K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2021

Những cuộc cách mạng của Việt Nam từ thế kỷ XX, từ những nhà yêu nước như Phan Bội Châu hay Phan Châu Trinh cho tới vị lãnh tạo vĩ đại của dân tộc là Bác Hồ đều chịu sự ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn. Và Bác Hồ còn được cho là đã dịch Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn trong những năm ở thập niên 1920 để huấn luyện cho các đồng chí cách mạng của mình.

17 tháng 2 2019

Học thuyết Tam dân và cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc đã có ảnh hưởng đến nhiều nhà yêu nước Việt Nam trong đó có Phan Bội Châu. Tháng 6-1912, Phan Bội Châu và các đồng chí của mình thành lập Việt Nam Quang phục hội với mục đích: đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: A

4 tháng 10 2018

Việt Nam là thuộc địa của thực dân Pháp, trong khi đó Pháp tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất và chịu thiệt hại nặng nề khi Chiến tranh thế giới kết thúc. Để khắc phục hậu quả do chiến tranh gây ra Pháp tất yếu sẽ tất yếu tăng cường bóc lột và khai thác thuộc địa và bù lỗ cho chiến tranh. Hơn nũa, trong quá trình tham chiến, Pháp âm mưu tăng cường bắt lính người Việt để chiến đấu nhằm lấy đó làm “bia đỡ đạn” cho người Pháp.

=> Chiến tranh thế giới thứ nhất có ảnh hưởng đến Việt Nam là: Pháp tăng cường khai thác thuộc địa và bắt lính.

Đáp án cần chọn là: D

5 tháng 8 2023

- Do Việt Nam có vị trí địa chiến lược quan trọng, nên: trong suốt tiến trình lịch sử, Việt Nam luôn phải đối phó với nhiều thế lực ngoại xâm và tiến hành nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 8 2023

Dưới đây là nguồn từ Cổng thông tin điện tử Tỉnh Thừa Thiên - Huế:

Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, trải rộng từ vĩ độ 3o đến vĩ độ 26o Bắc và từ Kinh độ 100o đến 121o Đông. Ngoài Việt Nam, còn có tám nước khác tiếp giáp với biển Đông là Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. Theo ước tính sơ bộ, biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của khoảng 300 triệu dân các nước này. Biển Đông là một trong các khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói riêng và các quốc gia khác trên thế giới. 

           Biển Đông nằm trên tuyến được giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu – Châu Á, Trung Đông – Châu Á. Đây  được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Mỗi ngày có khoảng từ 150-200 tàu các loại qua lại Biển Đông, trong đó có khoảng 50% là loại có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn 10% là tàu có trọng tải tử 30.000 tấn trở lên. Thương mại và công nghiệp hàng hải  ngày càng gia tăng ở khu vực, nhiều nước và vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào con đường biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và cả Trung Quốc. Đây là mạch đường thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông. Lượng dầu lửa và khí hóa lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên trở qua kênh đào Pa-ra-ma. Hàng năm có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản được vận chuyển qua Biển Đông. Khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông. Khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, trong đó eo biển Ma-lắc-ca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới. Do đó, vùng biển này hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực về địa – chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế.

          Các đảo và quần đảo trong Biển Đông có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với nhiều nước. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở trung tâm Biền Đông, thuận lợi cho việc đặt các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu bè…. phục vụ cho tuyến đường hàng hải trên Biển Đông.

          Biển Đông còn là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật (thủy sản), khoáng sản (dầu khí), du lịch và là khu vực đang chịu sức ép lớn về bảo vệ môi trường sinh thái biển. Trong khu vực, có các nước đánh bắt và nuôi trồng hải sản đứng hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippines, trong đó Trung Quốc là nước đánh bắt cá lớn nhất thế giới (khoảng 4,38 triệu tấn/năm), Thái Lan đứng thứ 10 thế giới (với khoảng 1,5 - 2 triệu tấn/năm), cả khu vực đánh bắt khoảng 7 - 8% tổng sản lượng đánh bắt cá trên toàn thế giới. 

          Biển Đông còn được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Brunei-Saba, Sarawak, Malay, Pattani Thái, Nam Côn Sơn, Mê Kông, sông Hồng, cửa sông Châu Giang. Hiện nay, hầu hết các nước trong khu vực đều là những nước khai thác và sản xuất dầu khí từ biển như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia, Thái Lan... trong đó Indonesia là thành viên của OPEC.

15 tháng 9 2016

bài học :

Bài học quan trọng nhất là phải luôn phát huy cao độ tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường đi đôi với tăng cường đoàn kết và mở rộng hợp tác quốc tế; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; xác định đúng, đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu; có cách nhìn đúng đắn, linh hoạt về đối tượng và đối tác trong bối cảnh mới.

