Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Điều kiện phát triển:
- Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú: 120 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp từ Bắc vào Nam.
- Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du lịch.
* Tình hình phát triển:
- Du lịch biển được phát triển nhanh trong những năm gần đây.
- Hạn chế: du lịch chỉ mới khai thác hoạt động tắm biển, chưa đa dạng hoá và tạo nhiều sản phẩm du lịch.
* Phương hướng phát triển: Phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường.
Tham Khảo:
Về tài nguyên du lịch tự nhiên: Đa phần các đảo ven biển Việt Nam đều có những bãi biển tuy không lớn nhưng rất hoang sơ, đẹp, hấp dẫn, cát mịn, nước biển trong xanh, độ cao sóng không quá lớn, thuận lợi cho hoạt động tắm biển, vui chơi giải trí, thể thao dưới nước…Cảnh quan các đảo khá đặc sắc, từ cảnh quan vũng vịnh ...
Refer
Về tài nguyên du lịch tự nhiên: Đa phần các đảo ven biển Việt Nam đều có những bãi biển tuy không lớn nhưng rất hoang sơ, đẹp, hấp dẫn, cát mịn, nước biển trong xanh, độ cao sóng không quá lớn, thuận lợi cho hoạt động tắm biển, vui chơi giải trí, thể thao dưới nước…Cảnh quan các đảo khá đặc sắc, từ cảnh quan vũng vịnh ...
- Việt Nam có nhiều tiềm năng về du lịch biển đảo khi sở hữu đường bờ biển dài hơn 3.260 km và hơn 3.000 hòn đảo, với những bờ cát trắng, vịnh biển hoang sơ, những hòn đảo nhiệt đới quanh năm tươi tốt
- Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới và là nước có diện tích ven biển lớn ở khu vực Đông Nam Á. Và có tới 125 bãi biển mà hầu hết là các bãi tắm đẹp, trong đó bãi biển Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes bầu chọn là 1 trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh. Việt Nam cũng là 1 trong 12 quốc gia có các vịnh đẹp nhất thế giới là Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang.
- Về mặt hành chính, 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là các địa phương có biển, với diện tích tự nhiên là 126.747 km2, dân số (năm 2010) là 37,2 triệu người, bằng 38,2% diện tích tự nhiên và 41,1% dân số cả nước.
2, Tham khảo :
Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều có núi, gò đồi ở phía tây, dải đồng bằng hẹp phía đông bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang sát biển, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh.
Vùng nước mặn, nước lợ ven bờ thích hợp cho nghề nuôi trồng thuỷ sản (nuôi tôm hùm, tôm sú). Trên một số đảo ven bờ từ tỉnh Quảng Nam đến tỉnh Khánh Hoà có nghề khai thác tổ chim yến (yến sào) đem lại giá trị kinh tế cao. Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông của nước ta có ý nghĩa lớn về kinh tế và quốc phòng.
Đất nông nghiệp ở các đồng bẳng hẹp ven biển thích hợp để trồng lúa, ngô, sắn, khoai, rau quả và một số cây công nghiệp có giá trị như bông vải, mía đường. Vùng đất rừng chân núi có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc lớn, đặc biệt là nuôi bò đàn. Ngoài gỗ, rừng còn một số đặc sản quý như quế, trầm hương, sâm quy, kì nam và một số chim thú quý hiếm.
Khoáng sản chính của vùng là cát thuỷ tinh, titan, vàng.
Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng thường bị hạn hán kéo dài ; thiên tai gây thiệt hại lớn trong sản xuất và đời sống, đặc biệt trong mùa mưa bão.
Tính đến năm 2002, độ che phủ rừng của vùng còn 39%. Hiện tượng sa mạc hoá có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận). Cũng như Bắc Trung Bộ, vấn để bảo vệ và phát triển rừng ở đây có tầm quan trọng đặc biệt.
Đại dịch Covid-19 đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch biển đảo của Việt Nam. Trong năm 2020, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giảm đáng kể so với năm trước đó. Nhiều địa điểm du lịch biển đảo phải đóng cửa hoặc giảm hoạt động do giãn cách xã hội và các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp trong ngành du lịch biển đảo phải đối mặt với khó khăn về tài chính, doanh thu giảm sút và khó khăn trong việc duy trì hoạt động. Nhiều công ty du lịch phải giảm nhân viên và cắt giảm chi phí để tồn tại trong thời gian khó khăn này.
Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ để giúp ngành du lịch biển đảo phục hồi sau đại dịch. Chính phủ đã cung cấp các gói hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp du lịch, giảm thuế và phí cho các hoạt động du lịch, và thúc đẩy các chương trình khuyến mãi để thu hút khách du lịch trong nước.
Dù vậy, việc phục hồi ngành du lịch biển đảo của Việt Nam vẫn đang gặp nhiều thách thức, đặc biệt là khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu.