Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Em không đồng tình với quan điểm trên. Đúng thật, trong các môn học thì môn toán vẫn đc coi là quan trọng nhất vì nó là một phương pháp rất quan trọng để rèn luyện tư duy nhạy bén và khả năng suy luận logic . Giúp học sinh tăng cường trí nhớ, phản xạ nhanh và khả năng suy luận.Nhưng cái giới hạn của toán học là cho con người ta vào một khung mẫu và không có sự sáng tạo cao và đặc biệt học toán không thể giúp con người ta hình thành đc cái bản tính con người được. Văn học tuy là ko quan trọng lắm đối với hiện nay nhưng nó là một phần để hình thành con người như nhà văn M.Goosooc ki với ông"văn học là nhân học".Cái định nghĩa văn học gồm năm chữ ấy ngắn gọn về số lượng ngôn từ nhưng các mặt ý nghĩa lại chẳng ngắn gọn chút nào. Văn học là nhân học, văn học là bộ môn học về con người, không phải chỉ là cái con người sinh học với đầy đủ chân, tay, mắt, mũi, tim, gan... mà đó là những con người với cuộc sống tinh thần phong phú và đa dạng của họ. Học văn là để hiểu sâu hơn tâm hồn con người, và đồng thời cũng là để học cách làm người.Qua đó cho ta thấy, không chỉ môn toán là môn quan trọng mà còn môn văn và nhìu môn học khác dù nó ko quan trọng to tác gì, nhưng chút ta cũng phải giàng chút thời gian cho nó. Bởi vì chính mon học đó sẽ giúp ta không chỉ hình thành năng khiếu, trí thông minh mà còn giúp ta học cách trở thành người có ích cho xã hội.
Điều này anh có thể nói ra, em tìm ý lắp vào văn nhé!
---
Thì thật ra mình học không chỉ để thi ĐH em ạ mà mình còn học để có cái kiến thức, để cái xã hội đất chật người đông này không ai chê cười mình.
Mà nói là để thi thì, anh nói thật là giờ hàng chục cách xét tuyển Đại học, rồi thi Đánh giá năng lực, toàn là kiến thức bao quát, học bạ đẹp chứ đâu phải là mỗi khối em thi Đại học. Đã thế xét như thế còn chiếm tỉ lệ phần trăm lớn vào chỉ tiêu các trường mình thích nữa em ơi.
Rồi sau này đi làm, nhiều nơi họ xét tới hồi phổ thông em học cái gì, cái CV cần GPA như thế em cũng cần phải chăm chút từ bây giờ rồi.
Anh nói thế đúng không nào?
Sau đây là bài viết của mình liên quan đến chủ đề trên, bạn chỉ nên tham khảo rồi tự viết theo ý mình nhé:
Đề bài: Việc tử tế nhỏ nhặt trong cuộc sống thường nhật
“Những điều lớn lao được tạo nên từ nhiều điều nhỏ nhặt” ( Van Gogh). Vì vậy không phải “người đắp lũy xây thành, kẻ vá trời lấp bể” mới là người tạo nên những con đường nở đầy hoa hiến dâng cho cuộc đời vẻ đẹp hoàn mỹ nhất mà chính chúng ta - những con người bình thường vẫn có thể làm nên những chân giá trị. Khi biết lan tỏa đi “tình yêu nhỏ bé” bằng chính việc tử tế hằng ngày thì mỗi người đều được bao bọc trong “tấm áo” yêu thương, từ đó nhân lên niềm hạnh phúc cho một xã hội. Giống như cách mà anh Lâm Hiếu Long của “biệt đội săn bắt cướp Thành phố Hồ Chí Minh” đã làm để những người dân xung quanh có cuộc sống an toàn hơn. Hay cách mà chị Lan Anh - nữ gia sư nhiễm chất độc da cam, vượt lên số phận, mở lớp học cho trẻ em nghèo. Họ là những người làm vườn tuyệt vời để lại cho đời những con đường đầy hương sắc rạng rỡ góp phần gắn kết xã hội bằng chất keo kỳ diệu mang tên “tình người”. Điều đó cần sự chung tay góp sức của cả một cộng đồng cùng khát vọng cho đi yêu thương, tình nguyện trở thành tấm chăn sưởi ấm cho những tiếng lòng đang run rẩy trong cái giá rét của hiện thực. “Đừng bao giờ đánh giá thấp tầm quan trọng của những việc nhỏ được thực hiện từ một trái tim yêu thương rộng lớn”. Đó là một triết lý của Elizabeth George tôi yêu thích và bản thân tôi tin rằng chỉ cần đặt tình yêu chân thành từ tận đáy lòng vào mỗi việc nhỏ mình thực hiện sẽ không bao giờ là vô nghĩa. “Phần đẹp nhất trong đời một người là những hành động tử tế và yêu thương nhỏ bé, vô danh, không được nhớ đến” ( William Wordsworth). Đó cũng là cách tôi tô điểm cho tuổi trẻ của mình và lưu giữ những dấu ấn trên” con đường nở đầy hoa” của cuộc đời.
