K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 4 2017

Gợi ý:

+) Đó là cái nôi hình thành nhân cách, giáo dục phẩm chất, đạo đức ý chí, tính cách để giữ gìn trật tự, kỷ cương xã hội, tôn ty, gia phong. Sự hình thành văn hóa gia đình là sự kế thừa tiếp nối văn hóa truyền thống, mặt khác không chối bỏ các giá trị văn hóa hiện đại......

+) Mỗi con người Việt Nam gắn bó với gia đình bằng những bữa cơm xum họp. Con trẻ đã là thành viên của gia đình, lớn lên cũng đã ý thức vót được chông để giữ nước. Lòng yêu nước hình thành từ tuổi ấu thơ một truyền thống của dân tộc.........Những bữa cơm gia đình là sự chắt lọc tinh tuý nhất từ đất quê, từ hương đồng gió nội, từ một nắng, hai sương và giọt mồ hôi của ông bà, cha mẹ và của người nông dân lam lũ sớm hôm...........

+) Từ gia đình, từ bữa cơm xum họp và dạy cho con cái “ăn vóc, học hay” như các cụ xưa đã dạy những lời thật gần gũi “nên thợ, nên thầy vì có học, no ăn, ấm mặc bởi hay làm” chính những điều răn dạy đó cho từng thành viên trong mỗi gia đình để gia đình.............

+) Xây dựng một gia đình đạt chuẩn văn hóa là góp phần làm cho xã hội lành mạnh, phát triển. Từ bữa cơm gia đình dạy cho trẻ “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”.............

5 tháng 4 2017

Gợi ý:

-

Để xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa cần có những gia đình mới và những con người mới. Đó là những gia đình thật sự văn hóa, có tôn ty trật tự. Khi quan niệm về đời sống mới ở mỗi gia đình, Bác nói: “Trong một nhà: Phải trên thuận, dưới hoà, bỏ thói mẹ chồng hành hạ nàng dâu, dì ghẻ ghét bỏ con chồng; ăn tiêu có kế hoạch, cưới hỏi, giỗ tết nên tiết kiệm, ăn ở sạch sẽ, thân mật và sẵn lòng giúp đỡ xóm giềng, gia đình hăng hái tham gia việc nước, ai ai cũng phải biết chữ”. Bác kết luận: “Trong một nhà như thế thì nhất định phát đạt”.

-Theo Bác, một gia đình mới, một gia đình tốt trong xã hội chủ nghĩa là một gia đình mà trong đó các thành viên trong gia đình phải biết yêu thương, tôn trọng lẫn nhau, chia sẻ những khó khăn trong công việc cùng nhau, nam nữ bình đẳng. Phải đề cao và tôn trong người phụ nữ. Do tàn dư của tư tưởng phong kiến, người phụ trong gia đình ngay cả ở thời điểm hiện nay cũng đôi khi bị coi thường. Không ít cảnh không bình đẳng khi người phụ nữ vừa phải gánh vác công việc xã hội, vừa phải lo toan việc gia đình. Đã thế, nhiều chị còn phải chịu cảnh bị bạo hành do có những người chồng vũ phu, cư xử thiếu văn hóa.

-Trong bối cảnh hiện nay, nhiều giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam đang bị phai nhạt; tình trạng ly hôn, bạo hành gia đình gia tăng; chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, hưởng thụ có xu hướng tăng lên… Những hạn chế này đang khiến cho nhiều gia đình Việt có nguy cơ rơi vào khủng hoảng, nền tảng xã hội thiếu vững chắc. Vì vậy, ngày Gia đình Việt Nam đang trở thành một sinh hoạt văn hóa cộng đồng lành mạnh, giáo dục, động viên mọi người thể hiện tình thương yêu và trách nhiệm đối với tổ ấm của mình, đồng thời thể hiện trách nhiệm đối với tưong lai của dân tộc.

29 tháng 11 2021

TK

Gia đình là tổ ấm, là nơi nuôi dưỡng mỗi chúng ta, và đó cũng là nơi để trở về sau những ngày bôn ba vất vả. Bởi thế, gia đình có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Nơi mà chúng ta gọi là gia đình, chính là nơi có những người thân yêu với ta cùng chung sống. Đó là bố, là mẹ, là anh chị em, là ông bà. Gia đình là nơi nâng ta đi những bước chân đầu tiên, dìu dắt ta ngày càng trưởng thành và luôn dang rộng vòng tay đón chờ ta trở về. Dù là vui buồn hay mệt mỏi, dù là sung sướng hay khó khăn, gia đình vẫn sẽ mãi luôn là bến bờ an toàn nhất. Khi dần lớn lên, chúng ta sẽ mặc sức rong ruổi trên hành trình tìm kiếm thành công, và gia đình sẽ chính là hậu phương vững chắc nhất, tiếp thêm cho ta sức mạnh, ý chí. Thế nhưng, để gia đình thực sự là một nơi tuyệt vời như thế, bản thân mỗi chúng ta cần phải nâng niu và giữ gìn gia đình của mình. Từ những hành động nhỏ nhất, như dành tình yêu thương cho những thành viên trong gia đình. Dành thời gian để đoàn tụ, chia sẻ cùng nhau. Có như vậy, gia đình mới thực sự là mái ấm tuyệt vời của mỗi con người.

Tham khảo: 

Trong cuộc đời của mỗi con người, người ta có thể đi đến nhiều nơi hay có nhiều nơi để đến nhưng duy nhất chỉ có một nơi để trở về đó chính là gia đình. Gia đình là duy nhất và thiêng liêng nhất với mỗi người, chỉ có tình cảm gia đình mới là thứ tình cảm vô điều kiện, giống như câu nói "Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc". Vai trò của gia đình đối với cuộc sống con người là vô cùng quan trọng, dù cuộc đời bạn có tốt đẹp đến đâu nhưng nếu không có gia đình thì đó vẫn chỉ là cuộc đời bất hạnh.

Vậy gia đình là gì và chúng ta hiểu như thế nào là gia đình? Theo định nghĩa khoa học, gia đình là một cộng đồng người cùng chung sống, gắn bó với nhau bằng các mối quan hệ huyết thống, hôn nhân và tình cảm, cũng có thể là quan hệ nuôi dưỡng hay giáo dục. Gia đình đã tồn tại từ rất sớm và trải qua quá trình phải triển lâu dài, có thể nói gia đình có ý nghĩa quan trọng không chỉ với con người mà còn tác động mạnh mẽ đến xã hội. Đối với xã hội, gia đình là một thiết chế xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người. Đối với con người, gia đình mang nhiều vai trò quan trọng bậc nhất mà không có một tổ chức hay cộng đồng nào có thể thay thế được. Gia đình là nơi có cha và mẹ của ta, là nơi ta được sinh ra, là cội nguồn tồn tại của ta trên cõi đời này; mọi người trong gia đình đã cho ta được tồn tại, được yêu thương vô bờ bến. Cho ta một không gian sống để bước những bước đầu tiên trong cuộc đời, khi ta còn quá non nớt và bé bỏng, gia đình là nơi chăm sóc, nuôi dưỡng và che chở cho ta được an toàn lớn lên. Chỉ có tình cảm của những người trong gia đình mới là thứ tình cảm cho đi mà không cần nhận lại, nơi đó chan chứa bao nhiêu tình cảm thương yêu, đùm bọc và cao đẹp mà những người thân dành cho nhau. Đến khi chúng ta lớn lên và trưởng thành, bước ra ngoài cuộc sống để mưu sinh, ai cũng phải đối mặt với khó khăn và thử thách của cuộc đời, đứng trước khó khăn đó gia đình chính là điểm tựa vững chắc cho ta sức mạnh và niềm tin giúp đỡ ta vượt qua khó khăn. Dù có thất bại hay gục ngã trước sóng gió cuộc đời, chúng ta vẫn có một nơi bình yên nhất là mái ấm gia đình để trở về. Mãi cho đến khi cuối đời, chúng ta đã nếm trải đủ vị đắng cay ngọt bùi của cuộc sống, đã đến lúc nghỉ ngơi thì gia đình lại là một bến đỗ cho tất cả mọi người.

