Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh” là câu chuyện xoay quanh hai nhân vật chính, đó là Sơn Tinh, tức là thần núi và Thủy Tinh- thần nước. Các tác giả dân gian đã thể hiện được ý niệm của mình thông qua việc xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặt hai nhân vật có nguồn gốc thần kì này vào một hoàn cảnh thú vị, đó là đi hỏi vợ. Và mọi mâu thuẫn cũng bắt nguồn từ việc hỏi vợ này, bởi cả hai đều tài giỏi, có thể nói là “ngang tài ngang sức” nhưng một người lấy được vợ vì mang sính lễ đến trước, còn người mang sính lễ đến sau không lấy được vợ mà mang lòng thù hận, gây ra một trận chiến lớn nhằm mục đích “cướp vợ”. Và cuộc chiến này cũng chính là cuộc chiến của nhân dân Việt Nam xưa với thiên tai, thời tiết bất thường.
Truyền thuyết không chỉ là nơi các tác giả dân gian gửi gắm những khát vọng về những lẽ công bằng, về những mẫu hình lí tưởng của người anh hùng dân tộc chống ngoại xâm, người anh hùng văn hóa. Truyền thuyết còn là nơi mà các tác giả dân gian giải thích các truyền thống, các phong tục tập quán cũng như những đặc điểm tự nhiên trong cuộc sống. Truyền thuyết “Sơn Tinh- Thủy Tinh” là một câu chuyện như thế, qua câu chuyện về Sơn Tinh và Thủy Tinh, các tác giả đã lí giải cho thế hệ hậu thế cũng như cho các độc giả về hiện tượng lũ lụt, cũng như qua đó thể hiện được sức mạnh cũng như khát vọng của người dân trong cuộc chiến với thiên tai, thời tiết.
Không chỉ những vấn đề về tự nhiên mà truyền thuyết này còn thể hiện được những đặc trưng về văn hóa của dân tộc ta dưới thời các vua Hùng, đó là tục thách cưới. Các nội dung này được đan cài vào nhau tạo ra cho câu chuyện một sự hấp dẫn đến lạ kì. Phong tục văn hóa và truyền thống chinh phục tự nhiên của người Việt được thể hiện một cách tài tình, khéo léo trong một câu chuyện có dung lượng tương đối ngắn này, chưa tìm hiểu tác phẩm mà chỉ nhìn ở phần hình thức thôi ta cũng thấy được sự tài năng của các tác giả dân gian xưa.
Sự xuất hiện của Sơn Tinh và Thủy Tinh gắn liền với một sự kiện, đó là lễ kén rể của vua Hùng “ Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền….muốn kén cho một người chồng thật xứng đáng”. Có lẽ ngay phần mở đầu, các tác giả đã lí giải phần nào nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến sau này của Sơn Tinh và Thủy Tinh, bởi công chúa Mị Nương là một người xinh đẹp, dịu hiền. Đây chính là mẫu người lí tưởng để lấy về làm vợ. Chẳng những thế mà ngay sau khi vua Hùng thông báo kén rể thì ngay lập tức có hai chàng trai đến cầu hôn. Cả hai người này đều có tài, mang những sức mạnh kì lạ mà người thường không thể làm được.
Sơn Tinh là người ở vùng Tản Viên, có tài lạ “vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi”, còn Thủy Tinh là người đến từ miền biển, xét về tài năng thì không hề thua kém Sơn Tinh “ gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về”. Cũng chính vì sự ngang tài ngang sức, cân xứng về tài năng này mà vua Hùng vô cùng “băn khoăn”, không biết lựa chọn ai, từ chối ai vì ai cũng đều xứng đáng với vai trò là người con rể của Hùng Vương, chồng của cồng chúa Mị Nương. Và cuối cùng, để lựa chọn ra một người xứng đáng nhất, Hùng Vương đã ra một lời giao hẹn, đó là những lễ vật để cầu hôn, nếu ai mang đến sớm nhất thì có thể cưới Mị Nương về làm vợ.
Lễ vật mà Hùng Vương đưa ra gồm “ Một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”. Chi tiết sính lễ này cũng thể hiện được phong tục thách cưới của người Việt ta xưa kia, theo đó thì những chàng trai khi muốn lấy cô gái về làm vợ thì phải làm theo những vật thách cưới mà bố mẹ cô gái yêu cầu. Đây là một truyền thống xa xưa, mang đặc trưng cho văn hóa Việt Nam. Và trong “cuộc chiến” để lấy được Mị Nương, Sơn Tinh đã là người chiến thắng, vì ngay sáng sớm ngày hôm sau thì chàng đã mang đầy đủ lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, vì không lấy được vợ mà đùng đùng nổi giận, đem quân đi cướp lại Mị Nương.
Thủy Tinh “hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Thủy Tinh”. Để đáp trả những hành động khiêu chiến của Thủy Tinh, Sơn Tinh không hề nao núng, chàng “dùng phép lạ bốc từng quả núi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ”. Cuộc chiến diễn ra vô cùng ác liệt khi “nước sông dâng lên bao nhiêu đồi núi cao lên bấy nhiêu”, hai bên đánh nhau ròng rã đến mấy tháng. Một lần nữa chiến thắng đã thuộc về Sơn Tinh “Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt”.
Sơn Tinh Thủy Tinh là câu chuyện mà các tác giả dân gian lí giải hiện tượng lũ lụt hàng năm “ Oán nặng, thù sâu, hàng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh”. Vì là nước nông nghiệp nên dân ta vô cùng coi trọng những yếu tố về thời tiết. Và muốn sản xuất thì dân ta đã tìm mọi cách để khắc phục tự nhiên, chinh phục tự nhiên. Trong câu chuyện này thể hiện được rõ nét khát vọng chinh phục, khát vọng chiến thắng tự nhiên đó “…Nhưng năm nào cũng vậy, Thần nước đánh mỏi mệt, chan schee vẫn không thắng nổi thần Núi, đàn rút quân về”. Như vậy nên có thể nói hình ảnh của Sơn Tinh chính là biểu tượng cho sức mạnh và khát vọng của nhân dân trong chinh phục tự nhiên.
THAM KHẢO BÀI NÀY NHÉ BÀI NÀY KHÁ HAY ĐẤY CHÚC BẠN HỌC TỐTLữ Bố
Trong tuổi thơ của mỗi người có lẽ ai ai cũng từng ít nhất một lần được nghe những câu chuyện dân gian, trong đó thì Sơn tinh Thủy tinh có lẽ là câu chuyện mang tới cho chúng ta nhiều suy ngẫm nhất. Những chi tiết của câu chuyện đều mang những ý nghĩa của nó, đã giải thích và nói lên ý chí không bị phụ thuộc vào thiên nhiên của nhân dân ta. Câu chuyện được truyền lại qua rất nhiều những thế hệ khác nhau những dù ở thế hệ nào thì câu chuyện trên mãi mãi là một hình ảnh đẹp trong kho tàng văn học của nhân dân ta.
Chuyện kể lại rằng đó là vào thời vua Hùng Vương thứ mười tám có người con gái tên là Mị Nương. Nàng có sắc đẹp tuyêt trần, do đó vua Hùng luôn chú ý để tìm được người phò mã có thể xứng với con gái của mình. Vào một ngày, vua nhận được tin có hai chàng trai vô cùng tuấn tú lại ngang sức ngang tài với nhau cùng tới để cầu hôn công chúa vào cùng một thời điểm. Khi nhìn thấy hai người, nhà vua lại càng cảm thấy bối rối vì người cảm thấy cả hai người đều có thể lấy công chúa làm chồng. những quần thần cùng được họp nhau lại và cùng nhau xem tài của hai người. Tất cả cùng bất ngờ trước những khả năng của cả hai người.