Chúng ta đang sống trong một thời đại văn minh và phát triển nhất từ trước đến nay . Một thời kì mà vật chất , hàng hóa có thể coi là phất triển nhất .Sự phát triển đó tác động rất lớn tới mọi tầng lớp và lừa tuổi trong xã hội , Nhưng có lẽ lứa tuổi bị tác động nhiều nhất là lừa tuổi trẻ mới lớn . Giới trẻ đang ngày đêm quay cuồng ttong vòng xoáy của sự phát triển đó . Họ rất năng động trong mọi việc , mọi vấn đề trong cuộc sống , kể cả trong tình yêu . Họ cũng là người dồi dào tình cảm, nhạy bén trong sự cảm thụ cái hay, cái đẹp của cuộc đời; nhưng ngược lại, họ cũng là người dễ nông nổi, dễ đi quá trớn, nếu thiếu sự hướng dẫn, và những căn cơ chừng mực cần thiết.
Trong cuộc sống đang bộn bề, biến chuyển hằng ngày như hiện nay thì xã hội, đất nước đang cần đến một lực lượng thanh niên học sinh giỏi giang, tài đức. Ngay từ bây giờ, học sinh được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình. Nhưng trái lại bên cạnh đó, lại có một số học sinh đang học không đúng với khả năng của mình, và điều này đã tạo điều kiện cho một "căn bệnh" xâm nhập vào học đường hoành hoành, gây xôn xao ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Đó chính là bệnh thành tích trong giáo dục cùng với những tiêu cực trong thi cử.
Thành tích là kết quả có thể đánh giá được của nỗ lực con người. Kết quả đó không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để đạt thành tích chính là lợi ích cho mình. Nhưng con người vẫn có thể làm hết sức mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất nước.
Theo định nghĩa đó, nỗ lực đạt thành tích của một cá nhân hay một tập thể là một phẩm chất đạo đức tốt, đáng biểu dương và nhân rộng. Hãy tưởng tượng một xã hội mà trong đó mọi thành viên đều nỗ lực để đạt những thành tích cao hơn trong các lĩnh vực hoạt động: Thể thao, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, sản xuất, thương mại, công nghệ... vì lợi ích cho mình và cho cả cộng đồng. Xã hội đó chắc chắn tiến bộ, nền kinh tế nước đó chắc chắn phát triển, đời sống nhân dân nước đó chắc chắn giàu có, quốc gia đó chắc chắn cường thịnh. Nhưng đến một lúc nào đó, khi chính những nỗ lực đạt thành tích, một phẩm chất tốt và cần thiết của mỗi thành viên trong xã hội lại trở thành một căn bệnh, mà ngày nay chúng ta gọi nó là bệnh thành tích.
