K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bác Hồ/ đã hi sinh rất nhiều cho đất nước.


HN
14 giờ trước (8:33)

Thì bạn nên học giỏi; chăm ngoan; nghe lời bố mẹ, thầy cô và tham gia nhiều cuộc thi của trường để được cháu ngoan Bác Hồ nhé!!!💁‍♀️💁‍♀️💁‍♀️

Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa​   Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, quê ở tỉnh Vĩnh Long. Sau khi học xong bậc trung học ở Sài Gòn, năm 1935, ông sang Pháp học đại học. Ông theo học cả ba ngành kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện và kĩ sư hàng không. Ngoài ra, ông còn miệt mài nghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí.   Năm 1946, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông rời bỏ...
Đọc tiếp

Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa​

   Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, quê ở tỉnh Vĩnh Long. Sau khi học xong bậc trung học ở Sài Gòn, năm 1935, ông sang Pháp học đại học. Ông theo học cả ba ngành kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện và kĩ sư hàng không. Ngoài ra, ông còn miệt mài nghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí.

   Năm 1946, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài, theo Bác Hồ về nước. Ông được Bác Hồ đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa và giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trên cương vị Cục trưởng Cục Quân giới, ông đã cùng anh em miệt mài nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn như ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc.

   Bên cạnh những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng, Giáo sư Trần Đại Nghĩa còn có công lớn trong xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà. Nhiều năm liền, ông giữ cương vị Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước.

   Những cống hiến của Giáo sư Trần Đại Nghĩa được đánh giá cao. Năm 1948, ông được phong Thiếu tướng. Năm 1952, ông được tuyên dương Anh hùng Lao động. Ông còn được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý.

Theo TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM

Chú thích:

- Anh hùng lao động: danh hiệu Nhà nước phong tặng đơn vị hoặc người có thành tích đặc biệt trong lao động.

- Tiện nghi: các vật dùng cần thiết giúp cho sinh hoạt hằng ngày được thuận tiện, thoải mái.

- Cương vị: vị trí công tác, chức vụ.

- Cục Quân giới: cơ quan phụ trách việc chế tạo, cung cấp vũ khí cho quân đội.

- Cống hiến: đóng góp có giá trị.

- Sự nghiệp: công việc lớn, có ích lợi chung.

- Quốc phòng: bảo vệ đất nước.

- Huân chương: vật làm bằng kim loại, đeo trước ngực làm dấu hiệu cho phần thưởng lớn được nhà nước trao tặng cho người có công.

Trần Đại Nghĩa đã có hành động như thế nào khi "nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc"?

Rời xa gia đình, tích cực học hỏi để cống hiến cho đất nước.

Rời bỏ quê hương, bôn ba nước ngoài để tìm con đường cứu nước.

Rời bỏ cuộc sống tiện nghi ở nước ngoài, theo Bác Hồ về nước.

Rời bỏ đất nước để không chịu bom đạn của chiến tranh.

3
12 tháng 5 2020

Đáp án là :Trần Đại Nghĩa đã có hành động rời bỏ cuộc sống tiện nghi ở nước ngoài ,theo Bác Hồ về nước khi ''nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc .

16 tháng 5 2020

Rời bỏ cuộc sống tiện nghi ở nước ngoài,theo Bác Hồ về nước

26 tháng 12 2020

Đó là Bác Hồ [Hồ Chí Minh], người đã cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp thống nhất và bảo vệ nước nhà của Bác - Việt Nam. Nên mới có câu "Cả đời người là của nước non".

Bác không có cháu chắt, nhưng nhân dân thân mến gọi là "Bác", nên mới có câu "người không con mà triệu con."

26 tháng 12 2020

Bác Hồ

25 tháng 4 2020

14 vị Anh hùng dân tộc Việt Nam đáp ứng được một trong ba tiêu chí sau đây:[3]

  1. Người khởi xướng, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ ngoại xâm, giành độc lập dân tộc;
  2. Người đứng đầu 1 vương triều có đóng góp đặc biệt xuất sắc, lãnh đạo dân tộc giành được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước;
  3. Nhà quân sự, chính trị, văn hóa lỗi lạc.

Danh sách[sửa | sửa mã nguồn]

 
STTTênQuê quánThời đạiNhà nướcKinh đôTiêu chuẩn
1Hùng VươngPhú ThọHồng BàngVăn LangPhong Châu2
2Hai Bà TrưngHà NộiHai Bà TrưngLĩnh NamMê Linh1
3Lý Nam ĐếThái NguyênNhà Tiền LýVạn XuânLong Uyên
4Ngô QuyềnHà Nội (?)Nhà NgôTĩnh Hải quânCổ Loa
5Đinh Tiên HoàngNinh BìnhNhà ĐinhĐại Cồ ViệtHoa Lư2
6Lê Đại HànhThanh Hóa (?)Nhà Tiền Lê1, 2
7Lý Thái TổBắc NinhNhà LýThăng Long2
8Lý Thường KiệtHà NộiĐại Việt3
9Trần Nhân TôngNam ĐịnhNhà Trần1,3
10Trần Hưng Đạo3
11Lê Thái TổThanh HóaNhà Hậu LêĐông Kinh1,2
12Nguyễn TrãiHải Dương3
13Quang TrungBình ĐịnhNhà Tây SơnPhú Xuân1,3
14Hồ Chí MinhNghệ AnViệt Nam Dân Chủ Cộng HòaViệt NamHà Nội

