K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 10 2018

Dàn bài.

a. Mở bài.

- Giới thiệu chung về nét đẹp tình cảm gia đình của dân tộc Việt Nam.

- Trích dẫn câu ca dao.

b. Thân bài.

* Giải thích ý nghĩa của câu ca dao.

- Hình ảnh so sánh: Anh em như thể chân tay.

   + Tay – Chân: Hai bộ phận trên cơ thể con người có quan hệ khăng khít, hỗ trợ cho nhau trong mọi hoạt động.

   + So sánh cho thấy mối quan hệ gắn bó anh em.

- Rách, lành là hình ảnh tượng trưng cho nghèo khó, bất hạnh và thuận lợi, đầy đủ.

Từ đó câu ca dao khuyên: Giữ gìn tình anh em thắm thiết dù hoàn cảnh sống thay đổi.

* Vì sao phải giữ gìn tình anh em?

- Anh em cùng cha mẹ sinh ra dễ dàng thông cảm giúp đỡ nhau.

- Anh em hoà thuận làm cha mẹ vui.

- Đó là tình cảm nhưng cũng là đạo lý.

- Là trách nhiệm, bổn phận của mỗi con người.

- Là truyền thống dân tộc.

* Làm thế nào để giữ được tình cảm anh em?

- Quan tâm đến nhau từ lúc còn nhỏ cho đến khi đã lớn.

- Quan tâm giúp đỡ nhau về mọi mặt: Vật chất, tinh thần.

- Giữ hoà khí khi xảy ra xung khắc, bất đồng.

- Nghiêm khắc nhưng vị tha khi anh, chị em mắc sai lầm.

c. Kết bài.

- Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao.

17 tháng 3 2018

Bài mẫu 1:

Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng nhất trong đời sống con người.Đã có biết bao tiếng hát, lời ru, câu chuyện… khuyên nhủ mọi người hãy xây dựng tình cảm gia đình đầm ấm, thuận hòa.
Và một trong những lời khuyên được lưu truyền rộng rãi là:
"Anh em như thể tay chân,
Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần."
Câu ca dao đã dùng hình ảnh so sánh cụ thể, gần gũi để lời khuyên dễ đi vào lòng người. Chân và tay là những bộ phận trên cùng một cơ thể con người. Mỗi bộ phận có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng giữa chúng luôn có mối quan hệ khăng khít, bổ sung, hỗ trợ cha nhau. Điều đó cũng giống như anh em trong gia đình cũng vậy. Dù mỗi người là một cá nhân riêng biệt nhưng đều cùng cha mẹ sinh ra, cùng chơi, cùng học, cùng lớn lên dưới một mái nhà. Vậy nên quan hệ anh em là quan hệ gắn bó máu thịt với nhau.
Vậy anh em phải cư xử với nhau thế nào cho đúng? " Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần. Anh em ruột thịt phải thương yêu, giúp đỡ nhau trên mỗi bước đường đời."
Rách, lành là hình ảnh tượng trưng cho hai hoàn cảnh sống khác nhau. Rách là cảnh sống khó khăn, khổ sở; còn lành là cảnh sống thuận lợi, sung túc. Hợp nghĩa lại, rách lành chỉ chung mọi cảnh ấm no hay nghèo đói. Khi đói khi no, lúc đủ lúc thiếu, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì anh em ruột thịt cũng phải thương yêu, hỗ trợ lẫn nhau, không so đo tính toán thiệt hơn. Hoàn cảnh sống có thể thay đổi nhưng tình nghĩa anh em lúc nào cũng phải thắm thiết, bền chặt. Nếu như tình cảm anh em là thứ tình cảm tự nhiên thì sự đùm bọc lẫn nhau cũng là việc làm tự nhiên, tất yếu.
Đùm bọc có nghĩa lằ giúp đỡ, che chở, chia sẻ cho nhau mọi nỗi buồn vui, mọi điều sướng khổ với tất cả tình cảm thương mến chân thành. Câu ca dao đưa ra một cách cư xử hợp tình hợp lí trong quan hệ anh em. Đây cũng là một chuẩn mực đạo đức để đánh giá phẩm chất con người.
Đùm bọc, đỡ đần còn là trách nhiệm mỗi người anh, người em trong gia đình. Trong dân gian vẫn lưu truyền câu chuyện về tình anh em thắm thiết qua Sự tích trầu cau. Hai anh em sinh đôi họ Cao mồ côi cha mẹ, dắt nhau đên học ở nhà thầy đồ họ Lưu. Thấy họ nhường nhau bát cháo duy nhất, cô con gái thầy đồ cảm động và tình nguyện làm vợ người anh.Chỉ vì một sự hiểu lầm mà người em xấu hổ phải ra đi Người anh ân hận bỏ nhà đi tìm em… Tình anh em sâu nặng đã khiến trời đất cảm động, biến anh thành cây cau, em thành hòn đá, mãi mãi bên nhau trong tục ăn trầu của người Việt. Bên cạnh việc ca ngợi tình anh em thắm thiết trong truyện Trầu cau, nhân dân ta cũng lên án người anh tham lam độc ác trong truyện Cây khế và dành cho hắn kết cục bi thảm là phải bỏ xác dưới đáy biển sâu.
Bài học đạo đức từ câu ca dao trên thật sâu xa, thấm thía. Bài học đó vẫn được lưu truyền cho tới ngày nay vì trong cuộc sống vẫn còn những cảnh tượng ngang trái, đau lòng, đi ngược lại đạo lí làm người. Anh em trong cùng một gia đình phải thương yêu lẫn nhau, đó là đạo lí muôn đời mà ai cũng cần phải ghi nhớ!

