Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhận xét về tác động của lối sống tích cực, ai đó đã nói rằng "Suy nghĩ một cách tích cực cho bạn cơ hội tốt nhất". Suy nghĩ tích cực là luôn hướng về những điều tốt đẹp với tinh thần lạc quan tiến về phía trước. Tại sao nói suy nghĩ tích cực sẽ mang đến cơ hội tốt nhất cho con người? Cuộc sống bên cạnh những niềm vui, sự hân hoan hay thành tựu luôn là nỗi buồn, sự thất vọng hay thất bại. Con đường trải ngập hoa hồng cũng là con đường của những chiếc gai nhọn sắc. Những khó khăn hay thử thách sẽ là một phần tất yếu của cuộc sống. Nhưng cuộc sống còn có nhiều hơn thế ngaoì những gian nan. Vì vậy hãy giữ sự tích cực để có thể khám phá cuộc sống 1 cách có ý nghĩa. Bên cạnh đó, không ai khác, bạn là người duy nhất quyết định thái độ sống của mình trước mọi hoàn cảnh. Nếu bạn dùng lăng kính u ám rọi chiếu vào mọi thứ xung quanh mình, vạn vật có đẹp đẽ nhường nào cũng biến thành một sắc xám; ngược lại, một vũng nước tù đọng dưới màn trời đêm cũng có thể lấp lánh những ánh sao nếu bạn nhìn ngắm mọi thứ với ánh nhìn lạc quan. Trước những khó khăn, nghĩ tích cực giúp mỗi người luôn nhận ra mặt tốt đẹp của mọi vấn đề, nhận ra những cơ hội mà người tiêu cực không thể nhận ra, từ đó gặt hái được những thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, lạc quan không phải là luôn nhìn cuộc đời bằng lăng kính màu hồng, ngây thơ, thậm chí mù quáng trước những vấn đề đặt ra trong cuộc sống mà phải xuất phát từ sự hiểu đời, hiểu người và hiểu chính bản thân mình. Với những khó khăn thách thức đang chờ đợi trước mắt, người trẻ cần nuôi dưỡng thái độ sống tích cực để trải nghiệm và học hỏi niềm vui và nỗi buồn, từ thành tựu và thất bại.
Bạn có thể tham khảo bài này:
Muốn vượt qua gian nan thử thách trên đường đời, con người không thể thiếu đi nghị lực. Vậy nghị lực là gì? Đó là là ý chí, là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống. Người giàu nghị lực luôn có sức sống mạnh mẽ, dám đương đầu với mọi thử thách khó khăn, kiên trì vượt qua nghịch cảnh để đi đến thành công. Trong thực tế, ta có thể bắt gặp không ít con người như vậy. Nguyễn Ngọc Ký thiếu đi đôi tay nhưng không ngừng nỗ lực để trở thành một người thầy đáng kính, Nick Vujick sinh ra với tứ chi khiếm khuyết nhưng chưa một lần chịu thua số phận, Stephen Hawking bị bại liệt ở tuổi ngoài 20 và được ngợi ca là nhà vật lí học đương đại nổi tiếng nhất… Họ chính là những tấm gương sáng, đem đến cho ta bài học quý báu về giá trị của ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Vậy nhưng, trong xã hội vẫn có một số người có lối sống ỷ lại, dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, ý chí tiến thủ. Không chỉ tự đưa mình vào ngõ cụt, những người như vậy còn kéo lùi dòng chảy văn minh của nhân loại, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hôi. Thế hệ trẻ hôm nay cần phê phán lối sống này, không ngừng rèn đức luyện, nỗ lực bằng tất cả khả năng để có thể vững vàng tiến về phía trước. Bởi đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, “Tuổi trẻ là tuổi của tương lai. Muốn có tương lai tốt đẹp thì phải chiếm lấy bằng ý chí và nghị lực của chính bản thân”.
#Walker
Gợi ý
– “Niềm tin” là sự tin tưởng, tín nhiệm đối với một vấn đề, sự việc nào đó trong cuộc sống.
– Đánh mất niềm tin vào bản thân là việc đánh mất đi sự tín nhiệm, tin tưởng đối với những năng lực, giá trị của bản thân.
– Khi con người đã đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ khiến cho công việc và cuộc sống gặp nhiều khó khăn .
–> Câu nói đã khái quát về hậu quả của việc đánh mất niềm tin vào bản thân.
– Tự tin là thái độ tin tưởng vào năng lực, vai trò của bản thân, những người có lòng tự tin sẽ luôn ý thức được năng lực cũng như những phẩm chất mà mình đang có.
–> Tự tin là đức tính quý báu và cần thiết đối với sự phát triển và hoàn thiện của con người.
– Khi đánh mất sự tự tin vào bản thân cũng đồng nghĩa với việc đánh mất đi niềm tin vào chính những phẩm chất, năng lực, sự cố gắng của bản thân.
