Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận :
– Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có các kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30 – 40Ả) trên vách mao mạch vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
– Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quá trình : quá trình hấp thụ lại nước và các chất còn cần thiết (các chất dinh dưỡng, các ion Na+, Cl- quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần khác (axit uric, creatin, các chất thuốc, các ion H+, K+…). Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức.
- Khí thải của ô tô, xe máy chủ yếu là: \(N_2O\) \(,CO_2.\)
Tác hại
- Gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí, có thể gây tử vong ở liều cao.
- Chiếm chỗ của oxi trong máu, làm giảm hiệu quả hô hấp, có thể gây chết.
Tập hít thở sâu để có một hệ hô hấp khỏe mạnh
- Khi thở sâu và giảm nhịp thở trong mỗi phút lượng khí hữu ích sẽ tăng lên, lượng khí vô ích giảm từ đó tăng hiệu quả hô hấp.
- Tích cực tập thể dục thể thao vừa sức phù hợp với tuổi đồng thời phối hợp tập thở sâu để giảm nhịp thở thường xuyên từ bé.
-Nước tiểu đầu: có nồng độ loãng hơn, có ít chất độc, có nhiều chất dinh dưỡng, còn nhiều nước.
-Nước tiểu chính thức: có nồng độ đậm dặc hơn, có nhiều chất độc, ko có chất dinh dưỡng.
nước tiểu đầu :
-nồng độ các chất hòa tan loãng hơn
-các chất cặn bã và chất độc hại ít hơn
-các chất dinh dưỡng nhiều hơn
-được tạo ra trong quá trình lọc máu ở nang cầu thận thuộc đoạn đầu của đơn vị thận
nước tiểu chính thức:
-nồng độ các chất hòa tan đậm đặc hơn
- các chất cặn bã và chất độc hại nhiều hơn
-các chất dinh dưỡng gần như không còn
- được tạo ra trong quá trình hấp thụ lại và bài tiết tiếp ở ống thận thuộc đoạn sau của đơn vị thận
thực chất quá trình tạo thành nước tiểu là quá trình lọc máu và thải bỏ các chất cặn bã ,các chất độc hại ,các chất thừa khỏi cơ thể để duy trì tính ổn định môi trường trong cơ thể
Hệ hô hấp:lấy ôxi từ môi trường, lọc khí, cung cấp ôxi cho các hoạt động sống của cơ thể
Hệ tiêu hóa: lấy thức ăn, biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cơ thể hấp thụ được và thải phân ra ngoài môi trường.
- Hệ hô hấp: Lấy \(O_2\) từ môi trường đồng thời lọc các khí không cầ thiết để cung cấp cho quá trình trao đổi chất và loại bỏ hay thải đi khí \(CO_2\) ra môi trường.
- Hệ tiêu hóa: Có vai trò tiêu hóa thức ăn được đưa vào cơ thể qua các cơ quan của hệ và cuối cùng là giữ chất cần thiết và còn chất không cần thiết thì thải đi.
Đáp án đúng là :
C ( cơ quan bài tiết không phải cơ quan cảm thụ).
Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa :
* Các tác nhân sinh học :
- Nhóm vi sinh vật hoại sinh :
+ Ở miệng : các vi sinh vật thường bám vào các kẻ răng để lên men thức ăn , tạo ra môi trường axit làm hỏng răng .
+ Ở ruột , dạ dày : các vi sinh thường làm ôi thiu thức ăn , gây rối lợn tiêu hóa như : tiêu chảy , đau bụng , nôn ói ...
- Nhóm sinh vật kí sinh :
+ Giun sán kí sinh gây viêm loét niêm mạc ruột .
+ Vi sinh vật kí sinh trong ống tiêu hóa tuyến tiêu hóa , gây viêm loét thành ống và tuyến tiêu hóa .
- Nhóm vi khuẩn , vi rút kí sinh gây hại cho hệ tiêu hóa .
* Các tác nhân trong đồ ăn , đồ uống : các chất độc trong thức ăn , đồ uống có thể làm tê liệt lớp dưới niêm mạc của ống tiêu hóa , gây ung thư cho hệ tiêu hóa .