17 tháng 3 2018

Bài mẫu 2:

Người Việt Nam đã từ lâu đời rất coi trọng tình gia tộc. Anh em trong nhà phải sống hòa thuận, yêu thương nhau. Đó là đạo đức, là tình cảm mà ai cũng phải quan tâm. Từ xưa đã có bao lời khuyên dạy, lời ca, điệu ru của người đi trước nhằm xây dựng cuộc sống, gia đình đầm ấm, thuận hòa đó. Một trong những câu ca dao thể hiện lời răn dạy trên là:
“Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần"
Câu ca dao đã dùng hình ảnh so sánh để khẳng định tình cảm khăng khít giữa anh và em trong gia đình. Vật được đem ra so sánh là tay và chân trong cơ thể con người. Tay và chân là hai bộ phận của một cơ thể có quan hệ khắng khít với nhau, hỗ trợ cho nhau. Tay và chân giúp con người có khả năng lao động để làm ra của cải vật chất. Nếu mất một trong hai bộ phận trên thì con người khó hoạt động và khả năng hoạt động bị giảm bớt. Điếu này rõ ràng cho thấy sự cần thiết của cả tay lẫn chân đối với cơ thể của con người. Anh em trong gia đình cũng vậy, đều sống chung trong một mái nhà, cùng lớn lên trong mối quan hệ tình cảm gắn bó với nhau. Anh có thể giúp em và, ngược lại, em có thể giúp anh. Mối quan hệ đó giống như mối quan hệ giữa tay và chân.
Qua hình ảnh so sánh “Anh em như thể tay chân” nhân dân ta muốn nêu lên tình cảm khăng khít giữa anh em, giữa những người trong gia đình. Chính tình cảm đó sẽ là cơ sở xây dựng mối quan hệ thuận hòa, cách cư xử giữa anh em với nhau. Nếu ở câu trên là hình ảnh so sánh thì câu dưới “Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần” là hình ảnh tượng trưng mang nhiều ý nghĩa biểu cảm. “Rách”, “lành” chỉ hai hoàn cảnh sống khác nhau. “Rách” tượng trưng cho cuộc sống khó khăn, khổ sở. “Lành” tượng trưng cho hoàn cảnh sống thuận lợi, sung túc. Ở đây dù trong hoàn cảnh nào “rách” hay “lành” cũng đều phải đùm bọc lấy nhau. Đó là lời khuyên về cách cư xử của anh em trong một gia đình, trong mọi hoàn cảnh khác nhau. Lúc đói, khi no, lúc sung sướng, khi thiếu thốn… hoàn cảnh có thể thay đổi nhưng đả là anh em thì lúc nào cũng phải yêu thương nhau đùm bọc lẫn nhau. Tình cảm thiêng liêng này không có lí do nào, tình huống nào làm thay đổi được. Tình anh em mãi mãi thắm thiết.
Tình anh em là một quan hệ tình cảm mà ai ai cũng cần. Vì thế, câu ca dao trên có ý nghĩa to lớn vô cùng. Nó là bài học đạo đức được diễn đạt bằng hình ảnh thật gần gũi và hàm súc. Ngoài việc giáo dục tình cảm anh em trong gia đình, câu ca dao còn khuyên nhủ mọi người trong xã hội phải biết thương yêu nhau, giúp đỡ nhau.
Câu ca dao đã nêu lên một vấn đề có ý nghĩa lớn đối với mỗi người: phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay khi ngày càng diễn ra nhiều sự việc đau lòng về mối quan hệ gia đình. Ngày nay, mỗi người đọc câu ca dao trên cần suy ngẫm để hiểu cho hết ý nghĩa của nó, để sống đẹp hơn theo như lời khuyên nhủ của cha ông.

