Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
hơi dài nha bạn
Ở Việt Nam, mỗi ngày có gần 30 người bị tai nạn giao thông cướp đi mạng sống cùng với hàng trăm người bị thương tật suốt đời. Điều đó đồng nghĩa với mỗi ngày có hàng trăm gia đình Việt Nam gánh chịu sự mất mát khủng khiếp. Đây là điều không thể chấp nhận được với một đất nước đang sống trong hòa bình. Thiệt hại to lớn về nhân mạng là không gì bù đắp được. Những đau thương, mất mát mà gia đình nạn nhân phải gánh chịu là rất lớn. Những di chứng mà mỗi tai nạn giao thông để lại luôn kéo dài và không thể lường hết được, khiến xã hội cũng bị tổn thương nghiêm trọng. Thêm vào đó, gia đình nạn nhân và ngân sách quốc gia phải chịu thêm gánh nặng hàng ngàn tỷ đồng để khắc phục hậu quả của tai nạn giao thông hàng năm. Điều đó đe dọa nghiêm trọng đến những thành quả của tăng trường kinh tế, đồng thời làm tổn thương đến hình ảnh một đất nước an toàn trong mắt bạn bè, đối tác. Đã đến lúc mỗi người Việt Nam cần phải nhận thức sâu sắc về tác hại khôn lường của tai họa này đến toàn bộ tiến trình vươn lên của dân tộc, đến sự phát triển lành mạnh của giống nòi. Đã đến lúc cần phải dũng cảm và chân thành nhìn thẳng vào sự thật là trong mỗi tai nạn giao thông, có cả lỗi và trách nhiệm của từng cá nhân, của cả cộng đồng và Nhà nước. Bằng nhiều hành động mạnh mẽ, thông qua các chính sách quốc gia và những cam kết xã hội, chúng ta đang làm mọi cách để giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông - kèm theo đó là giảm thiểu số người chết và bị thương. Nhưng chúng ta vẫn có thể và cần phải làm nhiều hơn nữa. Nhà nước, các tổ chức xã hội, các đoàn thể cho đến từng cá nhân, đều phải chung tay hành động và hành động một cách quyết liệt. Hoạt động tưởng niệm các nạn nhân mà chúng ta cùng thế giới tổ chức là một sự kiện đặc biệt, là dịp để mọi người bày tỏ niềm thương xót với những người xấu số khi tham gia giao thông; bày tỏ sự chia sẻ mất mát, chia sẻ gánh nặng với người thân của họ. Lễ tưởng niệm cũng là một cơ hội nhắc nhở chính mình, người thân, bạn bè, các thành viên trong cộng đồng ... về tầm quan trọng của việc phải chủ động góp phần tạo ra một môi trường giao thông an toàn cho mình và cho cộng đồng. Mỗi người hãy nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông, tự giác nhường nhịn, giúp đỡ nhau khi tham gia giao thông. Mỗi gia đình, nhà trường cần phải giáo dục con em của chúng ta từ khi còn bé về ý thức trách nhiệm với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông. Hãy vi niềm thương xót những người đã mất mà hành động cho sự an toàn của những người đang sống! Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia kêu gọi mỗi người dân Việt Nam, vì sự phát triển của đất nước, vì sự an toàn của bản thân, vì tương lai của con cháu mình, hãy làm tất cả những gì có thể để giao thông ở đất nước chúng ta ngày càng phát triển theo hướng văn minh, an toàn hơn.