 

Ai chẳng muốn những năm tháng còn lại của cuộc đời được sống bên người thân yêu, được sống trong tình cảm yêu thương, tránh xa mọi bộn bề và bon chen của cuộc sống, có gia đình để nương tựa lúc về già là hạnh phúc lớn lao. "Gia đình giống như một cái cây", mỗi cá nhân chúng ta giống như cành cây, trưởng thành theo nhiều hướng khác nhau nhưng vẫn chung một cội rễ. Gia đình chính là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách con người cho chúng ta, mái ấm gia đình cũng là mái trường đầu tiên ta được học, học từ những thứ căn bản, đơn sơ nhất trong nếp sống, sinh hoạt đến cách đối nhân xử thế. Chính vì vậy, người ta thường nói gia đình phải có gia phong, lễ nghĩa, nề nếp và nếp sống của gia đình sẽ quyết định đến chiều hướng phát triển nhân cách của chúng ta. Một gia đình gia giáo, con cái được dạy dỗ đến nơi đến chốn sẽ trở thành những người có phẩm chất, nhân cách tốt đẹp, ngược lại nếu gia đình thường bất hòa, mâu thuẫn và chia rẽ sẽ khiến con cái lớn lên trong ác cảm, tự ti và thù hận. Nếu điều hạnh phúc nhất là có gia đình thì điều tồi tệ nhất chính là sự tan vỡ gia đình. Đối với người đã trưởng thành, đó là một mất mát to lớn, khiến họ mất đi chỗ dựa, chẳng còn bến đỗ bình yên để trở về, nhưng đã trưởng thành vẫn còn may mắn hơn là trẻ thơ, nếu trẻ thơ mất đi gia đình sẽ trở thành trẻ mồ côi, cơ nhỡ, không người chăm sóc, lang thang đầu đường xó chợ. Có thể nói, gia đình tan vỡ trẻ em sẽ là người chịu tổn thương và bất hạnh nhất. Đối với xã hội, khi gia đình tan vỡ giống như mất đi một tế bào có lợi, sản sinh ra thêm nhiều tế bào có hại, bởi không có gia đình con người ta khó được giáo dục nên người, khi ra ngoài xã hội chỉ gây ra những tệ nạn, thói hư tật xấu làm ảnh hưởng đến mọi người và bộ mặt xã hội.

 

Mỗi cá nhân chúng ta phải cảm thấy thật may mắn khi có được mái ấm gia đình bởi ngoài kia còn có biết bao nhiêu người bất hạnh không có gia đình. Nhìn vào họ, ta hãy cố gắng gìn giữ hạnh phúc gia đình, nâng cao trách nhiệm của bản thân với những người thân trong gia đình, không nên vì bất cứ lý do gì mà làm tổn hại đến chính mái nhà hạnh phúc và những người yêu thương mình.