10 tháng 12 2018

tìm các cặp từ trái nghĩa trong các câu sau

a. Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng , vỏ ngoài thì đen

b. Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

9 tháng 12 2018

a, trắng><đen

b, rách><lành

dở><hay

23 tháng 6 2019

Dàn bài.

a. Mở bài.

- Giới thiệu chung về truyền thống thương yêu, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của dân tộc Việt Nam.

- Trích dẫn câu ca dao.

b. Thân bài.

* Hiểu câu ca dao như thế nào?

- Bầu bí là hai thứ cây khác giống nhưng cùng loài, thường được trồng cho leo chung giàn nên cùng điều kiện sống.

- Bầu bí được nhân hoá trở thành ẩn dụ để nói về con người cùng chung làng xóm, quê hương, đất nước.

- Lời bí nói với bầu ẩn chứa ý khuyên con người phải yêu thương đoàn kết dù khác nhau về tính cách, điều kiện riêng.

* Vì sao phải yêu thương đoàn kết?

- Yêu thương đoàn kết sẽ giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

   + Người được giúp đỡ sẽ vượt qua khó khăn, tạo lập và ổn định cuộc sống.

   + Người giúp đỡ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, gắn bó với xã hội, với cộng đồng hơn.

   + Xã hội bớt người khó khăn.

- Yêu thương giúp đỡ nhau là đạo lý, truyền thống của dân tộc ta.

* Thực hiện đạo lý đó như thế nào?

- Tự nguyện, chân thành.

- Kịp thời, không cứ ít nhiều tuỳ hoàn cảnh.

- Quan tâm giúp đỡ người khác về vật chất, tinh thần.

* Chứng minh đạo lý đó đang được phát huy.

- Các phong trào nhân đạo.

- Toàn dân tham gia nhiệt tình, trở thành nếp sống tự nhiên.

- Kết quả phong trào.

c. Kết bài.

- Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao.