Chàng trai đầu tiên tên là Sơn tinh. Chàng là vị thần tới từ núi Tản Viên. Chàng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi lên những gò đất, chàng vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên những ngọn núi cao ngất ngưởng. Chàng trai thứ hai cũng không hề thua kém. Chàng có khả năng hô mưa gọi gió, có thể điều khiển cả gió mưa. Điều đó khiến cho mọi người cảm thấy vố cùng bất ngờ và cũng không biết phải làm như thế nào. Và rồi, vua đã tìm ra cách đó là bắt các chàng trai phải tìm cách để tìm được đồ cưới. Những đồ của vua ban ra đều là những đồ hiếm có và không thể tìm được một cách bình thường với những đồ sắm lễ như: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Đó đều như làm khó cho cả hai chàng trai. Ngay lập tức mọi người cùng nhau đi tìm những lễ vật mà nhà vua cần và rồi cuối cùng ngày hôm sau, sơn tinh chính là người tìm được những lễ vật trước và đưa được công chúa Mị Nương về với mình.
Thủy tinh tới chậm hơn và đã nổi giận rồi tìm cách gây ra những khó khăn cho Sơn tinh và nhà vua. Thủy tinh làm nổi lên những trận mưa to gió lớn và đã làm cho cả đất nước bị rơi vào cảnh ngập lụt, hoa màu và con người đều bị cuốn trôi. Tất cả những hàng động của Thủy Tinh đều làm cho mọi người khiếp sợ và không biết phải làm như thế nào. Những hình ảnh ấy như những ám ảnh của tất cả nhân dân về những tai họa mà thiên nhiên mang lại. Dù có bị tấn công như vậy nhưng Sơn Tinh vẫn không hề nao núng. Chàng vẫn bình tình chiến đấu chống lại sự tấn công của đối phương. Thủy tinh cho mưa gió và nước lũ ngập như thế nào thì Sơn tinh lại lấy những gò đất và ngọn núi xếp chồng lên để ngăn chặn những đợt tấn công của thần biển. Và cuối cùng, sau nhiều ngày chiến đấu thì Thủy tinh đã phải nhận thua trước Sơn tinh. Thế nhưng thủy tinh vẫn không hề cam tâm mà tiếp tục gây ảnh hưởng tới đất nước vào một khoảng thời gian mỗi năm những dù có thế nào thì Thủy tinh vẫn luôn phải nhận thua trước Sơn tinh.
Qua câu chuyện trên, chúng ta cũng có thể nhận thấy những ý nghĩa của câu chuyện vô cùng sâu sắc trong cách chọn người và trong cách ra những câu hỏi về lễ vật. Những lễ vật của nhà va ban ra tuy rất khó để tìm được nhưng chúng đều là những đồ ở trên đất liền mà không phải ở biển cả. Hình ảnh của thủy tinh tuy rằng rất dũng mãnh và có sức thuyết phục nhưng sức mạnh của chàng lại làm cho chúng ta liên tưởng tới những khó khăn và sức manh của bão lũ trong cuộc sống của người dân còn Sơn tinh lại mang những sức mạnh giúp cho người dân có thể chống đỡ lại với những sức mạnh khủng khiếp tới từ thiên nhiên và có thể giúp cho mọi người cùng nhau đoàn kết để chiến thắng những khó khăn, thử thách. Và qua tác phẩm chúng ta cũng thấy được những truyền thống chống bão lũ tốt đẹp của nhân dân ta. Dù chúng ta gặp rất nhiều những khó khăn, những khó khăn ấy tới từ nhiều yếu tố, từ chống giặc ngoại xâm hay những khó khăn tới từ thiên tai như hạn hán, lũ lụt thì người dân chúng ta vẫn luôn cố gắng cùng nhau chống lại những khó khăn ấy bằng mọi cách, bằng sự giúp đỡ và đoàn kết giữa tất cả mọi người trong rất nhiều những thế hệ khác nhau.