Quy hoạch tượng đài[sửa | sửa mã nguồn]

Các địa phương được đặt địa điểm xây dựng tượng đài Quốc tổ Hùng Vương và 14 vị anh hùng dân tộc khi đạt một trong 4 tiêu chí sau:

  • Địa phương là quê hương của danh nhân anh hùng dân tộc;
  • Địa phương gắn liền với sự kiện lịch sử quan trọng ghi đậm dấu ấn về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân anh hùng dân tộc;
  • Địa phương có di tích lịch sử, di tích cách mạng hoặc truyền thống văn hóa gắn với danh nhân anh hùng dân tộc;
  • Địa phương (vùng, khu vực) được ưu tiên xây dựng công trình tưởng niệm, tạo dựng truyền thống văn hóa về Quốc tổ Hùng Vương.
25 tháng 4 2020

 sau:[2]

  • Hùng Vương: quốc tổ của Việt Nam.
  • Hai Bà Trưng, tức Trưng Trắc và Trưng Nhị: 2 nữ thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của Nhà Hán.
  • Lý Nam Đế, tức Lý Bí: thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của Nhà Lương, lập ra Nhà Tiền Lý và nước Vạn Xuân.
  • Ngô Quyền: vị tướng đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, lập ra Nhà Ngô.
  • Đinh Tiên Hoàng, tức Đinh Bộ Lĩnh: người đánh bại 12 sứ quân và thống nhất Việt Nam, lập ra Nhà Đinh và nước Đại Cồ Việt.
  • Lê Đại Hành tức Lê Hoàn: vị tướng đánh bại quân Tống, lập ra Nhà Tiền Lê.
  • Lý Thái Tổ, tức Lý Công Uẩn: người sáng lập ra Nhà Lý, có công dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.
  • Lý Thường Kiệt: vị tướng của nhà Lý có công đánh bại quân Tống xâm lược.
  • Trần Nhân Tông: vị vua anh minh của Nhà Trần và là người lãnh đạo nhân dân chống quân Mông Cổ và quân Nguyên xâm lược.
  • Trần Hưng Đạo, tức Trần Quốc Tuấn: vị tướng của Nhà Trần và 2 lần chỉ huy nhân dân đánh bại quân Mông - Nguyên.
  • Lê Thái Tổ, tức Lê Lợi: thủ lĩnh cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh, lập ra Nhà Hậu Lê.
  • Nguyễn Trãi: nhà văn hóa và tư tưởng lỗi lạc của nhà Hậu Lê.
  • Quang Trung, tức Nguyễn Huệ: thủ lĩnh cuộc Khởi nghĩa Tây Sơn, đánh dẹp vua Lê – chúa Trịnh và chúa Nguyễn giúp thống nhất Việt Nam, đồng thời đánh bại quân Xiêm và quân Thanh xâm lược.
  • Hồ Chí Minh: vị lãnh tụ của phong trào giành độc lập của Việt Nam thời Pháp thuộc, là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và là người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập. Ông dẫn dắt Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống lại quân xâm lược Nhật, Pháp và Mỹ.

6 tháng 11 2018

hay đó

6 tháng 11 2018

bạn ko nên đăng những bài viết ko liên quan vào đây

Em hãy đọc thầm bài văn sau:HÌNH DÁNG CỦA NƯỚCMàn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ.- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu:- Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao...
Đọc tiếp

Em hãy đọc thầm bài văn sau:

HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC

Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ.

- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu:

- Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy:

- Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà.

Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:

- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.

Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:

- Các cháu đừng cãi nhau nữa. Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.

Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:

- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.

Lê Ngọc Huyền

Em trả lời mỗi câu hỏi, làm mỗi bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng .

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Côc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì?

A. Tác dụng của nước.

B. Hình dáng của nước.

C. Mùi vị của nước.

D. Màu sắc của nước

2
5 tháng 11 2017

Đáp án B

13 tháng 1 2021

Là đáp án B

26 tháng 3 2022

(1) Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh Bác đang bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, không có rượu cũng không có hoa.

(2) Những hình ảnh cho thấy tình cảm gắn bó giữa Bác và trăng là:

  • Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
  • Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ 

=> Những hình ảnh ấy biến Bác và trăng trở thành hai người bạn tri âm tri kỉ, thân thiết và gắn bó với nhau.

(3) Bài thơ cho em thấy được con người của Bác. Bác không chỉ là một người nghệ sĩ yêu thiên nhiên mà còn là một người chiến sĩ dũng cảm, tự do. Dù có bị giam cầm trong nhà tù với xiềng xích thì Người vẫn không hề bị mất đi ý chí của mình.

