K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

b)

Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn vì :

Việc khẳng định chủ quyền của một nước đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo, khẳng định lãnh thổ thống nhất toàn vẹn của Việt Nam.

8 tháng 2 2020

a) Phần tiếp giáp bạn tự xem SGK nhé.

Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu - châu Á, Trung Đông - châu Á. Biển Việt Nam là điều kiện thuận lợi để ngành giao thông vận tải biển nước ta phát triển, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Việt Nam với các nước khác trong khu vực và trên thế giới.

b)

Phải bảo vệ chủ quyền của một hòn đảo dù là đảo rất nhỏ của nước ta: Bởi vì các đảo của Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước cả về kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng:

  • Về kinh tế – xã hội
    • Phát triển các nghề truyền thống gắn liền với việc đánh bắt cá, tôm, mực,…, nuôi trồng hải sản: tôm sú, tôm hùm…, cũng như các loại đặc sản: bào ngư, tổ yến…
    • Phát triển công nghiệp chế biến hải sản: nước mắm, đông lạnh…
    • Phát triển giao thông vận tải biển.
    • Nhiều đảo có giá trị lớn về du lịch.
    • Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân các huyện đảo.
  • Về an ninh quốc phòng:
    • Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa.
    • Hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước.
23 tháng 4 2019

- Tìm trên hình 24.1 vị trí các eo biển: Ma-lắc-ta, Gas-pa, Ca-li-man-ta, Ba-la-bắc, Min-đô-rô, Ba-si, Đài Loan, Quỳnh Châu; các vịnh biển, vịnh thái Lan, Vịnh Bắc Bộ.

- Phần biển Việt Nam nằm trong Biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2, tiếp giáp vùng biển của các nước Trung Quốc, Ca-pi-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-go-po, In-đô-nê-xi-a,Bru nây, Phi-lip-pin.

30 tháng 10 2023

Vùng biển của Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các quốc gia:

- Trung Quốc, Camphuchia, Thái lan, Malaixia, Xingapo, Inđônêxia, Brunây và Philippin.

Những tài nguyên trên vùng biển của Việt Nam bao gồm:

- Các nguồn lợi thủy sản: Vùng biển của Việt Nam là một nguồn lợi quý báu với nhiều loài cá và hải sản phong phú.

- Dầu và khí đốt: Có tiềm năng cho việc khai thác dầu và khí đốt ở một số khu vực biển nước ta.

- Du lịch biển: Bờ biển Việt Nam có cảnh quan đẹp và bãi biển tuyệt đẹp, thu hút nhiều du khách.
Thiên tai: bão, lũ lụt ven biển và sạt lở bờ biển.

30 tháng 10 2023

Vùng biển của Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các quốc gia:

- Trung Quốc, Camphuchia, Thái lan, Malaixia, Xingapo, Inđônêxia, Brunây và Philippin.

Những tài nguyên trên vùng biển của Việt Nam bao gồm:

- Các nguồn lợi thủy sản: Vùng biển của Việt Nam là một nguồn lợi quý báu với nhiều loài cá và hải sản phong phú.

- Dầu và khí đốt: Có tiềm năng cho việc khai thác dầu và khí đốt ở một số khu vực biển nước ta.

- Du lịch biển: Bờ biển Việt Nam có cảnh quan đẹp và bãi biển tuyệt đẹp, thu hút nhiều du khách.

10 tháng 3 2023

 Câu a :
Phía bắc giáp Trung Quốc 
Phía tây giáp Lào, Campuchia
Phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương.
 Câu b : 
Ý nghĩa của vùng biển
 *Thuận lợi :
+ Vùng biển rộng lớn, nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế. Bờ biển kéo dài có nhiều vũng vịnh kín gió thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu
=> Điều kiên phát triển dịch vụ hàng hải.
* Khó khăn: thiên tai bão kèm mưa to gió lớn, sạt lở bờ biển, cát bay cát chảy,...

11 tháng 3 2023

a. Biên giới đất liền: Trung Quốc,Thái Lan,Lào,Campuchia

b. 

*Thuận lợi: vùng biển VN có giá trị to lớn về kinh tế,trên biển có nhiều khoáng sản,đặc biệt là dầu khí,hải sản phong phú,có nhiều bãi biển đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch,bờ biển có nhiều vũng vịnh kín thuận lợi để xây dựng hải sảng,phát triển giao thông vậntải biển,biển nước ta còn là một kho muối khổng lồ

- khó khăn: thiên tai thường xảy ra ( bão, nước biển dâng,sạt lở bờ biển,..) môi trường biển bị ô nhiễm đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân

5 tháng 6 2017

– Phần biển Việt Nam nằm trong Biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2,tiếp giáp vùng biển của các nước Trung Quốc, Ca-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin.

5 tháng 6 2017

- Tìm trên hình 24.1 vị trí các eo biển: Ma-lắc-ta, Gas-pa, Ca-li-man-ta, Ba-la-bắc, Min-đô-rô, Ba-si, Đài Loan, Quỳnh Châu; các vịnh biển, vịnh thái Lan, Vịnh Bắc Bộ.

- Phần biển Việt Nam nằm trong Biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2, tiếp giáp vùng biển của các nước Trung Quốc, Ca-pi-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-go-po, In-đô-nê-xi-a,Bru nây, Phi-lip-pin.

16 tháng 3 2022

Trung Quốc,Viêt Nam,Philippin,Malaysia,Indonesia,.....