Điều đó đã làm cho chúng ta càng thấy cảm phục những ý chí quyết tâm mà con người chúng ta từ xa xưa đã biết quyết tâm chống lại những khó khăn từ thiên nhiên chư không phải là cam phục những khó khăn ấy. cũng như việc thủy tinh năm nào cũng dẫn quân đi đánh Sơn tinh nhưng lúc nào chúng cũng phải chịu thua mà rút quân trở về cũng như những người dân lao động của đất nước chúng ta luôn cố gắng chống lại thiên tai, bão lụt. từ đó chúng ta càng thấy được giá trị của tinh thần đoàn kết dân tộc đã mang lại những điều tưởng chừng như chúng ta không thể làm được. Nhưng chúng ta vẫn cùng nhau vượt qua và tạo ra được kì tích. Đó mới là điều đáng quý nhất
lỗi sai:dùng từ không đúng nghĩa(từ sai:tạo ra)
sửa lại :Truyện nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt, nêu cao vai trò và ước mơ chinh phục thiên nhiên của nhân dân ta.
Sự tích Hồ Gươm là một thiên truyện vô cùng đẹp đẽ trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. Trong việc được gươm và trả gươm của Lê Lợi, yếu tố hiện thực và kì ảo hòa quyện với nhau tạo nên sức hấp dẫn kì lạ. Bằng những hình tượng cực kì đẹp đẽ như Rùa Vàng, gươm thần, truyện ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống giặc Minh xâm lược. Truyện cũng nhằm giải thích nguồn gốc tên gọi của hồ và ca ngợi truyền thống đánh giặc giữ nước oai hùng, bất khuất của dân tộc ta.
Sự tích Hồ Gươm là một thiên truyện vô cùng đẹp đẽ trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. Trong việc được gươm và trả gươm của Lê Lợi, yếu tố hiện thực và kì ảo hòa quyện với nhau tạo nên sức hấp dẫn kì lạ. Bằng những hình tượng cực kì đẹp đẽ như Rùa Vàng, gươm thần, truyện ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống giặc Minh xâm lược. Truyện cũng nhằm giải thích nguồn gốc tên gọi của hồ và ca ngợi truyền thống đánh giặc giữ nước oai hùng, bất khuất của dân tộc ta.
Truỵen sự tích hồ Gươm thể hiện khát vọng hòa bình dân tộc vì:
---Trời trao mệnh lớn cho Lê Lợi cũng có nghĩa là nhân dân tin tưởng, trao ngọn cờ khởi nghĩa vào tay người anh hùng áo vải đất Lam Sơn. Gươm chọn người và người đã nhận thanh gươm, tức là nhận trách nhiệm trước đất nước, dân tộc. Lời nói của Lê Thận khi dâng gươm báu cho Lê Lợi đã phản ánh rất rỗ điều đó. Đây là trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để bảo đền tổ quốc. ---Như vậy là gươm báu đã trao đúng vào tay người hiền tài, cho nên đã phát huy hết sức mạnh lợi hại của nó. Từ khi có gươm thiêng, nhuệ khi của nghĩa quân Lam Sơn ngày một tăng , đánh đâu thắng đấy, bao phen làm cho quân giặc bạt vía kinh hồn. Sức mạnh đoàn kết của con người kết hợp với sức mạnh của vũ khí thần kì đã làm nên chiến thắng vẻ vang.Vì sao truyện Sự tích hồ Gươm lại thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc ?
=>Sự tích Hồ Gươm là một thiên truyện vô cùng đẹp đẽ trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. Trong việc được gươm và trả gươm của Lê Lợi, yếu tố hiện thực và kì ảo hòa quyện với nhau tạo nên sức hấp dẫn kì lạ. Bằng những hình tượng cực kì đẹp đẽ như Rùa Vàng, gươm thần, truyện ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống giặc Minh xâm lược. Truyện cũng nhằm giải thích nguồn gốc tên gọi của hồ và ca ngợi truyền thống đánh giặc giữ nước oai hùng, bất khuất của dân tộc ta.
Đáp án: B
→ Truyện Sọ Dừa muốn thể hiện khát vọng về cái thiện thắng cái ác, sự công bằng trong xã hội
Vì:
Sự tích Hồ Gươm là một thiên truyện vô cùng đẹp đẽ trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. Trong việc được gươm và trả gươm của Lê Lợi, yếu tố hiện thực và kì ảo hòa quyện với nhau tạo nên sức hấp dẫn kì lạ. Bằng những hình tượng cực kì đẹp đẽ như Rùa Vàng, gươm thần, truyện ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống giặc Minh xâm lược. Truyện cũng nhằm giải thích nguồn gốc tên gọi của hồ và ca ngợi truyền thống đánh giặc giữ nước oai hùng, bất khuất của dân tộc ta.
kb nha
CHÚC BẠN HỌC TỐT!