Điều lo ngại chung hiện nay là căn bệnh thành tích đang lan tràn trong ngành giáo dục của nước ta, không phải chỉ lây nhiễm cho một bộ phận những người công tác trong ngành mà còn cho nhiều gia đình trong xã hội. Với bệnh thành tích, các phương pháp đánh giá, kiểm tra kết quả học tập trở nên dày đặc, nặng nề, phức tạp nhưng lại mang tính chất rập khuôn, không có chỗ dành cho sự sáng tạo của học sinh, sinh viên. Xét từ phía ngành giáo dục, thành tích giáo dục là thước đo sự thành công trong nghề nghiệp của giáo viên nói riêng, của nhà trường và địa phương nói chung. Đáng tiếc thay, trong thời gian qua, chính ngành giáo dục lại "thiết kế" ra thước đo trên bằng các chỉ tiêu giáo dục khô cứng. "Bệnh thành tích giáo dục" chính là việc nhà trường và địa phương cố gắng đạt được các chỉ tiêu giáo dục bằng mọi giá. Chúng ta đều nhận thức rõ ràng rằng một xã hội muốn phát triển tiến bộ phải có nhiều nhân tài, mà nhân tài phải là người có chân tài thực học, được tiếp thu những kiến thức và các phẩm chất đạo đức tinh hoa của nhân loại và của dân tộc thông qua hệ thống giáo dục của cộng đồng. Giáo dục chính là điểm xuất phát, là nơi sản sinh ra nguồn năng lực cho sự cường thịnh của một nước, một cộng đồng dân tộc. Một nền giáo dục tốt và trung thực sẽ tạo nên những con người đạt những thành tích tốt và trung thực. Những thành tích tốt và trung thực sẽ tạo nên những bước tiến mạnh mẽ cho cộng đồng dân tộc trên con đường phát triển.
Cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục'' ngay từ khi mới phát động đã được xã hội quan tâm, nhân dân đồng tình hưởng ứng. Bởi ai cũng biết rằng, nếu cứ để ''nạn tiêu cực trong thi cử'' hoành hành và ''bệnh thành tích trong giáo dục'' trở thành một căn bệnh ''mãn tính" thì sẽ dẫn đến lãng phí thời gian, sức lực, tuổi đời của học sinh; lãng phí tiền bạc, công sức chăm sóc con cái của phụ huynh; của thầy cô và lãng phí của cải xã hội. Điều đó sẽ là hệ quả tất yếu của những suy thoái đạo đức trong học sinh; đạo đức trong quan hệ thầy, trò và sẽ góp phần làm suy thoái những mối quan hệ xã hội khác. Cuộc vận động này là cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt. Điều đáng mừng là nhân dân, xã hội đều quyết liệt tham gia chống lại những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, sẵn sàng lên tiếng phê phán những cá nhân hoặc tổ chức có thái độ không hưởng ứng. Sự khởi đầu tốt đẹp báo hiệu sự thành công của một cuộc vận động mang tính nhân văn sâu sắc.
Trên tiến trình đổi mới giáo dục, bệnh thành tích phải được xóa bỏ. Đó không phải là một việc quá khó, nhưng chắc chắn cũng không dễ dàng. Điều trước nhất là phải thay đổi từ những sai phạm của ngành giáo dục, phải kiên quyết thực hiện cuộc vận động đã đề ra, vì đó sẽ làm gương để thế hệ trẻ ngày nay tin tưởng và noi theo. Học sinh chúng ta, ngay từ bây giờ phải hết mình phấn đấu học tập bằng chính bản thân, tuyệt đối nói không với tiêu cực trong thi cử đồng thời giúp sức với nhà trường khuyên bảo và ngăn chặn các hành vi tiêu cực ấy.
Đất nước chúng ta đang tiến bước trên con đường đổi mới, mở cửa, hội nhập và tranh đua với thế giới đề giành lấy một vị trí xứng đáng trên hành tinh này. Cuộc đấu tranh kinh tế sắp đến rất quyết liệt và mang tính chất thắng bại sinh tử không khác gì trên thao trường hay trên võ đài. Ở đó, một võ sĩ chỉ có thể chiến thắng đối chủ bằng tài năng thực sự của chính mình, không phải vì bất kì văn bằng chứng nhận đẳng cấp cao hơn nào. Đất nước chúng ta sau này có cường thịnh hay không tùy thuộc vào việc nền giáo dục của chúng ta có đổi mới để có thể sản sinh ra những chân tài thực học hay không. Vì vậy, chúng ta hãy cùng chung tay góp sức để đẩy lùi những tiêu cực và bệnh thành tích ấy, để đưa nước Việt Nam ta ngày càng phát triển vững mạnh.