– Khi không tin tưởng vào bản thân, con người sẽ đánh mất đi khả năng đương đầu với những khó khăn và thử thách.
– Đứng trước những trở ngại, con người sẽ trở nên thụ động mà dễ dàng buông xuôi, bỏ mất đi những cơ hội trong cuộc sống.
– Trong cuộc sống, khi đứng trước những hoàn cảnh khó khăn, những thử thách ớn cần tin tưởng vào bản thân, không đánh mất niềm tin vào bản thân mình.
Tham khảo:
Có thể nói cái đáng sợ nhất của chúng ta là mất đi niềm tin trong đời sống. Từ khi có con người xuất hiện trên trái đất này là có hợp, có tan - có hanh phúc và khổ đau; có hòa bình và chiến tranh nhưng xã hội loài người vẫn không bao giờ ngừng phát triển, bởi tất cả trong chúng ta đều nuôi dưỡng trong tâm hồn, ý chí mình về một niềm tin bền bi với cuộc đời vì sợ sự lụi tàn. Vì vậy, có ý kiến rằng: "Một người đã đánh mát niềm tin vào bán thân thì chắc chẩn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”.
Cuộc sống vốn không bằng phẳng mà luôn chứa đựng những biến cố, bất hạnh bất ngờ. Cuộc sống vốn là như thế, gồm những chuỗi buồn - vui, hạnh phúc - khổ đau, may mắn - rủi ro nối tiếp nhau Và có lẽ, mỗi chúng ta đểu đã từng một lần gặp thất bại, đổ vỡ. Đó chính là một trải nghiệm quý báu, giúp ta trưởng thành hơn. Nói về niềm tin, lại nhớ đến câu thơ cua Aragon: “Các anh tin hay không lời tôi nói; Tôi đã khổ đau nên có đủ quyền; Dù mặt trời cứ xa khi người ta bước tới; Dù có con người nằm trong tay đao phủ; Hai cánh tay bị đinh đóng treo lên; Thì hạnh phúc trên đời vẫn có. Và tôi tin”. Một niềm tin bền chặt với cuộc đời như thế, nếu không phải là có một tình yêu đời đến đắm say, một dũng khí tuyệt vời sẽ không bao giờ làm được. Trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc ta ở thế kỉ XX, nêu không có một niềm tin mãnh liệt vào cách mạng, vào khát vọng tự do của nhãn dân thì làm sao ta có thể đối chọi với hai cường quốc hàng đầu của thế giới lần lượt là Pháp và Mĩ. Để rồi chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 làm nức lòng các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới và mở ra một kỉ nguyên lừng lẫy chưa từng thấy trong lịch sử đấu tranh của dân tộc; Đại thắng mùa xuân năm 1975 một lần nữa khẳng định niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của cách mạng Việt Nam và sức mạnh quật khởi của khôi đại đoàn kết nhân dân. Dân tộc ta luôn có một bản sắc trong nếp sống, nếp nghĩ là tình yêu nước và tính tự cường, tự chủ. Suốt một ngàn năm bị Trung Hoa xâm chiếm và đô hộ, dân tộc ta phải vay mượn chữ Hán để thể hiện văn bản nhưng vẫn giữ nguyên vẹn tiếng Việt. Đó là một chứng minh hùng hồn về niềm tin vào chính mình.
Ở phương diện cá nhân, khi có niềm tin, bạn sẽ thây cuộc sống vui hơn, ý nghĩa hơn và là động lực để ta suy nghĩ đúng đắn và ham mê lao động. Có niềm tin, bạn sẽ có thêm nhiều thứ. Bởi niềm tin của bạn không phải thượng đế ban cho mà do chính những tháng ngày lao động, học tập tạo cho bạn những năng lực tri thức, kĩ nàng sống và bạn sẽ làm được nhiều điều, trong đó có việc nhân cách bạn càng lúc càng hoàn thiện hơn. Và lúc ấy, bạn sẽ biến gia đình mình thành một tổ ấm bền vững; bạn sẽ đóng góp được nhiều cho xã hội và trở thành công dân có trách nhiệm với đất nước. Có niềm tin, bạn sẽ thấy cuộc sống này đáng yêu biết bao! Và có niềm tin, khi không may bị vấp ngã, bạn cũng có thế từng bước khôi phục những gì đẹp đẽ không may đã mất.