Vì sự tích Hồ Gươm là một thiên truyện vô cùng đẹp đẽ trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. Trong việc được gươm và trả gươm của Lê Lợi, yếu tố hiện thực và kì ảo hòa quyện với nhau tạo nên sức hấp dẫn kì lạ. Bằng những hình tượng cực kì đẹp đẽ như Rùa Vàng, gươm thần, truyện ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống giặc Minh xâm lược. Truyện cũng nhằm giải thích nguồn gốc tên gọi của hồ và ca ngợi truyền thống đánh giặc giữ nước oai hùng, bất khuất của dân tộc ta.
~hok tốt~
Cứ mỗi độ mùa mưa đến, chúng ta đều nghe thấy tiếp kêu “ộp…ộp…” của những con cóc dưới ruộng, hay ở góc tường, gốc cây không nhỉ?
Tại sao con cóc lại cứ kêu như vậy trước khi trời chuẩn bị đổ mưa? Chúng đang gọi ai hay đang ra hiệu đúng không nhỉ? Hiện tưởng này lạ quá phải không các bé! Vậy hôm nay Vườn cổ tích và các bé cùng nhau tìm hiểu và lý giải về nó qua câu chuyện Cóc kiện Trời nhé!
Vào một ngày rất lâu lâu rồi, năm nào cũng không rõ, năm ấy hạn hán nặng nề. Trên trời không đổ một giọt mưa, sông ngòi khô cạn kiệt, cây cối mùa màng vì không có nước tưới cũng vì thế mà khô cằn rồi chết khô. Không những vậy, các loài chim muông thú dữ cũng không có nước để uống, chũng đều nằm lè lưỡi, trực chờ cái chết tới. Các con vật to lớn hùng mạnh xưa nay tác oai tác quái trong rừng đều nằm lè lưỡi mà thở để đợi chết, không ai nghĩ được kế gì để cứu mình, cứu muôn loài. Sức mạnh của chúng chỉ để bắt nạt nhau thôi chứ đâu có thể làm gì nổi ông trời. Duy có anh chàng Cóc tía bé nhỏ, xấu xí kia là có gan to. Anh tính chuyện lên thiên đình kiện Trời làm mưa cứu muôn loài…
Dù chỉ có môt mình đi kiện ông trời những Cóc tía không hề nan lòng. Đi qua một vũng đầm khô, Cóc tía gặp Cua càng. Cua hỏi Cóc đi đâu. Cóc bèn kể rõ sự tình và rủ Cua cùng đi kiện Trời. Ban đầu Cua định bàn ngang, thà chết ở đây còn hơn chứ Trời xa thế đi sao tới mà kiện với tụng. Nhưng những con vật ở quanh Cua nghe Cóc nói lại tranh nhau mà bàn ngang bàn lùi, làm cho Cua nổi giận. Nói ngang bàn ngang là chuyện ngang của Cua thế mà họ lại dám tranh mất cái quyền ấy, cái quyền được phép ngang như cua cơ mà. Thế là Cua làm ngược lại, Cua tình nguyện cùng đi với Cóc.
Đi được một đoạn nữa, Cóc lại gặp Cọp đang nằm phơi bụng thở thoi thóp. Gấu đang chảy mỡ ròng ròng và khát cháy họng. Vì thiếu nước, Gấu và Cọp đều di chuyển chậm chạp.Cóc rủ Gấu và Cọp đi kiện trời. Cọp còn lưỡng lự thì Gấu đã gạt đi mà nói rằng:
– Anh Cóc nói có lý, chẳng có lẽ chúng mình cứ nằm ở đây đợi chết khát cả ư?… Ta theo anh Cóc thôi. Anh Cua ngang như vậy mà vẫn còn theo anh Cóc được thì tại sao chúng mình không theo?