Đọc sách là một việc làm cần thiết đối với mọi người, nhất là các bạn học sinh. Sách đã và đang tồn tại ở rất nhiều hình thức khác nhau: ký tự khắc trên đá, trên thẻ tre, in trên giấy,… nhưng đều với mục đích chung là lưu giữ và phổ biến kiến thức của nhân loại. Khi đọc những sách về chủ đề khoa học, lịch sử, địa lý,… chúng ta sẽ biết được thêm nhiều kiến thức mới mẻ về các lĩnh vực trong cuộc sống. Trong thực tế, không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu và nâng cao kiến thức, đọc sách còn bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, giúp chúng ta hoàn thiện về mọi mặt. Sách giúp chúng ta rèn luyện khả năng tưởng tượng, liên tưởng và sáng tạo. Ngoài ra, việc đọc sách sẽ giúp chúng ta nâng cao khả năng ngôn ngữ của cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài. Nhờ những cuốn sách, chúng ta có thể viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp và nói năng lưu loát hơn. Hơn nữa, sách còn là người thầy hướng dẫn ta cách sống tốt, cách làm người đúng đắn. Thế nhưng, muốn đạt được những lợi ích đó, mỗi chúng ta phải là những người đọc sáng suốt, biết chọn lựa sách phù hợp với mình và phải biết tránh xa những cuốn sách có nội dung xấu xa, đồi trụy. Tóm lại, việc đọc những cuốn sách hay luôn đem đến cho con người những điều bổ ích và cần thiết trong cuộc sống.
Đối với mỗi người, việc đọc sách là vô cùng quan trọng và cần thiết.Bởi sách là tài sản tinh thần, vô giá của nhân loại, muốn có học vấn thì phải thường xuyên đọc sách nhưng đọc sách cũng cần có cách đọc đúng. Khi đọc xong văn bản này chúng ta cần phải biết chọn sách để đọc, quan trọng nhất là đọc cho kĩ, đồng thời cũng chú trọng đọc rộng thích đáng, để hỗ trợ cho việc nghiên cứu chuyên sâu.Khi đọc sách thì " Miệng đọc tâm ghi từ đó tưởng tượng"
Sách cũ trăm lần xem chẳng chán
Thuộc lòng ngẫm nghĩ một mình hay
Vũ Nương là một người con dâu hiếu thảo. Điều ấy được thể hiện trên phương diện đối với mẹ chồng. Khi bà cụ do nhớ thương con trai quá mà sinh tâm bệnh, ốm nặng, nàng “hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào, khôn khéo khuyên lơn”. Nàng thấu hiểu nỗi lòng người mẹ nên luôn tận tâm chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho bà. Có thể thấy, sự săn sóc mà Vũ Nương dành cho mẹ chồng không chỉ đơn thuần là trách nhiệm mà còn xuất phát trực tiếp từ trái tim nhân hậu và yêu thương. Nàng chăm sóc cho mẹ chồng không khác gì đang hiếu thuận với mẹ ruột của mình. Lời trăng trối của mẹ chồng trước khi qua đời đã chứng giám cho phẩm chất ấy: “Sau này trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Sự hòa thuận giữa Vũ Nương và mẹ chồng đã cho thấy tấm lòng hiếu thảo của nàng.
Em tham khảo nhé:
Một hôm, tôi về quê chơi với bà. Tôi rất yêu bà tôi vì hà là người luôn dành cho cháu tất cả những gì tốt nhất và bà là một người hiền từ, nhân hậu. Tôi và bà như thường lệ, sáng nào cùng ra vườn hái quả vào nhà để ăn. Hôm đó bà dẫn tôi ra vườn và kể cho tôi nghe chuyện ngày xưa của bà và mẹ tôi. Tôi lại nhớ đến câu nói của mẹ rằng ở ngay chính tại khu vườn này có một cái hầm. Tôi băn khoăn không biết đúng hay sai nên liền hỏi bà. Bà bảo với tôi rằng: "Đúng ngày xưa ở đây có một cái hầm rất lớn để mọi người chui xuống ẩn nấp khi có báo hiệu nhưng sau chiến tranh bà phá rồi cháu ạ!". Sau đó tôi bảo bà: "Bà ơi! Mẹ cháu nói hoa quả của bà rất ngọt và thơm". Bà chỉ cười mỉm và dắt tôi vào nhà khi trời đã gần trưa nắng.