20 tháng 12 2021

Gia đình là chỗ dựa thiêng liêng của mỗi người, chắc chắn là vậy rồi. Ngoài những trẻ mồ côi ra thì đối với cuộc đời mỗi người, ai ai cũng sẽ có một gia đình. Những ít ai có thể hiểu được tầm quan trọng của gia đình là như thế nào và quyền trẻ em là yếu tố quan trọng ra sao. Thật vậy ! Cha mẹ là người có công sinh thành nuôi dưỡng ta. Qua từng câu chữ, từng nội dung mà mỗi câu thơ sau: '' Đi khắp thế gian không ai sánh bằng mẹ - Gian khổ cuộc đời ai nặng gánh hơn cha '' đã nói lên một thông điệp vô cùng ý nghĩa đến cho mọi người. Tình yêu thương mà cha mẹ dành cho ta  chính là thứ tình cảm thiêng liêng nhất, đấng sinh thành là một tạo hóa cao cả của nhân loại. Mẹ - một con người giàu tình thương. Mẹ là người luôn sẵn sàng hy sinh, che chở cho con lúc con gặp nguy hiểm. Luôn bên cạnh chia sẻ, giúp đỡ lúc con gặp khó khăn. Luôn an ủi, động viên lúc con gặp chuyện buồn. Mẹ là người mang đến lời ru, mang đến sự ngọt ngào cho những đứa con thơ. Mẹ là người luôn dành mọi cử chỉ yêu thương cho giọt máu của mình mặc dù chúng có thể đã trưởng thành. Lời mẹ ru là lời hát thiết tha, ấm áp nhất mà chúng ta cần phải trân trọng. Cha là người gánh vác bao công việc, chịu nhiều gian khổ để kiếm tiền nuôi con lớn. Cha phải rong ruổi khắp vùng, dải nắng dầm sương để tìm việc trang trải cuộc sống, cha là người luôn mang lại những lời dạy dỗ yêu thương, ý nghĩa đến con thơ của mình. Thế mà cha mẹ lại không một lời thở than. Họ cũng chẳng đòi hỏi ta phải trả ơn họ bằng tiền tài, vật chất. Mà nếu có đi chăng nữa thì ta cũng chẳng thể hết nợ, công ơn sinh thành và dương dục của cha mẹ là vô biên như nước sông không bao giờ cạn, như bầu trời rộng rãi bao la. Vì thế, hãy luôn bày tỏ sự biết ơn bằng cách sống hiếu thảo với cha mẹ, để đền đáp lại công ơn họ đã ban cho ta cuộc sống may mắn này. Nói tóm lại, gia đình vẫn luôn là nơi ấm áp nhất mà con người cần được có.

8 tháng 10 2016

MÌNH CẦN GẤP LẮM MN GIÚP MÌNH VỚI

25 tháng 4 2023

Gợi ý cho em các ý:

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận

TB: 

Bàn luận: 

Nêu khái niệm tệ nạn xã hội là gì?

Hậu quả của tệ nạn xã hội đối với học sinh:

+ Khiến cho ý thức học sinh đi xuống

+ Khiến cho xã hội ngày càng bị ảnh hưởng tiêu cực

+ Khiến cho tỉ lệ tội phạm tăng cao

...

Dẫn chứng:

Tệ nạn sử dụng thuốc lá điện tử ngày càng diễn ra hơn...

Nguyên nhân: 

+ Do ý thức của học sinh kém

+ Do sự quản lí lỏng lẻo của gia đình và nhà trường

+  Do sự cám dỗ và những lời dụ dỗ của các đối tượng xấu

...

Biện pháp khắc phục:

+ Tuyên truyền ý thức cho học sinh về tác hại của tệ nạn xã hội

+ Nhà trường phải phối hợp chặt chẽ với gia đình quản lí học sinh

+ Xử phạt thật nghiêm minh những kẻ dụ dỗ học sinh vào con đường tệ nạn

...

KB: Khẳng định lại vấn đề

_mingnguyet.hoc24_

23 tháng 9 2021

Tham khảo:

Gia đình là tế bào của xã hội. Đó là nơi để mọi thành viên có thể chung sống, sinh hoạt cùng nhau. Một gia đình đầy đủ khi có tình yêu thương và sự chăm sóc của cha mẹ, sự sẻ chia và đồng cảm giữa các thành viên với nhau. Gia đình là nơi đem lại sự bình yên cho mỗi người sau những bộn bề lo toan của cuộc sống. Gia đình đóng một vai trò quan trọng trong xã hội. Đó là một môi trường tốt giúp cho trẻ nhỏ phát triển về thể chất và tư duy. Trẻ em chính là mầm non của xã hội, là tương lai của đất nước. Được lớn lên trong vòng tay của cha mẹ, các em sẽ được sống đầy đủ về mặt tình cảm. Hơn thế nữa, dưới sự giáo dục của cha mẹ, các em sẽ có những định hướng tích cực trong tương lai. Cha mẹ vừa là người giáo viên, vừa là người bạn để các em sẻ chia, tâm sự. Mỗi khi gặp khó khăn trong đời, gia đình chính là nơi để chúng ta trở về và được an ủi, động viên. Gia đình là chỗ dựa tinh thần và thể xác tốt nhất khi ta suy sụp. Đồng thời, ở ngoài kia vẫn còn rất nhiều trẻ em lớn lên thiếu thốn tình yêu thương của cha mẹ, gia đình. Có thể là do các em từ nhỏ đã mất cha mẹ, hoặc cũng có thể là do hôn nhân tan vỡ, … Các em chịu nhiều thiệt thời so với những người bạn đồng trang lứa, đôi khi cảm thấy tủi thân khi bị bạn bè chế giễu, bắt nạt. Lúc nào các em cũng kháo khát tình cảm gia đình. Không có gì đẹp và đáng quý hơn là được sống trong mái ấm gia đình. Bởi vậy, mỗi người trong chúng ta cần biết nâng niu và trân trọng mái ấm gia đình của chính mình.

23 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

 

Trong cuộc sống, hẳn mỗi lần vấp ngã, thất bại là bạn đều tìm về với gia đình của mình. Vậy gia đình là gì? Đó là nơi chứa đầy tình thương, chứa đầy những người thân yêu của ta. Có lẽ bởi vậy mà gia đình luôn có một vai trò quan trọng đối với bản thân mỗi con người. Trước hết, gia đình chở che tâm hồn ta. Mỗi khi ta buồn, ta vui, ta cười, gia đình luôn là nơi thấu hiểu ta nhất, chia sẻ với ta nhiều nhất. Chưa dừng lại ở đó, gia đình còn nuôi dưỡng ta trưởng thành. Thử hỏi xem, nếu không có bàn tay dạy dỗ của mẹ cha, của ông bà thì làm sao chúng ta có thể có những kiến thức nền tảng để vững bước vào đời. Hơn hết, nhờ có những bài học quý giá mà gia đình mang lại ta mới đạt nhiều thành công, góp phần làm rạng danh nước nhà. Bên cạnh đó, gia đình còn dìu dắt ta đứng dậy sau mỗi vấp ngã. Họ sẽ chẳng rời bỏ ta mà thay vào đó lại đến bên sưởi ấm trái tim bị vụn vỡ. Thật vậy, gia đình chính là điểm tựa của mỗi con người. Vì vậy hãy nâng niu và trân trọng nó. Đừng chà đạp nó để rồi phải hối tiếc!

24 tháng 8 2021

giúp với

 

24 tháng 8 2021

Em tham khảo:

Bước một, bước hai, bước ba,... con người chúng ta sẽ phải bước từng bước trên con đường của chính mính. Người ta cho rằng " Nếu con người không bước đi thì cũng không bao giờ có những con đường". Con đường được tạo ra từ những bước đi của con người " đường không đi mọc đầy cỏ dai". Nếu con người cứ đứng yên, không chịu bước đi thì cũng sẽ không tạo ra những con đường. Người ta bước đi càng dài  thì con đường lại càng chạy xa tít tắm. Con đường ở đây cũng có nói về con đường đời, con đường để trưởng thành. Vậy nên, chúng ta không tự nỗ lực, tự vượt qua khó khăn hoài bão thì không có con đường nào cả. Con đường đi của chúng ta không bao giờ trải đầy hoa hồng. Mà chông gai, vấp ngã thường xuyên nhưng vẫn cần phải bước đi. Cái gì cũng cần phải tự tay ta làm nên, gây dựng, tự bản thân xây dựng thì con đường sau này sẽ càng dễ đi hơn. Hãy là con người biết chọn con đường đi của ban thân và tự tạo ra con đường đó.