29 tháng 4 2019

Ngoài tình mẫu tử, tình thầy trò, thì tình bạn là một nhu cầu rất lớn của con người sống trong xã hội. Nhờ có tình bạn, cuộc đời ta bớt cô đơn. Tình bạn giúp ta với đi những nỗi buồn chán vì đó là chỗ dựa vững chắc để ta tâm sự, chia sẻ. Đã có rất nhiều câu ca dao, danh ngôn... để ca ngợi về tình bạn đẹp đẽ. Riêng ta, ta quan niệm về tình bạn như thế nào cho đúng đế xứng đáng tình cảm đẹp đẽ cao quý đó mà nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki nói: “Tình bạn trước hết phải chân thành phải phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí  phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm".

   Thật vậy, đã là tình bạn thì việc trước tiên phải chân thành, chân thành một đức tính đáng giữ, phải coi bạn như chính bản thân mình. Khi ta đối với bạn tốt, có chân thành với bạn thì bạn mới tin mình. Chính nhờ ở sự tưởng ấy mà bạn mới thổ lộ hết những nỗi lo âu thắc mắc và nguyện vọng mình. Phải nói lúc ấy ta như một chỗ dựa vững chắc cho bạn. Chi có sự thành mới giúp cho tình bạn được lâu bền và ngày càng khăng khít.

   Là người cùng trang lứa, cùng học chung một trường... trong mọi sinh hoạt nhất nhất cũng gần như giống nhau, ta đối xứ với bạn bè như thế nào đều biểu hiện qua việc làm. Điều quan trọng trước nhất là ta phải tin bạn như bạn mình, tuyệt đối không lừa dối, không vụ lợi trong tình bạn.

   Trong cuộc sống, nếu ai không có bạn bè thì đó là điều không may mắn nhất là bạn tâm giao thì càng đáng buồn hơn. Bởi lẽ chi có ở những người bạn ta mới trút hết những nỗi niềm riêng tư, vì đôi lúc những nỗi niềm này ta không thế giãi bày với cha mẹ, người trong gia đình mà chỉ có bạn mới là người để cùng ta chia sẻ niềm vui, nỗi buồn ấy mà thôi. Trong những lúc này thấy tình bạn là cần thiết. Bạn bè giúp ta vượt qua mọi khó khăn, an ủi khi ta buồn, cùng ta chia sẻ niềm vui. Do vậy đã là bạn bè ta phải nên giúp đỡ một cách tận tình, bằng cả tấm lòng chân thành, không so đo, không tính toán, như vậy không có nghĩa là tách bạn bè ra khỏi tập thể mà chính bạn bè là một tập thể cùng nhau gắn bó, sinh hoạt và thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Ở đây, ta không nên quan niệm "bạn bè" là hai người mà phải là số tăng, là một xã hội thu nhỏ như lớp học, nhà trường... thì sự chân thành trong bạn bè nó mới có giá trị hơn. Nghĩa là ta phải biết kết hợp tình bạn thân thiết quan hệ gắn bó trong tập thể rộng rãi, không đối lập tình bạn với mối quan hệ tập thể rộng rãi đó.

   Yêu thương chân thành, giúp đỡ bạn hết lòng không có nghĩa là ta chấp nhận những thói hư tật xấu, không sai lầm của bạn. Càng không phải là để cho vui lòng bạn mà ta bỏ qua những khuyết điểm của bạn. Ngược lại, sự trân trọng tình bạn nó đòi hỏi ta phải nên mạnh dạn có khi không khoan nhượng trong việc phê bình góp ý về những sai trái đó. Làm như thế bạn mới hiểu ra những điều chưa tốt ấy để từ đó bạn sửa chữa. Giúp đỡ bạn sửa chữa sai điều cẩn phải thực hiện vì có như vậy bạn mới tiến bộ, mới trở nên tốt và đồng thời tình bạn mới lâu dài, bền chặt. Nếu ta vì nể nang, che giấu những thiếu sót của bạn thì chằng khác nào vô tình ta làm những tật xấu xảy càng nhiều, càng lớn hơn. Vậy thì ta có phải là bạn tốt chưa, ta có chân thành với bạn không? Ngày xưa, Dương Lễ mạnh dạn đối xử tệ bạc với Lưu Bình để cho Lưu Bình tự ái. Chính nhờ đó mà Lưu Bình quyết tâm phải thi đỗ mục đích trả thù Dương Lễ. Nếu Dương Lễ không nhạy bén nghĩ ra cách giúp đỡ bạn như thế thì liệu Lưu Bình có được ngày vinh quy bái tổ về làng. Tình bạn của Dương Lễ quả thật là đẹp đẽ, là tấm gương sáng đáng để mọi người học hỏi.

