Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khổ thơ trên thuộc khổ 3 của bài thơ, nói lên những suy ngẫm của Thanh Hải về đất nước. Tác giả có cái nhìn về chiều dài lịch sử bốn ngàn năm của đất nước. Đó là cái ngoái nhìn của thế hệ những người đã bước ra khỏi cuộc chiến, đứng trước sự thay đổi lớn lao của đất nước. Đất nước trong 4000 năm ấy được khái quát bởi 2 tính từ: vất vả và gian lao. Hai từ này đã khái quát đúng đặc điểm của đất nước đã phải trải qua gian khổ, không ngơi cầm vũ khí đánh giặc... Phép so sánh "đất nước" với "vì sao" thể hiện niềm tin của tác giả về sự trường tồn, thịnh vượng của đất nước.
Khổ một của bài thơ nói lên cảm nhận của thiên nhiên khi bước vào xuân. Khổ 3 và khổ 1 gặp gỡ nhau ở không khí xuân. Mùa xuân không chỉ tràn ngập thiên nhiên mà còn tràn ngập đất nước, nói lên niềm tin niềm lạc quan của đất nước khi bước vào xuân.
a. Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải
b.
- Nhân hóa: "vất vả và gian lao" ➩ thể hiện sự trường tồn ấy, giang sơn gấm vóc này đã thấm bao máu, mồ hôi và cả nước mắt của các thế hệ, của những tháng năm đằng đẵng lúc hưng thịnh, lúc thăng trầm.
- So sánh: "Đất nước như vì sao / Cứ đi lên phía trước". ➩ ngợi ca đất nước trường tồn, tráng lệ, đất nước đang hướng về một tương lai tươi sáng, thể hiện niềm tin tưởng của tác giả vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam.
a) Các đại từ có trong đoạn trên : mẹ, ai.
b)
- Phép tu từ được sử dụng :
+ Điệp cấu trúc câu: Vì ai.....
+ Dùng kiểu câu hỏi
- Phân tích giá trị: Nhằm nhấn mạnh, khắc đậm rõ nét sự yêu thương đối với con cái, vì con người mẹ đã chịu thương chịu khó, một nắng hai sương và làm thể hiện được sự trân trọng , biết ơn của tác giả đối với người mẹ.
a) Đại từ : Mẹ, ai, vì ai.
b) - Điệp từ : " Vì ai" => Ca ngợi công lao to lớn của mẹ, mỗi lần điệp khúc "vì ai" vang lên là một lần những hy sinh của mẹ được bộc lộ, là những khó khăn thường ngày của cuộc sống đè nặng lên đôi vai ấy. "Ai" đây chính là người con, phép tu từ và là một lời nhắc nhở đã làm nổi bật hình ảnh mẹ khắc khổ, đồng thời tôn vinh, ca ngợi sự tần tảo vĩ đại ấy.
- Câu hỏi tu từ " Vì ai thao thức bạc đầu.....vì ai ? " => Nhấn mạnh tấm lòng cao cả và sự vất vả của mẹ cho con, đó cũng là một câu hỏi day dứt về công cha, nghĩa mẹ. Cuộc đời mẹ làm tất cả vì con, phải chịu những dấu vết của thời gian hằn lên đến "bạc đầu", và một lần nữa đó cũng là tình cảm kính trọng, biết ơn của nhà thơ với người mẹ của mình.
Câu c theo mình là từ "đất nước" chỉ lặp lại giống như là tiếp nối ý thôi chứ nó ko có ý nghĩa nhấn mạnh cái gì hết. Chẳng hạn như:
"Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ"
Cái này lặp lại từ "mùa xuân" còn có ý nghĩa nhấn mạnh về thời gian, cái thời gian mà vạn vật sinh sôi nảy nở... chứ còn đoạn thơ trên mình nghĩ giá trị của nó là ở phép so sánh và nhân hóa chứ ko phải điệp ngữ.
p/s: mình nghĩ như vậy thôi, cô dạy văn mình bảo thế, tùy vào cảm nhận của mỗi người nữa