÙNG của tụ \(19\) lá này. Lúc này bạn có 2 tụ. Để tụ \(19\) ở DƯỚI tụ còn lại.

Bây giờ, bạn bắt đầu đếm ngược từ \(10\) về \(1\), mỗi lần đếm ngược bạn lật ngửa một lá bài trên mặt của bộ bài, để riêng thành 1 tụ. Có 2 khả năng:

  • Nếu số bạn đếm và số trên lá bài bằng nhau (J,Q,K coi như không có số, A là số một) thì dừng.
  • Nếu bạn đếm đến \(1\) mà số bạn đếm vẫn khác số trên lá bài thì lấy lá tiếp theo của bộ bài đặt lên tụ đó (lá này để úp).

Bạn làm như vậy tổng cộng 3 lần, được \(3\) tụ.

Rồi bạn cộng các số trên mặt của các tụ này (A là số một, lá úp là số không).

Tương ứng với tổng đó bạn lấy ra số lá bài đúng số lượng đó từ tụ \(52\) lá.

Rồi bạn thách thức đối phương: Tôi sẽ đoán được lá bài bạn mới nhìn thấy.

Bạn lật lá tiếp theo của tụ bài ra, để ngửa và đối phương sẽ giật mình.

Hãy giải thích màn ảo thuật này. Nếu bạn thấy hay thì thử biểu diễn cho mọi người nhé.

3
27 tháng 1 2017

Khi đặt tụ 19 lá dưới tụ còn lại thì lá bài của đối phương sẽ là lá bài thứ 34 (tụ ở trên có 33 lá)
nếu theo khả năng 2 : đếm đến 1 mà số đếm vẫn khác....... thì số bài đã lấy ra sẽ đúng 33 lá
Khi đó lá bài tiếp theo (úp) sẽ là lá bài của đối phương : lá thứ 34.
p/s: làm thử 1 trường hợp vì không chắc .-.
 

21 tháng 1 2017

mình không hiểu lắm

sao lại có hai tụ

tụ là gì

1) Bằng kiến thức của bạn về đường tròn, hãy giải thích tại sao bánh xe lại luôn có dạng hình tròn và không bao giờ có dạng khác?2) Tại sao các cốc, chai, chậu,... lại thường có đáy là hình tròn mà có rất ít cốc, chai, chậu,... có đáy hình vuông hay tam giác ...?3) Một số nhà hát được xây theo dạng hình tròn (gọi là nhà hát vòng tròn) dựa vào tính chất gì của đường tròn?4) Nhà...
Đọc tiếp

1) Bằng kiến thức của bạn về đường tròn, hãy giải thích tại sao bánh xe lại luôn có dạng hình tròn và không bao giờ có dạng khác?

2) Tại sao các cốc, chai, chậu,... lại thường có đáy là hình tròn mà có rất ít cốc, chai, chậu,... có đáy hình vuông hay tam giác ...?

3) Một số nhà hát được xây theo dạng hình tròn (gọi là nhà hát vòng tròn) dựa vào tính chất gì của đường tròn?

4) Nhà của 4 bạn An, Bình, Cường, Dũng đều nằm ở trên biên của một khoảnh đất hình tròn theo đúng thứ tự đó. Biết khoảng cách từ nhà An đến nhà Bình là 3km, từ nhà Bình đến nhà Cường là 4km, từ nhà Cường đến nhà Dũng là 5km, từ nhà Dũng đến nhà An là 6km và từ nhà An đến nhà Cường là 13km. Tính khoảng cách từ nhà Bình đến nhà Dũng.

1
NM
8 tháng 12 2021

1) Bằng kiến thức của bạn về đường tròn, hãy giải thích tại sao bánh xe lại luôn có dạng hình tròn và không bao giờ có dạng khác?

vì khi lăn, thì trọng tâm hình tròn không thay đổi độ cao, còn các hình khác thì luôn thay đổi độ cao, do đó bánh xe hình tròn thì đi sẽ không bị sóc.

2) Tại sao các cốc, chai, chậu,... lại thường có đáy là hình tròn mà có rất ít cốc, chai, chậu,... có đáy hình vuông hay tam giác ...?

vì đáy hình tròn là chậu có thể tích lớn nhất trong các loại chậu cùng chiều cao.

3) Một số nhà hát được xây theo dạng hình tròn (gọi là nhà hát vòng tròn) dựa vào tính chất gì của đường tròn?

nhà hát xây theo hình elip chứ không phải hình tròn, nhưng có lẽ ý bạn là tính chất nhìn một cung cho trước 1 góc không đổi.

4) Nhà của 4 bạn An, Bình, Cường, Dũng đều nằm ở trên biên của một khoảnh đất hình tròn theo đúng thứ tự đó. Biết khoảng cách từ nhà An đến nhà Bình là 3km, từ nhà Bình đến nhà Cường là 4km, từ nhà Cường đến nhà Dũng là 5km, từ nhà Dũng đến nhà An là 6km và từ nhà An đến nhà Cường là 13km. Tính khoảng cách từ nhà Bình đến nhà Dũng.

undefined

ta có thể thấy khoảng cách An- Bình (AB) Bình - Cường (BC) và An- Cường (AC) là mâu thuẫn với bất đẳng thức tam giác thế nên đề bài này sai nhé