16 tháng 3 2022

Việt Nam, Trung Quốc, Phi-líp-pin, Indonesia, Malai-sia,Singapore

Vùng biển nước Việt Nam gồm 5 vùng : + nội thủy + lãnh hải + tiếp giáp lãnh hải + đặc quyền kinh tế + thềm lục địa  * Giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta:- Nội thủy: vùng nước tiếp giáp với đất liền và ở phía trong đường cơ sở. - Lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là đường biên giới quốc...
Đọc tiếp

Vùng biển nước Việt Nam gồm 5 vùng : 

+ nội thủy 

+ lãnh hải 

+ tiếp giáp lãnh hải 

+ đặc quyền kinh tế 

+ thềm lục địa 

 

* Giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta:

- Nội thủy: vùng nước tiếp giáp với đất liền và ở phía trong đường cơ sở.

 - Lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là đường biên giới quốc gia trên biển.

- Vùng tiếp giáp lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ ranh giới phía ngoài của lãnh hải ra phía biển.

- Vùng đặc quyền kinh tế: vùng biển phía ngoài lãnh hải, hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở.

-  Vùng thềm lục địa: gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa, thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam.


 

1
26 tháng 10 2023

yub

8 tháng 5 2021

Thuận lợi:

Biển giàu tài nguyên sinh vật biển (cá, tôm, mực, san hô,...), khoáng sản (dầu khí, khoáng sản kim loại, phi kim loại), có nhiều bãi biển đẹp, có nhiều vũng, vịnh... thuận lợi để phát triển nghề cá, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch biển - đảo, giao thông vận tải biển...

- Khó khăn: bão, nước biển dâng, sạt lở bờ biển...

1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam

a. Diện tích, giới hạn

- Biển Đông là một biển lớn trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến, nằm trong vùng nhiệt đới gó mùa Đông Nam Á, Diện tích 3447000km

- Biển Đông tương đối kín, thông với TBD và ÂĐD qua các eo biển hẹp

- Vùng biển Việt là một phần của biển Đông có diện tích khoảng 1000000km2

b. Đặc điểm khí hậu của biển

- Chế độ gió

+ Hướng gió Đông Bắc ( Tháng 10 đến tháng 4),hướng gió Tây Nam hoặc hướng Nam (từ tháng 5 – tháng 9)

+Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền

+ Chế độ nhiệt; Mùa hạ mát hơn , mùa đông ấm hơn đất liền

+ Nhiệt độ TB năm của nước biển ở tầng mặt là 23C

+ Chế độ mưa: Thường ít hơn trên đất liền

c. Đặc điểm hải văn:

- Hướng chảy của dòng biển mùa hạ tương ứng với hướng gió mùa mùa hạ, còn hướng chảy của dòng biển mùa đông tương ứng với hướng gió mùa mùa đông.

- Nhiều chế độ triều Độ muối TB 30- 33%o

2. Tài nguyên và bảo vệ môi trường bển Việt Nam

a. Tài nguyên Biển Phong phú và đa dạng, có giá trị về nhiều mặt nhưng không phải là vô tận

- Khóang sản: Muối, dầu mỏ, khí tự nhiên… khai thác khoáng sản biển

- Hải sản: Cá , tôm, cua… khai thác hải sản.

- Mặt nước biển, giao thông vận tải

- Các bãi biển… để phát triển du lịch

b. Môi trường biển

- Môi trường biển Việt Nam khá trong lành, tuy nhiên một số vùng biển ven bờ đã bị ô nhiễm

- Nguồn lợi hải sán có chiều hướng giảm sút

 

17 tháng 3 2021

- Thuận lợi: Biển giàu tài nguyên sinh vật biển (cá, tôm, mực, san hô,...), khoáng sản (dầu khí, khoáng sản kim loại, phi kim loại), có nhiều bãi biển đẹp, có nhiều vũng, vịnh... thuận lợi để phát triển nghề cá, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch biển - đảo, giao thông vận tải biển...
- Khó khăn: bão, nước biển dâng, sạt lở bờ biển...
 

17 tháng 3 2021

* Thuận lợi:

- Biển Đông mang lại cho nước ta nguồn ẩm dồi dào và lượng mưa lớn, đồng thời các khối khí qua biển làm giảm bớt tính chất khắc nghiệt lạnh khô vào mùa đông và dịu bớt thời tiết oi bức của mùa hạ, thuận lợi cho hoạt động sống và phát triển kinh tế của người dân.

- Tài nguyên thiên nhiên vùng biển:

+ Khoáng sản: Dầu khí (có trữ lượng lớn và giá trị nhất) với 8 bề trầm tích; ngoài ra có titan, cát thủy tinh, muối.

+ Hải sản: sinh vật vùng biển nhiệt đới đa dạng, năng suất sinh học cao với trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm,vài chục loài mực, các rạn san hô...Nhiều loài quý hiếm, có giá trị xuất khẩu cao: bào ngư, ngọc trai, cá thu, tôm hùm... thuận lợi cho khai thác hải sản biển. Vùng biển có diện tích mặt nước lớn, các cửa sông, đầm phá cung cấp diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản.

+ Dọc bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, vùng biển có nhiều hòn đảo...thuận lợi để phát triển du lịch biển.

+ Vùng biển rộng lớn, nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế. Bờ biển kéo dài có nhiều vũng vịnh kín gió thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu => điều kiên phát triển dịch vụ hàng hải.

* Khó khăn: thiên tai bão kèm mưa to gió lớn, sạt lở bờ biển, cát bay cát chảy,...

#Tham khảo!