21 tháng 1 2022

câu b nhé

21 tháng 1 2022

b nhé

30 tháng 12 2021

Dàn ý chung

1. Mở bài: Giới thiệu sơ qua về Hồ Chí Minh khẳng định Người là một lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

2. Thân bài:

a. Hồ Chí Minh con người vĩ đại, lãnh tụ của một dân tộc:

  • Người đã có cho mình tình yêu nước nồng nàn, ý thức dân tộc.
  • Ba mươi năm bôn ba xứ người, Người vừa làm tất cả những công việc nặng nhọc vừa học hỏi , tìm ra con đường Cách mạng, lối đi đúng đắn cho cả một dân tộc
  • Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp Mĩ thành công, xây dựng lại đất nước theo con đường mới
  • Bác đã hòan thành xuất sắc sứ mệnh của mình đối với nhân dân,với đất nước. Công lao của Bác có thể sánh với trời cao ,biển rộng.

b. Sự vĩ đại của Người còn thể hiện ở sự bình dị trong cuộc sống, cách ứng xử, tình cảm của Người dành cho con dân đất Việt:

  • Người luôn quan tâm đến mọi người, từ trẻ nhỏ, thanh thiến niên dến người già
  • Vẻ giản dị, mộc mạc vô cùng thuần khiết của Bác
  • Cách sống của Bác cũng bình dị, mộc mạc như mục đích sống của Bác là hết lòng vì nước vì dân
  • Người còn là một nghệ sĩ, một nhà thơ, một danh nhân văn hóa thế giới:
  • Với bài báo “ Những Người cùng khổ” như một ngòi nổ, vạch trần bộ mặt giả dối, tội ác của thực dân Pháp lúc bấy giờ.
  • Người còn là nhà văn ,nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam với những tập thơ “ Nhật ký trong tù”,” Cảnh khuya”,” Đi thuyền sông Đáy”,…với hai bản luận cương chính trị nổi tiếng là” Lơi kêu gọi toàn quốc kháng chiến” và” bảng tuyên ngôn độc lập”

c.Tình cảm của mọi người dân dành cho Người và thế hệ trẻ:

  • Yêu mến,khâm phục và biết ơn sâu sắc
  • Bác đc tôn vinh là lãnh tụ cách mạng kiệt xuất,chíên sĩ hòa bình,danh nhân văn hóa thế giới.
  • Bác sống mãi với đất nước và dân tộc.
  • Thế hệ trẻ ngày nay cầm cố gắng học tập và phát huy tài năng của mình cho đất nước để không phụ kì vọng của Người và cũng là cách thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã ngã xuống để giành lạy độc lập cho chúng ta

3. Kết bài: Khẳng định và bộc lộ cảm xúc của bản thân

30 tháng 12 2021

THỜI GIAN QUÝ BÁU LẮM

Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ là 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người vẫn chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.Cũng về giờ giấc, trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí sĩ quan cấp tướng đến làm việc với Bác chậm 15 phút, tất nhiên là có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được. 

Bác bảo: 

- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan không chuẩn bị đủ phương án, nên chú không giành được chủ động”.

Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. 

Bác hỏi: 

- Chú đến muộn mấy phút?

- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!

- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.

Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Sắp đến giờ lên đường bỗng trời đổ mưa xối xả. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị cho hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí còn đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác… Nhưng bác không đồng ý: 

- Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì đến bao giờ? Thà chỉ mình bác và vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cả lớp phải chờ uổng công!.

Thế là Bác lên đường đến thăm lớp chỉnh huấn đúng lịch trình trong tiếng reo hò sung sướng của các học viên…Bác Hồ của chúng ta quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Chính vì vậy, trong suốt cuộc đời Bác không để bất cứ ai đợi mình. Sự quý trọng thời gian của Bác thực sự là tấm gương sáng để chúng ta học tập.

Bài học kinh nghiệm

Quỹ thời gian của con người là có hạn. Người ta có thể làm lại một cái nhà, một con đường,… nhưng không thể lấy lại được một tích tắc thời gian đã mất đi. Chính vì lẽ đó mà thời gian còn quý hơn vàng, bạc. Tiết kiệm thời gian là tiết kiệm thông minh và văn minh nhất.

Mỗi người đều có thể tiết kiệm được thời gian của mình. Tuy nhiên, để thực hiện điều đó chúng ta cần phải làm việc phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết; làm việc ngăn nắp, gọn gàng; thầy cô chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp, lên lớp đúng giờ, sử dụng hiệu quả giờ học; cán bộ cần chuẩn bị nội dung tốt trước khi tiến hành tổ chức hội họp, tiếp dân,... Đó chính là tiết kiệm thời gian của mình và của mọi ngườ

14 tháng 2 2022

ông đã thiết kế tên lửa                                                                                                                                                                                                     hhg