   Ta phải nên hiểu rằng phê bình, góp ý bạn phải xuất phát từ lòng yêu thương bạn chân thành. Nói đúng hơn, khi sửa sai bạn, ta phải đặt tình bạn lên trên hết, nghĩa là phải lựa lời, chọn lúc mà góp ý. Những lời góp ý của ta là những viên gạch để xây đắp tình bạn lâu dài.

TL
5 tháng 2 2021

Từ thời thơ bé, tôi đã thuộc câu ca dao nói về công cha nghĩa mẹ. Lên lớp Một, tôi đã nhiều lần được học, được tập chép câu ca dao này:

 

Công cha như núi Thái Sơn,

 

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".

 

         Tôi vẫn thường tự hỏi: Ai là người đầu tiên đã sáng tác ra bài ca dao lục bát này? Bài ca dao đã ra đời mấy trăm năm về trước ?

 

         Ý nghĩa của câu ca dao thật giản dị, dễ hiểu: công cha vô cùng to lớn, to lớn "như núi Thái Sơn"; nghĩa mẹ vô cùng sâu nặng bao la "như nước trong nguồn chảy ra".

 

         Người sáng tác ra bài ca dao này phải là một người con giàu lòng hiếu thảo với mẹ cha, đã từng mang ơn sâu nghĩa nặng cùa mẹ cha, người đã sinh ra mình.

 

         Công cha to lớn lắm. Cha mẹ đã sinh ra con, nuôi nấng dạy bảo con nên người. Cha mẹ làm lụng vất vả để có cháo, cơm cho con ăn, may áo cho con mặc, nuôi cho con được học hành khôn lớn. Cha là trụ cột của gia đình, nên tục ngữ có câu: "Con có cha như nhà có nóc". Mẹ mang nặng đẻ đau, “đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng sữa mẹ, bằng lời ru, sự ôm ấp yêu thương của mẹ hiền. Cha mẹ mong con khôn lớn từng ngày: "Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi"... Những lúc con thơ bị ốm đau, cha mẹ lo lắng, chăm sóc thuốc thang. Người mẹ nhiều lúc phải thức trắng đêm khi con thơ ốm đau bệnh tật.

 

 

 

         Núi Thái Sơn cao ngất chín tầng mây, trùng điệp hùng vĩ được so sánh với công cha vô cùng to lớn. Nước trong nguồn trong mát ngọt ngào, không bao giờ vơi cạn, khác nào dòng sữa ngọt ngào, tình thương bao la của mẹ hiền dành cho đứa con.

 

         Câu ca dao không chỉ ca ngợi công cha nghĩa mẹ, mà còn thể hiện lòng biết ơn của con đối với mẹ cha. Con phải ngoan ngoãn hiếu thảo, biết vâng lời, biết chăm học chăm làm để trở thành con ngoan trò giỏi, làm cho cha mẹ vui lòng hạnh phúc. Lúc cha mẹ già yếu, ốm đau, con phải chăm sóc phụng dưỡng. Bát cháo, chén thuốc, sự chăm sóc sớm hôm của con cái đối với người đã sinh thánh, nuôi nấng, dạy bảo mình nên người là sự đền ơn đáp nghĩa.