Bài học về thường xuyên đổi mới tư duy đối ngoại: Điều này chỉ có thể có được bằng việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo lý luận Mác - Lê-nin và tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, mà nổi bật là nguyên tắc "dĩ bất biến, ứng vạn biến", "thêm bạn bớt thù". Quá trình đổi mới tư duy phải luôn gắn chặt với hoàn cảnh thực tế, yêu cầu nhiệm vụ cấp thiết của đất nước, trên quan điểm nhìn nhận Việt Nam là một bộ phận của thế giới, có sự gắn bó, tác động qua lại mật thiết với thế giới bên ngoài. Đổi mới tư duy đối ngoại thể hiện ở cách nhìn nhận, tiếp cận mới khi đánh giá, dự báo tình hình thế giới, xu thế của thế giới, thời đại.

Bài học về công tác lý luận, nghiên cứu chiến lược, dự báo tình hình: 

22 tháng 4 2016

Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, song chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

-       Kinh tế:

+         Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên.

+         Công thương nghiệp đình đốn. Nhà nước thực hiện chính sách “Bế quan tỏa cảng”.

-       Quân sự: lạc hậu.

-       Đối ngoại sai lầm: cấm đạo, xua đuổi giáo sĩ, làm rạn nút khối đoàn kết dân tộc.

-       Xã hội: nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: Cao Bá Quát, Lê Duy Lương, Lê Văn Khôi, Nông Văn Vân …

22 tháng 4 2016

Cô ơi là ảnh hưởng như thế nào chứ không phải là nội dung Cô ơi!

20 tháng 12 2021
Bôn ba tìm đường cứu nước, đến tháng 7 năm 1920 Nguyễn Ái Quốc đã đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Từ đó, Người xác định cách mạng Việt Nam phải đi theo Cách mạng tháng Mười Nga. Cũng từ thực tiễn của cuộc cách mạng đó, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã đúc kết những bài học quý báu của cách mạng Việt Nam trong cách mạng giải phóng dân tộc. Theo Người, Cách mạng Tháng Mười dạy cho chúng ta rằng: muốn cách mệnh thành công thì phải có quần chúng công, nông làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất.Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cách mạng Tháng Mười đã thúc đẩy phòng trào giải phóng dân tộc, làm cho nó trở thành làn sóng mãnh liệt trong tất cả các nước phương Đông: Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Dương, Việt Nam”. Với cách mạng Việt Nam, Cách mạng Tháng Mười đã cổ vũ nhân dân Việt Nam đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1945, cũng từ đây, tinh thần đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Việt Nam - Liên Xô nảy nở và không ngừng được củng cố và phát triển.Với tinh thần quốc tế vô sản cao cả, Liên Xô đã luôn ủng hộ cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam trên mọi mặt trận. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng, Nhà nước ta và Nhân dân ta đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ to lớn về nhiều mặt, nhất là trong các lĩnh vực về quốc phòng – an ninh, khoa học – kỹ thuật, y tế, giáo dục. Những bài học kinh nghiệm chủ yếu của Cách mang tháng mười Nga về vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản; về xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân; về xây dựng củng cố khối liên minh công nông; về phương pháp bạo lực cách mạng... luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng một cách sáng tạo trong thực tiễn cách mạng.Hiện nay, lợi dụng sự sụp đổ, tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa của Liên Xô và Đông Âu, các thế lực thù địch tăng cường xuyên tạc, phủ nhận giá trị và ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga; của chủ nghĩa hiện thực; của chủ nghĩa Mác - Lênin. Chúng cho rằng Cuộc cách mạng tháng Mười là ý muốn ngông cuồng của Lênin và Đảng Bôn -Sê -Vích Nga, theo đó Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa là quái thai của chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa Mác - Lênin cũng chỉ là một học thuyết mới của chủ nghĩa xã hội không tưởng mà thôi. Tất cả các luận điểm đó đều là sai lầm phản khoa học, nhằm chống phá, thủ tiêu và hạ bệ chủ nghĩa Mác - Lênin.Nhận thức sâu sắc những nguyên nhân và bài học sau các sự kiện chính trị xảy ra ở Liên Xô và các nước Đông Âu, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kiên quyết khắc phục những sai lầm, thiếu sót trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh, sự nghiệp cách mạng Việt Nam 90 năm qua đã giành được những thắng lợi to lớn, mang tính bước ngoặt lịch sử.Tóm lại, đối với chúng ta và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới cuộc cách mạng Tháng Mườilà sự kiện vĩ đại nhất của thế kỷ XX, đánh dấu cột mốc trong lịch sử phát triển của nhân loại hơn một thế kỷ qua. Đó là, bản anh hùng ca của những ai tha thiết với số phận các dân tộc bị áp bức, những nô lệ lầm than trên trái đất, của hòa bình và tiến bộ xã hội. Lý tưởng và giá trị tốt đẹp của Cách mạng Tháng Mười đem lại vẫn tiếp tục dẫn đường cho nhân loại bước tới tương lai./