Cũng có một số người rơi vào ảo tưởng mà nhầm lẫn rằng đó là niềm tin. Cha ông chúng ta thường nói “Gieo gió thì gặt bão” là đã trải nghiệm từ đời này sang đời khác mới đúc kết được như vậy. Người nông dân gieo lúa, mà có khi không có gạo để ăn nếu gặp phải giông tố, bão lũ. Vậy thử hỏi gieo ảo tưởng thì gặt được gì? Vâng, ảo tưởng là hoang đường, là không dựa trên một cơ sở biện chứng nào cả. Mới đây, báo chí vào tháng 12/2009 đưa tin những chị em “bất hạnh” hay nói là quá khao khát sinh con vì hiếm muộn. Rất nhiều người đạt niềm tin vào đâu đấy ở sức mạnh “nhiệm mầu” của thần thánh. Thế rồi, bụng họ to lên, họ tin ở sức mạnh “nhiệm mầu” của thần thánh, họ mang áo bầu, họ mang thai trái quy luật: bụng to nhưng không có thai nhi. Câu chuyện vừa thương tâm vừa hài hước và đáng trách vì họ đã ảo tưởng và niềm tin của họ không có cơ sở khoa học nào. Có người rơi vào bi kịch gia đình, bởi chồng đi công tác xa tại sao vợ vẫn có thai! May mà đó là cái thai kì lạ chứ không có thật! Họ sẽ mất rất nhiều thứ vì họ không có niềm tin đích thực vào cuộc đời. Thế rồi, họ trớ thành trò cười, thậm chí làm xáo trộn trật tự xã hội, tiếp tay cho trò dị đoan, mê tín làm phương hại đến thuần phong mĩ tục của dân tộc.
Điều quan trọng là mỗi con người đều thắp lên một ngọn lửa niềm tin bằng cách học tập cho có hiểu biết; hãy biết cảm ơn cha mẹ đã cho ta một hình hài trọn vẹn; cuộc đời và xã hội đã cho ta quê hương xứ sở Tổ quốc và hãy tin rằng cuộc đời này vốn không bao giờ là bằng phẳng một cách vĩnh cửu. Vì thế, ta nên chuẩn bị nghị lực, ý chí để đối diện với những khó khăn chắc chắn sẽ đến với chúng ta. Và cuối cùng ta tin vào bản thân mình sẽ vượt qua vì ta đã được rèn luyện, trau dồi một cách có phương pháp. Một ví dụ về niềm tin ở bản thân: nếu không có niềm tin cháy bỏng trong trái tim mình, thì người thanh niên mảnh khảnh Nguyễn Tất Thành sẽ không thể nào một mình bôn ba khắp nơi trên thế giới, tìm ra con đường cứu dân tộc ra khỏi bóng tối nô lệ của chủ nghĩa thực dân.
Tóm lại, không có niềm tin vào bản thân, bạn sẽ không làm được điều gì. Nhưng bạn nuôi niềm tin bằng ảo mộng, thì bạn sẽ rơi vào lạc lõng, cô độc vì tất cả việc làm của bạn sẽ trở nên lạ với mọi người và cuộc đời. Sống có niềm tin vào chính mình, tức là tin vào công sức, lao động học tập, lối sống nghiêm túc của mình sẽ cho ra những thành quả đích cuộc. Quà tặng của cuộc sống là của chính bạn có niềm tin vững vàng.
Thiên địa nhân hòa. Hãy thử tưởng tượng một cuộc sống mà ta luôn đón nhận được những điều ta mong muốn hay một cuộc sống mà ta luôn đánh mất những hoài bão, ước mơ của mình, thì lúc đó, cái xã hội này sẽ như thế nào. Mọi thứ trong cuộc sống đều tương quan, đều dung hòa với nhau. Chính vì thế, đôi khi được cũng không phải là hay và đôi khi mất cũng không phải là thiệt thòi.
Nói đến được – mất có lẽ nhiếu người sẽ nghĩ về sự đối lập toàn diện của hai khái niệm này. “Được” tức là có những gì mình mong muốn và “mất” là lúc những điều mong muốn không còn. Nhưng thực ra không phải vậy, ngược lại chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời. Trong cái ta “được” có những cái chúng ta “mất”. Và những lúc “mất” sẽ là những lúc “được” hơn cả. Trong cuộc sống, có mấy ai đã đạt được vinh quang, mà không phải trải qua những lần vấp ngã. Hay đối với những học sinh chúng ta, ai có thể học giỏi được mà lại không chịu mất đi thời gian, mất đi công sức rèn luyện. Cứ nghĩ trên đời này cứ được toàn diện và mất toàn diện thì làm sao sẽ có sự cầu tiến, làm sao mà xã hội có thể văn minh, tiến bộ hơn được. Có “mất” thì chúng ta mới phấn đấu để “được”. Và khi có cái “được” rồi thì chúng ta mới thấy được giá trị của cái “mất” kia. Như ông cha ta xưa nay đã nói “Được cái này thì mất cái kia” hay “Trong cái rủi còn có cái may”, hai điều này luôn song hành thì mới đến được thanh công cho cuộc sống, hơn nữa nhận thức được vấn đề này thì con người mới có sự tương quan với nhau, mới biết giúp đỡ nhau và gần gũi nhau hơn.
sai vì viết luôn ko xuống dòng