 

         Nghe nói ở phương Tây, lúc cha mẹ về già, con cái đem gửi các cụ vào các trại dưỡng lão, lâu lâu đến thăm một lần. Đạo lí của nhân dân ta rất đẹp: con cái phụng dưỡng cha mẹ lúc già yếu. Thành ngữ "Quạt nồng ấp lạnh", câu tục ngữ: Trẻ cậy cha, già cậy con" đã nói lên rất rõ đạo lí tốt đẹp ấy. Vì thế đạo lí dân tộc đã coi trọng và đề cao chữ hiếu.

 

         Câu ca dao đã nêu lên một bài học thắm thía cho mỗi người con trong gia đình. Nó đã gián tiếp chê trách kẻ bất hiếu. Nó dã trở thành lời ca, tiếng hát thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta.

5 tháng 2 2021

Tham khảo:

Trong kho tàng ca dao tục ngữ có cả trăm vạn câu nói về tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi, quê hương làng xóm. Tuy nhiên một câu ca dao mà chắc rằng từ lúc nằm nôi đến khi đi học ai cũng thuộc nằm lòng, nó tắm mát tâm hồn tuổi thơ của biết bao thế hệ là :

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Từ xa xưa ông cha ta đã khắc sâu ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ. Nó trở thành một trong những đạo lí được nhắc đến trên đời. Người xưa quan niệm con người sinh ra phải có 2 chữ “trung và hiếu”, trung là trung thành với vua, còn có hiếu với cha mẹ. Bởi lẽ nếu như không có cha mẹ thì cũng chẳng bao giờ có chúng ta tồn tại trên cõi đời này.

So sánh công cha với núi Thái Sơn là một so sánh vô cùng đắt và ý nghĩa. Núi Thái Sơn được coi là một trong những đỉnh núi hùng vĩ nhất của Trung Quốc, để nuôi con khôn lớn không biết cha đã đổ bao nhiêu giọt mồ hôi, chịu bao nhiêu khổ cực.  Trong quan niệm dân gian xưa người cha được so sánh như nóc của một ngôi nhà. Con không có cha thì như nhà mất nóc. Nóc nhà chính là nơi che chắn giữ vững sự kiên cố cho cả ngôi nhà, nếu không có nóc thì dù tường có vững chắc cũng chẳng thể che mưa chắn gió.

Bên cạnh công cha thì nghĩa mẹ cũng chẳng thể nào đo đếm được. “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Một hình ảnh vô cùng gợi hình và gợi cảm sâu sắc. Nước trong nguồn thì luôn đong đầy ăm ắp và chẳng bao giờ vơi cạn dù cho hết năm này qua năm khác, hết tháng này qua tháng khác. Cũng giống như tình mẹ dành cho con không bao giờ vơi cạn. Chẳng vì thế nên có nhà thơ nào đó đã từng viết nên vần thơ chan chứa:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”.

Dù cuộc đời có bao lần vấp ngã, dù giông tố ngoài kia có đầy trời thì mẹ mãi mãi là chỗ dựa tinh thần lớn lao của con. Ánh mắt mẹ sẽ dõi theo các con cả đời.

Công cha, nghĩa mẹ là những tình cảm thiêng liêng và cao quý không gì có thể cân đong đo đếm được. Những người đã đánh đổi cả tuổi thanh xuân, cả sức khỏe của mình để nuôi nấng con khôn lớn.

Nuôi con cho được vuông tròn

Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong.

Chính vì thế là con ghi nhớ công ơn của cha mẹ thì chúng ta phải biết:

“ Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Tình yêu thương cha mẹ thể hiện ở trong những hành động nhỏ nhất hàng ngày. Những cuộc điện thoại hỏi thăm sức khỏe cha mẹ, những cái Tết đoàn viên sum vầy nhưng chứa đựng trong đó biết bao nhiêu tình cảm quý báu. Bởi sẽ có một ngày chẳng may cuộc đời cướp mất đi người cha già, người mẹ thân yêu của chúng ta thì sao? Cuộc đời mỗi con người tiền có thể làm ra, vàng bạc của cải có thể mua được còn cha mẹ thì vĩnh viễn không bao giờ mua nổi.