- Lời dẫn trực tiếp: Bà bảo với tôi rằng: "Đúng ngày xưa... cháu ạ!".
- Lời dẫn gián tiếp: Mẹ cháu bảo rằng ở... cái hầm.
Nhớ mãi khoảnh khắc cách đây một thời gian, trong một chương trình thực tế, những du khách nước ngoài thường thảo luận với nhau như thế này: 'Nếu bạn muốn trải nghiệm du lịch mạo hiểm, hãy tham gia giao thông ở Việt Nam'. Lúc đó, tôi chỉ cảm thấy đó là câu nói hài hước, đùa vui. Nhưng sau này, khi bức tranh giao thông Việt Nam hiện rõ trước mắt, câu nói hài hước đó không đủ để diễn đạt, thay vào đó, là câu hỏi chua xót và đầy ám ảnh của nhà báo Quản Hồng Đức: 'Mỗi ngày, có hơn 30 người Việt Nam từ bỏ cuộc sống một cách đột ngột khi di chuyển trên đường. Và tử thần sẽ chọn ai trong số chúng ta?'.
Không chỉ là sự châm biếm nữa, khi thực tế đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, theo thống kê của cục cảnh sát giao thông, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2018, đã có tới 1500 người mất mạng vì tai nạn giao thông. Con số này đủ khiến bạn suy nghĩ, khi chúng ta, còn sống, có may mắn tránh khỏi số phận đó, ngay tại thời điểm hiện tại?
Số lượng tai nạn, thiệt hại về cả vật chất và tính mạng có thể đếm được, nhưng không thể đo lường được những vết thương vĩnh cửu mà những tai nạn ấy gây ra trong tâm hồn những gia đình, người thân của nạn nhân. Những vụ tai nạn thảm khốc xảy ra khiến cộng đồng trong sự hoang mang, và không có dấu hiệu dừng lại. Nhưng chúng ta không có sự lựa chọn nào khác! Chúng ta vẫn phải tham gia giao thông, vẫn phải đối diện với lo sợ và án tử mỗi khi bước chân ra đường.
Thực tế về giao thông ở Việt Nam giống như một vòng tròn quay cuồng, bế tắc. Nhiều người trong chúng ta sợ tai nạn giao thông, vì nó giống như một tai họa rơi từ trên trời, không ai biết trước, không rõ nguyên nhân, và chỉ nhận ra khi quá muộn. Và chúng ta biết, phần lớn nguyên nhân của tai nạn ngày nay không liên quan đến hai chữ tâm linh trong ngoặc kép.
Những biểu hiện của ý thức kém thường thấy ở mọi nơi, mọi ngóc ngách đường phố, mọi chỗ có xe cộ đều có vi phạm! Không đội mũ bảo hiểm khi lái mô tô, vượt đèn đỏ, đi tắt, xếp hàng ngang trên đường, đi sai làn đường, sử dụng điện thoại khi lái xe; không chỉ là không nhường nhịn mà còn cố giành giật từng khoảng trống trên đường, rồi va chạm nhẹ cũng đủ để họ 'đánh đấm' với nhau, thậm chí hậu quả có khi nghiêm trọng hơn cả tai nạn thực sự...
Rất nhiều biểu hiện của ý thức tham gia giao thông đã giảm sút, khiến cho hành vi vi phạm trở nên phổ biến hơn là ngoại lệ, biến môi trường đường phố thành nơi chúng ta phải thích nghi. Tất cả đều bắt nguồn từ tính ích kỷ hẹp hòi và thiếu trách nhiệm đối với bản thân và người khác, từ sự mù quáng không nhìn thấy những hậu quả khủng khiếp khi ý thức đó sẽ mang lại cho gia đình, người thân và chính bản thân.