Gấu, Cọp cùng Cua và Cóc đều nhập lại thành đoàn. Đi thêm một chặng nữa thì gặp đàn Ong đang khô mật và con Cáo bị lửa nướng cháy xém lông. Thấy cả đoàn cùng nhau đi kiện trời thì cả hai con thấy vậy cũng xin nhập đoàn để theo cùng. Và đoàn loài vật ngày một đông thêm cùng nhau đi kiện Trời do Cóc dẫn đầu.
Cóc dẫn các bạn đi mãi, đi mãi đến tận cửa thiên đình. Khi đi trên đường cả bọn đều hăng hái nhưng đến trước cửa Trời oai nghiêm, bọn Cọp, Gấu, Cáo, Ong, Cua đều sợ, duy chỉ có Cóc là gan liền dõng dạc ra lệnh:
– Bây giờ các anh phải nghe lời tôi. Kia là chum nước của Trời, anh Cua vào nấp trong ấy. Anh Cáo nấp ở phía bên trái tôi, anh Gấu nằm ở phía bên phải tôi, còn anh Cọp chịu khó nằm đằng sau tôi. Các anh có nghe lệnh của tôi thì mới thắng được Trời.
Tất cả đều nghe lệnh của Cóc. Sắp đặt xong đâu đấy Cóc mới nhảy lên mặt trống đánh ba hồi ầm vang như sấm động.
Đang nằm ngủ trưa thư giãn, Ngọc Hoàng bị tiếng trống lôi đình đánh thức dậy nên bực bội lắm, liền sai Thiên Lôi ra xem có chuyện gì. Thiên Lôi lười biếng vội phủi bụi và mạng nhện giăng đầy trên lưỡi búa tầm sét cắm cổ chạy ra. Thiên Lôi ngạc nhiên vì ở ngoài cửa thiên đình chẳng thấy có một người nào cả chỉ thấy mỗi một con Cóc xù xì xấu xí đang ngồi chễm trệ trên mặt trống của nhà Trời. Thiên Lôi hết nhìn con Cóc lại nhìn lưỡi búa tầm sét khổng lồ của mình và thở dài vì cái búa to quá mà Cóc bé quá, đánh chưa chắc đã trúng được. Thiên Lôi bèn chạy vào tâu Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng nghe xong bực lắm bèn sai con gà trời bay ra mổ chết chú Cóc hỗn xược kia.
Khi con Gà trời vừa hung hăng bay ra, thì Cóc liền ra ám hiệu cho Cáo từ phía bên trái, lập tức anh Cáo liền nhảy ra cắn cổ Gà và tha đi mất. Cóc lại đánh trống lôi đình. Ngọc Hoàng càng giận giữ sai Chó nhà trời xổ ra cắn Cáo. Chó vừa xồng xộc chạy ra thì Cóc lại nghiến răng ra hiệu. Từ phía bên trái, anh Gấu bất ngờ xuất hiện khiến Chó không kịp trở tay, nhận ngay một đòn đánh trời giáng từ Gấu. Chó ngã lăn ra đất, không động đậy.
Sau đó, Cóc kiên trì lại thúc trống lôi đình thêm lần nữa để đánh thức Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng bèn sai Thiên Lôi ra trị tội Gấu. Thiên Lôi là vị thần trời có lưỡi tầm sét mỗi lần vung lên thì thành sét đánh ngang trời, thành sấm động bốn cõi. Sức mạnh của Thiên Lôi không có ai bì được. Ngọc Hoàng yên trí lần này cử đến ông Thiên Lôi ra quân thì cái đám Cóc, Cáo ắt hẳn là tan xác. Vì thế khi ông Thiên Lôi vác lưỡi tầm sét đi là Ngọc Hoàng lại lười biếng co chân nằm trên ngai vàng mà ngủ tiếp.
Ngày xửa ngày xưa, không nhớ rõ vào thời kì nào, trời làm hạn hán rất lâu, sông hồ đều hết nước, ruộng đồng nứt nẻ, cây cối chết khô, các loài vật mệt mỏi, rũ rượi thoi thóp dưới cơn khát.