Thế mà có những đứa con còn chưa thực hiện đúng bổn phận của mình, cãi lời cha mẹ, chểnh mảng học hành, tụ tập sa đọa.... không những phá hủy tương lại mà còn khiến cha mẹ gánh trên vai những món nợ khổng lồ. Đã không trọn vẹn đạo làm con thì cũng đừng khiến cha mẹ buồn.

Ghi nhớ công cha, khắc ghi nghĩa mẹ là điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Câu ca dao không chỉ khắc họa công ơn sinh thành cao vời vợi mà nó còn nhắc nhở chúng ta sống trọn bổn phận làm con. Hãy thể hiện tình cảm với cha mẹ khi còn chưa muộn, hãy thực hiện dù chỉ là những hành động nhỏ nhất bởi nó cũng chính là niềm vui nho nhỏ mà bạn dành cho bố mẹ mình.

17 tháng 12 2018

Trong kho tàng ca dao VN có nhiều câu như:

-Gọi dạ bảo vâng

- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn kêu tiếng dịu dàng dễ nghe

- Người khôn ai lỡ đòn đời

một lời nhè nhẹ hãy còn đắng cay

a) Những câu tục ngữ ca dao trên liên quan đến phương châm hội thoại nào? Ong cha ta khuyên dạy chúng ta điều gì

Phương châm : lịch sự, tế nhị

 đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi .   Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ngoài các cháu ra . Ít khi tối thấy bà đôi co với ai . Dân làng bảo bà hiền như đất . Nói cho đúng , bà hiền như chiếc bóng  Nếu ai lành chanh lành chói , bà rủ rỉ khuyên , Bà nói bằng ca dao , tục ngữ . Những chị mồm năm miệng mười , sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một , mồm...
Đọc tiếp

 đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi .

   Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ngoài các cháu ra . Ít khi tối thấy bà đôi co với ai . Dân làng bảo bà hiền như đất . Nói cho đúng , bà hiền như chiếc bóng  Nếu ai lành chanh lành chói , bà rủ rỉ khuyên , Bà nói bằng ca dao , tục ngữ . Những chị mồm năm miệng mười , sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một , mồm hai .

   Người ta bảo :'' Con hư tại mẹ , cháu hư tại bà '' . Bà như thê thì chúng tôi hư làm sao được . 

1. chỉ rõ 2 phép liên kết trong đoạn trích trên

2 . Đoạn trích giúp em nhân ra những tình cảm nào của tác giả dành cho bà ( viết 3 đến 5 dòng )

3. Hãy  ghi lại tên 1 tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam trong chương  trình Ngữ văn 9 có Nd ngợi ca về hình ảnh người bà ?

 

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
8 tháng 2 2019

1. Phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên là liên kết nội dung và liên kết hình thức.

Về nội dung, đoạn văn xoay quanh chủ đề về người bà. => liên kết logic

Về hình thức: đoạn văn có sử dụng phép lặp (lặp từ "bà" giữa các câu), phép thế (bà tôi như thế - "như thế" ở đây ý chỉ việc bà khuyên nhủ, dạy bảo, làm gương cho các cháu bằng nhiều hành động đã được kể ở trên)

2. Tình cảm của tác giả dành cho người bà của mình đó là sự kính yêu, biết ơn và thương nhớ nữa (vì đoạn văn được viết trong dòng hồi tưởng). Bà hiện lên trong ấn tượng của người viết đó là một người lặng lẽ, ít nói nhưng hay thể hiện bằng hành động. Bà hiền và lặng lẽ, quan tâm và dành tình cảm thân ái với tất cả mọi người. Vì thế, cháu - tác giả luôn hướng về bà với niềm ngưỡng mộ và sự biết ơn sâu sắc nhất.

27 tháng 4 2020

lên google