Đạo đức giảm sút ở phần lớn người tham gia giao thông là mối đe doạ lớn nhất, và nguy cơ lớn thứ hai là sự vô cảm của một số người - những người đang giữ trong tay quyền lãnh đạo. Bên cạnh những nguyên nhân từ chính ý thức của người lái, những nguyên nhân khác của tai nạn giao thông đến từ công trình không đảm bảo chất lượng, cơ sở vật chất không được bảo dưỡng đúng kỳ hạn, quản lý mặc cả... và cả những nguyên nhân nằm ngoài ý muốn như thiên tai và thời tiết, chiếm 20% còn lại của những nguyên nhân của tai nạn giao thông.
Tai nạn giao thông mang lại nhiều hậu quả không thể đo lường và không muốn kể hết. Nhìn nhận sự tàn khốc của tai họa, đó cũng là động lực để chúng ta đối mặt với chúng, nếu ta vẫn còn lương tri và nhiệt huyết. Bi kịch thực sự của việc vô ý thức là hầu hết không hiểu, không hình dung ra, không cảm nhận được những vết thương vĩnh viễn mà những tai nạn ấy đã gây ra trong tâm hồn, cho đến khi chính mình phải chịu đựng mất mát, khiến sự việc trở thành nỗi ám ảnh suốt đời không thể xóa nhòa.
Nói đi nói lại, chúng ta cần tăng cường nhận thức, ý thức, trách nhiệm, văn hóa, văn minh, đạo đức, và tự trọng của người tham gia giao thông. Trong lĩnh vực giáo dục, chúng ta cần thay đổi toàn diện những điều không ổn trong thời gian qua. Đối với toàn xã hội, chúng ta cần tuyên truyền, vận động, nhưng tuyên truyền với mục tiêu khiến người ta nhận ra đây không chỉ là vấn đề của luật lệ mà còn là vấn đề của đạo đức con người.
Điều cần thiết là hãy đặt đạo đức trước luật lệ, vì đạo đức mới là yếu tố có sức mạnh thực sự để điều chỉnh hành vi của con người. Nó giúp họ kiềm chế bản thân, có ý thức nhận thức đầy đủ để họ muốn hành động trước khi sự việc xảy ra, khiến họ nhận ra bảo vệ người khác cũng là bảo vệ chính bản thân mình....
Đồng thời, những điều luật không đúng đắn, thiếu nghiêm túc và tạo điều kiện cho sự diễn biến trở nên tồi tệ hơn... thì cần phải được sửa đổi hoặc loại bỏ. Cách cải thiện tốt nhất là thay thế những điều không đúng bằng những biện pháp đúng đắn. Tính răn đe trong pháp luật phải sẵn sàng cho trường hợp đạo đức không còn cứu vãn được nữa, với việc thu hồi bằng lái xe vĩnh viễn, tăng án phạt cho các hình thức vi phạm, và đảm bảo rằng các án phạt tương quan với mức độ vi phạm.
Trong khu vực của chúng ta, có những nước đã xây dựng mô hình lý tưởng với luật và ý thức chấp hành luật giao thông, như Singapore hay Nhật Bản, nơi thành công của họ không chỉ dựa vào cơ sở hạ tầng đường sá được đầu tư kỹ lưỡng và hiện đại - điều mà chúng ta chưa thể theo kịp. Vì vậy, trước hết, chúng ta cần học hỏi nghiêm túc về ý thức và văn hóa giao thông của họ để quyết liệt chống lại tai nạn giao thông trên mọi con đường.
Tất cả chúng ta đều nhìn thấy hậu quả không thể đo lường và không muốn kể hết của tai nạn giao thông. Chúng ta có trái tim con người, biết đau xót và cảm thương. Chúng ta cũng phải đủ sáng tạo và quyết tâm để hành động ngay, bởi thảm cảnh đen tối nơi này đang liên tục đe dọa cuộc sống và tương lai của mỗi người chúng ta!