* Ăn không đúng cách : có thể làm hoạt động tiêu hóa diễn ra kém hiwwuj quả , gây hại cho hệ tiêu hóa .
* Khẩu phần ăn không hợp lý : có thể gây rối loạn hệ tiêu hóa gây tiêu chảy , nôn ói , ....
Các biện pháp phòng tránh các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa :
- Vệ sinh ăn uống :
+ Ăn chín , uống sôi .
+ Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn .
+ Thức ăn cần đc chế biến và bảo quản tốt .
+ Ăn rau sống cần sử lý qua nước muối loãng .
- Vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ , diệt ruồi nhặng .
- Vệ sinh cá nhân , vệ sinh răng miệng đúng cách khoa học , tẩy giun - sán định kì .
- Không sử dụng chất độc hóa học để bảo quản thức ăn .
- Lập khẩu phần ăn hợp lý và ăn uống khoa học
*Có rất nhiều tác nhân có thể gây hại cho hệ tiêu hóa ở những mức độ khác nhau :
- Răng có thể bị hư hại khi trong thức ân, đó uống hay kem đánh răng thiếu chất canxi (Ca) và fluo (F). hoặc do vi khuẩn lên men nơi vết thức ăn còn dính lại tạo ra môi trường axit làm hỏng lớp men răng và ngà răng.
- Dạ dày và tá tràng có thể bị viêm loét bởi hoạt động của vi khuẩn Helicobacter pylori kí sinh ở lớp dưới niêm mạc của những cơ quan này.
- Các đoạn ruột khác nhau cũng có thể bị viêm do nhiễm độc dẫn đến rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy. Các chất độc có thể do thức ăn ôi thiu, do vi khuẩn tả, thương hàn... hay kí sinh trùng amip tiết ra.
- Các tuyến tiêu hóa có thể bị viêm do các loại vi khuẩn, virut kí sinh gây ra. Gan có thể bị xơ (tế bào gan bị thoái hóa và thay vào đó là mô xơ phát triển) do viêm gan tiến triển, hay do tế bào gan không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, hoặc do tế bào gan bị đầu độc và hủy hoại bởi rượu, các chất độc khác.
- Hoạt động tiêu hóa còn có thể bị ngăn trở và giảm hiệu quả do giun sán sống kí sinh trong ruột (chúng có thể gây tắc ống mật, tắc ruột và cướp mất một phần chất dinh dưỡng của cơ thể). Các trứng giun sán thường dính trên bề mặt rau, củ không được rửa sạch và có thể sẽ lọt vào ruột khi ta ăn uống.
- Hoạt động tiêu hoá và hấp thụ có thể kém hiệu quả do ăn uống không đúng cách như :
+ Ăn vội vàng, nhai không kĩ; ăn không đúng giờ, đúng bữa ; ăn thức ăn không hợp khẩu vị hay khẩu phần ăn không hợp lí.
+ Tinh thần lúc ăn không được vui vẻ, thoải mái, thậm chí căng thẳng.
+ Sau khi ăn không được nghỉ ngơi mà phải làm việc ngay.
- Hoạt động thải phân cũng có thể gặp khó khăn (chứng táo bón) do một số nguyên nhân chủ yếu sau :
+ Ăn khẩu phần ăn không hợp lí: quá nhiều tinh bột và prôtêin nhưng lại quá ít chất xơ (có nhiều trong rau xanh).
+ Ăn uống quá nhiều chất chát (có trong ổi xanh, hồng xanh, nước trà....).
*Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả:
Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan khác trong khoang miệng.
Ăn uống hợp vệ sinh để tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hóa.
Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho các cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức.
Ăn chậm nhai kĩ : ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị; tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái khi ăn ; sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để sự tiêu hóa được hiệu quả.
Thận làm việc quá nhiều → tạo sỏi trong thận hoặc bóng đái
Ăn mặn làm nồng độ Na+ trong huyết tương của máu cao và bị tích tụ lại hai bên thành mạch máu, dẫn đến tăng áp suất thẩm thấu của mao mạch, mạch máu hút nước gây tăng huyết áp gây ra bệnh tiểu đường,...