Cóc thấy nguy quá bèn lên thiên đình kiện trời. Cóc gặp Cua, Cua đòi theo. Cóc gặp Gấu, gặp Cọp. Gấu, Cọp xin tháp tùng cùng lên trời kiện tụng. Đi được một lúc, bốn con gặp Ong và Cáo. Nghe nói chuyện lên trời, Ong và Cáo lại xin đi cùng.
– Thật là đại phúc cho muôn loài. Xin các bác cho chúng em đi với! Chúng em nguyện theo các bác đến tận cùng trời, thẳng lên thiên đình để làm cho ra lẽ và dể tự cứu mình.
Thế là cả bọn, tuy cổ họng khát khô, nhưng lòng đầy quyết tâm đã kéo nhau lên thiên đình kiện Trời, dưới sự chỉ huy của chú Cóc.
Tới thiên đình, Cóc thông minh nên phân công ai vào việc đó rất hợp với tài năng của mình. Rièng Cóc nhảy lên bậc treo cái trống để gióng trống kêu oan. Cóc đánh một hồi trống làm vang động cả thiên đình. Ngọc Hoàng sai Thiên Lôi ra xem coi chuyện gì thì chỉ thấy có một con Cóc ngồi chễm chệ trên mặt trống. Thiên Lôi vào tâu lại, Ngọc Hoàng bực mình liền sai Gà ra mổ cho Cóc một trận nên thân. Nào ngờ Gà vừa bước ra đã bị Cáo nhảy tới vồ lấy mang đi. Ngọc Hoàng hay tin nổi giận, liền sai Chó ra cắn cho Cóc một trận hết đường gây rối. Nhưng Chó vừa hung hăng nhảy ra khỏi cửa thì Gấu đã tiến đến ăn thịt ngay. Ngọc Hoàng càng thêm tức giận, đập tay xuống bàn thét Thiên Lôi ra ứng chiến đánh cho Cóc vài lưỡi búa đến tan xương nát thịt mới thôi… Nào ngờ Thiên Lôi vừa ra bị Ong đốt túi bụi vào mặt, mũi, tay, chân. Đau quá, nhức quá Thiên Lôi kêu cứu rồi nhảy vào chum nước tránh nạn thì lại bị Cua giương càng kẹp vào mông đau điếng. Hoảng hồn, Thiên Lôi vội nhảy ra thì bị Hổ tấn công. Hổ vồ lấy Thiên Lôi xé xác ra từng mảnh.
Thế là quân của thiên đình bị một trận thất điên bát đảo. Ngọc Hoàng thấy thế nguy bèn chấp nhập thượng lượng với Cóc. Được lệnh Cóc vào diện kiến Ngọc Hoàng và trình bày mọi lẽ.
– Tâu Ngọc Hoàng, nơi trần gian hiện đang khốn khổ vì nạn hạn hán, biết bao con người và muôn vật phải chết khô, chết khát vì thiếu nước. Mong được Ngọc Hoàng nhủ lòng thương cho mưa xuống để cứu muôn loài.
Nghe xong Ngọc Hoàng hứa sẽ làm mưa và từ nay nếu ở dưới trần có hạn hán thì Cóc nghiến răng kêu lên mấy tiếng Ngọc Hoàng sẽ cho mưa. Được Ngọc Hoàng hứa, Cóc mừng rờ cùng các bạn về trần. Ai cũng vui mừng hớn hở tôn vinh Cóc có công lớn trong việc kiện trời. Vừa đến trần gian thì mưa to kéo đến tưới mát cả ruộng đồng, vườn tược, cỏ cây hoa lá bừng sống dậy Cả muôn vật lần con người đồng ca hát chào đón Cóc như một vị "anh hùng cứu thế
TL
1. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
2. Nhân vật trữ tình đang ở phương nam và nhớ vùng đất bắc.
3. Vãn - nhấn mạnh, khẳng định nỗi buồn thương, nhớ tiếc.
4. Thông điệp: nhớ về quê hương. nơi gắn bó với mình.
HT